What's new

[Đã chốt đoàn] Chinh phục Fansipan 2/9

Mấy ai đã hát quốc ca trên đỉnh Fan vào sáng mồng 2/9. Mình cùng 1 nhóm bạn muốn đi vào thời gian đó, vì có mấy bạn yếu và không được nghỉ dài ngày nên chúng ta chia đoàn làm 2

- Đoàn 1 : Cát Cát - Trạm Tôn ( 3ngay - 2dem ) 30/8 - 2/9

- Đoàn 2 : Trạm Tôn - Trạm Tôn ( 2ngay - 1dem ) 31/8 - 2/9

Hai đoàn sẽ lên đỉnh cùng lúc vào sáng mồng 2/9 và quốc ca

Lịch trình như sau

- Đoàn 1 : xuất phát tối 30/8 tại ga Hn

Sáng : 31/8 có mặt ở Sapa ăn sáng và bắt đầu leo, tối ngủ 1800m
Sáng : 1/9 leo lên 2900m và ngủ rừng Đỗ Quyên
Sáng : 2/9 leo lên Đỉnh cao 3143m, hát quốc ca, chiều tối về Sapa


- Đoàn 2 : xuất phát tối 31/8 tại ga Hn

Sáng : 1/9 có mặt ở Sapa,ăn sáng xe đưa lên cửa Trạm Tôn, leo lên 2800 và ngủ lại đó
Sáng : 2/9 leo lên đỉnh và nhập đoàn, hát quốc ca, chiều tối về Sapa


Có mấy bạn muốn về Hà nội ngay tối mồng 2/9 thi thi đi về bằng tàu hỏa
Còn lại mấy bạn ở lại Sapa chơi, tối hôm đó đoàn chúng mình sẽ ăn mừng chiến thắng với lợn mán nướng nguyên con hay đánh tý tiết canh nhỉ, gà bản đen cả thịt lẫn xương và nhảy máu bên đống lửa. Chia sẻ những giây phút không bao giờ quên

Chi phi cho chuyến đi :

Cát Cát - Trạm Tôn ( 3ngay - 2dem ) 1.590/1ng

Trạm Tôn - Tram Tôn ( 2ngay - 1dem ) 1.390/1ng

Chi phí chưa bao gồm tàu xe đi lại Hà nội - Lào Cai - Sapa,và ở lại Sapa thêm 1 ngay

Liên hệ : Lý a Sáng 097 630 6661

http://www.facebook.com/lya.sang.9

http://lyasang.com/


Lịch trecking Tam Đảo : 4-5/8

Ngày 4/8 :
15h xuất phát ở nhà hát Lớn
18h nhận phòng, ăn tối,
21h đốt lửa chơi team building
24h đi ngủ

Ngày 5/8
6h dậy ăn sáng
8h bắt đầu đi vào rừng trecking 3 đỉnh
12h ăn trưa đỉnh 2
4h30 xuống tới thị trấn Tam Đảo, thay quần áo về Hn
7h30 ăn Lẩu tổng kết chương trình ở quán nào nhỉ

Sau buổi trec này các bạn có thể biết sức cửa mình ntn
 
Last edited:
Các bạn tham khảo nhé, mình sẽ bố chí 1 buổi treckinh để các bạn biết thể lực mình như thế nào





Kinh nghiệm đi Fansipan

Kinh nghiệm cũng chỉ phù hợp với một số trường hợp mà thôi, không phải ai cũng dùng được.
Trước hết, tôi cũng là người quen với việc đi nhiều nơi rồi, nên có một số vấn đề với người khác có thể là khó khăn, thì với tôi không có phải lo lắm. Dù vậy cũng có một số điều đáng để viết ra đây, kẻo sau lại quên, hoặc có ai cần thì lôi lại cho dễ.

A. Tập luyện trước khi đi.

Rất nhiều người, nhiều nhóm đưa ra những bài tập thể lực, gồm đi bộ, chạy bộ, hoặc mệt hơn nữa là leo Ba Vì, Tam Đảo để cho quen đi. Rất tốt, nhưng với người lười thì xa xỉ quá. Ngược lại có người chả tập gì cả, cũng là không nên.

Dẫu sao cũng không thể chủ quan, và vì thế, có một cách tập đơn giản, tốn ít thời gian hơn, và cũng đỡ được khá nhiều cho đôi chân. Chỉ gồm có 2 động tác chính và phải tập 1 - 2 tháng trước khi đi:

1. Đứng lên ngồi xuống:

- Đeo trên vai balô nặng khoảng 4kg, bằng trọng lượng sẽ phải mang khi đi Fan, có đai thắt chặt quanh bụng, đứng lên ngồi xuống liên tục cho đến khi chân mỏi nhừ ra không làm được nữa. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày chỉ mất 10 - 15 phút cho bài tập này.

- Lưu ý: khi đứng lên đồng thời kiễng trên đầu mũi chân, hít vào; khi ngồi xuống hạ gót chân sát đất, thở ra. Để giữ thăng bằng có thể đặt tay lên một chỗ cao ngang bụng như bàn ăn, tủ tường, mắt nhìn lên một vị trí cao hơn đầu. Tuyệt đối không dùng tay trợ giúp cho chân.

- Bài tập này có tác dụng phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi, lên xuống cầu thang đều rất đau. Nhưng đảm bảo khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân. Bằng chứng là 4 ngày leo Fan, tớ thấy chân cẳng rất luôn bình thường, chẳng hề có cảm giác khác lạ.

- Lưu ý: phải tập sớm, trước ít nhất 1 tháng, để đến gần khi đi cơ chân đã hết đau, nếu tập muộn quá
cơ chân đau thì khó mà leo được.

2. Kiễng chân:

- Lấy một cuốn sách / tập sách, hay vật cứng gì đó cao khoảng 10cm, để cạnh tủ, bàn, kệ tivi. Đứng mũi chân lên đó, gót sát đất. Kiễng lên cao hết mức có thể, rồi hạ gót xuống gần sát đất, lại kiễng lên, liên tục cho đến khi mỏi không làm được nữa thì nghỉ một lúc rồi làm lại. Mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10 phút.

- Lưu ý: có thể để tay lên vị trí thuận tiện để giữ thăng bằng, khi kiễng lên hít vào, hạ xuống thở ra. Có thể thay đổi vị trí chân: song song với nhau, gót quay ra ngoài, gót quay vào trong.

- Bài tập này khiến cho cơ ở gan bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo lên, không bị chuột rút. Đồng thời việc xoay các tư thế chân giúp cho khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.


B. Hành trang mang theo

Cũng có quá nhiều bài viết, danh mục mà những nhóm đi đưa ra, rất chi tiết và đầy đủ, tuy vậy cũng viết lại ra đây, vì có đôi điều khác với mọi người, theo kinh nghiệm riêng tôi.

1. Balô.

Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.

2. Quần áo.

Do tôi là người rất ít mồ hôi, khi leo hầu như không bị ra mồ hôi bên trong, nên quần áo có lẽ rất thuận tiện. Để nhẹ và không phải nhờ porter mang hộ gì, tôi chỉ mặc 1 áo mayô bên trong cùng, một áo đông xuân dài tay bên ngoài. Mang 1 áo khoác gió 1 lớp mỏng để khi đi đường mặc, tránh gió, đỡ nóng; một áo có cổ để mặc buổi tối
Quần thì mặc 1 đông xuân bên trong ( ko mặc cũng dc ) do không bị mồ hôi nên cũng không cần thay. Bên ngoài mặc quần kaki rộng khi đi đường. Mang thêm 1 quần thể thao gió, chỉ mặc buổi tối, đi ngủ cho sạch sẽ.
Ngoài ra còn 1 bộ quần áo mưa, mặc khi bị mưa, hoặc đề phòng khi rét quá, mặc bộ quần áo mưa cũng không kém gì áo rét loại tốt.

3. Giầy tất găng

- Tốt nhất là giày chuyên dụng tránh được nước, giá khá đắt. Thông thường giày bộ đội là rất tốt rồi. Giày rộng hơn cỡ chân ít nhất 2 số. Tôi dùng loại giày bộ đội.
- Chuyến đi tôi chỉ dùng 4 đôi tất, cũng do chân không bị mồ hôi nên không thay tất.
- Găng nên có 2-3 đôi loại bảo hộ có hạt nhựa, khá rẻ.

4. Khăn mũ...

- 1 khăn loại nhẹ ( khăn đa năng )
- 1 một mũ tai bèo thường xuyên đội khi đi trong rừng.
- ít nhất 1 đôi bó gót,..

Trong chuyến vừa rồi, tất chống vắt tôi không dùng, một số người khác dùng rất thường xuyên.

5. Đồ dùng khác

- Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, kem chống nẻ.
- 1 đèn pin sáng. Không cần đèn vàng, đèn sáng trắng cũng ok.
Ngoài ra nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ các đồ vào chống mưa ướt.

6. Đồ ăn mang theo

Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate 1 phong, bò cười 1 hộp, 2 thanh kẹo ngọt Alpeliber.
Đường gluco, xách cho đoàn 1kg, nếu chỉ riêng mình thì 1/4 kg là đủ.
Kẹo caosu để dành thay
Hàng đống kẹo, lương khô khác mà đoàn mua, hoàn toàn không dùng đến.

C. Sắp xếp khi lên đường

1. Trong balô.

- 1 quần + áo mayô sạch
- Bộ quần áo mưa
- 1 chai nước 0,5 lít
- Tất, găng dự trữ, khăn
- Chocolate, phomat, kẹo
- Đường gluco cho nhóm
- Đèn pin nhỏ
Tất cả được cho vào 1 túi nylon rất to, đầu quấn vào sau chống mưa

2. Đồ gửi porter.

- Các bộ pin máy ảnh, pin đèn
Tất cả cho trong túi nylon bọc kín, rất nhỏ


3. Mặc trên người.

- Áo mayô bên trong, đông xuân dài tay ra ngoài
- Khoác áo gió mỏng ra ngoài
- Đi 1 lúc nóng lên, sẽ cởi áo khoác giắt vào quai balô, khi dừng lại lạnh sẽ lấy ra mặc luôn
- Quần kaki rộng thoáng bên ngoài.
- Quấn khăn mỏng hay khăn đa năng
- Đội mũ tai bèo. Khi nóng bỏ mũ vào trong balô
- Cổ đeo máy ảnh

4. Tay chân.

Chân rất quan trọng, phương thức đi tùy người. Dưới đây là cách tôi đi
- Trong cùng là bó gót, để giữ chân không bị bong gân
- Đi 1 đôi tất thường
- Đi 1 đôi tất dầy ra ngoài tất nylon
- Đi giầy.

Lưu ý nếu đi tất không đủ khít thì không được đi tất nylon ra ngoài, vì sẽ rất trơn, khó đi. Một số người khác có nhiều cách đi khác:
- Tất - giày nylon - bó gót - tất
- Tất - tất chống vắt - tất nylon
- Tất - tất - tất nylon - bó gót

D. Hoạt động

1. Đi đường

Có người quen dùng gậy, tôi thì không dùng gậy. Tốt nhất là ko dùng gậy Khi chân mỏi thì tay đỡ rất nhiều, đặc biệt khi lên dốc, bám vào rễ cây vững và đỡ lực cho chân nhiều
Khi cảm thấy mệt, không nên dừng lại hoàn toàn, ngồi thụp xuống ngay. Khi mệt nên đứng lại một lúc, tựa vào vật có vị trí cao, cho chân duỗi thẳng, tựa balô lên phía sau để giảm nhẹ sức nặng, chứ không cởi hẳn ra, vì lúc đeo vào sẽ rất ngại.
Khi mệt, nên đi chậm lại, từng bước ngắn và chậm, chứ không dừng lại hoàn toàn. Mỗi bước đi là 1 bước nghỉ. Nếu lên dốc thì cố gắng tìm những chỗ đặt chân chênh lệch nhau càng ít càng tốt, đừng cố bước bước dài, bước cao, mệt gấp nhiều lần đi nhiều bước ngắn, nhỏ và thấp. Đừng bỏ lỡ bất cứ một dấu chân nào của người đi trước.

2. Ngủ đêm.

Ngủ trong lều trại, túi ngủ, khó ngủ nhất là bị lạnh lưng. Chỉ nên đi 1 đôi tất cho thoáng chân.

3. Ăn uống.

Không thể cầu kì khi ăn uống. Buổi sáng, buổi trưa nên tranh thủ ăn càng sớm càng tốt, không nền lần chần chờ người khác. Ăn xong đi chuẩn bị đồ vẫn kịp.
 
Lịch trecking Tam Đảo : 4-5/8

Ngày 4/8 :
15h xuất phát ở nhà hát Lớn
18h nhận phòng, ăn tối,
21h đốt lửa chơi team building
24h đi ngủ

Ngày 5/8
6h dậy ăn sáng
8h bắt đầu đi vào rừng trecking 3 đỉnh
12h ăn trưa đỉnh 2
4h30 xuống tới thị trấn Tam Đảo, thay quần áo về Hn
7h30 ăn Lẩu tổng kết chương trình ở quán nào nhỉ

Sau buổi trec này các bạn có thể biết sức cửa mình ntn

http://www.facebook.com/lya.sang.9

http://www.facebook.com/groups/398500973547985/
 
Last edited:
Mình sẽ chọn đi tàu lên LAÒ CAI rồi bắt xe lên SAPA vì mình cũng đi SAPA rồi nên thấy đỡ mệt hơn, nếu đi ô tô thì chịu đành nằm nghỉ ở SAPA không dám đi tiếp nữa vì không đủ sức.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,530
Latest member
FendiLong
Back
Top