What's new

[Chia sẻ] Cẩm nang về chứng say độ cao (AMS)

Mèo Bay

Bay là nhanh nhất!
Trong khi chuẩn bị cho chuyến đi Tây Tạng, mình đã tìm hiểu các thông tin về chứng say độ cao (AMS) và đã dịch loạt bài này từ trang ehow.com

Nhóm mình vừa kết thúc chuyến đi 12 ngày ở Tây Tạng vào ngày 05/7. Mình thấy việc áp dụng tốt những thông tin trong loạt bài này đã giúp mình không bị mắc AMS dù tình trạng sức khỏe của mình hết sức èo uột. Vì vậy mình muốn chia sẻ những thông tin này với các bạn đang và sẽ có kế hoạch đi các vùng núi cao ở Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal...
 
1-Phương thức phòng chống chứng say độ cao

Hội chứng núi cao cấp tính (AMS) – thường được gọi là say độ cao – xảy ra khi có sự gia tăng các hoạt động trekking, leo núi, trượt tuyết và các hoạt động thể thao khác trên những vùng núi cao. Khi phải đến những noi có độ cao lớn, chúng ta cần có sự chuẩn bị để phòng tránh những tác đông tiêu cực của chứng say đô cao.

Hướng dẫn

1-Hãy tự biết giới han của bạn: cơ thể bạn đã bắt đầu có phản ứng tăng dần với độ cao từ mức >3000m chứ không đợi lúc đến mức >6000m mới có. Say độ cao thường bị nặng hơn lúc về đêm. Do đó bạn luôn phải biết chắc chuyến đi có qua đêm trên núi hay không để còn chuẩn bị. Ở một số người, triệu chứng say độ cao đã xuất hiện ngay từ độ cao 2500m nhưng vẫn có một số người có đến tận độ cao 5200m họ cũng chẳng bị sao cả. Nhận thức được những hạn chế của bản thân sẽ giúp bạn nhận biết và ngăn chặn chứng say độ cao.

2-Bù nước: cơ thể bị mất nước sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng say độ cao, vì vậy cần phải gia tăng lượng nước uống lên. Để nước dễ uống hơn, có thể thêm vào đó các thứ bột hương liệu. Ở độ cao lớn, rất khó để xảy ra tình trạng dư nước trong cơ thể nên cần uống nước nhiều nước hơn hẳn mức mà bạn nghĩ cơ thể bạn cần.

3-Nắm vững các triệu chứng của say độ cao: chứng say độ cao xảy ra do hàm lượng oxy trong không khí giảm dần khi lên cao. Các triệu chứng thường gặp là: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, khó thở và khó ngủ. Đối với nhiều người, những triệu chứng này thậm chí xảy ra từ những độ cao tương đối thấp và không gây ra lo ngại đáng kể nhưng hãy lắng nghe cơ thể của chính bạn để hành động phù hợp. Nếu bạn bị đau đầu, nôn mửa, khó thở kể cả khi đang nghỉ ngơi, mê sảng, thở gấp... thì phải lập tức hạ độ cao ngay.

4-Lên cao dần: say độ cao thường xảy ra do lên cao quá nhanh. Nói chung mức độ an toàn giới hạn là lên cao không quá 1000m/ ngày. Một lần nữa, hãy lưu ý đến tình trạng của cơ thể bạn: nếu bạn bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, hãy giảm ngay đốc độ lên cao.

5-Phương thức thích nghi: lên cao-ngủ thấp. Đây là qui luật căn bản để hạn chế chứng say độ cao. Vào ban ngày, bạn đi lên một độ cao nhất định nhưng đêm hãy ngủ lại ở một nơi có độ cao thấp hơn. Như thế bạn sẽ tạo điều kiện cho cơ thể bạn thích nghi với độ cao. Đó cũng là phương thức để bạn tự đánh giá sự phản ứng của cơ thể bạn đối với việc tăng độ cao.

6-Biết khi nào thì nên đi xuống: nếu bạn cảm thấy mức độ của các triệu chứng say độ cao ở mức từ trên trung bình cho đến dưới mức nghiêm trọng thì phải lập tức hạ độ cao. Nếu đi chung với người khác, hãy mạnh dạn trao đổi với nhau về các dấu hiệu xảy ra. Một người đang bị say độ cao có thể không nhận ra, nhất là khi đang trong tình trạng thần trí lơ mơ. Vì vậy, mỗi người bạn đồng hành chính là một mắc lưới trong mạng lưới an toàn.
 
2-Làm thế nào để phòng tránh chứng say độ cao

Cách tốt nhất để phòng tránh chứng say độ cao là làm sao tránh để nó đừng phát sinh. Ngoài việc tổ chức chuyến đi một cách thông minh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như dùng chế độ ăn uống hay thuốc thang để hạn chế tác động của chứng say độ cao.

Hướng dẫn:

1–Mang theo nhiều Ibuprofen: đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn luôn có sẵn trên các quầy thuốc. Thuốc này hiệu quả nhất trong việc trị chứng đau đầu và đau nhức cơ thể do độ cao. Hãy hỏi thêm bác sĩ của bạn về cách dùng các loại thuốc kê đơn khác (Nifedipine, Frusemide và Acetazolamide) cũng có tác dụng chống lại các triệu chứng say độ cao.

2-Tránh việc sử dụng rượu, thuốc lá và thuốc an thần: cả ba thứ này đều tác động xấu đến hô hấp và quá trình hấp thu nước – trong khi đó lại là những chức năng cơ thể cần phải được duy trì ở mức độ cao khi lên cao.

3-Tăng cường uống nước: tăng lượng nước uống hàng ngày của bạn lên gấp đôi (từ 2-3 lít lên 4-6 lít). Ăn theo chế độ giàu năng lượng từ nguồn carbohydrate (chất bột-đường). Điều này không chỉ giúp cho cơ thể bạn được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà còn giúp cho việc tăng cường lưu thông oxy trong máu. Hạn chế ăn chất béo và ăn mặn.

4-Tăng độ cao dần dần: điều này hết sức quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn không nên lên cao quá 300m/ ngày ở độ cao từ 2400m trở lên. Bạn phải để cho cơ thể có thời gian đủ để thích ứng với độ cao mới trước khi di chuyển lên cao hơn và không vượt quá mức chịu đựng của cơ thể ở độ cao mới. Tránh việc tiếp tục lên cao một khi đã thấy xuất hiện các triệu chứng say độ cao. Phải dừng việc đi tiếp cho đến khi các triệu chứng này biến mất hoàn toàn.

5-Lên cao-ngủ thấp: trong 3 ngày leo núi, ít nhất bạn phai có 2 đêm ngủ ở độ cao thấp hơn. Nên ngủ thấp hơn với độ cao cao nhất mà bạn đi được trong ngày ít nhất là 150m. Tình trạng mất ngủ có thể xảy ra cùng với việc suy giảm hoạt động cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó việc lên cao-ngủ thấp là chính một lựa chọn khôn ngoan.

Một số gợi ý:

-Chứng say độ cao thường chỉ ảnh hưởng đến những người vượt quá độ cao từ 2400m trở lên.

-Có một số loại thuốc kê đơn thường được sử dụng để chống lại các triệu chứng của say độ cao như: Nifedipine (với các tên thương mại Adalat, Nifedical và Procardia) và Frusemide (với tên thương mại Laxis). Những loại thuốc này không bao giờ được tự ý sử dụng nếu không được chỉ định của bác sĩ. Ở một số người, chúng có thể gây ra những biến chứng trầm trọng, thậm chí có khi còn làm cho tình trạng say độ cao trở nên tệ hại hơn.
 
3-Phương thức làm tăng nồng độ oxy khi lên cao

Nếu bạn thường sống ở vùng ven biển hay ở những nơi có độ cao thấp thì việc lên vùng núi cao dễ khiến cho bạn bị khó thở. Càng lên cao, khí áp càng giảm nên bạn phải nỗ lực hơn hẳn mới có thể giữ cho mức oxy trong cơ thể đạt mức bình thường. Khi đi quá nhanh (bằng ô tô hay máy bay) từ vùng ven biển lên độ cao >2000m thì cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để thích nghi một cách tự nhiên; do đó, triệu chứng say độ cao sẽ xuất hiện nhanh chóng.

Hướng dẫn

1-Nghỉ ngơi hợp lý khi lên độ cao cao hơn: cố gắng thực hiện một số hoạt động không gắng sức hay ngồi xuống chứ đừng lăn ngay ra giường vì khi bạn ngủ, nhịp thở chậm sẽ ngăn cả quá trình thích nghi với độ cao mới của bạn. Chú ý đến mức độ hoạt động của bạn. Dùng sức quá nhanh có thể gây nguy hiểm cho bạn. Cần thực hiện mọi việc một cách từ từ và nghỉ ngơi thường xuyên thì tham gia các hoạt động về thể chất. Nên nhớ, mỗi người có khả ngăng thích nghi với một độ cao khác nhau.

2-Thở sâu và nhanh hơn: tập trung vào hơi thở ngay khi bạn bắt đầu thấy khó thở. Bạn sẽ thấy đầu óc quay cuồng không chỉ khi đi hay chạy mà còn khi ca hát hay sử dụng nhạc cụ bộ hơi. Khi ở độ cao tương đối lớn sẽ có thêm những phần khác của phổi tham gia vào hoạt động để mang oxy đến cho cơ thể. Do đó việc thở sâu hơn bình thường sẽ giúp kích hoạt các phần khác của phổi và làm gia tăng việc sản xuất hồng cầu để vận chuyển oxy trong cơ thể.

3-Uống nhiều nước và ăn chế độ ăn giàu chất bột-đường: uống nước ngy cả khi bạn không hề thấy khát. Nước và thức ăn giúp ích rất lớn cho hoạt động hô hấp. Không khí trên cao thường khô và lạnh hơn, sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ hoạng của bạn, đặc biệt là khi bạn hít thở có chủ ý. Tránh rượu và các loại thực phẩm làm bạn mất nước. Không được uống thuốc hay dùng thứ gì khác làm ức chế hô hấp khi bạn cần thích nghi với độ cao mới.

4-Ngủ ở độ cao thấp hơn: ngủ ở độ cao thấp nhất mà bạn tìm được. Nếu bạn đang đi du lịch ở vùng núi cao, đi trekking hay trượt tuyết thì luôn chắc chắn rằng bạn sẽ nghỉ qua đêm ở một điểm có độ cao tương đối thấp trên núi. Do bạn sẽ thở chậm trong khi ngủ nên việc ngủ trên cao sẽ làm cho cơ thể bạn bạn không nỗ lực để hấp thu oxy.
 
4-Làm thế nào để dễ thở hơn khi lên cao

Nếu bạn mơ ước chơi trò “Bảy đỉnh cao của thế giới” hay đi trekking dọc theo Đường mòn Inca thì nhất định phải có sự chuẩn bị để đối phó với những triệu chứng say độ cao. Chóng mặt , mệt mỏi , đau đầu , buồn nôn và thở gấp chỉ là một vài trong số các triệu chứng của say độ cao; có thể ;à kết quả của việc sụt giảm khí áp. Càng lên cao hàm lượng oxy trong không khí càng giảm và để điều chỉnh cơ thể cho quen với sự thay đổi này cần ít là 1-3 ngày.

Hướng dẫn

A-Từ độ cao 2400-3600m:

1-Uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày: Uống nước ở mức độ phù hợp sẽ giúp cho cơ thể bạn tránh được cảm giác khó thở.

2- Tránh sử dụng rượu và thuốc lá: ngay cả một lượng rất nhỏ các thứ này cũng tác động xấu đến hô hấp. Duy trì phương pháp hít thở phù hợp rất quan trọng khi lên cao.

3-Bắt đầu chuyến đi từ độ cao <2400m và lên cao từ từ: chậm nhưng ổn địng là trọng tâm để giảm thiểu các triệu chứng say độ cao. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, hãy đợi cho đến khi bạn thấy khỏe lại thì mới được đi tiếp.

B-Từ độ cao 3600-5500m:

4-Phải để cho mọi người trong nhóm có đủ thời gian để điều chỉnh cơ thể: khi đạt đến độ cao từ 3000m trở lên. Tốc độ điều chỉnh của mỗi người mỗi khác nhưng mọi người phải đợi nhau thích nghi đầy đủ mới tiếp tục cùng nhau đi lên.

5-Tăng độ cao tối đa không quá 300m/ ngày kể từ độ cao 3000m trở đi. Leo nhanh hơn tốc độ này sẽ đẩy nhanh sự xuất hiên các triệu chứng say độ cao.

6-Sau mỗi lần lên cao thêm được 1000m phải nghỉ thêm 1 ngày: Càng lên cao, cơ thể càng cần nhiều thời gian hơn để thích nghi.

C-Từ 5500m trở lên:

7-Ăn chế độ giàu Carbonhydrate (chất bột-đường): để hỗ trợ cơ thể bạn khi lên đến độ cao rất lớn. Chất bột đường phải chiếm ít nhất 70% trong khẩu phần hàng ngày của bạn khi lên cao. Tuy càng lên cao, tình trạng chán ăn sẽ tệ hơn nhưng bạn cần phải có thêm nhiều năng lượng.

8-Dùng bình khí oxy: con người không thể thích nghỉ với độ cao quá lớn nên phải dùng đến bình oxy nén. Loại này có thê rmua ở các cửa hàng trng thiết bị leo núi.

9-Hỏi porter của bạn: hãy hỏi porter của bạn – nếu như bạn có thuê – về tình trạng của họ (để đối chiếu với bản thân), họ sẽ là bộ test miễn phí cho bạn đấy.

Một số gợi ý:

-Ibuprofen, Aspirin hoặc Acetaminophen có thể được sử dụng để giúp làm giảm bớt đau đầu do say độ cao.

-Nếu thấy các triệu chứng say độ cao không giảm đi thì phải hết sức lưu ý vì điều đó có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng như phù phổi, phù não; nếu bạn bỏ qua có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.
 
5-Phương thức thích nghi với độ cao

Càng lên cao không khí càng loãng, làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể trong quá trình hô hấp nên sẽ dẫn đến tình trạng say độ cao, còn được gọi là “Hội chứng núi cao cấp tính”. Các triệu chứng của say độ cao bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, rối loạn, cơ thể suy nhược, khó ngủ và chán ăn. Nế bị nặng có thể dẫn đến tử vong.
Có thể thực hiện vài bước để làm quen với khí hậu vùng núi và giảm thiểu nguy cơ phát triển chứng say độ cao.

Hướng dẫn

1-Tăng dần độ cao: nếu có thể được, nên qua đêm ở độ cao khoảng 3000m, sau đó mỗi ngày lên thêm 300-450m; cứ lên được một nấc thì ngủ lại đó một đêm. Ở mỗi nấc 900-1000m thì phải ngủ lại hai đêm. Đề xuất trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho những người chinh phục những đỉnh núi có độ dốc lớn.

2-Tránh dùng các loại thuốc, thực phẩm, đồ uống có tác dụng an thần: khi lên cao, nhịp thở tự nhiên cũng sẽ tăng để bù đắp cho lượng oxy bị thiếu hụt. Việc dùng thuốc an thần sẽ làm giảm nhịp thở. Nên ăn một chế độ giảu chất bột đường để duy trì đường máu ở mức cao.

3-Hỏi ý kiến bác sĩ: cần tham vấn bác sĩ về việc dùng thuốc Acetazolamide nếu bạn đã từng bị AMS hay khi bạn cần phải lên cao nhanh. Thuốc này giúp cho quá trình thải CO2 dư thừa ở thận nên góp phần làm tăng nhịp thở và cân bằng độ pH máu. Nó cải thiện nhịp thở, đặc biệt là vào ban đêm, làm tăng tốc quá trình thích nghi với độ cao.
Acetazolamide nên được sử dụng một cách thận trọng - thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở những người bị dị ứng với sulfonamid . Tác dụng phụ thường gặp bao gồm lợi tiểu, ngứa ran, ù tai , rối loạn vị giác và mờ mắt.

4-Tăng cường uống nước: uống 3-4 lít nước mỗi ngày. Chú ý theo dõi màu nước tiểu để biết bạn có bị thiếu nước hay không. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt và trong. Nên hạn chế các hoạt động thể chất vì nó làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể trong khi ở trên cao hàm lượng oxy lại bị giảm đi.

Một số gợi ý:

Nếu bạn thấy có phát sinh triệu chứng AMS thì không nên tiếp tục lên cao nữa. Nếu được, hãy hạ độ cao. Nếu bạn cứ cố lên cao trong khi đã bị AMS thì có thể nguy đến tính mạng.
 
6-Chữa say độ cao bằng thuốc

Tuy để chữa chứng say độ cao hầu như chỉ có cách thích nghi dần với độ cao hoặc hạ độ cao nhưng cũng có thể điều trị triệu chứng bằng thuốc. Bác sĩ có thể giải thích thêm cho bạn các mặt lợi hại của những phương pháp khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng của chứng say độ cao.

Hướng dẫn

I-Dùng thuốc để phòng ngừa

1-Hỏi bác sĩ về việc dùng Acetazolamide: thuốc này thường được bán trên thị trường dưới tên thương mại Diamox. Nó làm tăng độ axit trong máu, giúp cho việc vận chuyển oxy trong cơ thể được hiệu quả hơn. Do đó, nó giúp chống lại những ảnh hưởng xấu của chứng say độ cao do thiếu oxy trong máu.

2-Tìm hiểu thêm về Dexamethasone: chất Steroid này có khả năng làm giảm phù não và có thể làm giảm nhẹ những tác động xấu đến thể chất của chứng say độ cao. Thuốc được dùng vài ngày trước khi đi lên vùng cao nhưng phải rất thận trọng. Vì đó là loại thuốc rất mạnh nên việc sử dụng phải có cân nhắc. Hãy thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi dùng.

3-Tăng cường uống nước, nâng độ cao dần dần và luôn cẩn thận: các biện pháp tự nhiên vẫn luôn hữu hiệu và đáng tin hơn cả trong việc phòng ngừa chứng say độ cao.

II-Dùng thuốc để điều trị

4-Dùng Ibuprofen: để trị đau đầu, được coi là loại thuốc giảm đau hiệu quả nhất trong việc điều trị chứng say độ cao.

5-Dùng Acetazolamide: để cải thiện hàm lượng oxy trong máu. Đây là loại thuốc bán theo đơn có tác dụng giúp bạn thở nhanh hơn để chuyển hóa nhiều hơn khí oxy vào máu, nhờ đó chống lại hoặc ngăn chặn được ảnh hưởng của chứng say độ cao. Thuốc này rất có ích khi bạn qua đêm ở những độ cao tương đối lớn, kể cả khi nhịp thở của bạn bị chậm đi lúc ngủ say.

6- Tìm hiểu thêm về Nifedipine: thuốc này thường dùng để điều trị chứng cao huyết áp. Nó được sử dụng khi leo núi do có thể làm nở các động mạch ở phổi vì các động mạch này thường bị teo do hàm lượng oxy trong không khí thấp. Nhờ đó, Nifedipine có thể hỗ trợ cho hô hấp ở những độ cao lớn.

7-Cần biết thêm về Frusemide: loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp phù phổi nặng. Tuy nhiên, phù phổi là dấu hiệu rất nghiêm trọng của chứng say độ cao nên cơ bản không được tự điều trị mà phải đi cấp cứu ngay.

Một số gợi ý:

-Hãy thử các biện pháp tự nhiên trước khi sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của chứng say độ cao. Nên tạm dừng việc di chuyển để kịp thích nghi với độ cao hoặc hạ độ cao trước khi dùng thuốc.

-Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu đầy đủ tất cả các yếu tố nguy cơ liên quan đến thuốc trị chứng say độ cao. Một số loại thuốc kê đơn có phản ứng phụ nghiêm trọng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết rõ hơn.

-Việc sử dụng thuốc có thể che khuất các triệu chứng của chứng say độ cao mà không cải thiện được tình trạng thực tế. Không bao giờ tiếp tục leo lên, trừ khi bạn không thấy xuất hiện các triệu chứng của chứng say độ cao mà không cần dùng thuốc.
 
7-Chữa say độ cao bằng các liệu pháp tự nhiên

Các triệu chứng của chứng say độ cao hơi giống bệnh cúm: khó chịu, khó thở, đau nhói đầu, buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của say độ cao. Các triệu chứng này sẽ giảm dần trong vòng 1-5 ngày khi cơ thể thích nghi với độ cao mới. Trong thời gian đó, việc sử dụng các liệu pháp thiên nhiên có thể giúp điều trị hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng say độ cao khi đi du lịch lên các vùng núi cao.

Hướng dẫn

1-Uống viên Linh Chi: uống 5 viên (mỗi viên hàm lượng 420mg) Linh Chi mỗi ngày để cải thiện khả năng oxy hóa máu và ngăn ngừa say độ cao. Việc uống Linh Chi phải thực hiện suốt cả chuyến đi và thêm vài ngày sau đó.

2-Uống Ginko Biloba (Bạch quả): uống 3 viên Bạch Quả (mỗi viên hàm lượng tối thiểu 40mg chiết xuất Ginko Biloba). Bắt đầu uống Bạch Quả ít nhất 2 ngày trước khi đi và có thể uống suốt hành trình để giảm bớt những cơn đau đầu và buồn nôn khi say độ cao.

3-Uống Rhodiola Rosea: uống 200-400mg viên nang Rhodiola Rosea mỗi ngày khi ở vùng cao để ngăn chặn chứng say độ cao. Nên uống sau khi thức dậy vì tuy nó giúp làm tăng sức chịu đựng của cơ thể nhưng lại có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4-Uống cồn gừng: nhỏ 10-20 giọt cồn gừng (ginger tincture) vào một cốc nước ấm và uống khi thức dậy vào buổi sáng. Biện pháp này cần được làm hàng ngày nhằm ngăn ngừa chứng say độ cao.

5-Uống trà chanh, gừng và mật ong: đun sôi 1 cốc nước, thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh, gừng và mật ong. Uống mỗi khi khát để ngăn chặn hoặc giảm nhẹ triệu chứng say độ cao.

Một số gợi ý:

-Nên tăng độ cao dần dần, càng chậm càng tốt. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn có cơ hội quen dần với sự thay đổi độ cao. Nên uống nhiều nước khi đi đến các vùng cao. Chỉ uống nước không thì không ngăn chặn được chứng say độ cao nhưng nó sẽ ngăn được chứng đau đầu do mất nước. Pha nước cốt chanh vào nước uống cũng là một biện pháp tốt.

-Phải nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp về y tế khi thấy xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn/ nôn dữ dội, lú lẫn, khó thở cả khi đang nghỉ ngơi, ho ra bọt màu trắng/ hồng, nghe thấy tiếng rít khi thở. Đó là những dấu hiệu của chứng phù phổi và phù não do sự tích tụ chất lỏng trong não và trong phổi.

Chú ý:

-không được dùng Ginko Biloba và Rhodiola Rosea nếu bạn đang dùng Aspirin hàng ngày hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu vì điều này sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

-Nếu bạn có bệnh lý về túi mật thì lưu ý không được dùng gừng dưới mọi hình thức.
 
8-Điều trị chứng say độ cao bằng phương pháp tự nhiên

Nếu làm đúng cách và kịp thời, bạn có thể dễ dàng chữa trị các triệu chứng của chứng say độ cao bằng các phương pháp tự nhiên. Những biện pháp này cũng có thể áp dụng để phòng ngừa chứng say độ cao ngay khi bạn vừa đặt chân đến nơi đó vào ngày đầu tiên.

Hướng dẫn

1-Phải hiểu rõ say độ cao là do giảm khí áp. Khi phải hít thở trong môi trường đó, người ta sẽ ít vào ít oxy hơn. Nếu không có nguồn khác để cung cấp thêm oxy, các chức năng bình thường của cơ thể có thể bị suy giảm.

2-Bắt đầu thực hiện các biện pháp ngăn chặn chứng say độ cao từ độ cao 2400m trở lên vì thông thường những người mạnh khỏe vẫn không bị ảnh hưởng gì ở độ cao < 2400m.

3-Ngủ ở độ cao ít nhất là >150m nhưng tốt nhất là >300m nhưng phải thấp hơn độ cao cao nhất mà bạn đã lên tới trong ngày hôm đó. Chứng say độ cao thường hoành hành vào ban đêm, khi lượng oxy giảm đi và có thể làm bạn mất ngủ.

4-Leo núi một cách thông minh: lên cao từ từ, phải để cho cơ thể có thời gian để thích nghi với độ cao mới. Không lên tiếp một khi bắt đầu thấy có triệu chứng say độ cao.

Chữa chứng say độ cao bằng phương pháp tự nhiên

5-Nghỉ ngơi: phải nghỉ ngay lập tức khi phát sinh các triệu chứng dù là nhẹ nhất của chứng say độ cao, ví dụ như đau đầu, mệt mỏi. Đó là dấu hiệu bạn chưa thích nghi. Nghỉ ngơi hợp lý có thể làm giảm những triệu chứng nhẹ.

6-Uống gấp đôi lượng nước uống thường ngày và ăn chế độ giàu chất bột đường. Lên cao có thể làm cơ thể mất nước và chất bột đường sẽ giúp cho việc vận chuyển oxy trong máu được tốt hơn. Hạn chế ăn chất béo và ăn mặn vì sẽ gây cản trở quá trình cung cấp oxy cho cơ thể.

7-Hạ độ cao khi thấy các triệu chứng say độ cao không giảm đi. Bạn phải chờ ở độ cao thấp hơn cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn đi. Nếu các triệu chứng vẫn chưa giảm, phải xuống thấp hơn nữa. Hãy nhớ rằng chỉ có 2 cách để chữa trị hoàn toàn chứng say độ cao: thích nghi với độ cao hoặc phải giảm độ cao.

8-Hủy bỏ chuyến đi và hạ độ cao ngay lập tức khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng nghiêm trọng của chứng say độ cao. Trường hợp nghiêm trọng của chứng say độ cao là phù não và phù phổi, thể hiện ở việc ho dữ dội, mất trí, rối trí, hôn mê. Nếu thấy xuất hiên một trong những triệu chứng đó cần đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức. Đừng bao giờ cho rằng những triệu chứng đó sẽ giảm đi một cách tự nhiên thông qua quá trình thích nghi với độ cao hay hạ độ cao.
 
Last edited:
9-Chuẩn bị khi đi lên các vùng cao

Tùy thuộc vào mức độ tập luyện của bạn và lý do để đến vùng cao mà bạn có thể cần đến vài tháng để chuẩn bị trước khi bước vào cuộc hành trình trên cao. Điều quan trọng là phải chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần cho chuyến đi vùng cao vì lên cao không khí loãng đi làm giảm lượng oxy lên não, có khả năng làm suy giảm khả năng ra quyết định trong những tình thế mà nguy cơ chết người vượt quá khả năng kiểm soát. Chỉ thực hiên chuyến đi khi bạn đã được huấn luyện về sơ cấp cứu, có thể chất phù hợp và có hiểu biết đầy đủ về khu vực mà bạn định đi.

1-Viết ra và nghiên cứu kỹ các triệu chứng của chứng say độ cao: nhờ đó bạn có thể xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng say độ cao để bạn tự cứu chính mình.

Chứng say độ cao (AMS) thường bắt đầu bằng chứng đau đầu, có thể buồn nôn hoặc nôn. Các triệu chứng khác bao gồm: mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, khó thở.

Triệu chứng phù não do độ cao bao gồm: rối loạn khả năng phối hợp các hành động, thay đổi mức độ đáp ứng, đau đầu mà không đáp ứng thuốc giảm đau, ảo giác, co giật.

Triệu chứng phù phổi do độ cao bao gồm: khó thở lúc nghỉ ngơi, thay đổi mức độ đáp ứng, ho khan kéo dài, nhịp tim nhanh, thở gấp, khò khè và tím tái.

Những triệu chứng này đòi hỏi phải hạ độ cao ngay lập tức vì có thể nguy đến tính mạng.

2-Tập luyện để cơ thể bạn quen với lượng oxy thấp: tùy thuộc vào tính chất chuyến đi sắp tới mà bạn tập Aerobic, chạy hay bơi lội ở những độ cao cao hơn nơi bạn đang ở để làm quen. Ví dụ: nếu bạn dự định lên độ cao 6000m thì bạn cần tập luyện ở độ cao từ 2500-3700m.

3-Thực hiện các bài tập trong tình trạng giảm lượng oxy: cách đơn giản nhất là ngậm một cái ống trong khi tập để giới hạn khả năng hít thở. Bắt đầu tập nhẹ chừng 1 phút để điều chỉnh dàn sự giảm lượng oxy rồi tăng dần. Kỹ thuật này cũng có thể sử dụng cho việc chuẩn bị ở những độ cao thấp hơn trước khi bắt đầu lên cao.

4-Có chiến lược để làm quen với độ cao để điều chỉnh sự thích nghi của cơ thể. Điều này thực hiện bằng cách leeo lên cao trong vài giờ rồi lại hạ độ cao. Sau khi lên cao trở lại sẽ ngủ lại 1 đêm ở độ cao cao hơn. Tiếp tục thực hiện điều này trong suốt quá trình thích nghi với độ cao của bạn. Cần luôn theo dõi các dấu hiệu của chứng say độ cao, nếu thấy không ổn, cần hủy bỏ chuyến đi. Để leo lên Everest cần ít nhất là 3 tuần để thích nghi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,071
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top