What's new

China Phượt Ký

NGƯỜI "HÀ LỘI" Ở BẮC KINH



Chuyến bay VN900 cất cánh lúc 9h55'. Nội Bài mênh mang vẫn đang còn giăng giăng một màn sương bụi mờ, làng mạc phố xá nhỏ dần, những cánh đồng ô vuông ô chữ nhật "tủn mủn và manh mún" khuất dần sau những đám mây trắng. Quốc lộ 2 và xa xa là quốc lộ 3 xe cộ như những con cua bò lổm ngổm trên vệt đường đen xì nhỏ tý ....


Giờ thì trời trong. Núi non trập trùng. Hình như Lạng Sơn kia thì phải, với dòng Kỳ Cùng chảy ngược lên phía Bắc, dòng sông này với một số dòng sông khác được tôi "coi" là những dòng sông "phản bội" khi nó không chảy xuôi về Biển Đông như những dòng sông khác, mà lại chảy ngược về hướng Bắc, sang đất Trung Của !


Chuyến đi lần này thật vội vã. Vội vã ngay từ khi xuất phát. Khi 9h là giờ "chek in" đã hết mà tôi vẫn đang còn "cuống quýt" nhờ xe ôm gọi người tháo hộ chiếc lốp trước của xe ô tô bị cán phải đinh chữ Z ai đó quăng ra đường ... Sau đó bất chấp nguy hiểm lạng lách vượt hết mọi xe cộ, mặc kệ cả "chú" công an tuýt còi bắt dừng lại để nộp phạt trên đường Thăng Long - Nội Bài để kịp giờ bay.


May là vẫn kịp lên máy bay. Và nụ cười "quyến rũ" của cô nàng tiếp viên hàng không trẻ trung làm tôi quên đi hơi thở hổn hển cũng như cái lồng ngực "tròn căng" đang như bị bóp ngẹn bởi vì ...chạy.


Ba giờ bay. Qua những dãy núi mênh mang xanh rì và trập trùng của đất nước tự coi mình là trung nguyên, là vĩ đại nhất ... Giờ thì chuẩn bị hạ cánh. Những cánh đồng mênh mông "ngay ngắn, thẳng thớm" ô chữ nhật, chỗ vàng chỗ xanh chỗ đỏ, điểm xuyết trong bức tranh đa sắc màu ấy là những làng mạc phố xá như một lớp da báo loang lổ màu xám chì, những vệt đường sắt và đường quốc lộ thẳng tắp kéo dài tít tới tận chân trời xa xa ....


Sân bay Bắc Kinh với khu nhà ga mới rộng vài ha, rất hiện đại đang được cấp tốc hoàn thiện để kịp đón những đoàn vận động viên trong Thế vận hội Olimpic Beijing 2008. Đường băng dài ngoẵng, rộng mấy trăm m đủ để đón đưa 2'/máy bay cất - hạ cánh như khúc dạo đầu của "màn" chào hỏi "uy hiếp" tinh thần kẻ xa lạ đến từ đất nước hình chữ S bé nhỏ.


Nụ cười chào hỏi "thân thiện" và những bộ mặt xinh xắn trắng trẻo của các "ẻm" CA quản lý XNC phần nào xoá đi nỗi hồ nghi bao lâu nay về sự thâm nho nguy hiểm của người Tàu đối với người Việt trong tôi. Tự dưng nghĩ, chả lẽ ta lại dễ dàng bị "mỹ nhân kế" đến thế ư?! Không. Phải đề phòng chứ .... Các bạn "Tàu" mà !


Đường cao tốc với những hàng cây phong cao cao, lá vàng rơi rụng kín những thảm cỏ xanh mướt trên dọc trục lộ kéo dài gần 30km từ Sân bay Thủ Đô về Trung tâm Bắc Kinh, xe taxi phóng 120km/h, gần tới trung tâm thành phố xe hơi ken đặc và nhà tầng san sát. Những ngôi nhà cao mấy chục tầng với thứ thiết kế nhanh theo kiểu "mỳ ăn liền" và "sinh sản vô tính" chỉ toàn kính là kính với bê tông "lạnh lùng" màu xám xịt như chính thời tiết hôm ấy....


Bắc Kinh với màn dạo đầu như vậy. Và những ngày sau đó, kẻ xa lạ đến từ đất nước hình chữ S đã gặp rất nhiều "ấn tượng" tốt cũng như xấu, thân thiện cũng như "thâm hiểm", vui cũng như buồn trên khắp mọi nẻo đường China lượt phượt ký ....


Giờ thì tạm đi ngủ đã, sau gần 1 tuần chạy lông nhông trên đất nước Trung Của mệt muốn "đứt hơi"... Chỉ biết là về đến HN, việc đầu tiên muốn làm: đó là đi "chén" Phở !!! :LL
 
Nghe nói thành phố Qingdao tuyệt đẹp làm cho những người đang giận nhau cũng phải hết giận dỗi, không biết có phải không ạ ;)
 
Vạn lý Trường Thành - Bát Đại Lĩnh. Đó là cái tên mang đến cho tôi ấn tượng sâu đậm về sự hùng tráng và bi thương của lịch sử Trung Hoa. Đứng trên độ cao 1897m so với mực nước biển, phóng tầm mắt về phía tây nam là tỉnh Hà Bắc, thấy cả một vùng bình nguyên rộng lớn mênh mang, quay lại sau lưng là cao nguyên trùng điệp núi non và Vạn lý Trường Thành "vắt vẻo" leo qua những đỉnh núi, những sườn đồi và đi qua những sa mạc ánh lên màu nâu hồng của cát ...




Buổi sáng, Linh đón chúng tôi tại sảnh khách sạn nơi chúng tôi ở. Lịch trình ngày thứ 7 nghỉ ngơi trước khi vào cuộc gặp đối tác tại Qingdao là đi thăm Bát Đại Lĩnh, đoạn Trường Thành gần Bắc Kinh nhất, sau đó đi Cố Cung - Thiên An Môn rồi đi Hoàng Sơn (nơi có rừng trúc và rừng phong lá đỏ, nơi quay đại cảnh kịch chiến giữa hai "ma nữ" trong bộ phim Anh Hùng nổi tiếng) ... Bát Đại Lĩnh là đoạn Trường Thành được chính quyền Trung Quốc xây dựng thành khu du lịch quốc tế, nó bao gồm cả một vườn quốc gia nuôi thú hoang dã trong điều kiện tự nhiên, thả rông, được rào chắn bằng hàng rào B40 có điện cao thế. Trong khu vực này, họ thả cả hổ Ấn Độ, hổ Đông Dương, Sư tử Châu Phi và các loài thú gốc gác Trung Quốc. Du khách được leo lên xe Jeep do nhân viên vườn quốc gia lái, chạy trên những con đường men theo từng triền đồi, rừng cây, đầm lầy để ngắm cảnh vật và thú hoang ... Gần đó là Thung Lũng Xanh, một nông trang điển hình của chính quyền Bắc Kinh xây dựng cách đây hơn 20 năm.






Bát Đại Lĩnh cách Bắc Kinh 61km về phía Tây Nam, trên con đường cao tốc đi Cam Túc và Tây An. Xuyên theo những dãy núi trọc lóc, mùa đông nên cây cối xám xịt cành khô, gió ào ạt. Thi thoảng những xóm làng thâm thâm màu thời gian, cũ kỹ vắng lặng nằm nép mình bên con đường cao tốc ầm ào tiếng xe tải nặng và con đường sắt đôi cũng cao tốc chui qua những quả núi bằng đường hầm sâu hun hút ....




Khu vực đón khách đông nghịt xe con. Chúng tôi đi thăm Vạn Lý Trường Thành đúng vào ngày thứ 7 nên hôm đó cáp treo đưa du khách lên đỉnh cao nhất của Vạn Lý đông nghịt ... Tuyến cáp treo này theo cảm nhận của tôi là khá hợp lý khi nó chuyển tải khách từ mặt đất lên thẳng độ cao nhất của Vạn Lý Trường Thành rồi để khách đi bộ leo qua những đoạn tường thành cổ ngắm mây trời, núi non trùng điệp, chui vào những tòa tháp canh nghỉ ngơi, hoặc dừng chân ở đoạn giữa Trường Thành uống nước, ăn nhẹ và mua đồ kỷ niệm được bán trong những dãy quán cũ kỹ ....



Đứng trên Trường Thành, mới cảm nhận được sự hùng vĩ và hiên ngang của nó qua bao nhiêu thời gian biến cố của lịch sử. Nó vắt vẻo qua những ngọn núi, lượn lờ trên những triền núi dốc đứng, chạy hút xuống sát mặt đất từ trên độ cao hơn 1000m rồi lại "ngóc" lên đỉnh núi cao hơn 1000 m sát với bầu trời xanh ngăn ngắt. Dài dằng dặc và ...loằng ngoằng!








 
Last edited:
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn dặm") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:

208 TCN (nhà Tần)
thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán)
thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ)
1138 - 1198 (Thời Nam Tống)
1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn lịch của nhà Minh)

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.

Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất." Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.

Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

Năm 1644, người Mãn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó.

Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.

Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành

- Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.

- Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.

- Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".

- Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.

- Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan.

- Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.

- Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.


(Từ điển Wikipedia)
 
Last edited:
Bức tường thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà người Hy Lạp cổ đại công nhận.

Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.

Người Trung Quốc có câu nói, 不到长城非好汉, có nghĩa "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán".


Từ ngoài Trái đất

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong một hình radar màu giả chụp từ phi thuyền không gian vào tháng 4, 1994Đã có một sự tranh cãi từ lâu về việc bức tường thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm rằng nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ có vẻ xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ.

Trong cuốn sách Cuốn sách thứ hai về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, và một truyện tranh tên là "Tin hay không tin của Ripley" ở thời gian đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị, thỉnh thoảng thậm chí xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra.

Một nhà du hành tàu con thoi thông báo rằng "chúng tôi có thể thấy những vật nhỏ như những đường băng sân bay [nhưng] Vạn Lý Trường Thành hầu như không nhìn thấy được từ khoảng cách 180 dặm Anh (290 km) trở lên." Nhà du hành vũ trụ William Pogue cho rằng ông đã thấy nó từ Skylab nhưng phát hiện ra rằng trên thực tế ông đang nhìn vào Đại Vận Hà gần Bắc Kinh. Ông phát hiện ra Vạn Lý Trường Thành với ống nhòm, nhưng nói rằng "nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không có thiết bị hỗ trợ." Một nhà du hành trong chương trình Apollo đã nói không một cấu trúc nào của con người có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài nghìn dặm. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jake Garn tuyên bố có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường từ trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đầu thập kỷ 1980, nhưng tuyên bố của ông còn đang bị nhiều nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp khác của Mỹ phản đối. Nhà du hành vũ trụ Dương Vĩ Lợi người Trung Quốc sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình là không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc phải đính chính lại sách giáo khoa đã đăng thông tin này.

Từ quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nó có thể được nhìn thấy với điều kiện thời tiết tốt. Điều này giống như việc có thể thấy các đặc điểm của Mặt Trăng ở những thời điểm nhất định và không thấy chúng vào những thời điểm khác, vì sự thay đổi trong hướng ánh sáng. Vạn Lý Trường Thành chỉ rộng vài mét — kích thước tương đương với đường xa lộ và đường băng — và nó đồng màu với đất đá xung quanh.

Cựu phi hành gia Mỹ Gene Cernan đã nói: "Ở quỹ đạo Trái đất từ 10km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc quả thực là có nhìn thấy được bằng mắt thường." Ed Lu, Sĩ quan khoa học Expedition 7 trên Trạm vũ trụ quốc tế, nói thêm rằng, "...nó còn khó nhìn hơn nhiều vật khác. Và bạn phải biết cách tìm nó ở đâu."

Leroy Chiao, một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa, đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế có hình bức tường thành. Nó không rõ đến mức mà ông không biết có phải đã thực sự chụp nó không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường, trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải nhìn ở đâu.

(Từ điển Wikipedia)
 
Last edited:
Mới đọc những đoạn có trong từ điển Wikipedia, tớ đã thấy nó quá "hấp dẫn", lòng nhủ lòng khi sang Beijing, nhất định sẽ đi Vạn Lý Trường Thành xem nó hùng vĩ như nào... Bởi vậy khi đứng trước dãy Trường Thành kỳ vĩ kéo dài ngút tầm mắt, mây mờ che phủ mới thấy sự kỳ công và sức lực vĩ đại của con người... Chả trách gì các "bạn" Tàu các bận ấy "tự hào" rằng đất nước Trung Hoa là "rốn" của Vũ Trụ....

Hôm đó, chân tớ khá đau, nhưng thây kệ, tớ "mò mẫm" từng bậc thang, nghiến răng lê từng bậc, từng bước để lên đoạn cao nhất của Vạn Lý Trường Thành ngắm cho đã con mắt... Nhưng than ôi, sức người có hạn, mới leo được chừng hơn 1km, cách đỉnh cao nhất chừng 100m là tớ...đuối. Đành dừng lại và chụp ảnh....

............
 
...gọi phone cho bác ấy, thông báo Ảnh của bác được đăng báo rui..nhậu đi.." tao đang ở Vạn Lý Trường Thành"...đi lắm thế...mà ở đó có chổ đào vàng hả bác.
 
...gọi phone cho bác ấy, thông báo Ảnh của bác được đăng báo rui..nhậu đi.." tao đang ở Vạn Lý Trường Thành"...đi lắm thế...mà ở đó có chổ đào vàng hả bác.


Chú này chỗ nào cũng tưởng sẽ có vàng! Ở đâu ra mà lắm thế?
Nhưng có một chỗ mà tinh ý sẽ đào ra khối vàng đấy... Ngay dưới chân chú, nhìn xuống mà xem :LL
 
... Loay hoay nửa buổi sáng trên Vạn Lý Trường Thành, gần trưa, trời trong xanh không có gợn mây, nhưng dưới đất vẫn mờ hơi sương nên tầm nhìn vẫn hạn chế. Tiếc đứt ruột bởi cái nét kỳ vĩ của Vạn Lý không sao thu hết được vào cái máy "dởm" 40D và ống L 17-40.

Chúng tôi ngồi "rung rinh" trên cái cabin cáp treo tụt từ độ cao hơn 500m xuống bãi đỗ xe để về Beijing đi Cố Cung.

Ảnh Vạn Lý cho lên nhé













 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,035
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top