What's new

[Đã chốt đoàn] Chinh phục cột mốc Lũng Cú từ 22-25/9/11

Member mới chào mọi người. Đã nghe nhiều về Đồng Văn - Lũng Cú nên rất mê được 1 lần đến, nên mình có thể "nhập hội" nào đi hoặc bà con cùng mình đi chuyến này.

PA 1: Thăm cột cờ LŨNG CÚ ngày thứ hai.

Ngày 1 (22/09/11):Cung đường : Hà Nội - Sơn Tây (42km) - Trung Hà - Phong Châu (52,3km) - Phú thọ - Đoan Hùng (33,8km) - Tuyên Quang (24,6km) – Việt Quang (91,7km) – Hà Giang (60,7km). Tổng cộng là 305km.
• Hà Nội – Tuyên Quang: nghỉ ăn trưa tại Tuyên Quang (152,7km).
Ăn trưa: quán ăn ở km số 9 đường tính từ Tuyên Quang đi Hà Giang, tại đúng km số 9.
• Tuyên Quang – Việt Quang – Vị Xuyên - Hà Giang (152,4km).
(Tại Hà Giang ngủ nghỉ ăn chơi tại Thạch Lâm Viên)

Ngày 2 (23/09/11):Cung đường: Hà Giang - Quản Bạ (41,6km) - Yên Minh (46,1km )– Đồng Văn (39,2km) - Lũng Cú (32,8km) – Đồng Văn (32,8km) . Tổng cộng 192,5km.
Thăm, ăn và chơi: (ngủ, nghỉ tại KS.Đồng Văn).
Cột cờ Lũng Cú
Núi đôi Quản Bạ.
Rừng thông Yên Minh.
Dinh vua Mèo họ Vương ở Sà Phìn.
Tối đi cà phê phố cổ.

Ngày 3 (24/09/11): Cung đường: Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc (17,7km) - TT.Yên Minh (45,4km)- Hà Giang (87,7km). Tổng cộng 150,8km.
Sáng dậy sớm thăm cao nguyên đá – chạy đèo Mã Pí Lèng – con đèo huyền thoại đẹp nhất Việt Nam đứng trên đỉnh đèo ngắm sông Nho Quế.
Ngủ tại Hà Giang.
Nếu muốn có thể đi đến Việt Quang (60,7km) ngủ thì ngày 4 đi gần và khỏe hơn. Tổng cộng đường đi trong ngày nếu đến Việt Quang là 211,5km. Ngủ Việt Quang

Ngày 4 (25/09/11): Cung đường: Hà Giang – Tuyên Quang – Hà Nội.
Nếu ngủ ở Việt Quang thì ngày 4 sẽ chỉ còn Việt Quang – Tuyên Quang (91,7km) – Hà Nội. Tổng cộng là 250km.

PA 2: Thăm cột cờ LŨNG CÚ ngày thứ ba

Ngày 1 (22/09/11):Cung đường : Hà Nội - Sơn Tây (42km) - Trung Hà - Phong Châu (52,3km) - Phú thọ - Đoan Hùng (33,8km) - Tuyên Quang (24,6km) – Việt Quang (91,7km) – Hà Giang (60,7km). Tổng cộng là 305km.
• Hà Nội – Tuyên Quang: nghỉ ăn trưa tại Tuyên Quang (152,7km).
Ăn trưa: quán ăn ở km số 9 đường tính từ Tuyên Quang đi Hà Giang, tại đúng km số 9.
• Tuyên Quang – Việt Quang – Vị Xuyên - Hà Giang (152,4km).
(Tại Hà Giang ngủ nghỉ ăn chơi tại Thạch Lâm Viên)

Ngày 2 (23/09/11):Cung đường: Hà Giang - Quản Bạ (41,6km) - Yên Minh (46,1km ) – Đồng Văn (39,2km) . Tổng cộng 126,9km.
Thăm, ăn và chơi: (ngủ, nghỉ tại KS.Đồng Văn).
Núi đôi Quản Bạ.
Rừng thông Yên Minh.
Dinh vua Mèo họ Vương ở Sà Phìn.
Tối đi cà phê phố cổ.

Ngày 3 (24/09/11): Cung đường: Đồng Văn – Lũng Cú (32,8km) – Đồng Văn (32,8km) – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc (17,7km) - TT.Yên Minh (45,4km)- Hà Giang (87,7km). Tổng cộng 216km.
Sáng thức dậy ở Đồng Văn lên đường đi Cột cờ Lũng Cú.
Quay lại Đồng Văn thăm cao nguyên đá – chạy đèo Mã Pí Lèng – đứng trên đỉnh đèo ngắm sông Nho Quế.

Ngày 4 (25/09/11): Cung đường: Hà Giang – Tuyên Quang – Hà Nội.
 
Last edited by a moderator:
Mời ace tham khảo:

Rợn người xem đám ma “tươi” ở địa đầu Tổ quốc
05/08/2011 06:00
Nhà nào có tiền mở tiệc đãi cả bản sẽ được tổ chức đám ma “tươi”, còn không có thì sẽ gia hạn khoảng 3 tháng sau phải mổ bò khao cả bản coi như trả nợ và đó là đám ma “khô”.

Ở độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, Mã Pí Lèng được biết đến như một trong những hùng quan độc đáo và là cội nguồn văn hóa của hơn 200.000 người Mông hiện sinh sống trên cao nguyên đá Hà Giang.

Đỉnh núi kỳ vĩ này nằm giữa đoạn đường nối thị trấn Mèo Vạc với thị trấn Đồng Văn dài chừng 20km. Để đến đó, bạn có thể đi “xe ôm” song một phương án được dân phượt ưa thích là thuê xe máy để tự mình chinh phục đoạn đường hiểm trở này, với giá khá “mềm” khoảng 20.000đồng/giờ/xe máy.
Và nếu muốn có một chuyến đi suôn sẻ, bạn cần có một tay lái vững vàng để vượt qua những khúc cua ngoằn ngoèo, có độ dốc cực lớn. Một sơ sẩy có thể khiến bạn rơi tõm xuống vực sâu hàng trăm mét bởi đoạn đường hẹp và hầu như không có rào chắn 2 bên. Xuất phát từ thị trấn Mèo Vạc, sau hơn nửa giờ đồng hồ băng qua đoạn đường “tử thần”, chúng tôi có mặt trên đỉnh Mã Pí Lèng. Người dân tộc ở đây rất hồn hậu, bạn có thể tìm đến nhà họ và “đặt vấn đề” ở lại cùng gia đình họ. Và chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu văn hóa người Mông nơi đây qua… một đám ma “tươi”.

Theo tục lệ người Mông, dù đám ma hay đám cưới đều phải tổ chức linh đình, mổ bò mời dân bản đến ăn. Nếu là đám ma, nhà nào có tiền mở tiệc đãi cả bản sẽ được tổ chức đám ma “tươi”, còn không có thì sẽ gia hạn khoảng 3 tháng sau phải mổ bò khao cả bản coi như trả nợ và đó là đám ma “khô”. Trong tiềm thức người Mông, cái chết chưa hẳn là nỗi buồn, không có địa ngục hay thiên đường. Âm phủ chỉ là một “bến chờ” trên con đường họ tìm đường lên trời đi tìm hồn tổ tiên nguồn cội…

Vậy nên, nếu có dịp dự một đám ma người Mông, bạn không cần phải tỏ thái độ buồn thương, thậm chí có thể cùng họ thưởng thức những đặc sản nơi đây như mèn mén, thắng cố… nhâm nhi chén rượu ngô cay nồng và thả hồn cùng những giai điệu khèn du dương, trầm bổng vang vọng khắp núi đồi. Người Mông quan niệm, tiếng khèn sẽ chỉ đường dẫn lối cho người chết về thế giới bên kia suôn sẻ. Trong đám ma “tươi”, cả bản tụ tập cùng nhau ăn uống bên cạnh xác chết trong suốt 3 ngày diễn ra nghi thức đám ma. Và trong lúc ăn, người ta cũng không quên rót rượu hay bón cho người đã khuất những món ăn có trong buổi tiệc, coi đó như bữa cơm vĩnh biệt.

Khác với nhiều nơi, thi thể người quá cố được đặt trên những cây gỗ nhỏ, để ngoài trời sau khoảng 3-4 ngày mới mang đi chôn cất. Quan tài được làm bằng gỗ độc mộc và có lót lá cây dương xỉ. Xác chết được bọc vải đen, trắng 2 lớp, một lớp sẽ được thay ra và đốt trước khi đặt thi thể xuống quan tài, lớp được giữ lại sẽ là trang phục theo người đã khuất sang thế giới bên kia. Đại diện gia quyến sẽ chỉnh trang lại trang phục, trong khi thầy cúng đọc những bài cúng nhằm trừ tà ma cho người đã khuất trước khi chôn cất. Sau khi lấp đất, ngôi mộ được phủ lên lớp đá tai mèo - vốn sẵn có trên vùng cao nguyên đá này. Việc đưa tiễn và chôn cất đều do nam giới đảm nhiệm.

Theo ANTĐ
 
Chào các bạn.
Sắp off rồi mà chúng ta vẫn chưa có chương trình chuẩn.
Chiều theo Heodat và tham khảo nhiều ý kiến cho rằng không nên đi xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang. Mình xin lập kế hoạch mới và đề nghị mọi người cùng nghiên cứu thật kỹ nha.

1. Ngày 1 (21/9): Hà Nội - Hà Giang (300km)
Tối 9h tập trung tại bến xe Mỹ Đình - Hà Nội lên xe Bằng Phấn, sdt: 0917898898 (tầm 4h30 sáng tới TX.Hà Giang): Có 3 chuyến 1 ngày: 20:00; 20:30 và 21:00. Có thể chở được khoảng 8 -10 xe (cả 3 xe chở mới hết được, mỗi chuyến xe chỉ chở 3-4 xe thôi. Yêu cầu đi đông thì đặt trước 3 ngày. Mình đã liên lạc theo số ĐT nói trên và đã được hướng dẫn khá cụ thể).
Giá vé: ghế ngồi: 120K; giường nằm: 170K; xe máy: 300K
Đêm 1: Ngủ trên xe.

2. Ngày 2 (22/9):
(Đến Hà Giang lúc 4h30 sáng chạy xe từ bến xe về khách sạn (Hoàng Anh/Phương Đông/Công Đoàn...) nhận phòng tắm rửa chuẩn bị hành trang phượt. 6:30 trả phòng – Xuất phát???.
Cung đường: Hà Giang - Quản Bạ (41,6km) - Yên Minh (46,1km) – Đồng Văn (39,2km) - Lũng Cú (32,8km) – Đồng Văn (32,8km). Tổng cộng 192,5km.
Cột cờ Lũng Cú
Núi đôi Quản Bạ.
Rừng thông Yên Minh.
Dinh vua Mèo họ Vương ở Sà Phìn.
Tối đi cà phê phố cổ.

Đêm 2 ngủ ở thị trấn Đồng Văn tại khách sạn Khải Hoàn (0219.3856147). Giá phòng theo anh Tăng (0982.025.892) chủ ks:
+ Phòng 1 giường 1m6: 220K
+ Phòng 2 giường 1m2: 250K
+ Phòng 3 giường 1m2: 300K

3. Ngày 3 (23/9): Đồng Văn - Mã Pí Lèng – Mèo Vạc (18km) – Bảo Lạc (51km) – Cao Bằng (130km) – Trùng Khánh (61km). Tổng cộng: 270km.
Sáng dậy sớm thăm cao nguyên đá – chạy đèo Mã Pí Lèng – con đèo huyền thoại đẹp nhất Việt Nam đứng trên đỉnh đèo ngắm sông Nho Quế.
Đêm 3 ngủ ở Trùng Khánh.
KS??? Giá??? Thông tin???

4. Ngày 4 (24/9): Trùng Khánh - Bản Giốc (23km) - Cao Bằng (85km) – Bắc Cạn (109km). Tổng cộng 217km.
Đêm 4 ngủ ở Bắc Cạn. KS??? Giá??? Thông tin???

5. Ngày 5 (25/9): Bắc Cạn - Hà Nội (161km).
Đêm 5 ngủ trên máy bay và HAN.

TỔNG CỘNG TOÀN TUYẾN ĐƯỜNG PHẢI ĐI LÀ 1141KM, TRONG ĐÓ CÓ 300KM ĐI BẰNG XE Ô TÔ VÀ 841KM ĐI BẰNG XE MÁY.

- Tối bay về SG: Haydoiday, Duturi, and so on.

Cung này em thấy có vài điểm k ổn.

- Ngày thứ 3 em sure là bọn anh chỉ đến Cao Bằng là cùng. Do cảnh Hà Giang cực đẹp + đường đèo + đoàn toàn người miền Nam + đường từ Nguyên Bình - Cao Bằng cực xấu, toàn offroad. Nên theo em ngày này ngủ Cao Bằng thui, nếu còn sớm sủa có thể ngó nghiêng qua Pia Oắc, hoặc lại hồ Thang Hen mà ngủ ..... Túm lại ngày này mọi người sẽ k thể chạy đúng như lịch trình dc.

- Ngày thứ 3 k xong, nên ngày thứ 4 cũng k đảm bảo. Tuy nhiên ngày 4 nếu chạy đúng lịch trình cũng k thể thực hiện được. Từ Bản Giốc về theo em mọi người đi men theo đường cửa khẩu Tà Lùng, qua Hạ Lang í. Cảnh phê hơn nhìu.

Cung mọi người rất căng đó. Do đoàn ít nam quá + toàn cảnh đẹp (nên k thể đi nhanh dc) + toàn đường đèo + ham đi nhiều nơi quá:D
 
Mạo muội lập cung mới cho mọi người. Chứ cung ban đầu khá căng đó, ae nên cân nhắc. Mọi người xem thử cung mới có ổn k nhé, bỏ qua Bản Giốc kể cũng hơi tiếc nhưng bù lại sẽ dành thêm thời gian chơi ở Hà Giang+Ba Bể+tham quan rừng Pia Oắc

- Ngày 1: Hà Giang - Đồng Văn
- Ngày 2: Đồng Văn - Săm Pun (or Sơn Vỹ) - Mèo Vạc
- Ngày 3: Mèo Vạc - Ba Bể (đi ngang qua rừng Pia Oắc)
- Ngày 4: Ba Bể - Hà Nội (về nhanh nhanh cho các ae khác về HN). Trên đường về ngang qua Nội Bài, ae nào muốn bay luôn thì khỏi về HN
 
Sau khi đưa lịch mới lên thì các chuyên gia đều thấy cung mình đi khó thực hiện.
Các bạn xem xét kỹ nha.
'
Xem ra đoàn nhà các bác vẫn muốn chạy vào Cao Bằng và Bắc Cạn chứ không chỉ muốn "ôm" cái cột cờ như lúc ban đầu, về cung đường em có chút ý kiến thế này:
Ngày 3: Mèo Vạc - Bảo lạc: 55 km (không phải 51 km đâu nhé); Bảo Lạc - Cao Bằng: 160 (không phải 130 km); Cao Bằng - Trùng Khánh: 90 km (không phải 61), thành ra ngày này các bác chạy từ Đồng Văn sang Trùng Khánh ít ra cũng là trên 300 km rồi đó và thế là mất thêm thời gian...để lo ổn định chỗ ăn ngủ chứ không sớm và nhanh được như các bác đã nghĩ đâu...
Ngày 4: đoạn Cao Bằng - Bắc Kạn: 120 km đấy.
Ngày 5: Bắc Kạn - Hà Nội: 170 km.
Chúc các bác có chuyến đi vui và thỏa mãn...hehe.
 
Cung này em thấy có vài điểm k ổn.

- Ngày thứ 3 em sure là bọn anh chỉ đến Cao Bằng là cùng. Do cảnh Hà Giang cực đẹp + đường đèo + đoàn toàn người miền Nam + đường từ Nguyên Bình - Cao Bằng cực xấu, toàn offroad. Nên theo em ngày này ngủ Cao Bằng thui, nếu còn sớm sủa có thể ngó nghiêng qua Pia Oắc, hoặc lại hồ Thang Hen mà ngủ ..... Túm lại ngày này mọi người sẽ k thể chạy đúng như lịch trình dc.

- Ngày thứ 3 k xong, nên ngày thứ 4 cũng k đảm bảo. Tuy nhiên ngày 4 nếu chạy đúng lịch trình cũng k thể thực hiện được. Từ Bản Giốc về theo em mọi người đi men theo đường cửa khẩu Tà Lùng, qua Hạ Lang í. Cảnh phê hơn nhìu.

Cung mọi người rất căng đó. Do đoàn ít nam quá + toàn cảnh đẹp (nên k thể đi nhanh dc) + toàn đường đèo + ham đi nhiều nơi quá:D
Mạo muội lập cung mới cho mọi người. Chứ cung ban đầu khá căng đó, ae nên cân nhắc. Mọi người xem thử cung mới có ổn k nhé, bỏ qua Bản Giốc kể cũng hơi tiếc nhưng bù lại sẽ dành thêm thời gian chơi ở Hà Giang+Ba Bể+tham quan rừng Pia Oắc

- Ngày 1: Hà Giang - Đồng Văn
- Ngày 2: Đồng Văn - Săm Pun (or Sơn Vỹ) - Mèo Vạc
- Ngày 3: Mèo Vạc - Ba Bể (đi ngang qua rừng Pia Oắc)
- Ngày 4: Ba Bể - Hà Nội (về nhanh nhanh cho các ae khác về HN). Trên đường về ngang qua Nội Bài, ae nào muốn bay luôn thì khỏi về HN
Bác được cái nói đúng bác ạ, em dám chắc một điều, mọi người mà "ngó nghiêng" qua Côlia - Phia oắc là sẽ mất thêm một ngày đấy, có 6 ngày đi chơi chứ không phải 5 nữa đâu, đỉnh Phia oắc có nền nhiệt gần ổn đỉnh là 18 độ (nói chung nơi đó đã từng nuôi cá hồi nhưng vì dự án gì đó đã dẹp bỏ) mát lắm...nói vậy nhưng các bác đừng ham mà để tốn thời gian tại đây mà không kịp lên tàu bay...
Ngày thứ 4 mà còn đi theo đường cửa khẩu Tà Lùng, qua Hạ Lang là chỉ có chết thêm thời gian và vỡ kế hoạch là đương nhiên luôn, nó thế này: các bác chạy vào cửa khẩu rùi lại chạy ra chắc chắn mất thời gian vì không thể chạy vòng tròn được...
Còn nữa các bác chạy Mèo Vạc - Ba Bể không chắc đoàn có 3 mem NAM có đủ sức kéo đoàn đi đúng lịch trình nữa không đấy, đoạn này là tỉnh lộ không phải quốc lộ nên muốn nhanh là khó...thành ra cứ phải từ từ.
Đoàn của nhà bác xem ra căng thẳng về lộ trình và thời gian quá, ham quá thì cũng khó, mà không ham thế biết khi nào đi lại cung đường này...khó thật.
Theo em các bác vẫn cần off để thống nhất lộ trình một cách chắc chắn và an toàn về thời gian nhất.
 
Mọi người tham khảo lịch của Đội Mùa vàng nha.

Tuyển Xế + Ôm đi Hà Giang từ 22/9 đến 26/9/2011

Ngày 22:
Có mặt tại cổng sân bay TSN lúc 5h sáng làm thủ tục
6h05p cất cánh ra HN
8h30 hạ cánh sân bay Nội Bài
Xe bus vào HN – nhận xe máy
10h tập trung tại Lăng Bác chụp ảnh lưu niệm – giao lưu các bạn HN.
12h xuất phát đi Hà Giang.
theo QL2 dọc theo sông Lô
Chiều dài hành trình 250km – dự kiến 5-6h
nghỉ đêm Hòang Su Phì

Ngày 23:
6h -7h ăn sáng + sinh họat chung
7h-10h tham quan chụp ảnh ruộng bậc thang ở đèo Hòang Su Phì và Xín Mần. ( nắng sáng thuận lợi việc chụp ảnh ở con đèo này)
10h lên đường đi Quản Bạ - Yên Minh. Sau 12h nắng ngã về chiều thuận cho việc chụp ảnh núi đôi Quản Bạ và ruộng bậc thang ở đây.
Quản Bạ - Yên Minh 48 km
Băng đèo đổ dốc về Yên Minh,
Qua Quản Bạ 11km vào thăm làng văn hóa Quốc Gia Lùng Tám
Cách Yên Minh 10 km là rừng thông đẹp nhất Việt Nam suốt dọc đường toàn thông là thông
Nếu thời tiết tốt sẽ chụp ảnh Vườn Hồng + đồi Thông và tham quan mốc biên Giới Việt nam – Trung Quốc – cửa khẩu Phó bảng
Rời khỏi Phó Bảng. Qua đèo Na Khê, đứng trên đỉnh đèo có thể nhìn toàn cảnh thung lũng + bản của người Mông Trung Quốc! Đến Sà Phìn đến thăm Dinh vua Mèo (Vương Chí Sình) ở Sà Phìn. Đứng ở ngã ba đường (có bảng chỉ dẫn: Đồng Văn : 15km, Lũng Cú: 26 km) nhìn xuống thung lũng sẽ thấy xã Sà Phìn, có Dinh nhà họ Vương ở đó.

Nghỉ đêm chợ Đồng Văn
Nhà nghỉ ở Đồng Văn: Khải Hoàn: 019 856 147 - 0982.025.892
Hoàng Ngọc: Mr Na. 091856 020 - 091503 5141
Quán ăn: Quán Bà Lan ở ngay bên hông chợ. Quán Nhị Tiến đối diện chợ: 0219 856 217

Ngày 24/9
6h – cà phê Phố Cổ - ăn sáng
7h Thẳng tiến về Lũng Cú – Cực Bắc VN - 26km
Tham quan cột cờ - tham quan làng bản người Lô Lô – xem mặt trống Đồng Đực và Cái hiện người Lô Lô đang cất giữ. ( phải làm mâm lễ với già làng…)

Lang thang qua 1 trong tứ đại Đèo tây Bắc – Mã Pí Lèng
Bên dưới Đèo dòng sông xanh mang tên Nho Quế chạy dọc theo chân Đèo…
Nghỉ đêm Mèo Vạc

Chủ nhật 25/9/2011 nhằm Ngày 28 tháng 8 âm lịch
Ngày Quý Mùi, tháng Đinh Dậu, năm Tân Mão


Đây là ngày con có Sừng – Quí Mùi >>> chợ Phiên, chợ Sừng hay còn gọi chợ Lùi

6h -10h sáng Tham quan chợ Phiên Mèo Vạc
Đặc Sản Vùng Miền: Thắng Cố - Rượu Ngô – Bánh Ngô nướng, Xôi ngũ Sắc, bánh Nếp ….vv
Lợn mán, lợn cắp nách, gà đồi, dê núi … thịt các loại …

10h-11h
Ăn trưa và tiếp tục di chuyển về Bắc Mê
Tối đến đâu ngủ đến đấy…
Mèo Vạc – Bắc Mê – Na Hang
Từ Bắc Mê về Na Hang theo đường 279 đọc đường có các Thác Pan, thác Tình và Thác Mơ, cách Na Hang 2km là đập thủy điện Tuyên Quang.

Từ Na Hang theo đường 176 về Chiêm Hóa – Tuyên Quang – Vĩnh Yên – Hà Nội

Ngày 26: Về đến HN – (trả xe) – giao lưu – đến 16h ra xe bus đến Sân bay.
 
Đoàn mình có thể thực hiện được lịch ngày 3 và 4 nếu:
1. Mọi người phải thật cố gắng và đi đúng giờ;
2. Ngày 3 đích đến là Cao Bằng; Ngày 4 đi Bản Giốc và cũng về Cao Bằng;
3. Có xe để ngày 5 đi từ CB về Hà Nội.
 
Thực sự đoạn đường trên là khó đi. Các anh đi trong mùa khô sau Tết (tháng 2) mà đi 30 km còn mất 2-3h thì chúng ta có thể gặp trở ngại lớn hơn.

Các bạn tham khảo:

Đây là thông tin rút tỉa từ Hồi ức của Phuotgia Tubnbo (đã có edit lại cho mọi người thấy so với KH của mình) trong https://www.phuot.vn/threads/15639-Phượt-Đà-du-Đông-Bắc-(12-16-2-2011)#top


MÈO VẠC - BẢO LẠC - TĨNH TÚC - CAO BẰNG

Về mặt giờ giấc, PĐN chuyến đi này quả là rất đúng giờ… mới hơn 5g, Pô lão đã lục tục dậy đánh răng rửa mặt…
Ăn sáng xong xuôi, cả hai nhóm cùng lên đường vượt đèo Mã Pí Lèng. Đoàn 308 6 người 3 ngựa, súng to ống dài, chừng như đã quen chinh chiến đường núi phía Bắc, lên ngựa là phi ngay. Còn PĐN, Pô lão vẫn nhắc nhở mọi người giữ đội hình.
Từ Đồng Văn đi Mèo Vạc chỉ chừng hơn hai chục cây số, vừa ra khỏi thị trấn Đồng Văn là bập vào chân đèo Mã Pí Lèng ngay.
Lịch trình của PĐN là cùng 308 vượt đèo Mã Pí Lèng qua Mèo Vạc rồi chia tay, PĐN xuôi về Bảo Lạc, qua Tĩnh Túc sang Cao Bằng, còn 308 đến Mèo Vạc rồi bẻ đường chạy trở lại Hà Giang.
Đường đèo đẹp quá, nên dần dần đội hình PĐN cũng bị ... vỡ.
Chia tay trên đỉnh đèo, Pô lão dẫn PĐN tiếp tục lên đường về Mèo Vạc. Đoàn 308 cũng về Mèo Vạc rồi quặt lại Hà Giang.
PĐN thì đường ngày hôm đó còn dài lắm, xuôi Bảo Lạc rồi qua Tĩnh Túc về Cao Bằng, nên Pô lão dẫn PĐN phăm phăm xuôi đèo ngay.

Đường từ thị trấn Mèo Vạc đi Bảo Lạc, toàn xuôi đèo, cảnh cũng hùng vĩ lắm, nhưng Lãnh chúa không dám dừng lại chụp ảnh nữa, mấy chục km đường uốn theo sườn núi, toàn đổ dốc.
Qua khoảng ba chục km đường đổ dốc, lại thấy một con sông xanh ngắt song song bên đường. Nếu y không nhầm, nó chính là con sông Nho Quế, chảy vòng qua dãy núi, giờ lại song song với con đường, sau đổ vào sông Gâm ở đoạn Nà Phòng.

Cây cầu có tên : Cầu Sông Nhiệm.
Chẳng hiểu người ta đặt tên cầu như thế vì điều gì. Ban đầu y tưởng con sông đó là sông Nhiệm gì đó, nhưng sau nghiên cứu lại bản đồ, nó phải là sông Nho Quế đoạn dưới mới đúng.
Cầu rộng thênh thang bắc qua dòng sông xanh ngắt.
Ngoằn ngoèo trên con đường vắng bên sông Nho Quế một đoạn dài, rồi gặp Quốc lộ 34 ở Nà Phòng, đúng chỗ sông Nho Quế hòa nước vào với sông Gâm.
Cả đoàn rẽ trái hướng về Bảo Lạc. Lúc này đã trưa, khoảng 11g30 rồi.
Pô lão chạy đầu, Lãnh chúa chạy cuối. Pô lão đoạn này thấy trời trưa vắng, cũng chạy đều đều ở mức trên dưới 60km/h.
Khoảng 12g30 ngày 14/2/2011, đoàn PĐN kéo vào thị trấn Bảo Lạc. Cả đoàn sau một hồi hỏi thăm dân sở tại, tìm vào một quán ăn nhỏ nơi hông chợ Bảo Lạc, ngay phía dưới dạ cầu vào Bảo Lạc, cạnh một con sông - có lẽ nó chính là sông Gâm. Các chị em sà vào chọn món, rút kinh nghiệm ở Yên Minh, món nào cũng hỏi giá cụ thể.…Tất cả cùng nhắm hướng Tĩnh Túc, Cao Bằng lên đường ngay, vì cũng đã 14g30 rồi. Đường vẫn còn dài, khoảng 110km nữa mới tới Cao Bằng.

Bập trở lại QL34 đi Cao Bằng, cả đoàn hăm hở lắm, con đường chạy men sườn núi, bên cạnh là con sông Nhì A chảy song song. Đường cũng giống đoạn từ Mèo Vạc về Bảo Lạc. Nắng hửng lên nhè nhẹ, đường vắng, 4 thớt ngựa phi ào ào đầy khí thế.
Con đường chạy trên sườn dãy núi Pia Oăc, qua một loạt các con đèo : Pác Lung, Lũng Pán, Lũng Vài, Tà Phình, Cao Lù, Tĩnh Túc, Nậm Kép, Tà Sa - bội thực đèo.
Đường vắng, trời đẹp, mà Pô lão chạy ... từ tốn quá, nên Lãnh chúa bắt đầu ... trở chứng, thỉnh thoảng tụt lại sau. Cũng biết thế có điều không phải, nhưng đường núi đẹp như thế mà cứ chạy 50km/h quả cũng có điều làm y tiêng tiếc.
Rồi chợt có một việc làm cho mọi người cảm thấy lo lắng: xăng cho ngựa.
Pô lão và Lãnh chúa thấy kim báo xăng đã tụt xuống khá thấp, mà đường thì vắng ngắt, xa tít. Đã phải chuẩn bị phương án chạy co cụm lại sát nhau, xe nào hết xăng thì rút tạm xăng từ xe Digicuong sang cứu trợ, hy vọng đến được Tĩnh Túc để đổ xăng. Khi ở Bảo Lạc quên đổ thêm xăng, thành ra từ sáng sớm đổ xăng ở Đồng Văn chạy cho đến bây giờ.
Điều lo lắng ấy làm cả đoàn bắt đầu phăm phăm chạy, ít dừng, cứ gặp cụm dân cư nào bên đường là để ý tìm cây xăng, nhưng không có.

Lần lượt qua đèo Tà Phình, đèo Cao Lù, trời đã xám chiều. Rồi cũng đến Tĩnh Túc.
Khi qua đèo Tĩnh Túc để vào thị trấn Tĩnh Túc, cảnh sắc rất hùng vĩ, trời thì đã chiều muộn, hai ngựa nhà Digicuong và Mer tranh thủ dừng lại chụp ảnh, Pô lão với Lãnh chúa thì không dám dừng, tranh thủ thả dốc đi trước vào thị trấn tìm cây xăng.
Vào đầu thị trấn Tĩnh Túc, kim xăng của 2 xe đều đã kịch đáy, Po lão dừng hỏi thăm cây xăng ngay, dân sở tại bảo cứ đi 3km nữa là có. 2 thớt ngựa còm lại tranh thủ chạy ngay. Nhưng chạy mãi, chạy mãi, đã ra khỏi thị trấn mà không thấy cây xăng đâu. Đang hoang mang tính quay lại thị trấn tìm hàng xăng lẻ, thì trên đỉnh con dốc cao cao bỗng lấp ló chữ P màu cam đỏ.
Mừng hết cỡ, hai ngựa sắt vội phi cố lên dốc và dừng lại, được bơm đầy bầu xăng.
Hai thớt ngựa sau cũng tấp kịp cùng lúc. Nhưng khó khăn mới chỉ là khúc dạo đầu.
Khó khăn thực sự mới chỉ bắt đầu.

Trước khi từ SG ra Bắc, Lãnh chúa đã được mấy người bạn cảnh báo rằng, đoạn đường cuối cùng của QL34, kể từ sau Nguyên Bình, là một đoạn khá trần ai vào mùa mưa. Mùa này ... không mưa, hy vọng là không gặp cảnh "bùn sình ngập gần đầu gối" như mấy người đó dính phải hồi tháng 10/2010.

Vừa qua khỏi Nguyên Bình, trời bắt đầu nhập nhoạng, Pô lão không còn chạy đầu nữa. Lão tụt lại, làm Lãnh chúa không yên tâm, tụt lại chạy sau cùng bọc hậu.
Đường bắt đầu xấu, không còn là đường nhựa nữa, mà là những đoạn đường đất, với lổn nhổn đã to trơn trượt. Đây đó còn nguyên mấy chiếc máy đào đang còn cạp gầu vào núi bên đường ... nghỉ Tết.
Lãnh chúa chạy sau, thấy đôi phen Pô lão bị trượt bánh sau do đá trơn, làm lão phải loạng quạng thò đôi giày mới coóng xuống bùn. May là không phải mùa mưa, nên bùn cũng mỏng.
Lúc này đã tối, tranh thủ hỏi thăm đường sá phía trước, được cảnh báo rằng, không đến nỗi như mùa mưa, nhưng sẽ rất vất vả vì đường đang làm chưa xong. Để cho chắc chắn, Lãnh chúa alo cho bạn Tichuot (vừa đi qua đường này mấy hôm trước), và được động viên rằng : "Đi được mà anh, bọn em vượt qua gần ba chục km ấy trong có hơn 2 tiếng đồng hồ thôi"

Quả nhiên, ngay sau đó là con đường tồi tệ, đang làm dở khắp nơi, gần như không còn là đường, đất đá ngổn ngang, thiết bị xe cộ làm đường đậu lung tung, bụi mù mịt.
Đường vẫn quanh co, đất có chỗ nhão nhoẹt trơn trượt, có chỗ thì bụi dày cả lớp, cả một đoàn cứ thế dền dứ nhau trên đường đêm bụi mù. Đôi khi giống như đoàn người bị kẹt giữa hai con quái vật giữa rừng núi.
Qua khoảng hơn hai chục km đầy bụi và trơn trượt đất đá, Pô lão có đôi lần quạng sang hẳn bên lề đường phía trái, may mà chả có ma nào đi ngược chiều.
Còn 4 thớt ngựa đầy bụi bặm lóc cóc xuyên sơn trong đêm tối rét mướt. Khi nhập vào QL3 để về Cao Bằng, ai nấy đều thở phào sung sướng khi thấy con đường rộng thênh láng bóng. Hình như cũng mất khoảng 2 tiếng để đi từ Nguyên Bình về ngã ba Khâu Đôn gặp QL3.

Về đến cửa ngõ Cao Bằng, cả đoàn quyết định dừng lại ăn, vì cũng gần 20g30 rồi. Vào Cao Bằng đã hơn 21g30, phố xá lạnh ngắt vắng hoe. Loanh quanh mãi trong thị xã, rồi cuối cùng dừng nghỉ ở khách sạn Huy Hoàng trên con đường từ QL3 đi vào thị xã, cho tiện để hôm sau đi thác Bản Giốc.
Một ngày đường vất vả nhất trong toàn hành trình.

CAO BẰNG - THÁC BẢN GIỐC : BIÊN GIỚI MƯA LẠNH

Vẫn giữ đúng thói quen tốt từ đầu, sáng ngày thứ tư của cuộc hành trình - 15/2/2011 - cả đoàn dậy rất sớm chuẩn bị hành lý. Đúng 6g nai nịt gọn gàng rời khách sạn.
Trời còn tối, mưa và lạnh, nhiệt độ trong phòng có 10 độ, người khách sạn bị dựng dậy mở cửa cứ trố mắt ngạc nhiên nhìn đám khách phương xa. Đến thì khuya mà đi thi thì sớm.
Cả đoàn kéo nhau ra QL3 phía đầu thị xã, ghé vào một khu quán ăn sáng bên đường. Mới đi có hơn 1km mà ai cũng đã ướt rượt vì mưa, sương.
Ăn sáng xong, cả đoàn lên đường hướng về phía Quảng Uyên (36,3km) trên QL3.
Đường từ Quảng Uyên lên Trùng Khánh (25,5km) rồi vào Bản Giốc cũng vòng vèo vượt núi, mặc dù chỉ có một chỗ được gọi tên là đèo Khe Liêu ở gần Quảng Uyên, nhưng nói chung cả đoạn đường mấy chục km ấy quả đáng gọi là đèo hơn nhiều con đèo có tên khác.
Vất vả vì đường đèo dốc xấu, rồi cuối cùng khoảng 10g30, cả đoàn cũng đến thác Bản Giốc (23,1km). TC là 85km.
Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn - con sông chỉ có một đoạn ngắn chảy qua đất Việt, từ cửa khẩu Pò Péo, lượn qua Tà Liêng vòng về Bản Giốc và chạy song song biên giới Trung - Việt đến gần cửa khẩu Lý Vạn rồi vòng vào đấtTrung Quốc.
Đến bãi gửi xe và mua vé vào thác.
Và Cột mốc 836 (2)
Cơm trưa đã được mấy chị em đặt sẵn từ trước khi xuống thác, khi mọi người quay lên, đồ ăn được dọn ra.
Thị bò, cá, rau,... trông rất ngon mắt.
Vì lạnh, và đường chiều còn xa, tất cả đánh chén rất ngon miệng, và dĩ nhiên dọn sạch sẽ đồ ăn. Để chống cái lạnh thấu xương, tất nhiên Vodka vẫn là thứ tốt nhất có thể dùng lúc đó.

QUẢNG UYÊN - ĐÔNG KHÊ - THẤT KHÊ : ĐƯỜNG NÚI ĐÔNG BẮC SƯƠNG MÙ DÀY ĐẶC

Chừng 13g, bữa trưa kết thúc, đoàn lữ khách phương xa lại nai nịt lên đường. Về đến Quảng Uyên nếu theo đường cũ qua đèo Mã Phục về lại Cao Bằng theo QL3, rồi bập vào QL4A về Đông Khê, Thất Khê thì có vẻ dễ đi, nhưng ... xa, và không muốn đi lại đường cũ. Cả đoàn quyết định đi tiếp QL3 từ Quảng Uyên về hướng Na Rài (gần cửa khẩu Phục Hòa) rồi bẻ qua đường 208 về Đông Khê…
 
Vậy đoàn mình có nên off lần nữa để quyết về việc này không ta? Chắc là cần đấy vì vấn đề trở nên hơi phức tạp rồi :(.

Em vẫn khẳng định là em vẫn "nương tựa" theo ý kiến của các bác thôi :)). Mà em cũng thích off vì mỗi lần off em lại được 1 xu :))
 
Thêm thông tin từ cao thủ người Bình Dương:

Chào bạn, mình sẽ bổ sung thêm một số thông tin mà các bạn khác đã trả lời, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn:
- Ở Cao Bằng bạn có thể ở tại Khách sạn Thành Loan : 026.3857.026, số V131, đường Vườn Cam, đứng trên cầu Bằng Giang nhìn lên cao về phía tay phải sẽ thấy tên khách sạn, giá 200 ngàn 1 phòng, có máy lạnh, máy nước nóng, phòng đẹp. Giá khách sạn này rẻ hơn khách sạn Bằng Giang.

- Ở Trùng Khánh các bạn có thể ở tại:
+ Nhà nghỉ Hoàn Lê, điện thoại 0263 826 221, 0169 570 5355, giá 150 ngàn 1 phòng, có máy lạnh, máy nước nóng, nhà nghỉ hơi đối diện Bưu Điện và chợ.
+ Khách sạn Đình Văn nằm ngay thi trấn, điện thoại 026.3602.789, giá 150 ngàn 1 phòng máy lạnh.
+ Khách sạn Đình Văn, cơ sở 2 nằm gần Thác Bản Giốc, điện thoại 0263.82.80.82, giá 150 ngàn phòng quạt, 200 ngàn phòng máy lạnh, theo mình thì bạn nên ở đây để tham quan thác Bản Giốc cho tiện .
- Ngày 4 bạn ở Bắc Cạn, nếu bạn đi Hồ Ba Bể thì ở Chợ Rã cũng nhiều khách sạn, hay vào thẳng Hồ cũng rất nhiều.

- Từ Trùng Khánh đi Bản Giốc các bạn chú ý, coi chừng đi lạc đường đi cửa khẩu Pò Peo.

Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại : https://www.phuot.vn/threads/12618-...Giang-Cao-Bằng-Bắc-Cạn-Hà-Nội-Ninh-Bình/page3

Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,357
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top