laitrang124
Phượt tử
Được ví như một viên ngọc quý của du lịch Việt Nam, Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi những kỳ quan vang danh quốc tế mà thời gian gần đây, những tín đồ mê xê dịch còn phát cuồng bởi hình ảnh đồi cỏ ngả màu vàng úa đầy thơ mộng như đang ở giữa “trời Tây”. Và không đâu khác, chính là Đỉnh Phượng Hoàng.
1. Đỉnh Phượng Hoàng ở đâu?
- Địa chỉ: Bản 12 khe, Bắc Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh
Đối lập với sự ồn ào, đông vui tấp lập của thành phố Uông Bí, đỉnh Phượng Hoàng thơ mộng như một thế giới hoàn toàn khác. Nơi đây được bao phủ bởi màu xanh của rừng núi, và màu xanh của trời đất tạo nên một không gian bình yên, rộng lớn. Không khỏi ngạc nhiên khi gần đây địa điểm này trở thành tọa độ sống ảo cực hot của team xe dịch và trở thành ‘hot-search’ trên các trang tìm kiếm về du lịch.
Khi đến với Đỉnh Phượng Hoàng bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự bao la của cảnh quan với đồi cỏ trập trùng và không gian bao la mênh mông. Đứng ở khoảng không rộng lớn và đắm mình vào làn không khí trong lành, bạn sẽ có cảm giác vô cùng thư thái và tự do như được hòa vào với đất trời.Thả hồn tại Đỉnh Phượng Hoàng mùa cỏ cháy (Ảnh: sưu tầm)
2. Nên đi camping Đỉnh Phượng Hoàng vào mùa nào
Ở đồi Phượng Hoàng thời điểm nào cũng đẹp với 2 cảnh sắc nổi bật chính đó là mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy. Mỗi một sự thay đổi của thực vật nơi đây đều mang đến mỗi bức tranh khác nhau và sự trải nghiệm mới lạ cho du khách.Đồi Phượng Hoàng mỗi mùa lại có một nét đẹp riêng. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để bạn có thể “sống ảo” với đồi cỏ cháy nơi đây là từ tháng 10-11 đến tháng 1 năm sau. Lúc này, đồi cỏ chuyển sang màu vàng cháy, làm nổi bật lên những cây thông lùn màu xanh, tạo khung cảnh đẹp chẳng kém những đồng cỏ hoang dã ở châu Phi mà du khách vốn chỉ thấy qua phim ảnh.
Đặc biệt, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để cắm trại tại đỉnh Phượng Hoàng.
Cắm trại mùa cỏ cháy ở đỉnh Phượng Hoàng (Ảnh: sưu tầm)
Nếu đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, khách du lịch sẽ được “đắm mình” trong sắc xanh mướt của cánh đồng cỏ bạt ngàn. Tuy nhiên thời điểm này không thích hợp để tổ chức camping trên núi Phượng Hoàng.
Một điều bạn không thể bỏ lỡ khi đặt chân tới đỉnh Phượng Hoàng, đó là chiêm ngưỡng cảnh bình minh và hoàng hôn vô cùng lãng mãn. Để bắt trọn được những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày, bạn nên di chuyển lên núi từ 5h sáng hoặc tầm 3-4h chiều.
Hoàng hôn trên đỉnh Phượng Hoàng
3. Chi phí Camping và Homestay
a, Chi phí camping trên núi Phượng Hoàng:
- Chi phí thuê lều trại
Ngày thường: 200k/người (Ngày, đêm)
Khách hàng chỉ việc mang quần áo ấm, lều trại, chăn đền sẽ được chuẩn bị sẵn.
- Chi phí di chuyển
- Chi phí Ăn uống khi camping trên núi Phượng Hoàng:
Bữa sáng: mì tôm hoặc bánh mì trứng ốp la.
Bữa tối: gà nướng, thịt nướng, tôm nướng, bánh mì và hoa quả tráng miệng
Ăn uống trực tiếp trên trại, người ta sẽ chuẩn bị sẵn bên dưới sau đó mọi người sẽ nướng ở cạnh lều trại.
b, Chi phí homestay trên núi Phượng Hoàng:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi phí ở homestay khi đi du lịch đỉnh Phượng Hoàng.Homestay thì căn nhà sàn (2 phòng) giá 750k. Căn nhà thái có 4 phòng giá 600k/phòng
Ở homestay thì có thể đi lên ngắm rừng nguyên sinh, rừng trúc, tắm suối và đi đỉnh Phượng Hoàng
Lưu ý: tất cả các chi phí phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá sẽ thay đổi theo từng mùa hoặc theo từng đơn vị cho thuê.
4. Những hoạt động khi cắm trại trên Đỉnh Phượng Hoàng
- Đốt lửa trại
- Tiệc ngoài trời
Tiệc BBQ
- Đạp xe quanh đỉnh Phượng Hoàng
Trải nghiệm đạp xe đỉnh Phượng Hoàng (Ảnh: sưu tầm)
4. Có gì tham quan quanh khu camping trên núi Phượng Hoàng?
Từ Đỉnh Phượng Hoàng có thể đi tới một số điểm lân cận như:- Đỉnh Bình Hương: Ở khu vực này sẽ thu giá vé tham quan là 50.000/người. Đây là không gian để bạn có thể cắm trại, thăm thú và chụp ảnh khá tuyệt.
- Hồ Yên Trung: ở đây bạn có thể trải nghiệm các hoạt động như chèo kayak, câu cá,…
- Các điểm du lịch tâm linh: chùa Ba Vàng, Yên Tử,…
4. Phương tiện đến Đỉnh Phượng Hoàng
- Di chuyển bằng xe máy
Xuất phát từ Hà Nội bạn sẽ đi theo hướng vào cầu Long Biên hoặc bạn có thể đi theo hướng cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương,… để đi qua sông Hồng. Sau đó bạn di chuyển đến QL5 để đi Hải Dương. Đến Hải Dương thì bạn đi theo biển chỉ dẫn đến thị trấn Sao Đỏ rồi đi theo hướng QL18 để đến thị trấn Đông Triều. Sau khi đến Đông Triều bạn tiếp tục đi theo tỉnh lộ 326 đến đến Uông Bí.
Khi bạn đến Uông Bí chúng ta sẽ di chuyển theo hướng Bắc Sơn khoảng 8km là bạn đã đến được Đỉnh Phượng Hoàng.
Đến chân đồi Phượng Hoàng thì bạn phải vượt qua khoảng 200m đường dốc gồ ghề để đến phía đỉnh.
Di chuyển bằng xe máy đến Đỉnh Phượng Hoàng
- Di chuyển bằng xe khách đến đỉnh Phượng Hoàng
- Di chuyển bằng máy bay
- Di chuyển lên đỉnh Phượng Hoàng:
Lưu ý, giá vé gửi xe dưới chân dốc núi:
Xe máy: 10.000VNĐ
Xe ô tô: 50.000 VNĐ
NHỮNG LƯU Ý KHI THAM QUAN ĐỒI PHƯỢNG HOÀNG
– Theo kinh nghiệm của chúng mình, du lịch đồi Phượng Hoàng Uông Bí còn mang tính tự phát nên sẽ ít có dịch vụ. Nếu lên đây cắm trại tốt nhất là bạn nên chuẩn bị vật phẩm như: đồ ăn, nước uống, đồ nấu ăn, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc xịt côn trùng,…
– Hãy có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, không xả rác bừa bãi bạn nhé
– Di chuyển từ dưới chân đồi lên đỉnh đồi nên chọn dòng xe phân khối lớn và lái chắc tay. Còn nếu không, Antamtour khuyên bạn nên thuê xe ôm chở lên hoặc đi bộ cũng là trải nghiệm thú vị.