Đời người ai không có ước mơ, ước mơ của mình là khám phá những "miền đất lạ" và "chạm tay" đến những giới hạn. Một ngày nọ mình nghe bạn bè nói về việc chinh phục "nóc nhà của Đông Duơng" thì máu phiêu lưu trong người bỗng trào lên. Nhưng qua quá trình tìm hiểu, mình thấy chinh phục đỉnh Fansipan không chỉ đơn thuần là chạm tay vào một cái chóp ở độ cao 3.143m, mà nó là cả một hành trình khám phá thiên nhiên với rừng trúc bạt ngàn, với cổ thụ trong rừng nguyên sinh, và những đám mây bềnh bồng dưới chân như chốn bồng lai... Một khi đã thành công trở về thì không chỉ chinh phục đỉnh núi và khám phá thiên nhiên, mà điều quan trọng hơn là chúng ta đã chinh phục được những giới hạn của bản thân và khám phá ra những tiềm năng của chính mình!
Nhân dịp Tết Tân Mão này, mình quyết tâm phải đặt chân lên cái tảng đá nho nhỏ ở lưng chừng trời đó trước khi bước vào một năm mới đầy bận rộn. Mong được mọi người hưởng ứng
1. Tổng quan
Lộ trình: Trạm Tôn - Fansipan - Sín Chải
Thời gian: Tuần đầu tiên sau Tết (7-14/2, nhằm mùng 5-12/1 ÂL). Thời điểm cụ thể sẽ chốt lại sau khi bàn bạc nhé. (Ngày đi thì khá thoải mái, nhưng ngày về thì hạn chót là 14/2 vì mình bị kẹt công việc.)
Lịch trình: 3 ngày 2 đêm tính từ Sapa, (Từ HN thì + 2 đêm đi tàu/xe, từ SG thì + 2 ngày đi máy bay nữa; còn muốn tham quan Sapa thì thêm một vài ngày đêm nữa nhé.)
2. Chi tiết
2.1 Lộ trình
Từ Sapa lên đỉnh Fansipan có 3 con đường phổ biến xếp theo độ khó và đẹp giảm dần là: Cát Cát, Sín Chải, và Trạm Tôn. Vì thế, tổ hợp với đường đi xuống nữa, ta có 3x3 = 9 cung đường. (Thực ra, đường Trạm Tôn & Sín Chải có giao nhau nên có thể tổ hợp thành 4 đường xuống)
(từ trái qua phải: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn)
* Chọn cung đường: Với đặc thù của nhóm mới đi lần đầu và có phụ nữ, mình chọn cung đường ở mức độ "trung bình - dễ" để vừa không có ai bỏ cuộc, vừa được thưởng thức thiên nhiên và thử thách của núi rừng: Trạm Tôn (lên cho dễ) - Fan - Sín Chải (xuống cho "phê")!
2.2 Thời gian
Tính theo thời tiết thì trong năm phải tránh mùa bão (tháng 7-8) ra, vì lúc này đường núi trơn trợt, suối đầy nước, mây mù rất nguy hiểm. Còn đẹp nhất là vào mùa xuân (tháng 2-3) khi trời ít mưa, bớt lạnh, hoa đỗ quyên nở rộ, mây bay là đà dưới chân núi (và cũng dưới chân người leo núi) tạo cảm giác bồng bềnh lãng mạn. Thế nhưng thiên thời địa lợi, còn phải hợp với nhân hòa nữa. Trong thực tế thì mọi người vẫn đi vào những dịp lễ tết trong năm.
[>> Xem tiếp các nội dung sau ở bài #5 (trang 1)]
2.3 Phuơng tiện di chuyển & Tiện nghi trong rừng
2.5 Đồ dùng
2.6 Sức khoẻ và Lưu ý khi leo núi
3. Công tác Chuẩn bị
3.1 Mua đồ dùng & Đặt vé
3.2 Luyện tập Súc khoẻ
Tham khảo:
Nhân dịp Tết Tân Mão này, mình quyết tâm phải đặt chân lên cái tảng đá nho nhỏ ở lưng chừng trời đó trước khi bước vào một năm mới đầy bận rộn. Mong được mọi người hưởng ứng
1. Tổng quan
Lộ trình: Trạm Tôn - Fansipan - Sín Chải
Thời gian: Tuần đầu tiên sau Tết (7-14/2, nhằm mùng 5-12/1 ÂL). Thời điểm cụ thể sẽ chốt lại sau khi bàn bạc nhé. (Ngày đi thì khá thoải mái, nhưng ngày về thì hạn chót là 14/2 vì mình bị kẹt công việc.)
Lịch trình: 3 ngày 2 đêm tính từ Sapa, (Từ HN thì + 2 đêm đi tàu/xe, từ SG thì + 2 ngày đi máy bay nữa; còn muốn tham quan Sapa thì thêm một vài ngày đêm nữa nhé.)
- Ngày 1: Sapa - Trạm Tôn (1.940m) - 2.250m - 2.800m (ngủ đêm)
- Ngày 2: 2.800m - Đỉnh Fansipan (3.143m) - 2.000m (ngủ đêm)
- Ngày 3: 2.000m – Sín Chải(1.260m) - Sapa
- Tour (Sapa Travel): 1,3 tr (trọn gói từ Sapa)
- Dụng cụ leo núi: 300k - 600k (nhiều món lặt vặt, tham khảo list chi tiết nhé)
- Tàu/xe HN-Sapa: 400k - 800k (2 chiều)
- Khách sạn ở Sapa: 100k/đêm (nếu ở lại tham quan)
- Máy bay SG-HN(Jetstar): 2,7 - 3,1 tr (2 chiều)
- Các chi phí khác: tự túc (tùy mỗi người, từ vài trăm k ăn bụi đến vài triệu nhậu nhẹt )
- Lê Xuân Định @ SG (bixycler@phuot, Lê Xuân Định@fb, lxdinh@fit), TEL:0938.724.158
Nòng cốt trong nam. - pro555 (dập dòm)
2. Chi tiết
2.1 Lộ trình
Từ Sapa lên đỉnh Fansipan có 3 con đường phổ biến xếp theo độ khó và đẹp giảm dần là: Cát Cát, Sín Chải, và Trạm Tôn. Vì thế, tổ hợp với đường đi xuống nữa, ta có 3x3 = 9 cung đường. (Thực ra, đường Trạm Tôn & Sín Chải có giao nhau nên có thể tổ hợp thành 4 đường xuống)
(từ trái qua phải: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn)
- Cát Cát: Con đường dài nhất và đẹp nhất dành cho những kẻ yêu thiên nhiên. Từ bản Cát Cát ở độ cao 1.245m, ta phải lên đồi xuống dốc mấy chặng, đi vòng vèo mãi mới tới được đỉnh Fansipan. Những lúc lên đỉnh đồi, ta có thể nhìn toàn cảnh Fansipan từ xa, rồi lại xuống thung lũng, băng qua những bản làng H'Mông với những rẫy thảo quả bạt ngàn, rồi qua những rừng tùng la hán hàng ngàn năm tuổi, những đồi hoa đỗ quyên, những rừng trúc xanh biếc, v.v. và v.v. Để được thưởng thức những cảnh đẹp đó, ta phải đi xuyên rừng "không có lối mòn" với vô số vắt, đi men theo những con suối, trèo lên những phiến đá rêu phong trơn trợt, cắm trại ở nơi hoang dã, hoàn toàn tự nhiên không dấu vết của con người (không lán trại)...
- Sín Chải: Con đường ngắn nhất và dốc nhất dành cho những ai thích leo trèo. Từ bản Sín Chải nằm sát chân núi ở độ cao 1,260m đến lán trại 2.000m thì ta phải vượt qua những dốc núi dựng đứng, phải đu dây, bám rễ cây mà leo lên! Nhưng bù lại những cánh rừng già và rừng trúc bạt ngàn sẽ cho ta những cảm giác tuyệt vời. Đoạn sau từ 2.000m lên đến đỉnh thì đỡ dốc hơn, khi thì leo lên sống lưng núi, khi thì băng qua rừng rậm, rừng trúc.
- Trạm Tôn: Con đường dành cho "phụ nữ, trẻ em, và người già"! Từ cổng Vườn quốc gia Hoàng Liên ở độ cao gần 2.000m, ta chỉ còn 1.200m nữa là lên tới đỉnh. Đoạn đầu đi dọc sườn núi, băng qua rừng nguyên sinh và rừng trúc đến lán trại 2.250m. Sau đó là leo thẳng lên sống lưng của rặng núi mà đi, con đường nhỏ ngoằn ngoèo, hai bên là vực sâu, xa xa là thung lũng Mường Hoa, đến lán trại 2.800m thì dừng lại nghỉ. Cuối cùng, sau khi lên khỏi mây, ta tụt xuống một cái "dốc nhỏ" để bò lên đỉnh 3.143m.
* Chọn cung đường: Với đặc thù của nhóm mới đi lần đầu và có phụ nữ, mình chọn cung đường ở mức độ "trung bình - dễ" để vừa không có ai bỏ cuộc, vừa được thưởng thức thiên nhiên và thử thách của núi rừng: Trạm Tôn (lên cho dễ) - Fan - Sín Chải (xuống cho "phê")!
2.2 Thời gian
Tính theo thời tiết thì trong năm phải tránh mùa bão (tháng 7-8) ra, vì lúc này đường núi trơn trợt, suối đầy nước, mây mù rất nguy hiểm. Còn đẹp nhất là vào mùa xuân (tháng 2-3) khi trời ít mưa, bớt lạnh, hoa đỗ quyên nở rộ, mây bay là đà dưới chân núi (và cũng dưới chân người leo núi) tạo cảm giác bồng bềnh lãng mạn. Thế nhưng thiên thời địa lợi, còn phải hợp với nhân hòa nữa. Trong thực tế thì mọi người vẫn đi vào những dịp lễ tết trong năm.
[>> Xem tiếp các nội dung sau ở bài #5 (trang 1)]
2.3 Phuơng tiện di chuyển & Tiện nghi trong rừng
2.5 Đồ dùng
2.6 Sức khoẻ và Lưu ý khi leo núi
3. Công tác Chuẩn bị
3.1 Mua đồ dùng & Đặt vé
3.2 Luyện tập Súc khoẻ
Tham khảo:
- SapaTravel Tour "Sapa Fansipan code 06"
- Xe khách giường nằm Hà Nội - Sapa: bus.hlink.vn
- Tàu hoả Hà Nội - Sapa: Tàu tốc hành SP @ VietDiscovery (Phương Bắc SP1/2 SP3/4, Hoàng Gia SP5/6, Livitrans SP7/8), Ga Hà Nội (bể font): giờ chạy, giá vé
- 3 nhóm khác leo Fan trong tháng 2: Trạm Tôn - Sín Chải (17 - 20.2.2011) (ThiDung0811 @ Đà Nẵng), Cát Cát -> Sín Chải từ 17~21/02/2011 (datdat @ Sài Gòn), Cát Cát - Trạm Tôn (18 - 21/2/2011) (chuotchua @ Hà Nội)
- Tài liệu hướng dẫn chi tiết: "Leo Fansipan Toàn Tập" của Favourite @ TTVNOL, "Những điều cần biết khi leo Fan" @ VietDiscovery
- Các kinh nghiệm và thông tin khác: Chitto@Phuot, iamvtn@Phuot, Fansipan Return @ OtoSaigon, "Hành trang leo Fan" @ Blog du lịch bụi, "Leo Fan 1 mình mùa đông" của Quỷ Cốc Tử @ Multiply, "Những cung đường chinh phục Fansipan" @ TouristVina, "Những con đường chinh phục Fansipan" @ VietnamTeamBuilding ...
Last edited by a moderator: