Re: Cùng chia sẻ kinh nghiệm đi phượt
Tiếp theo: Về vấn đề cơ quan chức năng
- Nói chung bạn đi phượt nên mang theo đầy đủ giấy tờ: chứng minh thư, bằng lái, giấy tờ xe. Nếu bạn mất giấy tờ nào, nên mang theo giấy báo mất có xác nhận của công an phường, nếu không thì rách việc khi bị hỏi đến lắm.
- Một số bạn làm trong các cơ quan nhà nước có thể mang theo thẻ ngành, thẻ cơ quan. Sẽ có những lúc phát huy tác dụng nhất định.
- Khi bạn gặp cơ quan chức năng hỏi, bạn cứ nói bạn đang làm nghề gì, ở đâu, và đang đi du lịch cùng nhóm, đi từ đâu và đi như thế nào. Bạn không cần giải thích phuot.com hay "phượt" là gì, bạn chỉ cần nói một nhóm yêu thích du lịch.
- Khi đến một số địa bàn đặc thù, bạn có thể mạnh dạn vào ủy ban xã để trình báo bạn đến đây đi du lịch. Trình báo cũng chả mất gì, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, đã trình báo vẫn tốt hơn.
Lực lượng chức năng chúng ta hay gặp nhất là cảnh sát giao thông, hay còn gọi là "công lộ", "bồ câu", "anh hùng núp", "én vàng", ...
- Bị CSGT hỏi, cách tốt nhất là có sao nói vậy, bình tĩnh chứ đừng vội vàng.
- Khi bạn đang đi đường mà thấy người đi trước đi tập trung vào làn đường trong cùng, chớ liều vượt lấn vào làn ô tô vì trong tình huống mọi người đều tự giác đi đúng làn đường, 90% là có CSGT phía trước.
- Kinh nghiệm cho rằng CSGT xuất hiện nhiều nhất ở các cửa ngõ thị xã, thị trấn, còn người bắn tốc độ thường núp trong những nơi có bóng mát, tán cây dày, có khi là lô cao su, ... Ví dụ bạn đi ngang qua cánh đồng nắng chang chang thì hầu như không thể bị bắn tốc độ.
- Về tốc độ, kinh nghiệm là nhìn tốc độ chạy xe của dân địa phương mà canh cho phù hợp. Ví dụ bạn phượt Vũng Tàu, thấy đoạn đó hầu như biển số 72 nào chạy cũng ào ào, bạn có thể suy ra đoạn này không quá gắt về tốc độ.
- Các tỉnh thành ở gần TPHCM có lực lượng CSGT làm chặt là Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang, Cần Thơ.