What's new

[Chia sẻ] Cam - Thái - Mã - Sing. Du xuân 2010

Trong những ngày giáp Tết, ai cũng háo hức để chuẩn bị đón một cái Tết vui vẻ bên gia đình, người thân, bạn bè…người có quê thì về quê đón Tết, người ở thành thị thì lo dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, người thì đi chợ hoa, đi mua sắm…Trong số đó cũng có những người đang chuẩn bị hành lý để lên đường đi du lịch, vì tranh thủ mấy ngày nghỉ Tết cộng với 2 ngày cuối tuần nên cũng gần được chục ngày. Thế là nhóm em quyết định làm một chuyến 9 ngày lần lượt đi qua 4 nước Campuchia – Thái Lan – Malaysia – Singapore.

Thật ra thì chuyến đi này đã được đồng chí chaubaogia rủ rê từ tháng 07/2009, và anh đã được mọi người hưởng ứng nhiệt tình, có lúc số thành viên đã lên đến 14. Nhưng cuối cùng do đặc thù công việc nên 2 thành viên đã sớm rời cuộc chơi mặc dù vé máy bay đã nằm trong tay. Và số thành viên chính thức là 12 (trong đó 8 thành viên nằm trong nhóm ĐTM)

Lịch trình có đưa ra trước nhưng vì lý do duy nhất là phương tiện vận chuyển (tàu hỏa, xe bus) vào những ngày này bị quá tải nên nhóm có bỏ bớt 1 vài điểm tham quan. Nhưng bù lại thì cũng biết thêm nhiều cung đường và điểm tham quan khác.

Thời gian đi là khởi hành từ hôm 30 Tết tại Sài Gòn (13/02) và về là mùng 8 (21/02). Cụ thể như sau:

Ngày 1: 13/02
Sài Gòn – Phnom Penh (tham quan Hoàng Cung Campuchia, Chùa Wat Phnom, Chợ PP, tối Nagar Casino)

Ngày 2: 14/02
Quảng trường Bayon River, Nhà tù Tung Sleng, ra sân bay Phnom Penh bay qua BangKok, đi bus về khu KhaoSan, tối dạo chơi quanh KhaoSan.

Ngày 3: 15/02
Đi tuk tuk tham quan Dusit Zoo, chiều tiếp tục dạo KhaoSan, tối đi ăn buffet nướng tại bến phà sông Chao Praya. Đi taxi về Suan Lum Night Bazaar shopping.

Ngày 4: 16/02
Sang đi tuk tuk thăm chùa Phật Vàng (Wat Indrawihan), Chin Jewelry Shop, thăm chùa Wat Benchamaborphit.
Chiều đi City Pillar Shrine, Grand Palace, Wat Pho.
Tối 7h lên xe VIP bus đi Kuala Lumpur từ BangKok.

Ngày 5: 17/02
10h sáng đến Krabi, sau đó đi về HatYai (miền nam Thái Lan). Tối đi dạo chợ đêm, đi shopping.
Tối ngủ tại Hatyai vì không có chuyến bus đi tiếp sang K.L.

Ngày 6: 18/02
Sáng dạo quanh ga xe lửa HatYai. Trưa lên VIP bus đi tiếp sang K.L.
2h chiều đến cửa khẩu Malaysia làm thủ tục nhập cảnh. Tối đến K.L, ngủ tại khu China Town.

Ngày 7: 19/02
Sáng tham quan tháp đôi Petronas, đi city tour K.L bằng bus tour Hop on Hop off.
Tối đi dạo chợ đêm mua sắm. 22h30 lên bus đi sang Singapore.

Ngày 8: 20/02
6h sáng đến Singapore, làm thủ tục nhập cảnh.
Về khách sạn check-in, đi MRT tham quan đảo Sentosa.
Chiều đi MRT ra thăm Merlion Park, chụp ảnh, ăn tối. Đi về Clarke Quay dạo phố đêm.

Ngày 9: 21/02
Sáng đi MRT ra đại lộ mua sắm Orchard Road.
Trưa về check-out khách sạn, đi ra phi trường Changi, bay về Sài Gòn.

Kết thúc hành trình 9 ngày 8 đêm.
 
Đã 9h55' mà phòng giao dịch của ngân hàng vẫn đóng cửa im ỉm, không hề có bất cứ một biểu hiện nào là nó sẽ mở cửa lúc 10h00. Vậy mà đúng 10h00AM, đèn bật sáng, nhân viên ai ngồi chỗ nấy, sẵn sàng làm việc. Thật đúng giờ (c). Thủ quỹ nhanh chóng vào để đổi tiền nhưng cũng như ở Hatyai, chỉ những nơi có bảng "Change Money" mới làm việc này. :(

2lúa, Tam, Kiwi và tôi đi tìm chỗ đổi tiền. Những người còn lại khám phá khu vực nhà ga. Chúng tôi đi lên tầng trên của nhà ga. Đó là một khu mua sắm khá sầm uất. Người bán và hàng hóa đầy dẫy, người mua cũng bắt đầu đông dần nhưng chỗ đổi tiền thì chẳng thấy đâu. Hỏi thăm người đi đường mấy lần thường gặp những ánh nhìn không mấy thân thiện, những cái lắc đầu nhưng cũng có người hướng dẫn. Tuy nhiên, do họ không hiểu chúng tôi hay chúng tôi không hiểu họ mà chẳng tìm được chỗ nào. :shrug:

Chúng tôi quyết định tự tìm. Len lỏi một hồi, chúng tôi đến được cầu thang và nhìn thấy một bảng chỉ dẫn với rất nhiều thông tin cần thiết : số tầng bạn đang đứng, loại hàng hóa bán ở tầng này, vị trí và số của các shop, hai tầng liền kề bên trên và bên dưới bán loại hàng gì. Bảng chỉ dẫn này đã giúp chúng tôi tìm thấy vị trí nơi đổi tiền. :D Biết rằng các bạn đang đợi, chúng tôi nhanh chân leo lên tầng trên, đi đến đó và đối diện với một khung cửa cuốn đóng chặt dù đã quá giờ mở cửa ghi trên bảng đến 30 phút.. Thế này chắc họ không mở cửa ngày thứ Bảy rồi. :(

Chúng tôi lại xuống tầng trệt, tìm đến chỗ đổi tiền thứ hai trên bảng chỉ dẫn. Chỗ này cũng đóng cửa.(NO). Thất vọng, mệt mỏi, 2lúa và Kiwi trở về nhà ga, dự tính dùng thẻ Visa để rút tiền mặt, chấp nhận tốn phí nhưng Tam và tôi thuyết phục nên tìm tiếp vì phí rút tiền mặt khá cao chưa kể những rủi ro tiềm ẩn.

Trên đường từ GH đến trạm EW12, tôi đã nhìn thấy một bảng đề chữ "Change money" rất to tại một cao ốc. Tam và tôi đã đến đó để đổi tiền nhưng họ đang đóng cửa. Vì vậy, chúng tôi đi thẳng đến trạm MRT, nghĩ rằng sẽ có chỗ đổi tiền ở trung tâm mua sắm bên trên nhà ga. Giờ khu này không tìm được chỗ đổi tiền, Tam và tôi lại trở ngược về chỗ cũ dù khá xa.

Đến nơi, văn phòng vẫn đóng cửa. Thật là thắc mắc. Tại sao các điểm đổi tiền đều đóng cửa trong khi Sing là thiên đường mua sắm? Hay chúng tôi chưa tìm đúng nơi cần thiết? Phút cuối cùng trước khi chấp nhận thất bại, chúng tôi hỏi cầu may một người đi đường. Và lần này, may mắn đã mỉm cười với chúng tôi. Ông ấy chỉ chúng tôi đi vòng ra mặt sau của tòa nhà. Thì ra, đây cũng là một khu mua sắm. Đi vòng vèo một hồi, hỏi thêm một bác bảo vệ vui tính, chúng tôi đến được chỗ đổi tiền đang hoạt động. Hóa ra, cái bảng "Change money" mà chúng tôi nhìn thấy từ Victoria Street là mặt sau của điểm đổi tiền này. Vậy mà sau bao vất vả chúng tôi mới tìm được lối vào nó. =))

Chúng tôi đổi cả RM còn lại và USD ra đô Sing rồi mau chóng trở lại trạm Bugis, nơi mọi người đang chờ. Chỉ 10 phút sau, cả đoàn đã có mặt tại nơi chờ xe tầng dưới nữa, bắt đầu chuyến thăm Sentosa.
 
Mỗi người cầm lấy vé MRT của mình, áp sát tấm thẻ vào ô nhận diện mã số rồi ung dung bước vào khu vực hành khách đã soát vé. Tiền vé sẽ được trừ vào tài khoản của thẻ khi bạn cà thẻ để bước ra khỏi khu vực hành khách. Bạn đồng hành của chúng tôi trong suốt các tuyến giao thông ở Sing là đây

attachment.php


Đã nghe nói nhiều đến hệ thống MRT của Sing, mình cũng để tâm quan sát và giới thiệu một số hình ảnh liên quan.

Đây là lối xuống từ nhà ga Bugis từ trên phố mà mình đã miêu tả ở bài trên. Ga Bugis chỉ xuống có một tầng, xe đỗ ở tầng dưới nữa. Một số trạm, nơi xe đỗ cách mặt đất đến 3-4 tầng mà chiều cao mỗi tầng ước khoảng 6m.

attachment.php


Nhà ga lúc nào cũng đông người. Họ đi rất nhanh, hối hả như tiết kiệm từng giây một, không khề khà chuyện vãn với nhau.

attachment.php


Vào giờ cao điểm, người ta chật như nêm cối nhưng di chuyển theo luồng rất trật tự nên không có tình trạng ùn ứ giao thông. Chúng tôi buộc phải tăng tốc theo dòng người nếu không muốn lạc nhau.

Sảnh của nhà ga rộng thênh thang, mát rượi và không có lấy một cọng rác. Giữa khung cảnh ấy, không cần cấm đoán, bạn cũng không thể xả bất cứ loại rác nào mà không ngượng. Cứ thế, mọi nơi đều được giữ vệ sinh chung.

attachment.php


Những nơi chuyển trạm, chúng tôi thường đi trong các đường hầm đẹp như thế này

attachment.php


Màu sắc của trần, tường và nền rất tươi sáng, nổi bật nhưng hài hòa. Những đường hầm này nối liền các tòa cao ốc bên trên, tầm bao phủ rộng và tỏa đi nhiều hướng. Có hướng lên nhiều dãy phố khác nhau, có hướng qua nhà ga khác, rất nhiều lối rẽ. Dù có bảng chỉ dẫn đầy đủ, sơ ý bạn có thể lạc ngay. Trong đường hầm cũng đầy rẫy những cửa hiệu lộng lẫy, thu hút người mua sắm.

attachment.php
 
Sơ đồ các tuyến MRT

attachment.php


Các ga trên sơ đồ đều được gắn loại bóng đèn nhỏ xíu. Trên sơ đồ có ghi rất rõ vị trí những ga có trạm chuyển tiếp để đổi hướng đi. Bạn phải tự biết mình cần đến nơi đâu, đi qua các tuyến MRT nào và chuyển trạm tại đâu để khỏi mất thời gian do nhầm lẫn.

Trên từng tuyến cũng có sơ đồ. Bạn chỉ cần nhìn đèn sáng từ ga nào là biết bạn đang đứng ở vị trí ga nào trên tuyến. Các ga trên tuyến theo hướng đi của xe mà chưa đến sẽ sáng đèn. Như vậy, chú ý một chút, bạn sẽ không bị nhầm hướng khi lên xe :))

attachment.php
 
Nghe đồn là ra khu Mustapha (ga Little India) đổi tiền là tỷ giá tốt nhất. Các cụ Ấn rất chuyên nghề này.

Còn hồi nhà em lang thang một mình năm 2007 thì đổi tiền vô tư. Tuy nhiên đáng ra cụ nên chuẩn bị trước ở SG thì hơn.
 
@ danngoc: Mình cũng không biết tại sao khi mình cần đổi tiền lại khốn khổ như thế dù đến khu mua sắm khá sầm uất. Qua ngày hôm sau, vào trung tâm mua sắm ở Orchard Road thì gặp quá nhiều chỗ đổi tiền :LLCứ nghĩ sang Sing đổi cho tiện, ai ngờ...:shrug:

----------

Trạm xuống MRT để đi Sentosa

attachment.php


Từ đây đến Sentosa có 03 loại phương tiện :
1/ Skyrail, phải mua vé (vì không chọn nên quên giá rồi)

attachment.php


attachment.php


2/ Bus giá 3 đô Sing thì khỏi mua vé vào cổng Sentosa
3/ Bus miễn phí thì phải mua vé vào cổng Sentosa, giá vé 2 đô Sing/người. Chúng tôi chọn loại phương tiện này. Từ trạm dừng MRT phải đến tầng trệt, băng qua đường bằng cầu vượt sang chỗ mua vé ở đối diện. Nơi bán vé của nó nổi bật nhờ cái bảng màu cam và toàn xe cũng sơn màu cam tươi tắn.

attachment.php


Sentosa đây rồi

attachment.php
 
Phải công nhận các nước bạn làm du lịch chuyên nghiệp thật. Khi bán vé một điểm tham quan, họ đều phát kèm một bản đồ chi tiết, ghi chú rõ ràng những điểm ăn, chơi, nghỉ, ngủ cho du khách. Nhờ vậy, chúng tôi cứ theo hướng dẫn của bản đồ mà tham quan một góc Sentosa vì không đủ thời gian.

Sơ lược một vài hình ảnh về Sentosa

Bãi biển

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Biển

attachment.php


Singapore không có được bãi biển dài và đẹp như Việt Nam nhưng các bạn ấy khai thác bãi biển của họ một cách triệt để và hiệu quả. Tôi chưa bắt gặp các công trình xây sát bãi biển mà thay vào đó là những khu tắm cho cộng đồng, khu công viên. Các khu bán thức ăn, hải sản, khu nhà hàng, cà phê ... đều phải xây lùi vào trong một khoảng khá xa. Khắp nơi đều là cây xanh. Tuy là bãi biển cộng đồng nhưng không có rác và cũng chẳng thấy tổ chức nhặt rác. Những người dân đến đây chơi kiểu picnic rất thoải mái nhưng khi rời đi, họ thu dọn sạch mọi loại rác thải và cho vào thùng rác đặt rải rác khắp nơi. Du khách có thể thoải mái dạo bước trên bãi biển mà không hề bị quấy rầy bởi những người mua bán hàng rong.

Biển cũng rất sạch, trong xanh, không có rác mà chỉ có những cơn sóng nhẹ vỗ bờ.

Tượng Nhân sư trên đảo

attachment.php
 
Last edited:
Cái thẻ Ez-link màu xanh (loại mới) ngoài để đi MLRT, bus thì còn có thể dùng đi tour city, taxi, mua đồ uống tại máy tự động, đồ ăn quán Mc Donals, mua hàng ở cửa hàng 24/7 và một số dịch vụ khác (Đề nghị xem chi tiết theo link dưới). Thời hạn sử dụng của thẻ giờ được đến 10 năm đấy ạ.
http://www.ezlink.com.sg/consumer/consumer_cepas.wheretouse.jsp
Đợt rồi đi tớ chả biết, cứ hỏi tại sao không bán loại màu vàng nữa. Lúc về cũng đem cho đi. Lần sau đi lại phải mua thẻ mới rồi.
 
Khu ăn uống có mặt khắp nơi, ngoài trời có, trong nhà có. Thức ăn thì các nơi bán cũng tương tự như nhau, đa phần theo kiểu Trung Hoa. Giá cả tương đối, chấp nhận được nhưng cũng cần đảo quanh một vòng để chọn món và giá thích hợp nhất. Sơ lược một bảng thực đơn nhé. Ứng với mỗi số trên bảng thực đơn là một hình minh họa để thực khách dễ hình dung món ăn mình sắp được thưởng thức.

attachment.php


Mỗi người tự chọn món cho mình. Ba món tiêu biểu

Mì sợi

attachment.php


Cơm với phi lê cá bọc bột chiên

attachment.php


Cơm với thịt xá xíu

attachment.php


Chén canh "toàn quốc" đó thật ra khá ngon ngọt :). Hầu hết các món ăn đều tràn ngập dầu ăn (để chiên hay xào), dầu hào, dầu mè (để làm nước sốt), ăn nóng thì ngon nhưng nguội sẽ mau ngán.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,312
Bài viết
1,175,033
Members
192,037
Latest member
gauwoolly
Back
Top