What's new

Chinh Phục Fansipan – Tuyến Sín Chải cùng UMOVE ( 15/10/2010 )

Status
Not open for further replies.
Thông tin chương trình:
1, Thời gian và địa điểm khởi hành: tối ngày 15/10/2010 tại Ga Hà Nội

2, Thời gian và địa điểm kết thúc: sáng ngày 20/10/2010 tại Ga Hà Nội

3, Số lượng người tham dự: tối đa: 25 người/tối thiểu: 5 người

4, Những dịch vụ Umove có thể chuẩn bị trước( sau khi đã lập nhóm và thống nhất với các thành viên): vé tầu, ăn, hưỡng dẫn viên, xe vận chuyển tại Sapa và Lào Cai, porter, vé rừng quốc gia Hoàng Liên, trang thiết bị cắm trại

5, Chi phí: Chi phí net
Ghi chú: chi phí net là chi phí thực tế Umove lấy được từ các nhà cung cấp dịch vụ như Tầu, Xe ô tô,… Các chí phí này sẽ được phân tách rõ ràng để các thành viên đều biết chính xác chi phí thực là bao nhiêu.

Quyền lợi cho thành viên Umove:
- Miễn phí chi phí thuê trang thiết bị cắm trại: lều, đệm hơi, túi ngủ, đèn pin, găng tay
- Miễn 10% chi phí mua dịch vụ tour tại Sapa – Phansipan: Porter, HDV, Ăn trên núi, Xe ô tô Lào Cai – Sapa

Dự trù các chi phí:
- Vé tầu khứ hồi: Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội: 600,000vnd/ người, nằm khoang 6
- 1 đêm phòng Sapa: 100,000vnd/ người/ phòng 3 người
- Ăn và trả phí dịch vụ mang đồ ăn, nấu ăn khoảng 100,000/ vndsuất/ bữa chính, 20,000 vnd/ bữa sáng ( dự kiến có 6 bữa chính 3 ngày leo núi, 2 bữa ngày cuối cùng free tại Sapa thành viên tự do đi ăn)
- Các chi phí mua dịch vụ tour tại Sapa: Hướng dẫn viên, khuân đồ, xe ô tô, vé thăm rừng sẽ chốt khi chốt danh sách
6, Đăng ký: từ ngày 02/09/2010
Cách thức đăng ký:
a, Trực tiếp tại các shop Umove
- Umove 1: 74 Phạm Huy Thông, Ba Đình, HN
- Umove 2: 111 Láng Hạ, Đống Đa, HN
b, Trực tiếp trên diễn đàn Phuot
c, Gửi email: [email protected]
Ghi chú: Nếu bạn muốn đăng ký bằng email xin hãy gửi thông tin cho chúng tôi theo fomat như sau:
Tiêu đề email: Đăng ký chinh phục Fansipan
Thông tin cá nhân:
Tên đầy đủ:
Giới tính:
Tuổi:
Nơi cư trú:
Số điện thoại cố đinh/di động:
Yahoo/Skype:
Một vài dòng về kinh nghiệm leo núi hay sức khỏe của bạn:

7, Xác nhận đăng ký của bạn:
Sau khi bạn đăng ký, Umove sẽ gửi email xác nhận đăng ký của bạn trong vòng 24hr.
Đồng thời Umove sẽ gửi cho bạn một tài liệu hưỡng dẫn và tham khảo về các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho chuyến chinh phục Fansipan, cũng như tài liệu hưỡng dẫn bạn tập thể lực chuận bị cho chuyến đi.

8, Chốt đoàn: 29/09/2010
Umove sẽ chốt đoàn, không nhận thêm đăng ký mới vào ngày 10h sáng ngày 29/09/2010.
Trong trường hợp số lượng thành viên đăng ký đạt đến con số tối đa trước ngày chốt đoàn. Umove sẽ dừng nhận đăng ký và gửi thông báo đến các thành viên trong đoàn.
Ghi chú: trong giai đoạn nhận đăng ký Umove sẽ cập nhật cho các thành viên mỗi khi có thay đổi về số lượng người đăng ký.

9, Nộp tiền: hạn cuối 02/10/2010
Sau 10h sáng ngày 29/09/2010 Umove sẽ gửi email hoặc gọi điện để thông báo chi phí chương trình chính xác đồng thời thông báo về thời gian và phương thức nộp tiền.
Thời gian chậm nhất là 3 ngày sau ngày chốt đoàn các thành viên phải nộp đầy đủ tiền.

10, Họp đoàn:
Ngay sau ngày 02/10/2010 Umove sẽ gửi email hoặc goi điện để thông báo nội dung, thời gian và địa điểm họp đoàn.
Nội dung của buổi họp đoàn:
- Gặp mặt, làm quen giữu các thành viên
- Chốt danh sách đoàn cuối cùng
- Thông báo chi phí chính xác nhất sau khi có được danh sách đoàn cuối cùng
- Phổ biến chương trình chi tiết
- Phổ biến các kiến thức và kỹ năng cần thiết
- Phổ biến lịch tập luyện cho cả đoàn (chủ yếu là test thể lực)

11, Chương trình sơ lược: Chinh phục Fansipan – Tuyến Sín Chải
Tối 15/10/2010: Gặp mặt tại Ga Hà Nội, lên tầu ngủ đêm đi Lào Cai
16/10/2010: đến Lào Cai. Lên xe ô tô đi Sapa. Đến Sapa, ăn sáng, chuẩn bị leo núi. Sau khi ăn sáng và nghỉ ngơi, xe đón đoàn đưa đến địa điểm xuất phát. Leo đến điểm hạ trại thứ nhất ở độ cao 2900m
17/10/2010: Leo lên đến đỉnh Fansipan 3143m ,sau khi ăn trưa leo xuống điểm hạ trại thứ 2 tại độ cao 2300m.
18/10/2010:. Ăn sáng, theo tuyến Sin Chải về Sapa, ngủ đêm tại Sapa
19/10/2010: Tự do đến chiều lên xe về Lào Cai, đi tầu đêm về Hà Nội.
20/10/2010: Về ga Hà Nội. Kết thúc chương trình.
 
Last edited:
Chuẩn bị thể lực leo Fanxipan

Dưới đây là gợi ý của chúng tôi cho việc tập luyện thể lực căn bản và chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến leo núi nói chung hay trong trường hợp của chúng ta là chinh phục Fansipan.

I. Chuẩn bị thể lực:
Thực tế là không có phương pháp hay giáo trình tập luyên nào là hoàn hảo và đảm bảo bạn sẵn sàng cho việc leo núi vì khi bạn thực sự leo núi yếu tố chi phối sức khỏe thể chất của bạn đôi khi lại chính là ý chí. Một phương pháp tập luyện để có hiệu quả tốt nhất phụ thuộc vào sức khỏe hiên tại của bạn và các điều kiện tập luyện bạn có thể có.

Chúng tôi cho rằng thể lực hiện tại của bạn thuộc 1 trong 3 cấp độ đưới đây và gợi ý các bạn phương pháp tập luyện thể lực tương ứng trong thời gian 1 tháng.

CD1: Bạn không chơi thể thao. Nếu phải leo lên tầng 6 bằng cầu thang bộ bạn sẽ thở dốc khi lên đến nơi. Nếu phải đi bộ trên đường bằng bạn sẽ đầu hàng sau 5km trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường hợp này bạn cần rất nhiều tập luyện.

Gợi ý phương pháp tập luyện:
Tuần 1: 3 - 4 ngày/tuần
Sáng: Chạy bộ 1km, tốc độ bình thường (10km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 15 phút hoặc đạp xe 5-7km hoặc bơi 500m
Chiều: Thực hiện giống buổi sáng hoặc đi bộ 5km đeo balo 2kg
Tuần 2: 3 - 4 ngày/tuần
Sáng: Chạy bộ 2km, tốc độ tăng (15km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 30 phút hoặc đạp xe 15km hoặc bơi 1000m
Chiều: Thực hiện giống buổi sáng hoặc đi bộ 5km đeo balo 4kg
Tuần 3: 3-4 ngày/tuần
Sáng: Chạy bộ 2km, tốc độ tăng cao hơn (20km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 45 phút hoặc đạp xe 25km hoặc bơi 1500m
Chiều: Đi bộ 5km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi
Tuần 4: 3 ngày/tuần
Sáng hoặc Chiều: Đi bộ nhanh 8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi

CD2: Bạn chơi các môn thể thao vận động nhiều như đá bóng, tennis, bơi lội,… nhưng không thường xuyên, bạn có thể đi bộ thoái mái 8-10km trong điều kiện thời tiết khác nhau. Bạn đã có thể lực tương đối tốt bạn chỉ cần tập luyện thêm trong khi vẫn giữ nguyên lịch chơi thể thao của bạn.

Gợi ý phương pháp tập luyện:
Tuần 1-2: 3 ngày/tuần
Sáng hoặc Chiều: Chạy bộ 2km, tốc độ trung bình (15km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 30 phút hoặc đạp xe 15km hoặc bơi 1000m.
Tuần 3-4: 3 ngày/tuần
Sáng hoặc Chiều: Đi bộ 5-8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi

CD3: Bạn chơi các môn thể thao vận động thường xuyên. Bạn có thể dễ dàng đi bộ 20 trong điều kiện thời tiết khác nhau. Bạn đã có thể lực tốt, bạn chỉ cần tập thêm một thời gian ngắn trước chuyến leo núi trong khi vẫn giữ nguyên lịch chơi thể thao của bạn.

Gợi ý phương pháp tập luyện:
Trước chuyến đi 2 tuần: 4-5 lần
Đi bộ 5-8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi.

II. Chuẩn bị đồ cá nhân cho chuyến leo núi

Nếu là thành viên của Umove bạn sẽ được mượn miễn phí một số đồ cắm trại như: Lều, đệm, túi ngủ. Những thứ căn bản khác bạn cần phải chuẩn bị như sau:

- Ba lô: 40 - 55L, chống nước (hoặc có áo mưa cho ba lô). Là loại chuyên dụng cho leo núi lớp lưới thoáng khí sau lưng và có quai đeo ngang bụng
- Túi khô: 10 – 20L dùng để bảo quản máy ảnh, điện thoại và các đồ điện tử khi trời mưa.
- Giày leo núi: chống nước, cao cổ. Nếu là giầy mới nhất thiết phải được đi liên tục ít nhất 2 tuần trước khi lêo núi để tránh chân bị phồng rộp do cọ sát với da giầy cứng.
- Tất: nhất thiết phải là loại tất dầy và cao cổ. Chuẩn bị khoảng 3 đôi tất.
- Áo mưa: ít nhất phải có 1 áo mưa trùm đầu, đủ rộng để trùm cả ba lô sau lưng. Nếu có thể nên chuẩn bị một áo khoác dầy có thể chống nước như áo mưa và một quần dài chống mưa.
- Áo quần lót: nên chuẩn bị 1- 2 bộ áo quần lót bên trong, loại áo lót dài tay và quần lót dài đến cổ chân, giống loại dệt kim Đông Xuân vẫn bán. Tốt nhất là mua loại bó vào cơ thể (base layer) bằng chất liệu nhiều nilon và spandex.
- Dao nhíp: tốt nhất là loại nhiều chức năng nhưng không nên quá nặng
- Đèn pin: có thể mua loại cầm tay bình thường có khả năng chống nước hoặc mua loại đeo trán cũng có khả năng chống nước.
- Bật lửa ga: có thể bạn sẽ không phải dùng tới nhưng không thể thiếu.
- Túi cứu thương cá nhân: loại nhỏ dùng cho cá nhân với những thứ sau: băng ego nhỏ, băng ego to, băng tiệt trùng, băng co dãn, bông, thuốc sát trùng, thuốc paracetamon giảm sốt, thuốc tiêu chẩy, oreson, thuốc DEET (hoặc loại tương tự dùng để chống muỗi, vắt,…xem thêm phần hưỡng dẫn chống vắt), kim băng, kẹp nhíp, dầu gió chữa cảm.

Trên đây chỉ là những đồ căn bản bạn cần chuẩn bị cho chuyến đi. Tùy vào điều kiện của bạn mà có thể mang nhiều thứ khác nữa như gậy leo núi, găng tay, mũ, máy ảnh, ống nhòm,…

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE BỀN BỈ VÀ TRẺ TRUNG!
 
nếu bạn ở SG thì bụi bặm miền tây lúc nào mà ko dc bạn ơi hihi :D
Tui ở Đà Nẵng mà. Bác có rãnh xem bài " hậu giang ơi anh vẫn đợi vẫn chờ" của tui bên mục tìm bạn đồng hành ý.
 
- Ăn và trả phí dịch vụ mang đồ ăn, nấu ăn khoảng 100,000/ vndsuất/ bữa chính, 20,000 vnd/ bữa sáng ( dự kiến có 6 bữa chính 3 ngày leo núi, 2 bữa ngày cuối cùng free tại Sapa thành viên tự do đi ăn)
- Các chi phí mua dịch vụ tour tại Sapa: Hướng dẫn viên, khuân đồ, xe ô tô, vé thăm rừng sẽ chốt khi chốt danh sách
UMOVE tách ăn uống với mục mua tour nên theo mình trước khi off 2 ngày UMOVE có thể dựa vào danh sách mọi người đã đăng ký để đưa ra chi phí cho 1 người đi (với khoảng chừng đó người đi). Tất nhiên đó chỉ là con số dự kiến, nhưng từ đó mọi người sẽ có thể đánh giá được tính hợp lý chi phí UMOVE đưa ra và sẽ giảm được sự xê dịch con số đi/không đi nữa trong ngày off. Vì khi thấy chi phí không phù hợp họ sẽ rút lui. Có những đoàn mình thấy trong mua tour từ 900-1400k/người là mình chỉ việc leo và leo, porter, ăn uống... gói trong tour hết.
p/s: Fan là điểm đến F rất muốn chinh phục theo tuyến Sín Chải/Cát Cát. F hết phép rồi nên cũng chỉ dám đăng ký chân dập dòm. Đầu tháng 10 nghe ngóng tình hình thía nào đã rồi mới khẳng định được. Nhưng cũng xin phép luôn, off ngày 2/10 thì k tham gia được rồi, vì kế hoạch đang ở Tây Yên Bái vào ngày đó nên nếu đi thì F sẽ liên lạc sau.
 
Em cảm giác bác UMOVE khá cẩn thận, kĩ lưỡng nên đi với bác chắc yên tâm ^^ Nhưng em đợi khi nào có chuyến Sín Chải - Cát Cát thì em mới đi :D
 
Cập nhật thành viên:
-Tên đầy đủ: Nguyễn Thành Long
Giới tính: Nam
Tuổi: 35
Nơi cư trú: Hà Nội
Số điện thoại cố đinh/di động: 0913346055
Yahoo/Skype: [email protected]
-Tên đầy đủ: Dang Bao Long
Giới tính: Nam
Tuổi: 34
Số điện thoại cố đinh/di động: 0913716757
Yahoo/Skype:[email protected]
-Tên đầy đủ: Nguyen Hoang Hung Khanh
Giới tính: Nam
Tuổi 28
Nơi cư trú: Hồ Chí Minh
Số điện thoại cố đinh/di động: 0918898678
Yahoo : Hungkhanh2904
 
VẮT VÀ CHỐNG VẮT

Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống. Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-280C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp 8-10 lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20-60 phút vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới trung bình ~150-250gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.
Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người. Không biết chính xác vắt có nhảy được không, nhưng rất nhiều trường hợp chúng bám được vào cổ người đi rừng không biết từ đâu.
Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15 phút nữa.

Chống vắt

Trên các trang web có rất nhiều biện pháp và thuốc chống vắt được đưa ra. Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET vv… Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là ổn.
Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt (DEP, Soffell, kể cả DEET vv..) không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’. Tuy nhiên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
• Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;
• Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
• Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.
• Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
• Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật loại bỏ vắt

Không nên: loại bỏ vắt đang hút máu như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn.

Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều:
Ta có thể xử lý như sau: 1. lấy ra sẵn một miếng băng dính, 2. rửa vết thương, 3. dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy, 4. Dính băng vào vết cắn. 5. sau 15p kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.

Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
• Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
• Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu (!),
• Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.

Một điều cuối cùng và rất quan trọng:
Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn! Hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần, kể cả bị muỗi đốt!
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,095
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top