Đỗ Lạ
Phượt thủ
"BẢN GIAO HƯỞNG CỦA RỪNG"
Người bạn ngoài Hà Nội gọi điện thoại hỏi thăm
- “Anh đang ở đâu vậy?"
- "Anh đang ở trên ngọn cây"
- "Anh bị điên hay khùng thế? Em đang hỏi anh đang ở đâu mà?", nó gằn giọng.
- "Thì anh nói anh đang trên ngọn cây"
- "Sao lại trên ngọn cây?"
Mình đã dùng hết khả năng miêu tả sinh động vốn là thế mạnh và năng khiếu của mình, nhưng mãi nó không tin mình đang đi trên ngọn cây! Thế mới đau! Mình đành mở loa ngoài và đề nghị mấy chiến hữu leo núi cùng mình nói một câu gì đó cho nó tin là mình đang đi trên ngọn cây! Em Mai nói câu gì đó đi! Ở trên ngọn cây thì nói ở trên cây chứ biết nói câu gì!!!, An, Lạ, Thăng, Hiếu…bạn có nghe tiếng chim hót thánh thót không? Có nghe thấy tiếng hú của những người tiều phu không? Có nghe thấy tiếng gió thổi phần phật, phần phật không? Mỗi người đều dùng những từ rất “đắt” để diễn tả, nhưng nó vẫn bảo không nghe rõ bởi đơn giản một điều nghe rõ làm sao được khi tiếng gió hun hút, kèm theo tiếng cười đùa lanh lảnh…Ấy thế mà nó vẫn phán một câu xanh rờn "Đúng là lũ khùng". Này nhé, khùng cũng có “đẳng cấp” đấy.
Đẳng cấp ở chỗ đứng ở trên ngọn cây để thưởng thức cảnh núi non hung vĩ, thưởng thức bầu trời xanh thẳm, từng đám mây tầng tầng, lớp lớp trôi lang thang, thưởng thức hương thơm các loài hoa của rừng, thưởng thức chồi non lộc biếc và đặc biệt thưởng thức mật ong rừng 100%, lấy ngón tay quyệt vào tổ ong, rồi để vào đầu lưỡi, ối trời! vị ngọt lịm, vị thơm nồng của mật…ngon thôi rồi!
Điểm nhấn của sự thưởng thức lên tới đỉnh điểm đó là “đêm của rừng” màn đêm im ắng, tĩnh lặng, đốt đống lửa sưởi ấm, uống một chén rượu cho ấm bụng, đêm càng về khuya sự thú vị càng tăng lên đó là lúc bản giao hưởng nổi lên mà không phải là bản giao hưởng số 5 của Beethoven hay số 40 của Mozart… bản giao hưởng ở đây hay hơn, đặc biệt hơn nhiều, đó là bản “Giao hưởng của rừng”, từng âm thanh trong vắt của tiếng dế gáy, tiếng chim cúc cu tìm bạn, tiếng vỗ cánh của chim dơi tìm mồi, tiếng gió thổi như tiếng sáo kêu, tiếng cót két của võng đung đưa.… hòa với tiếng hát cao vút của các chàng trai, cô gái đi tìm bạn tình, những âm thanh ấy, hòa quyện vào nhau, lúc trầm, lúc bổng…, cứ chảy, cứ chảy và thấm dần qua da, qua những thớ thịt, qua máu vào tận trái tim của những người thưởng thức!
Nằm trên võng ngước mắt lên nhìn bầu trời ngắm trăng non đầu tháng chiếu xuyên qua những kẽ lá, miệng lẩm bẩm một ông sao sáng, hai ông sáng sao….. Ôi “bản giao hưởng của rừng”!!!
Dinh Hoe Han (BẢN GIAO HƯỞNG CỦA RỪNG)
Người bạn ngoài Hà Nội gọi điện thoại hỏi thăm
- “Anh đang ở đâu vậy?"
- "Anh đang ở trên ngọn cây"
- "Anh bị điên hay khùng thế? Em đang hỏi anh đang ở đâu mà?", nó gằn giọng.
- "Thì anh nói anh đang trên ngọn cây"
- "Sao lại trên ngọn cây?"
Mình đã dùng hết khả năng miêu tả sinh động vốn là thế mạnh và năng khiếu của mình, nhưng mãi nó không tin mình đang đi trên ngọn cây! Thế mới đau! Mình đành mở loa ngoài và đề nghị mấy chiến hữu leo núi cùng mình nói một câu gì đó cho nó tin là mình đang đi trên ngọn cây! Em Mai nói câu gì đó đi! Ở trên ngọn cây thì nói ở trên cây chứ biết nói câu gì!!!, An, Lạ, Thăng, Hiếu…bạn có nghe tiếng chim hót thánh thót không? Có nghe thấy tiếng hú của những người tiều phu không? Có nghe thấy tiếng gió thổi phần phật, phần phật không? Mỗi người đều dùng những từ rất “đắt” để diễn tả, nhưng nó vẫn bảo không nghe rõ bởi đơn giản một điều nghe rõ làm sao được khi tiếng gió hun hút, kèm theo tiếng cười đùa lanh lảnh…Ấy thế mà nó vẫn phán một câu xanh rờn "Đúng là lũ khùng". Này nhé, khùng cũng có “đẳng cấp” đấy.
Đẳng cấp ở chỗ đứng ở trên ngọn cây để thưởng thức cảnh núi non hung vĩ, thưởng thức bầu trời xanh thẳm, từng đám mây tầng tầng, lớp lớp trôi lang thang, thưởng thức hương thơm các loài hoa của rừng, thưởng thức chồi non lộc biếc và đặc biệt thưởng thức mật ong rừng 100%, lấy ngón tay quyệt vào tổ ong, rồi để vào đầu lưỡi, ối trời! vị ngọt lịm, vị thơm nồng của mật…ngon thôi rồi!
Điểm nhấn của sự thưởng thức lên tới đỉnh điểm đó là “đêm của rừng” màn đêm im ắng, tĩnh lặng, đốt đống lửa sưởi ấm, uống một chén rượu cho ấm bụng, đêm càng về khuya sự thú vị càng tăng lên đó là lúc bản giao hưởng nổi lên mà không phải là bản giao hưởng số 5 của Beethoven hay số 40 của Mozart… bản giao hưởng ở đây hay hơn, đặc biệt hơn nhiều, đó là bản “Giao hưởng của rừng”, từng âm thanh trong vắt của tiếng dế gáy, tiếng chim cúc cu tìm bạn, tiếng vỗ cánh của chim dơi tìm mồi, tiếng gió thổi như tiếng sáo kêu, tiếng cót két của võng đung đưa.… hòa với tiếng hát cao vút của các chàng trai, cô gái đi tìm bạn tình, những âm thanh ấy, hòa quyện vào nhau, lúc trầm, lúc bổng…, cứ chảy, cứ chảy và thấm dần qua da, qua những thớ thịt, qua máu vào tận trái tim của những người thưởng thức!
Nằm trên võng ngước mắt lên nhìn bầu trời ngắm trăng non đầu tháng chiếu xuyên qua những kẽ lá, miệng lẩm bẩm một ông sao sáng, hai ông sáng sao….. Ôi “bản giao hưởng của rừng”!!!
Dinh Hoe Han (BẢN GIAO HƯỞNG CỦA RỪNG)
Last edited: