What's new

[Chia sẻ] Cảnh báo đảo Điệp Sơn

Sau khi vừa về tới nhà là mình dành thời gian viết cái review này, muốn CẢNH BÁO tới các bạn đang có ý định đến đảo Điệp Sơn nhé! Vì sao????
1. Điện thoại của bạn trong tình trạng “Pin Yếu” trong một khoảng thời gian ngắn do chụp cảnh đẹp quá nhiều.
2. Bất ngờ trước sự hoang sơ của đảo và sự thân thiện của người dân trên đảo.
3. Da bị rám nắng cũng tại do chụp hình.
4. Không có xe nên phải đi bộ đến con đường dưới biển độc đáo.
5. Quần áo ám khói do nướng BBQ quá nhiều.
...................
Nếu đọc đến đây các bạn vẫn muốn tới nữa thì mình xin mạn phép hướng dẫn đôi nét về cách thức đến đảo Điệp Sơn náy
*Lưu Ý:
- Sau khi lên đảo, bạn nào ngỏ ý muốn qua đêm thì mang theo lều hoặc gặp người dân xin ở qua đêm.
- Đảo chỉ có điện từ 18h – 21h nên cần có sạc dự phòng điện thoại.
- Đảo có một quán nước, nhưng sẽ hạn chế khi các bạn đi đông. Tốt nhất là chuẩn bị ở đất liền mang theo đồ ăn, nước uống.
- Mọi người trên đảo ai cũng nhiệt tình, nên khi bạn cần họ sẽ hỗ trợ hết mình. Nhưng mình nghĩ nếu có chút ít chi phí thì họ sẽ vui hơn vì họ cũng rất khó khăn.

...............................................................................................................................
Từ Nha Trang đến Vạn Giã 60km, mình đi khoảng 45 phút và phương tiện là xe máy, các bạn có thể thuê xe máy ở Nha Trang giá dao động từ 110k – 180k tùy loại xe, tùy mùa. Sau đó thẳng quốc lộ 1A hướng đi Phú Yên, mình tới thị trấn Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa. Các bạn chú ý tới Vạn Giã rồi đi chậm để ý vừa qua cầu Hiền Lương thì có một con đường rẻ phải hướng ra biển, đi thẳng 1 đoạn gặp biển rồi rẻ trái nha, đi khoảng 1km là tới cảng Vạn Giã. Mình gửi xe ở con đường đối diện cảng có chỗ Honda Anh Quốc (gửi xe ra đảo) giá 1 lượt trong ngày là 5k, qua đêm là 10k nha.


Muốn đi ra đảo có 2 cách:
Cách 1: Xuống tàu Phượng Đồng, giá vé 1 lượt là 20k/người, giờ tàu ra đảo là 9h ra đảo và 6 giờ sáng hôm sau mới vào đất liền. Thời gian đi: ~1 tiếng. Phù hợp cho các bạn muốn cắm trại qua đêm.
Cách 2: Thuê ghe cá để đi ra và về trong ngày, muốn về lúc nào cũng được. Giá cả là 500k lẫn đi và về. Cách thuê ghe: bạn có thể hỏi bất kì người dân nào trên đảo để có thể chở về đất liền.


Riêng mình, do hôm sau có việc nên mình chọn đi bằng tàu Phượng Đồng lượt ra (20k), và thuê ghe cá để về trưa hôm đó (300k).Ưu điểm là về bờ chỉ ~ 15 phút. Nhược điểm là ghe cá(nhỏ, khoảng 6 người) sẽ chở bạn về trại nuôi hải sản ở Tân Dân (cách cảng Vạn Giã 5km). Từ trại đi bộ ra đường lộ khoảng 1km. Sau đó, các bạn đón xe bus về Vạn Giã (thời gian mình không nắm rõ, nghe người dân nói giờ chạy thất thường nên đợi hơi lâu). Mà ở đây cũng khó bắt xe ôm, mình quyết định đi bộ về Vạn Giã. May thay đi 1 đoạn là gặp được 1 chú chạy xe thồ (xe ôm) đi ngang, giá 40k về tới cảng Vạn Giã mình thấy hợp lý cho sự mệt mỏi cả ngày tắm nắng hix. Đây là số điện thoại: 01688 742 409 (chú Thảo), mình không phải dịch vụ mà đi giới thiệu nha, các bạn có thể tìm xe khác dọc đường.. .
Đây là ghe cá mình thuê...
[url=https://flic.kr/p/Db2P8z]
11 by HoangTrung365
Các bạn đang hỏi là tại sao tàu cá không chở thẳng về Vạn Giã, thì mình sẽ giải thích theo sự hiểu biết ít ỏi của mình, do là tàu cá không được chở khách nên khi về cảng Vạn Giã sẽ bị lực lượng biên phòng kiểm tra phạt (giống như xe tải mà chở người khi bị kiểm tra bị CSGT phạt vậy đó ^^)


Cảng cá Vạn Giã đây nhaa
2 (1) by HoangTrung365
2 (2) by HoangTrung365

Đây là tàu chở khách và hàng hóa ra đảo nên đôi khi bạn phải đi chung với các hàng hóa có “mùi”.
Do đợi khách đi chợ nên 9h30 tàu bắt đầu chạy, chú lái tàu bảo mình ra phía đuôi tàu ngồi cho mát.
2 (3) by HoangTrung365,

Bây giờ tranh thủ chụp hình, selfie các kiểu thôiiiiiiiii
3 (2) by HoangTrung365
4 (1) by HoangTrung365
4 (2) by HoangTrung365

Sau khoảng 1 tiếng lênh đênh trên biển, thì thuyền đã cập bến, người dân trên đảo ra lấy những vật dụng từ đất liền
5 (1) by HoangTrung365

5 (3) by HoangTrung365
 
Last edited:
Cho mình hỏi con đường dưới biển xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày nhỉ?

Chào bạn, theo như mình được biết thì buổi sáng dao động từ 5 giờ hoặc 6 giờ sáng thì thủy triều bắt đầu rút cho đến gần tới trưa thì lên lại nha ^^!
 
Hơi buồn vì viễn cảnh Điệp Sơn "sớm nở tối tàn"

Các bạn sẽ đi Điệp Sơn nên chuẩn bị tâm lý cho một Điệp Sơn đã nhanh-chóng-không-còn-là-điểm-đến-hoang-sơ do tác dụng của Facebook!!!

Nhóm mình vừa đi Điệp Sơn về. Thật... không biết nói thế nào... Có lẽ Facebook đã làm cho đóa hoa Điệp Sơn thui chột từ khi chưa nở hết :(

Điệp Sơn ngày thứ Bảy (12/3) người đông như kiến, có lẽ phải đông gấp mấy lần dân đảo, hơn 90% là các bạn trẻ, chắc đa phần là sinh viên, học sinh. Người đông rùng rùng, cắn đuôi nhau lội dọc con đường cát thần thánh; người người tranh nhau chụp ảnh, check-in, post ảnh lên FB. Mình đâm ra bâng khuâng là nếu ko có FB, liệu có cảnh nhộn nhạo như thế ko?

Các bạn trẻ thì đông nhưng ý thức thì thưa vắng :( Các bạn ồn ào nhốn nháo, xả rác, đem loa thùng ra mở nhạc ầm ĩ, uống bia rượu hò la tở mở. Người dân ở đây, thứ nhất là còn thuần phác, thứ hai là họ cũng thu được lợi nên có thể họ cho qua nhưng lâu dài thì thế nào? Lối sống xô bồ ắt hẳn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự thuần phác của người dân ở đây, nhất là với thanh niên và lũ trẻ con.

Mình nghĩ có lẽ Điệp Sơn đang xấu đi từng ngày với tốc độ phi mã :( Một cách thẳng thắn, ngoài con đường cát thần thánh, bờ biển của đảo rất xấu: bờ cát mỏng, hơi dốc, cát rất thô lại lẫn đầy vỏ sò ốc nát vụn đi rất đau chân; bờ biển có rất nhiều rong chết dạt vào nên trông khá bẩn. Đã thế, còn rất nhiều rác rưởi từ các vị khách bừng bừng khí thế bổ sung thêm cho bức tranh bờ biển thêm phần tối sủa :(

Bên cạnh đó, do đón gió nhu cầu của du khách, dân địa phương đang tích cực chia chác và phá hết dãy cây hoang và xương rồng ven bờ biển để lấy chỗ dựng lều lán kinh doanh. Dự là lâu lắm là đến đầu mùa hè này, suốt dải bờ biển từ cầu cảng đến con đường cát thần thánh sẽ là dãy lều quán san sát, nhuôm nhoam. Nếu như vậy thì còn gì gọi là điểm đến hoang sơ nữa??? Nếu người dân phá hết dãy cây bụi và xương rồng ven biển, khi có sóng to gió lớn, có bão thì lấy gì bảo vệ cho những ngôi nhà trong làng, lấy gì để giữ cho bờ biển đỡ bị xói lở? Đâu phải tự nhiên mà người dân ở đây đều ko làm nhà quay ra ngoài mặt biển mà quay lưng ra biển, quay mặt vào trong, nấp sau đám cây bụi và xương rồng đâu.

Một điều nữa cần lưu ý là vấn đề vệ sinh, trên đảo ko hề có nhà vệ sinh công cộng, các chỗ lều quán ven biển dĩ nhiên là tuyệt nhiên không rồi, trong nhà dân cho ở homestay thì mình ko vào nên ko biết. Trên đảo ko thấy có nguồn nước ngọt, nếu có thể có giếng thì lượng nước có lẽ cũng rất hạn chế, nếuu ko thế thì việc gì nhà nào cũng có bồn nước lớn hay lu khổng lồ đúc bằng xi-măng để trữ nước và ở ngoài cầu cảng có cái téc rất to để chứa nước, khả năng nước đó phải tải từ trong bờ ra.

Mình nghĩ có lẽ sẽ còn rất nhiều bạn trẻ đến Điệp Sơn, mình nghĩ các bạn nên:

-Giữ vệ sinh tối đa, tuyệt đối ko xả rác; thứ gì các bạn đã mang ra thì nên gói ghém, thu vén mà mang về cho đủ vì trên đảo ko có dịch vụ thu gom rác, cũng ko có nơi xử lý rác. Rác các bạn vứt ra ko xuống biển thì cũng vơ vất quanh làng chứ nó ko tự biến mất được đâu.

-Ko phóng uế bừa bãi, nếu biết trên đảo ko đảm bảo vấn đề nhà vệ sinh thì thà ko đến đó còn hơn - thứ nhất là để nâng cao nhận thức cho người dân ở đó: làm ăn tạm bợ thì sẽ ko có khách; thứ hai là để hòn đảo bé nhỏ đó khỏi khai mù vì mùi nước đái của các bạn.

-Không nên lợi dụng sự thuần phác của người dân đảo, giờ họ còn vui vẻ cho mượn cái này, giúp cái kia nhưng nếu cứ "tự nhiên như cô tiên" thì chả mấy lúc người ta sẽ dị ứng, khi đó thì...

-Đừng làm hỏng bọn trẻ con bằng cách cho chúng quà bánh, tiền, quần áo...

-Không nên vì tham rẻ mà đi thuê thuyền câu. Ở cái bến tự phát ở cuối con đường đối diện với mỏ đá, tàu biên phòng và cảnh sát đường thủy cắm chốt để me các loại tàu chở khách lậu kiểu này. Có thể chủ tàu nói với các bạn là do cảnh sát làm khó, muốn hoạnh họe hay vòi vĩnh tiền bạc gì đó... bla bla bla... nhưng sự thật là do tàu câu nhỏ ko được phép chở khách mà vẫn chở nên họ phải canh chừng để bắt. Họ có làm khó là vì SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH CÁC BẠN đấy! Lỡ tàu câu chở người có sự cố gì thì người bị lột lon là cảnh sát, người bị đau khổ là phụ mẫu các bạn chứ mấy ông tàu câu có cái gì để mà mất, để mà đền bù đâu???

Có một số tàu chở khách lớn (có ghế ngồi cho khách, có áo phao cho mỗi chỗ ngồi, có đủ phao cứu sinh, có giấy phép chở khách, có mua bảo hiểm) thì giá cả có hơi cao nhưng mình nghĩ các bạn đừng tiếc tiền, ăn ít một chút cũng được, ko thuê loa thùng di động cũng được, mua ít hơn vài lon bia cũng được nhưng đừng vì ít tiền mà mạo hiểm sinh mạng và tiếp tay cho lối làm ăn xô bồ chụp giật.

P/S: Có lẽ có nhiều bạn sẽ ko hài lòng vì mình đã bôi bẩn bức tranh hồng hào của các bạn hay dội nước đá vào lòng nhiệt huyết bừng bừng của các bạn nhưng mình nghĩ cái gì cũng phải có hai chiều, có phản biện thì nó sẽ tốt hơn. Đôi khi mình cũng tự rủa bản thân mình cơ, nếu như ko phải mình già lụ khụ, nếu như ko phải mình học khoa Địa lý ra, có lẽ mình sẽ ít ý kiến ý mối hơn - như thế có khi cả làng lại vui hơn chăng???
 
Re: Hơi buồn vì viễn cảnh Điệp Sơn "sớm nở tối tàn"

Các bạn sẽ đi Điệp Sơn nên chuẩn bị tâm lý cho một Điệp Sơn đã nhanh-chóng-không-còn-là-điểm-đến-hoang-sơ do tác dụng của Facebook!!!

Nhóm mình vừa đi Điệp Sơn về. Thật... không biết nói thế nào... Có lẽ Facebook đã làm cho đóa hoa Điệp Sơn thui chột từ khi chưa nở hết :(

Điệp Sơn ngày thứ Bảy (12/3) người đông như kiến, có lẽ phải đông gấp mấy lần dân đảo, hơn 90% là các bạn trẻ, chắc đa phần là sinh viên, học sinh. Người đông rùng rùng, cắn đuôi nhau lội dọc con đường cát thần thánh; người người tranh nhau chụp ảnh, check-in, post ảnh lên FB. Mình đâm ra bâng khuâng là nếu ko có FB, liệu có cảnh nhộn nhạo như thế ko?

Các bạn trẻ thì đông nhưng ý thức thì thưa vắng :( Các bạn ồn ào nhốn nháo, xả rác, đem loa thùng ra mở nhạc ầm ĩ, uống bia rượu hò la tở mở. Người dân ở đây, thứ nhất là còn thuần phác, thứ hai là họ cũng thu được lợi nên có thể họ cho qua nhưng lâu dài thì thế nào? Lối sống xô bồ ắt hẳn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự thuần phác của người dân ở đây, nhất là với thanh niên và lũ trẻ con.

Mình nghĩ có lẽ Điệp Sơn đang xấu đi từng ngày với tốc độ phi mã :( Một cách thẳng thắn, ngoài con đường cát thần thánh, bờ biển của đảo rất xấu: bờ cát mỏng, hơi dốc, cát rất thô lại lẫn đầy vỏ sò ốc nát vụn đi rất đau chân; bờ biển có rất nhiều rong chết dạt vào nên trông khá bẩn. Đã thế, còn rất nhiều rác rưởi từ các vị khách bừng bừng khí thế bổ sung thêm cho bức tranh bờ biển thêm phần tối sủa :(

Bên cạnh đó, do đón gió nhu cầu của du khách, dân địa phương đang tích cực chia chác và phá hết dãy cây hoang và xương rồng ven bờ biển để lấy chỗ dựng lều lán kinh doanh. Dự là lâu lắm là đến đầu mùa hè này, suốt dải bờ biển từ cầu cảng đến con đường cát thần thánh sẽ là dãy lều quán san sát, nhuôm nhoam. Nếu như vậy thì còn gì gọi là điểm đến hoang sơ nữa??? Nếu người dân phá hết dãy cây bụi và xương rồng ven biển, khi có sóng to gió lớn, có bão thì lấy gì bảo vệ cho những ngôi nhà trong làng, lấy gì để giữ cho bờ biển đỡ bị xói lở? Đâu phải tự nhiên mà người dân ở đây đều ko làm nhà quay ra ngoài mặt biển mà quay lưng ra biển, quay mặt vào trong, nấp sau đám cây bụi và xương rồng đâu.

Một điều nữa cần lưu ý là vấn đề vệ sinh, trên đảo ko hề có nhà vệ sinh công cộng, các chỗ lều quán ven biển dĩ nhiên là tuyệt nhiên không rồi, trong nhà dân cho ở homestay thì mình ko vào nên ko biết. Trên đảo ko thấy có nguồn nước ngọt, nếu có thể có giếng thì lượng nước có lẽ cũng rất hạn chế, nếuu ko thế thì việc gì nhà nào cũng có bồn nước lớn hay lu khổng lồ đúc bằng xi-măng để trữ nước và ở ngoài cầu cảng có cái téc rất to để chứa nước, khả năng nước đó phải tải từ trong bờ ra.

Mình nghĩ có lẽ sẽ còn rất nhiều bạn trẻ đến Điệp Sơn, mình nghĩ các bạn nên:

-Giữ vệ sinh tối đa, tuyệt đối ko xả rác; thứ gì các bạn đã mang ra thì nên gói ghém, thu vén mà mang về cho đủ vì trên đảo ko có dịch vụ thu gom rác, cũng ko có nơi xử lý rác. Rác các bạn vứt ra ko xuống biển thì cũng vơ vất quanh làng chứ nó ko tự biến mất được đâu.

-Ko phóng uế bừa bãi, nếu biết trên đảo ko đảm bảo vấn đề nhà vệ sinh thì thà ko đến đó còn hơn - thứ nhất là để nâng cao nhận thức cho người dân ở đó: làm ăn tạm bợ thì sẽ ko có khách; thứ hai là để hòn đảo bé nhỏ đó khỏi khai mù vì mùi nước đái của các bạn.

-Không nên lợi dụng sự thuần phác của người dân đảo, giờ họ còn vui vẻ cho mượn cái này, giúp cái kia nhưng nếu cứ "tự nhiên như cô tiên" thì chả mấy lúc người ta sẽ dị ứng, khi đó thì...

-Đừng làm hỏng bọn trẻ con bằng cách cho chúng quà bánh, tiền, quần áo...

-Không nên vì tham rẻ mà đi thuê thuyền câu. Ở cái bến tự phát ở cuối con đường đối diện với mỏ đá, tàu biên phòng và cảnh sát đường thủy cắm chốt để me các loại tàu chở khách lậu kiểu này. Có thể chủ tàu nói với các bạn là do cảnh sát làm khó, muốn hoạnh họe hay vòi vĩnh tiền bạc gì đó... bla bla bla... nhưng sự thật là do tàu câu nhỏ ko được phép chở khách mà vẫn chở nên họ phải canh chừng để bắt. Họ có làm khó là vì SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH CÁC BẠN đấy! Lỡ tàu câu chở người có sự cố gì thì người bị lột lon là cảnh sát, người bị đau khổ là phụ mẫu các bạn chứ mấy ông tàu câu có cái gì để mà mất, để mà đền bù đâu???

Có một số tàu chở khách lớn (có ghế ngồi cho khách, có áo phao cho mỗi chỗ ngồi, có đủ phao cứu sinh, có giấy phép chở khách, có mua bảo hiểm) thì giá cả có hơi cao nhưng mình nghĩ các bạn đừng tiếc tiền, ăn ít một chút cũng được, ko thuê loa thùng di động cũng được, mua ít hơn vài lon bia cũng được nhưng đừng vì ít tiền mà mạo hiểm sinh mạng và tiếp tay cho lối làm ăn xô bồ chụp giật.

P/S: Có lẽ có nhiều bạn sẽ ko hài lòng vì mình đã bôi bẩn bức tranh hồng hào của các bạn hay dội nước đá vào lòng nhiệt huyết bừng bừng của các bạn nhưng mình nghĩ cái gì cũng phải có hai chiều, có phản biện thì nó sẽ tốt hơn. Đôi khi mình cũng tự rủa bản thân mình cơ, nếu như ko phải mình già lụ khụ, nếu như ko phải mình học khoa Địa lý ra, có lẽ mình sẽ ít ý kiến ý mối hơn - như thế có khi cả làng lại vui hơn chăng???

Nơi nào cũng tới bằng được và xả rác nhiệt tình, thật hết sức hãi hồn.
Bạn đi rồi cho hỏi thuyền tàu đi về trong ngày ngoài Phượng Đồng thì còn có contact nào nữa không? mình cuối tháng sẽ tới Điệp Sơn nhưng không muốn ở qua đêm do sáng sớm mai có việc ở Nha Trang?
 
Bọn mình đi tàu của Trường Hải, tàu này to, sức chở 20 người (bọn mình đi có 7 người). Giá thuê 1 ngày là 1,7tr có kèm đi lặn ở Hòn Một (cơ mà dưới đáy biển chả có cá mú san hô gì cả, rác thì có :( ).

Bạn ko cần phải ở lại đảo đâu, vì đảo đó đi một vòng mất chưa đến 1h, nhà cửa chỉ có mấy chục hộ, cây cối lơ thơ; điện lưới, nước sạch ko có thì ở lại cho nó khổ thân à? Số điện thoại của nhà tàu thì mình ko rõ, vì mình ko phụ trách phần đó. Mình sẽ hỏi lại các bạn trong nhóm. Thoạt đầu các bạn thuê thuyền qua sự giới thiệu của người quen, hóa ra đó là thuyền câu. Họ bị cảnh sát me ko xuất bến được nhưng cứ câu dầm làm bọn mình mất hết gần 2h chờ đợi; cuối cùng người của nhà tàu Trường Hải mới đến tiếp xúc để dề nghị cho thuê tàu. Tàu họ có phép chở khách, có giấy má hợp lệ nên mới được cảnh sát và biên phòng cho đi.

Lúc ở đảo, mình có nghe một nhóm bạn trẻ nói nhóm của họ đi thuyền câu bị cảnh sát bắt lại, cảnh sát du di cho thuyền chở họ ra đảo xong mới bắt thuyền. Nhà thuyền gọi điện cho họ bảo chiều tự tìm thuyền khác mà về chứ họ ko ra đón được đâu :D
 
Bọn mình đi tàu của Trường Hải, tàu này to, sức chở 20 người (bọn mình đi có 7 người). Giá thuê 1 ngày là 1,7tr có kèm đi lặn ở Hòn Một (cơ mà dưới đáy biển chả có cá mú san hô gì cả, rác thì có :( ).

Bạn ko cần phải ở lại đảo đâu, vì đảo đó đi một vòng mất chưa đến 1h, nhà cửa chỉ có mấy chục hộ, cây cối lơ thơ; điện lưới, nước sạch ko có thì ở lại cho nó khổ thân à? Số điện thoại của nhà tàu thì mình ko rõ, vì mình ko phụ trách phần đó. Mình sẽ hỏi lại các bạn trong nhóm. Thoạt đầu các bạn thuê thuyền qua sự giới thiệu của người quen, hóa ra đó là thuyền câu. Họ bị cảnh sát me ko xuất bến được nhưng cứ câu dầm làm bọn mình mất hết gần 2h chờ đợi; cuối cùng người của nhà tàu Trường Hải mới đến tiếp xúc để dề nghị cho thuê tàu. Tàu họ có phép chở khách, có giấy má hợp lệ nên mới được cảnh sát và biên phòng cho đi.

Lúc ở đảo, mình có nghe một nhóm bạn trẻ nói nhóm của họ đi thuyền câu bị cảnh sát bắt lại, cảnh sát du di cho thuyền chở họ ra đảo xong mới bắt thuyền. Nhà thuyền gọi điện cho họ bảo chiều tự tìm thuyền khác mà về chứ họ ko ra đón được đâu :D

Vậy hả bạn, thank nhé? mình vừa tìm được thông tin là thuê tầu chú tư Nghĩa hay A.Bình gì đó, tàu này mình tìm thheem thông tin mà cũng không thấy sợ là tàu cá sẽ bị cảnh sát biển làm khó or được chiều đi OK mà chiều về như bạn nói thì nhỡ hết việc đó.
 
Mình đang dự định 30-4 này sẽ làm 2 ngày ở đấy một mình. Mà không biết đến lúc đấy có đông k nữa. Nếu mà đông như bạn ở trên nói thì k có gì thú vị hết.
 
Mình đang dự định 30-4 này sẽ làm 2 ngày ở đấy một mình. Mà không biết đến lúc đấy có đông k nữa. Nếu mà đông như bạn ở trên nói thì k có gì thú vị hết.

Thứ Bảy bình thường mà người còn đông nứt trứng ra thì 30/4 - 01/5 chắc ko chỗ chen chân đâu bạn ạ.
 
Thứ Bảy bình thường mà người còn đông nứt trứng ra thì 30/4 - 01/5 chắc ko chỗ chen chân đâu bạn ạ.

Vậy ca này khó rồi. Lễ này thì chắc đi đâu cũng phải chen chân. còn gì thú vị nữa mà đi đây mọi người.
 
Re: Hơi buồn vì viễn cảnh Điệp Sơn "sớm nở tối tàn"

Các bạn sẽ đi Điệp Sơn nên chuẩn bị tâm lý cho một Điệp Sơn đã nhanh-chóng-không-còn-là-điểm-đến-hoang-sơ do tác dụng của Facebook!!!

Nhóm mình vừa đi Điệp Sơn về. Thật... không biết nói thế nào... Có lẽ Facebook đã làm cho đóa hoa Điệp Sơn thui chột từ khi chưa nở hết :(

Điệp Sơn ngày thứ Bảy (12/3) người đông như kiến, có lẽ phải đông gấp mấy lần dân đảo, hơn 90% là các bạn trẻ, chắc đa phần là sinh viên, học sinh. Người đông rùng rùng, cắn đuôi nhau lội dọc con đường cát thần thánh; người người tranh nhau chụp ảnh, check-in, post ảnh lên FB. Mình đâm ra bâng khuâng là nếu ko có FB, liệu có cảnh nhộn nhạo như thế ko?

Các bạn trẻ thì đông nhưng ý thức thì thưa vắng :( Các bạn ồn ào nhốn nháo, xả rác, đem loa thùng ra mở nhạc ầm ĩ, uống bia rượu hò la tở mở. Người dân ở đây, thứ nhất là còn thuần phác, thứ hai là họ cũng thu được lợi nên có thể họ cho qua nhưng lâu dài thì thế nào? Lối sống xô bồ ắt hẳn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự thuần phác của người dân ở đây, nhất là với thanh niên và lũ trẻ con.

Mình nghĩ có lẽ Điệp Sơn đang xấu đi từng ngày với tốc độ phi mã :( Một cách thẳng thắn, ngoài con đường cát thần thánh, bờ biển của đảo rất xấu: bờ cát mỏng, hơi dốc, cát rất thô lại lẫn đầy vỏ sò ốc nát vụn đi rất đau chân; bờ biển có rất nhiều rong chết dạt vào nên trông khá bẩn. Đã thế, còn rất nhiều rác rưởi từ các vị khách bừng bừng khí thế bổ sung thêm cho bức tranh bờ biển thêm phần tối sủa :(

Bên cạnh đó, do đón gió nhu cầu của du khách, dân địa phương đang tích cực chia chác và phá hết dãy cây hoang và xương rồng ven bờ biển để lấy chỗ dựng lều lán kinh doanh. Dự là lâu lắm là đến đầu mùa hè này, suốt dải bờ biển từ cầu cảng đến con đường cát thần thánh sẽ là dãy lều quán san sát, nhuôm nhoam. Nếu như vậy thì còn gì gọi là điểm đến hoang sơ nữa??? Nếu người dân phá hết dãy cây bụi và xương rồng ven biển, khi có sóng to gió lớn, có bão thì lấy gì bảo vệ cho những ngôi nhà trong làng, lấy gì để giữ cho bờ biển đỡ bị xói lở? Đâu phải tự nhiên mà người dân ở đây đều ko làm nhà quay ra ngoài mặt biển mà quay lưng ra biển, quay mặt vào trong, nấp sau đám cây bụi và xương rồng đâu.

Một điều nữa cần lưu ý là vấn đề vệ sinh, trên đảo ko hề có nhà vệ sinh công cộng, các chỗ lều quán ven biển dĩ nhiên là tuyệt nhiên không rồi, trong nhà dân cho ở homestay thì mình ko vào nên ko biết. Trên đảo ko thấy có nguồn nước ngọt, nếu có thể có giếng thì lượng nước có lẽ cũng rất hạn chế, nếuu ko thế thì việc gì nhà nào cũng có bồn nước lớn hay lu khổng lồ đúc bằng xi-măng để trữ nước và ở ngoài cầu cảng có cái téc rất to để chứa nước, khả năng nước đó phải tải từ trong bờ ra.

Mình nghĩ có lẽ sẽ còn rất nhiều bạn trẻ đến Điệp Sơn, mình nghĩ các bạn nên:

-Giữ vệ sinh tối đa, tuyệt đối ko xả rác; thứ gì các bạn đã mang ra thì nên gói ghém, thu vén mà mang về cho đủ vì trên đảo ko có dịch vụ thu gom rác, cũng ko có nơi xử lý rác. Rác các bạn vứt ra ko xuống biển thì cũng vơ vất quanh làng chứ nó ko tự biến mất được đâu.

-Ko phóng uế bừa bãi, nếu biết trên đảo ko đảm bảo vấn đề nhà vệ sinh thì thà ko đến đó còn hơn - thứ nhất là để nâng cao nhận thức cho người dân ở đó: làm ăn tạm bợ thì sẽ ko có khách; thứ hai là để hòn đảo bé nhỏ đó khỏi khai mù vì mùi nước đái của các bạn.

-Không nên lợi dụng sự thuần phác của người dân đảo, giờ họ còn vui vẻ cho mượn cái này, giúp cái kia nhưng nếu cứ "tự nhiên như cô tiên" thì chả mấy lúc người ta sẽ dị ứng, khi đó thì...

-Đừng làm hỏng bọn trẻ con bằng cách cho chúng quà bánh, tiền, quần áo...

-Không nên vì tham rẻ mà đi thuê thuyền câu. Ở cái bến tự phát ở cuối con đường đối diện với mỏ đá, tàu biên phòng và cảnh sát đường thủy cắm chốt để me các loại tàu chở khách lậu kiểu này. Có thể chủ tàu nói với các bạn là do cảnh sát làm khó, muốn hoạnh họe hay vòi vĩnh tiền bạc gì đó... bla bla bla... nhưng sự thật là do tàu câu nhỏ ko được phép chở khách mà vẫn chở nên họ phải canh chừng để bắt. Họ có làm khó là vì SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH CÁC BẠN đấy! Lỡ tàu câu chở người có sự cố gì thì người bị lột lon là cảnh sát, người bị đau khổ là phụ mẫu các bạn chứ mấy ông tàu câu có cái gì để mà mất, để mà đền bù đâu???

Có một số tàu chở khách lớn (có ghế ngồi cho khách, có áo phao cho mỗi chỗ ngồi, có đủ phao cứu sinh, có giấy phép chở khách, có mua bảo hiểm) thì giá cả có hơi cao nhưng mình nghĩ các bạn đừng tiếc tiền, ăn ít một chút cũng được, ko thuê loa thùng di động cũng được, mua ít hơn vài lon bia cũng được nhưng đừng vì ít tiền mà mạo hiểm sinh mạng và tiếp tay cho lối làm ăn xô bồ chụp giật.

P/S: Có lẽ có nhiều bạn sẽ ko hài lòng vì mình đã bôi bẩn bức tranh hồng hào của các bạn hay dội nước đá vào lòng nhiệt huyết bừng bừng của các bạn nhưng mình nghĩ cái gì cũng phải có hai chiều, có phản biện thì nó sẽ tốt hơn. Đôi khi mình cũng tự rủa bản thân mình cơ, nếu như ko phải mình già lụ khụ, nếu như ko phải mình học khoa Địa lý ra, có lẽ mình sẽ ít ý kiến ý mối hơn - như thế có khi cả làng lại vui hơn chăng???

Nghe bạn nói mà thấy buồn nhỉ, mình định đợt Giỗ tổ đi hai ngày. Chỉ muốn tìm một chỗ vắng vẻ để cắm trại, để sống chậm lại nhưng cõ lẽ nó là không thể nữa rồi. Đọc xong mà tự nhiên thấy buồn- Không khác gì như lúc nhìn cảnh cáp treo ở Phanxipang.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,924
Bài viết
1,172,528
Members
191,775
Latest member
HTTN
Back
Top