Tác giả STNHD (Tổng hợp các nguồn tư liệu của H.Đạo & Huấn luyện biệt kích ) là Phạm Văn Nhân(Trưởng H. Đạo).
Nhân đây tôi mạn phép đóng góp một ít hiểu biết để chia sẻ cùng các bạn: Có thể các bạn đã biết nhưng đôi khi không chú ý để áp dụng trong thực tế
1/ Rừng VN nằm về phía tây của đồng bằng. Khu dân cư gần nhất ở hạ nguồn con suối. Định hướng (như các bạn đã biết), định vị (chọn điểm mốc) trước khi di chuyển.
2/ Trong thực tế có đến 3 hướng Bắc (Bắc từ của kim la bàn, Bắc địa dư là hướng bắc thực, và Bắc bản đồ). Hướng Bắc trên các bản đồ (đòi hỏi độ chính xác cao) luôn kèm theo thông số Độ Từ thiên (độ lệch từ giữa kim la bàn và Bắc Địa dư). Giá trị này sẽ dương khi bắc từ nằm về phía đông của bắc thực và ngược lại. Ta phải cộng hoặc trử thông số của kim la bàn với độ từ thiên (thay đổi theo vùng địa lý và chu kỳ thời gian xa) để có hướng Bắc địa dư.
3/ Trong rừng rậm và thiếu các phương tiện định hướng:
Các hình dạng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có thiên hướng phát triển hơn về phía mặt trời mọc để quang hợp
Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trْu, mùa Hè thi bay về hướng Bắc (chỉ những con chim bay cao).
Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam
4/Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis.
Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió).
Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau.
Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là một vài ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis:
- Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái;Trên Bắc bán cầu thì gió Mậu dịch(hay gió Tín phong) là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) đông bắc-tây nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) đông nam-tây bắc (do ảnh hưởng của lực Coriolis).
- Ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ trái);
Ví dụ, nếu từ một miền nào đó trên Bắc Bán Cầu có luồng gió bắt đầu thổi về phía Cực Bắc, nghĩa là luồng gió này tiến về những vùng vĩ tuyến có vận tốc dài nhỏ hơn so với nó, do vậy gió thổi tới các miền ở phương Bắc không theo chiều Bắc mà theo chiều Đông-Bắc. Càng xa điểm xuất phát bao nhiêu thì thành phần "phương Đông" càng lớn bấy nhiêu. Đối với người quan sát trên mặt đất thì hiện tượng này trông như thể có một lực nào đấy tác động từ phía Tây về phía Đông. Lực này chính là lực Coriolis.
5/ Để vượt suối (chảy xiết), tìm đoạn uốn chữ U của nó (rất nhiều). Từ đỉnh trái chữ U, buộc dây thừng, dây mây, dây leo...cố định. Kéo rải dây men theo suối, qua đến đỉnh phải chữ U (dây rừng thì bao la). Kéo căng cuộn dây ta có 1 cây cầu dây vắt ngang qua suối. Có thể kết hợp với vòng đai an toàn (nút ghế đơn, vòng dây) để di chuyển người và vật dụng qua cầu.
6/ Một cây gậy cứng và dẻo dai với một đầu vát nhọn sẽ hữu ích cho việc di chuyển và chống lại mãnh thú khi cần. Mãnh thú không chủ động tấn công nếu không ở tình trạng săn mồi và bị đe dọa. Khi phải đối diện, bình tĩnh (cấm kỵ la hét) ngồi xuống trong tư thế quỳ 1 chân. Chống gậy nghiêng góc 45 độ bằng cả 2 tay, đầu nhọn chỉa về chúng. Mắt phải tập trung quan sát hướng tấn công để di chuyển đầu gậy. Đây là lối "tá lực đả lực", mượn sức nặng, đà lao của nó để...Xiên Que.
Vài dòng chào sân và chúc các bạn Sống-Vui-Khỏe