What's new

Cào cào ký sự

Một chuyến phượt dài nhiều tập của đoàn cào cào 12 chiếc sẽ xuất phát lúc 14 h hôm nay, thứ Sáu, 16.11.2007, tại chân cầu Hà Đông. Điểm đến đầu tiên là Bản Lát.

Đó cũng là thời điểm bấm máy của một bộ phim truyền hình nhiều tập về dân phượt, sẽ lần lượt tới tất cả các miền, các điểm du lịch trên cả nước, mô tả và lý sự về văn hóa du lịch theo kiểu phượt.

Nhân vật chính của phim sẽ là các tay phượt trên những con ngựa sắt cào cào.

20h tối hôm qua, đoàn làm phim lỉnh kỉnh từ Sài Gòn ra đã tề tựu tại Hà Nội. Các đoàn tiền trạm cũng đã từ các điểm xa xôi trở về đêm qua.

Sáng nay, công việc chuẩn bị đã được rà soát xong xuôi.

Dự kiến tập đầu sẽ lên sóng trước hết trên HTV7 (Sài Gòn) vào tháng 12.

Một nữ MC mới lạ sẽ được trình làng. Hy vọng không phải là kiểu làm đỏm thường thấy, mà là người đồng hành "chịu được" của dân phượt đầy cá tính tinh tướng.
 
Người Kinh đeo châu báu vàng bạc, có khi chỉ để khoe của. Bạc thì ít người đeo. Người nào đeo thường có lý do để tránh gió. Đeo bạc, gió vào đen xì là biết liền.

Người miền núi hay đeo bạc bạc hơn vàng có thể cũng vì lý do đó. Họ bảo để tránh ma tà. Trong các sách viết về chuyện đeo vòng bạc của người dân tộc, thấy rối rắm lắm.

Đại thể, đó là một phong tục và phải có những thủ tục kèm theo không đơn giản chút nào khi muốn đeo vòng cho một đứa bé. Đâu phải thích là cứ chòang đại vào cổ như nhưng thằng người Kinh hay người Tây lên xứ này.

11734758c1aa7490e.jpg


Vàng bạc đeo đầy ngừời thế, nhưng người Mông ở Lào Cai chẳng hạn, hồi bé khi bố mẹ bắt đầu đeo cho, phải làm cỗ, xôi, gà rượu mấy mâm, có thầy cúng đến múa may quay cuồng, xì xụp một hồi, phải làm ba cái vòng tre tượng trưng để thầy nhảy tưng tưng như múa sạp, rồi đâm cái kiếm xuống đất như đâm giết tà ma.

Xong, thày xúc mũi kiếm hất nó ra phía ngòai cửa, rồi lại nhảy chồm chồm như ăn mừng chiến thắng. Mọi người tin là con ma đã bị xúc khỏi cái vòng tre tượng trưng. Và cái vòng bạc được tròng vào cổ đứa bé từ đó. Nó đóng chức năng như một cái bùa tránh ma quái.
 
Xem ra như thế, đâu phải dễ mà kiếm được chiếc vòng thật. Một bác Tây da trắng mũi lõ mua được cái vòng bạc, sáng ánh màu bạc như thật, dày dặn, có hoa văn khá tinh xảo. Giá 100.000 đồng. Bác này cười tít cả mắt như bắt được của.

Cô bé bán vòng này bảo với em: “Người Tây thì pán một trăm ngường tồng, người Kinh thì chỉ pán cho năm mươi ngường tồng thui, khôôn mắt tâu, mua nhìu đi. Khôôn mua thì cho cái tiềng đi. Chộp ảnh nhìu thì phải cho cái tiềng nhìu nhìu”.

11734758c1aaed649.jpg



Cái vòng bố mẹ cho thì không bán. Có thể đó là những cái vòng được đeo cùng với những thủ tục long trọng như trong câu chuyện trên, nên đừng hy vọng mua được:

11734758c1ab8b771.jpg


Thế rồi cái bà này, như một cao tăng của nhóm, nói vài câu lòeng xòeng gì đó với chúng, thế là cô bé gỡ vòng khỏi tay, đồng ý bán.

Tình cờ hôm sau gặp lại, lại thấy cô có cái vòng giống như thế. Hehe, lại là "của bố mẹ cho" …
 
Last edited:
Trên núi có bao nhiêu tổ đổi công chuyên bán vàng bạc như thế. Chúng giúp đỡ, bảo vệ nhau, trao đổi kinh nghiệp:

11734758c1ab2c44b.jpg



Tụ tập trên các mỏm đá, phóng tầm mắt bắt khách từ xa:


11734758c1aac32a1.jpg


Rồi bao vây, đeo bám cả cây số, quyết không cho chúng nó thóat. Công bằng mà nói, tụi trẻ này rất dễ thương và cả tội nghiệp. Trời lạnh thế mà lọet quẹt dép lê, na nhau đi lên đèo xuống suối.

11734758c1ab446ef.jpg


Các nhóm bán hàng này cứ bi bô bám đằng sau, không bấu víu, nhưng chèo kéo không kém. Cả những nụ cười rất… tiếp thị:

11734758c1ab98287.jpg


Một bài viết của mấy ông Tây balô trên mạng bảo rằng không nên trách những người này lắm. Dù sao họ cũng không đến nỗi hùng hổ, quyết liệt lăn xả vào như ở dưới xuôi, Sài Gòn hay Hà Nội. Người miền núi vẫn “đậm đà bản sắc dân tộc”, nhẹ nhàng, hiền lành thật thà của núi rừng.

Một lý do khác: bài của mấy ông Tây nhắc trách họ là gì khi thử nhìn cuộc sống của họ xem, nghèo xác nghèo xơ, chỉ biết trông vào khách du lịch thôi.

Thế nên cũng chẳng giận và buồn, chỉ là những kỷ niệm nho nhỏ, đôi khi còn tự nguyện giơ đầu cho chém.
 
Cho em hỏi chút ạ: Đi cái này có phải tuyển chọn gì không bác? Nghe nói là có 165 chương trình/1 năm, tức là sẽ có rất nhiều chặng đúng không ạ? Thế dân phượt thường muốn tham gia có được không ạ? Nếu open thì các bác post các chặng và thời gian lên đây, tết em về, sau đấy rảnh em xin tham gia vài chặng ạ :)

Theo những điều em được biết thì đi cái này không phải tuyển chọn hay thủ tục gì rườm rà đâu. Nếu ai muốn tham gia thì đang ký với anh gì đấy em quên mất tên rồi ở HN (sẽ hỏi và pm sau), là người liện hệ với các thành viên trong đội cào cào và lên chương trình đi. Tuy nhiên tuỳ theo cung đường và thời gian hành trịnh SỐ lượng người đi có thể nhiều hoặc ít. Vì ngoài di chuyển ra còn phải thu xếp để quay phim nữa. Nếu chặng đường khó đi mà lại đi đông thì vừa đi vừa quay như thế sẽ không kịp thời gian. Dự kiến chương trình sẽ quay khắp cả một vòng đất nước. Tức là sẽ làm cả năm hoặc hơn. Dân phượt thường có thể tham gia, miễn là biết chạy và có xe cào cào (Yamaha càng tốt), tuân thủ kỷ luật của đoàn, và còn tuỳ số lượng người đi chặng đấy nữa. Lý do em đã nói ở trên. Các chặng và thời gian thì chỉ có thể thông báo được sớm nhất là nửa tháng trước khi đi, vì còn tuỳ thuộc vào thời tiết, lịch phát sóng, thời gian rảnh rỗi của các thành viên khác nữa. Thế thôi. Bác cần thông tin gì thêm thì PM cho em nhé!
 
Báo Lao Động Cuối tuần số 48 tuần này, vừa đăng bài 1,5 trang về chuyến phượt này. Lúc đó mới là cung Hòa Bình - Sơn La, qua rừng Xuân Nha.

11734759fcff18153.jpg



Kèm theo bài này là 4 cái ảnh. Vì ảnh đen trắng hơi khó nhìn, nên em bốt lại dưới đây cho mầu mè dễ thấy hơn:

Bản người Mông Loỏng Luông trên đường 6, cách Hà Nội khỏang 160 km. Đây là bản định cư, nghe nói mất rất nhiều công của và tiền bạc của quốc tế nữa, mới mời được mấy bác người Mông dọn về ở, quần tụ quanh những mái nhà trắng nhờ dưới rặng núi:

11734759fcff35de1.jpg


Ở đó con người còn vất vả, nhưng chí ít không còn xa văn minh như ở tít trên những ngọn núi tai mèo cheo leo:

11734759fcff52ac4.jpg


Đây là cây cầu phao bằng tre, từ ngã ba Co Lương trên đường 15, quặt xuống để đi vào rừng Xuân Nha. Cây cầu xi măng bên cạnh đã đổ, chỉ còn cầu phao này ở đầu nguồn sông Mã.

Đến dân bản xứ quen rồi cũng té xuống sông như chơi. Các thành viên đòan cào cào đang đợi qua sông, nhanh chóng xuống đỡ họ:

11734759fcff47334.jpg


Rồi tiếp tục hành quân hòanh tráng qua con đường rừng hẹp dốc nguy hiểm, nhiều đọan chỉ lọt một bánh xe:

11734759fd9cf2b2f.jpg


Những đọan đường khó nhất thường không có ảnh, vì ai nấy tóat mồ hôi ghì chặt ghi đông và căng người tập trung để bảo đảm an tòan. Những tay lái vào hàng cự phách nhất cũng đã phải chới với trên đọan đường này, không ít gã đành phải … đo núi.
 
Đến giờ này cũng chưa thấy báo Lao Động cuối tuần bốt bài lên mạng để có thể đọc được. Em bốt cái bài ấy để các bác coi trước.

Nhưng cái bài này không hòan tòan là bài trên báo. Nó là bản gốc, lúc rời máy tính của em thì nó như thế.

Sau đó qua nhiều cửa, nó trở thành cái bài đăng trên báo.

Có khác nhau đấy. Và cái khác nhất là (các) bác biên tập ấn vào mồm em các chữ “chúng tôi” với giọng khoe khoang trên tinh thần dạy dỗ: Chúng tôi thế này, chúng tôi thế kia, chúng tôi là thế nọ…Làm như xxx có mấy chữ ấy thì không ai biết là “chúng tôi” thế đó.

Em thì tòan chơi theo kiểu đánh trống không thôi, thể passive cho nó óach và ra cái chất phượt.

Thôi kệ mịa nó, không lói lữa, không thì nhều pác nhà báo hay có cái tính tự tôn, tự ái vặt về cái quyền thò bút chọc ngóay linh tinh, thể hiện “mít tờ Oai”. Giận là lần sau các bác í léo cho đăng nữa, thì tèo…

Dù sao, bài gốc của em là đíu có mấy cái chữ tự vỗ ngực “Chúng tôi…”. Nguyên văn lúc chưa bị cắt xén xáo trộn và viết thêm vào (cái gọi là biên tập), thì nó thế này:

====================

Cào cào ký sự

Chiếc cầu xi măng già nua phía dưới ngã ba chợ Co Lương bay mất cả thân chỉ còn lại mấy cái trụ sứt sẹo chìa ra vài thanh sắt cong queo. Nó là nạn nhân của cơn bão số 5. Cảnh mới ấy được nhanh chóng đắp bằng một cảnh mới khác: một chiếc “cầu phao” lao ra, oằn mình đến sủi bọt, cố cản dòng nước tràn trôi về xa thẳm.

+ Tam giác Phượt

Núi đằng xa, rừng hai bên xoải ra đón nước, còn dòng nước cuộn lăn với sỏi đá. Sông Mã đấy, một khúc ruột từ thời Tây tiến xưa, đến nay vẫn quặn thế. Gọi là “cầu phao” mà không phao cũng không cầu. Nó chỉ là những cây tre, cây vầu đan kết với nhau rồi lao ra con ngầm dữ tợn. Mặt cầu được trải bằng những bao cát mỏng, trầy trượt xe qua. Một chiếc xe máy trượt trên những thanh tre, văng xuống suối. Khách qua cầu tự xúm lại giúp lôi lên. Cảnh ấy được nhìn thấy hôm ấy, hẳn là cảnh thường xuyên ở đó.

Từ Mai Châu lên Mộc Châu, nếu đằng thằng đi theo đường số 6 thì quá dễ dàng lại nhiều cảnh đẹp. Nào là những dốc cao hùng vĩ, đèo ngoằn ngoèo hoành tráng, con đường nhựa xuyên qua núi, băng qua những vườn đào với những làng dân tộc đầy sắc mầu…

Đẹp đấy, nhưng vẫn chưa đủ lôi cuốn dân du lịch thích khám phá ưa mạo hiểm. Đi hoài đến nhàm chán. Chán vì nó quá dễ đi. Những kẻ ham đi, ham vui và ham vượt qua thách thức tự gom lại thành một cộng đồng, tự gọi nhau là “phượt”, dù chính họ vẫn khó thống nhất một cách rạch ròi thế nào là phượt. Phượt vừa là danh từ chỉ người nhiều ham hố này, vừa là động từ chỉ hành động ngao du của dân phượt.

Đó là những người năng động, thích tự đi và hay đi khám phá, thích tự “hành xác”, đối mặt và vượt qua các thách thức để tự làm mới mình. Nôm na thì cũng là “thân lừa ưa nặng”.

Hôm 15.11 qua, một chuyến phượt nhiều tập của dân chơi xe cào cào lại bắt đầu những cung đường mạo hiểm mới. Lần này họ tham gia bộ phim truyền hình nhiều tập về du lịch văn hóa lịch sử xuyên Việt bằng xe máy. Phim dự định trình chiếu trên HTV (Tp.HCM) vào dịp sát Tết tới.

Trong chuyến phượt này, 12 chiếc xe cào cào cùng các phượt gia khởi quay tập đầu theo tuyến Hà Nội – Mai Châu, rồi lên Mộc Châu. Nhưng dân phượt không đi theo đường 6 thông thường, mà đi vòng bằng một con đường “song song” với đường 6, xuyên qua rừng Xuân Nha. Đó là một trong những cung đường khó nhất, trèo đèo lội suối, vòng qua Phú Lầu, Khò Hồng, Na Tân rồi ra đường 43 nối đường 6 với cửa khẩu Pa Háng sang Lào.

“Tam Giác Phượt” cái tên tự đặt này nghe đã thấy đầy tính “khó khăn khắc phục”. Đó là ngã ba giữa Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa. Những tỉnh này vốn đã là vùng sâu vùng xa, biên giới của tỉnh hẳn sâu xa cỡ nào. Chỉ có dân phượt mới khoái la cà vào vùng này. Cũng không phải phượt nào cũng dễ chơi, vì địa hình quá hiểm trở.

Một nhóm phượt, vào loại “dửng mỡ” và “hầm hố” có hạng, với những chiếc xe cào cào Yamaha phân khối lớn, gầm cao bánh bự, với “kính thưa các loại trang bị” tận răng, từ mũ đến bao khuỷu tay, đầu gối, ống quyển… mới có thể đương đầu với những hiểm nguy bất ngờ. Không kể các loại hậu cần tháp tùng sẵn sàng phục vụ, các khu vực biên giới không phải có thể ra vào vô tư…

Những con đường mòn xẻ rừng luồn lách quanh co bên vách núi bên vực sâu. Có những khúc rừng êm ả, rọi đốm nắng như hoa trắng vãi trên đường. Có những đoạn lọt một bánh xe, chệch một ly đi cả xe lẫn người. Có cả những đoạn đứng bên này núi nhìn bên kia núi mà ngại. Đèo dài, dốc đứng, lổm nhổm đá tròn phủ bụi dày. Bánh xe cao su chọi đá, dễ bị gạt phăng…

Mỏi tay vì phải ghì phanh lúc xuống, rồ ga giữ trớn lúc lên. Mỏi lưng vì cứ như bị nện, đấm bóp quá liều. Mỏi chân vì đạp phanh (thắng) và sang số. Nhiều đoạn đường ngập trong ngầm nước, lồi lõm đất lẫn đá lổn nhổn, lúc trơn tuột, lúc bụi mù mịt…Cào cào là loại xe địa hình cực khỏe, nhiều khi còn phải khựng phụt khói hay nóng giãy má phanh…Tự đặt mình vào những tình huống khó khăn như thế để rồi tự vượt qua. Thế mới thích và mới ra cái chất “phượt”.

Ra đến đường 43 mới thở phào. Từ ngã ba này, quẹo trái lên cửa khẩu Pa Háng, rồi chạy ngược lại 113 km xuống ngã ba Gia Phú, về Mộc Châu, một thảo nguyên sương mù kẹp giữa những cánh đồng cỏ với những bản định cư của người Mông ven chân núi. Từ núi rừng trở về thảo nguyên, thắng chính mình.

+ Mộc Châu ngày mới

Mộc Châu những ngày này, rợp cờ hoa kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng. Con phố với những nhà lầu có chóp nhọn, cửa hàng thời trang len lỏi lên phố cao. Bên trong, vẫn thấp thoáng những con đường đất dẫn lên núi, nhấp nhổm mấy chú ngựa thồ đóng yên gỗ, cọc cọc như mỗi ngày. Những cái máy dập gạch nằm lẫn với những cái máy gặt đạp liên hợp, trông rõ nét gân guốc tự tạo…

Ngày xưa, Mộc Châu như một điểm dừng trên lối rẽ của đường 6 mịt mờ đèo dốc. Rồi nó từng nổi tiếng với những nông trường bò sữa. Bò sữa bây giờ vẫn còn, còn nông trường thì không. Nó được chuyển hóa, khoán hộ, giao đất cho người sản xuất. Và vì thế sữa vẫn còn. Cửa hàng nào cũng đầy ắp sữa Thảo Nguyên, ngòn ngọt thanh vị hương hoa cao nguyên Tây Bắc.

Cái bản Loỏng Luông kẹp giữa quốc lộ 6 và dãy núi cao. Những mái nhà trăng trắng xếp theo hàng lối chen lẫn với vườn đào. Đào trái vụ đang cho nụ, chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Giáp Tết, khúc này bừng lên như một rừng đào lấp ló con đường đất len giữa các mái nhà.

Đó là bản định cư. Người Mông xưa sống tản mát trên những ngọn núi cao, nay bám sát quốc lộ, với quy hoạch ngay hàng thẳng lối. Nương rẫy ở sâu hơn. Cửa hàng với rau, thịt sát đường phục vụ cho cả làng. Những bó rau cải Mèo (tên loại rau này) xanh ngắt, to hơn cải ta, nhưng ngọt lịm, không cần bột ngọt hay xương hầm…

Ngược lại, ngô, củ dong được người Mông gùi và chở bằng xe máy ra bán. Người ta cứ việc tự đặt hàng lên cái cân, rồi tự giác báo số cân cho người mua hàng. Mọi việc làm ăn cứ như được sắp xếp đâu vào đó cả, không nhộn nhạo.

+ Con ngựa và con đường

Đường 6, hóa ra có đến 3 con đường 6. Đường 6 mới là con đường nhựa rộng rãi và ít ngoắt nghéo, nơi bây giờ xe bon bon. Nó được đưa vào sử dụng cách đây vài năm. “Đường 6 cũ” là con đường nhỏ hơn, bọc quanh co quanh Mộc Châu. Lại còn một con đường 6, cũ hơn nữa, cứ như phải gọi là “cũ kỹ”. Đó là con đường rải nhựa từ thời Pháp, nay chỉ còn lổn nhổn đất lẫn đá, lòng vòng men qua các sườn núi liên tiếp gối đầu vào nhau, khó có đoạn nào thẳng được đến trăm mét.

Hiểm trở như thế, nên ngày xưa con đường 6 cũ kỹ này từng là chiến trường nổi tiếng. Quân Pháp kéo lên Điện Biên Phủ qua đoạn này thường bị phục kích và anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng địch cũng trên đoạn đường này.

Bây giờ nó vẫn hoang vu. Từ sườn núi này nhìn thấy sườn núi kia, cứ tưởng vươn tay ném hòn đá đến được, hóa ra phải đi lòng vòng cả vài cây số. Những khúc quanh liên tục lặp lại là những ngọn lũ từ trên đỉnh núi bổ xuống, xẻ góc con đường, đổ bùn đất đá xuống thung lũng thăm thẳm.

Lũ quét không sợ bằng lũ ống. Một người dân sống lâu năm ở vùng này giải thích: lũ ống là do nước thấm vào núi, tích chứa trong đó như cái hồ. Đến lúc đầy ứ rồi, nó bục ra không có hiện tượng nào để dự báo trước. Cứ tưởng tượng cũng thấy kinh: cả cái hồ trên núi cao đổ ập xuống bất ngờ…

Núi sói lở, làm trơ ra đá như những cái răng sứt mẻ, trơ trụi bám víu một cách tuyệt vọng vào nền đất đã mềm oặt trong cơn say. Hầu hết các khúc cua gập vào lòng núi đều bị chém như vậy. Đường bị lấp, được ủi đi, còn hăng mùi cây. Bên vực, đất được gạt ra, bước chân còn lún. Bên núi, những vết nứt há miệng, chực lở tiếp hất cả con đường về phía vực…

Con “đường 6 cũ kỹ” từ ngã ba “đường 6 cũ” quẹo về Chiềng Yên đi được hơn chục cây số trong tình trạng như vậy. Xa hơn, cố đi vài cây số nữa, phải thay nhau vác xe qua khe, qua ngầm, qua đất lấp… Rốt cuộc, từ trên dốc dựng đứng, lao xuống, ngoặt đi vào… vách dựng đứng. Hết đường. Đúng ra tắc đường. Đường mất vì núi đổ.

Không còn cách nào khác, phải quay về. Con đường hơn chục cây số khúc khuỷu khoác thêm màn sương lạnh mù mịt. Đâu đó trên nương bậc thang, ai đó đốt lửa. Khói cuộn mà không bốc nổi sương, cứ thế quấn quýt vật vã.

Trên đỉnh đèo, bóng những chiếc xe win mới tinh nhô lên, in trên nền sương trăng mờ. Đó là những con ngựa thời nay của người Mông. Chàng trai áo đen đèo cô gái váy đỏ tốc lên trong gió. Đằng sau cô gái, bó cây ngô to ngang lưng lật phật reo. Con ngựa ngày xưa nay thay bằng cái xe, con đường gồ ghề nay trải nhựa phẳng lỳ.

Cảnh ấy nhiều và trở thành đặc thù. Nó khác với cảnh thường thấy cách nay không lâu: những bà già và cô gái, chân đất quấn xà cạp còng lưng gùi những bó ngô dướn người dấn từng bước trên dốc núi.

Rong ruổi trên những con đường, đây đó những cây cầu mới đang nối mạch. Và những đoàn xe mới đang tiếp nối…

Du Di
 
Đang kể lể đến đọan Sa Pa rồi, phải tạm dừng để múa minh họa cho cái bài đăng ở Lao Động cuối tuần. Bài dài dòng khô khan, có trợn mắt giương mục kỉnh để đọc cũng nặng cái con mũi.

Thì đây, câu chuyện được kể bằng hình ảnh, như bia phải kèm mồi. Nhưng không phải lọai ảnh nghệ thuật đâu nhá, chỉ gọi là có ảnh để à ê minh họa thui:

Ngã ba Co Lương từ đường 15, gần Mai Châu, rẽ xuống. Cây cầu xi măng này mất mặt vì lũ, chỉ còn lại mấy cái trụ. Một gái phượt lướt qua, ông già râu tóc bạc phơ cứ như cũng bị cuốn theo chiều phượt:


1173475aa2cb9a037.jpg


Người ta cho dựng tạm một câu cầu phao, bằng tre, vầu gì đó. Mặt “cầu phao” được đặt ván dọc, chứ không phải ngang. Thẻo nào dễ trượt:


1173475aa2cba53dd.jpg



Cả đòan phải tạm dừng lại, đi tới đi lui:

1173475aa2cbb55a0.jpg



Nhìn lên mà thấy cũng ái ngại. Ngó nghiêng lầm bầm bàn tính mãi:


1173475aa2cbdda0b.jpg



Đầu nguồn sông Mã nước reo, ngầm nhỏ hẹp, trơn trượt lại gập ghềnh. Vượt ngầm thế nào? Cào cào thì có thể qua, nhưng xe hơi hậu cần thì tịt:


1173475aa2cbc1cd1.jpg



Không có xe hậu cần thì lại phải tính chia đồ mang theo đề phòng cung đường khó khăn phía trước. Qua cầu ngả mũ bốc lửa trông cầu…


1173475aa2cbcefb6.jpg



Rồi cũng đến lúc tùng tùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống cầu… từng chiếc một:


1173475aa2cbebc8f.jpg



Cái cầu tí hon này mà bị đám cào cào làm cộng hưởng thì đứt gánh giữa đường. Thế nên cũng phải nắn nót một tý.

Qua sông, qua sông rồi ra chiến trường…
 
Một cộng đồng ham chơi, nhiều ham hố, khóai đối đầu với thách thức, tự tụ tập lại:


1173475a00d58d487.jpg



Nam phụ lẫo ấu có cả, với những bộ mặt như trong phim hình sự

11734759fd4ea6245.jpg



Hay bịt mặt nhe răng như đám khủng bố:


1173475a00881deba.jpg



Với khăn rằn quàng cổ


11734759fd4eb21ad.jpg



Rồi đậy điệm nồi cơm điện;

11734759fd4ebe4f2.jpg



Chuẩn bị súng ống. Ai có quay dùng quay, ai có chộp dùng chộp. Không có chộp có quay thì dùng tay táy máy…


11734759fd9ce6006.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,340
Members
192,421
Latest member
hulbohevi
Back
Top