tunbo
Lãnh Chúa
Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Klong GiaRai)
Giả thuyết thứ hai : Pô Klong GiaRai là Jaya Indravarman IV, làm vua từ năm 1167 đến 1190.
Ngược dòng lịch sử, năm 1112, tại Chân lạp, vua Suryavarman II lên ngôi, còn tại Chiêm Thành, trong khoảng thời gian từ 1129 đến 1139 có loạn lạc, nội chiến giữa 2 miền Vijaya và Panduranga; trong đó vùng Panduranga liên kết với Chân Lạp để chống sự cai trị của triều đình Vijaya.
Năm 1129, vua Chiêm Thành (Vijaya) Harivarman V mất, triều đình tôn con nuôi ông lên ngôi, hiệu là Jaya Indravarman III.
Năm 1132, viện cớ Jaya Indravarman III không chịu hợp tác tấn công Đại Việt, Suryavarman II tiến quân lần nữa sang đất Chiêm Thành: đế đô Vijaya bị chiếm năm 1145. Jaya Indravarman III mất tích trên chiến trường, những người chống lại quân Khmer đều bị xử trảm.
Suryavarman II tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Chiêm Thành.
Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần Champa đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV.
Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông.
Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147, con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay, hiệu Jaya Harivarman I (Chế Bì Ri Bút).
Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer (có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer) ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Vijaya) vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Chân Lạp là hoàng tử Hariveda cai trị. Vương quốc Chiêm Thành bị chia đôi.
Năm 1148, vua Chân Lạp cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Chăm đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura (tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang).
Thừa thắng xông lên, năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Chăm, Thượng chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami (sông Hà Giao, Bình Định), thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya.
Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhadé, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja, anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I vào năm 1150.
Năm 1151, Jaya Harivarman I phải hao tổn nhiều công sức lắm mới khuất phục được những cuộc nổi loạn tại Amavarati. Vừa dẹp loạn phương Bắc, Jaya Harivarman I lại phải đương đầu với những cuộc nổi loạn tại Panduranga, do người Khmer đỡ đầu. Phải mất năm năm (1151-1155), nhà vua mới dẹp xong được loạn và sau năm 1160 Chiêm Thành tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các lân bang.
Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II.
Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.
Jaya Indravarman IV (1151-1205), còn gọi là Po Klong Girai, Po Klong Garai hay Po Klău Girai, là người có công xây đập Chaklin (Nha Trinh) và hai mương dẫn nước (mương Cái và mương Đực) tại Phan Rang để canh tác nông nghiệp.
Theo truyền thuyết, Po Klong Garai - còn gọi là Vua Lác - lúc mới sinh ra đã mắc bệnh cùi, may nhờ có rắn naga liếm nên lành bệnh. Tuy mang bệnh cùi từ lúc còn trẻ nhưng nhà vua đã tỏ ra đắc lực trong việc chiến chinh. Khi băng hà, nhà vua dân được chúng thờ trong tháp Po Klong Garai (tháp Chàm Phan Rang, phường Lưu Vinh, thị xã Tháp Chàm).
Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Chiêm Thành.
Năm 1177, Jaya Indravarman IV đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Quân Chiêm tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này lúc đầu có bị bạc đãi, nhưng về sau được đối xử tử tế để trở thành dân Chăm và hội nhập hoàn toàn vào xã hội dân Chiêm Thành.
Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer, sau này là Jayavarman VII.
(Sau đó là chuyện Jayavarman VII về Chân Lạp, kết thân với vị hoàng thân Champa Vidyanandana, quay lại đánh Chiêm Thành, bắt sống Jaya Indravarman IV,... đã nói đoạn trước rồi)
(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)
Ông Nguyễn Văn Huy cho rằng Pô Klong GiaRai là vua Jaya Indravarman IV - vị vua tiền nhiệm ngay trước của vua Suryavarman - người mà ông Ngô Văn Doanh cho là Pô Klong GiaRai.
Tuy nhiên, xét truyền thuyết dân gian về Pô Klong GiaRai có nhiều điểm dính dáng đến vùng Panduranga, hơn nữa, vua Suryavarman trước khi thống nhất được lãnh thổ Chiêm Thành đã từng có giai đoạn ngắn làm vua Nam Chiêm Thành - tức xứ Panduranga - và khu đền tháp thờ Pô Klong GiaRai cũng được xây dựng tại Panduranga, cho nên giả thuyết Pô Klong GiaRai là vua Suryavarman (tức là vị hoàng thân Sri Vidyanandana thời trẻ từng sống ở Chân Lạp) nghe có vẻ hợp lý hơn (tức là giả thuyết thứ nhất có vẻ hợp lý hơn).
Trong thời gian trị vì của mình, Jaya Indravarman IV đóng đô ở Vijaya (Bình Định), và không thấy nói gì về những mối liên hệ của ông ta với vùng Panduranga.
Giả thuyết thứ hai : Pô Klong GiaRai là Jaya Indravarman IV, làm vua từ năm 1167 đến 1190.
Ngược dòng lịch sử, năm 1112, tại Chân lạp, vua Suryavarman II lên ngôi, còn tại Chiêm Thành, trong khoảng thời gian từ 1129 đến 1139 có loạn lạc, nội chiến giữa 2 miền Vijaya và Panduranga; trong đó vùng Panduranga liên kết với Chân Lạp để chống sự cai trị của triều đình Vijaya.
Năm 1129, vua Chiêm Thành (Vijaya) Harivarman V mất, triều đình tôn con nuôi ông lên ngôi, hiệu là Jaya Indravarman III.
Năm 1132, viện cớ Jaya Indravarman III không chịu hợp tác tấn công Đại Việt, Suryavarman II tiến quân lần nữa sang đất Chiêm Thành: đế đô Vijaya bị chiếm năm 1145. Jaya Indravarman III mất tích trên chiến trường, những người chống lại quân Khmer đều bị xử trảm.
Suryavarman II tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Chiêm Thành.
Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần Champa đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV.
Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông.
Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147, con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay, hiệu Jaya Harivarman I (Chế Bì Ri Bút).
Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer (có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer) ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Vijaya) vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Chân Lạp là hoàng tử Hariveda cai trị. Vương quốc Chiêm Thành bị chia đôi.
Năm 1148, vua Chân Lạp cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Chăm đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura (tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang).
Thừa thắng xông lên, năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Chăm, Thượng chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami (sông Hà Giao, Bình Định), thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya.
Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhadé, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja, anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I vào năm 1150.
Năm 1151, Jaya Harivarman I phải hao tổn nhiều công sức lắm mới khuất phục được những cuộc nổi loạn tại Amavarati. Vừa dẹp loạn phương Bắc, Jaya Harivarman I lại phải đương đầu với những cuộc nổi loạn tại Panduranga, do người Khmer đỡ đầu. Phải mất năm năm (1151-1155), nhà vua mới dẹp xong được loạn và sau năm 1160 Chiêm Thành tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các lân bang.
Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II.
Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.
Jaya Indravarman IV (1151-1205), còn gọi là Po Klong Girai, Po Klong Garai hay Po Klău Girai, là người có công xây đập Chaklin (Nha Trinh) và hai mương dẫn nước (mương Cái và mương Đực) tại Phan Rang để canh tác nông nghiệp.
Theo truyền thuyết, Po Klong Garai - còn gọi là Vua Lác - lúc mới sinh ra đã mắc bệnh cùi, may nhờ có rắn naga liếm nên lành bệnh. Tuy mang bệnh cùi từ lúc còn trẻ nhưng nhà vua đã tỏ ra đắc lực trong việc chiến chinh. Khi băng hà, nhà vua dân được chúng thờ trong tháp Po Klong Garai (tháp Chàm Phan Rang, phường Lưu Vinh, thị xã Tháp Chàm).
Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Chiêm Thành.
Năm 1177, Jaya Indravarman IV đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Quân Chiêm tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này lúc đầu có bị bạc đãi, nhưng về sau được đối xử tử tế để trở thành dân Chăm và hội nhập hoàn toàn vào xã hội dân Chiêm Thành.
Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer, sau này là Jayavarman VII.
(Sau đó là chuyện Jayavarman VII về Chân Lạp, kết thân với vị hoàng thân Champa Vidyanandana, quay lại đánh Chiêm Thành, bắt sống Jaya Indravarman IV,... đã nói đoạn trước rồi)
(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)
Ông Nguyễn Văn Huy cho rằng Pô Klong GiaRai là vua Jaya Indravarman IV - vị vua tiền nhiệm ngay trước của vua Suryavarman - người mà ông Ngô Văn Doanh cho là Pô Klong GiaRai.
Tuy nhiên, xét truyền thuyết dân gian về Pô Klong GiaRai có nhiều điểm dính dáng đến vùng Panduranga, hơn nữa, vua Suryavarman trước khi thống nhất được lãnh thổ Chiêm Thành đã từng có giai đoạn ngắn làm vua Nam Chiêm Thành - tức xứ Panduranga - và khu đền tháp thờ Pô Klong GiaRai cũng được xây dựng tại Panduranga, cho nên giả thuyết Pô Klong GiaRai là vua Suryavarman (tức là vị hoàng thân Sri Vidyanandana thời trẻ từng sống ở Chân Lạp) nghe có vẻ hợp lý hơn (tức là giả thuyết thứ nhất có vẻ hợp lý hơn).
Trong thời gian trị vì của mình, Jaya Indravarman IV đóng đô ở Vijaya (Bình Định), và không thấy nói gì về những mối liên hệ của ông ta với vùng Panduranga.