What's new

Campuchia ký sự

Em xuất phát từ Tp HCM đi Phnom Penh, 7h sáng đã đến cửa khẩu Mộc Bài làm thủ tục xuất nhập cảnh và ăn sáng. Sau đó nhà xe tiếp tục đi Phnom Penh. Đến 10h30 nhà em đã có mặt ở Phnom Penh, điện thoại cho mợ Du Giang đang công tác ở Phnom Penh cùng đi ăn trưa rồi nhà em lại tiếp tục lên đường đi Siem Reap. Xe xuất phát từ 1h chiều sau thời gian di chuyển khoảng 6 giờ tôi đã có mặt ở Siem Reap.
Sau bữa tối nhà em thuê xe Tuk Tuk làm một vòng Siem Reap rồi vào khám phá chợ đêm, đi mua sắm.
Sáng hôm sau chúng tôi đi khám phá Biển hồ (Tonlé Sap), Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Cách trung tâm thành phố Siem Riep khoảng 30 phút chạy ôtô.

BH.jpg


Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ, dài 173km và rộng 32km. Vào mùa nước nổi mực nước sâu đến 14m nhưng mùa này Biển hồ chỉ chừng 1 đến 2 mét. Đây cũng là vựa cá lớn của Đông Dương. Người ta nuôi cá tra trong lồng:

BHcatra.jpg


Du lịch biển hồ rất phát triển nên người ta còn nuôi cả cá sấu:

BHCasau.jpg


Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ. Đặc biệt có rất nhiều kiều dân Việt Nam sinh sống tại đây nên có những ngôi trường cho trẻ em Việt Nam trên Biển hồ:

BHTruongVietNam.jpg


Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.

BH1.jpg


Những đứa trẻ sinh ra trên biển hồ bé xíu đã biết bơi lội. Cậu bé chừng 4,5 tuổi đã tự chèo trên một cái chậu:

BHTreem.jpg


Trẻ em ở đây thường bám du khách để bán hàng hay để xin tiền. Nhưng cách mà chúng xin tiền làm cho du khách hoảng sợ. Chúng thường mang một con trăn trên cổ, làm nhiều người không dám đến gần:

Chúng tôi thật sự ấn tượng với Biển hồ với những gì đã chứng kiến.

BHTreem2.jpg


Chính phủ Campuchia bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển hồ nên vào mùa cá sinh sản họ cấm đáng bắt cá trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là một chính sách tốt các cụ nhỉ...
 
Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang, là thành phố lớn nhất, đông dân nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đã từng được biết đến như là "Hòn ngọc châu Á" thập niên 1920, cùng với Sieam Reap là thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều công trình kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Pháp và nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer.

PNP6800x600.jpg


Dân số khoảng hơn 1 triệu người. Thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Campuchia. Sòng bài ở Phnompenh:

PNP3800x600.jpg



Chùa bà Penh – Wat Phnom (xây từ thế kỷ 16): Truyền thuyết hình thành kinh đô PNP (bà Penh vớt được tượng phật 4 mặt trôi trên sông đưa về xây chùa thờ cúng), là ngọn đồi cao duy nhất trong thành phố nuôi khỉ, voi….

PNP2800x600.jpg


Phía ngoài đền bà Penh có một chiếc đồng hồ ngoài trời rất độc đáo, đồng hồ cỏ:

PNP1800x600.jpg


Quảng trường với đài độc lập

PNP5800x600.jpg


Tượng Phật ở quảng trường trung tâm thành phố:

PNP7800x600.jpg



Hoàng cung (Royal Palace) của quốc vương Campuchia:

PNP800x600.jpg
 
Last edited:
Anh em chúng tôi quyết định đi thuyền xuôi theo dòng sông Mê Kông về Việt Nam, đây là một cung đường rất thú vị nhưng hứa hẹn nhiều bất ngờ. Thuyền chúng tôi xuất phát từ Phnompenh sau khi ăn sáng và uống cafe:

Mekong800x600.jpg


Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, tính theo độ dài đứng thứ 12, còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. Sông Mê Kông xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam:

Mekong3800x600.jpg


Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Đây là một con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng:

Mekong4800x600.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,134,998
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top