What's new

Chinh phục hang Địa Ngục - top10 hang sâu nhất Việt Nam - lần 2

Chuyến thám hiểm gồm 5 thành viên tham gia, kết thúc vào ngày 19/1/2015, sau đây chúng tôi xin tường thuật lại chi tiết.
Mời các bạn theo dõi.
( tham khảo chuyến thám hiểm hang Địa Ngục lần 1 tại đây: https://www.phuot.vn/threads/171260...c-hang-sâu-nhất-Việt-Nam-Phần-1-hang-Địa-Ngục )

---------------------------------------------

Chuyến thám hiểm do leader Long Icon ( 0904.3333.00 - admin Hội thám hiểm hang động Việt Nam ) tổ chức.
FB của hội: https://www.facebook.com/groups/1435153916762814/

Chinh phục hang Địa Ngục - top 10 hang sâu nhất và khó chinh phục nhất Việt Nam - 1 trong những nơi ít người dám và có khả năng đặt chân đến nhất.
Rất nhiều người đã đặt chân lên đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nhưng rất ít người dám/có điều kiện đặt chân xuống những hang sâu nhất VN.

1_970_307131.jpg



Phần 1: Lên kế hoạch:

Thời gian: 15/1/2015, dự kiến trong 2-3 ngày.

Địa điểm:
Vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang là nơi có đủ các yếu tố tạo nên 1 trong những hang sâu nhất Việt Nam - hang Địa Ngục.
Hang này Long Icon đã đi tiền trạm lần 1 hồi tháng 11/2014 và chưa xuống được vì thiếu dây.
( mời các bạn xem phần 1 chuyến thám hiểm tiền trạm hang Địa Ngục của tôi tại đây: https://www.phuot.vn/threads/171260...c-hang-sâu-nhất-Việt-Nam-Phần-1-hang-Địa-Ngục

Hang là nơi 4 dòng suối đổ về rồi chảy xuống sông Nho Quế, theo người dân bản địa thì đây là 1 hang rất sâu, ( sâu theo chiều thẳng đứng chứ không phải sâu theo chiều ngang ), bao nhiêu nước chảy vào hang cũng hết, mùa mưa không vào được hang vì nước suối rất to, không cẩn thận bị nước suối cuốn vào hang là khỏi về nhà. Mùa khô suối cạn mới có thể tiếp cận được cửa hang, dân địa phương chưa ai dám đi cả vì phải đu dây, hang sâu và là một nơi linh thiêng. Hang cách biên giới Trung Quốc khoảng 10km.
Sau 2 tháng chuẩn bị đồ nghề, mua dây bên Mỹ, quyết tâm chinh phục hang Địa Ngục lên cao hơn bao giờ hết.
Hiện đang là thời điểm thuận lợi vì mùa khô suối cạn, tháng 1 năm 2015.


Lịch trình:
- tối : 15/1/2015 đi xe khách lên Hà Giang
- sáng : 16/1/2015 : vào bản,
sau đó trek xuyên rừng khoảng 2km, đi dọc theo lòng suối cạn đến cuối dòng suối đổ vào cửa hang, nơi hơi nước bốc lên nghi ngút ( mà dân gian hay gọi là "lam sơn chướng khí"
- đu dây 70m sâu thẳng xuống lòng hang, dưới đó tiếp tục đu dây vào lần nữa ^^
Chai Sâm panh thứ 2 sẽ đc khui khi chinh phục điểm sâu nhất của hang Địa Ngục, dự kiến là điểm cuối hang Đia Ngục cũng là 1 hồ nước rất sâu và rộng.
- sau khi trở về từ hang Địa Ngục, gặp lại ánh sáng mặt trời, anh em sẽ làm 1 bữa lẩu tại 1 quán ăn rất ngon gần đó ( quán này mình đã ăn mấy lần khi đi tiền trạm, bà chủ quán có 3 cô con gái rất xinh )
- chia tay cậu em người Hán và chú trưởng thôn ( đoàn sẽ có quà cho 2 người này ), anh em về lại HN


Thành phần tham gia:
5 người - không hơn không kém.
Có kinh nghiệm đi trek, ưu tiên đã đi hang cùng Hội thám hiểm hang trong các cung trước
Yêu cầu ưu tiên thành phần cao to đen hôi, sức khoẻ tốt, trâu chó, ke xà, hít đất khoẻ, vì riêng dây leo núi mỗi người phải vác khoảng 11kg (120m dây đường kính 10mm chuyên dụng của Mỹ, cả đoàn mang 600m dây )

Các bạn tham gia sẽ được hướng dẫn những kỹ năng đu dây, leo lên, leo xuống hang sâu.
Chi phí tham gia:
- 1,5 triệu để chuẩn bị đồ chung của đoàn bao gồm: áo phao, đèn đeo trán chịu nước, mũ bảo hộ, túi sealock chống nước , 1 chai sâm panh khui lúc chinh phục hang ... Và chi phí hao mòn thiết bị ( dây leo núi và đồ leo núi chỉ sử dụng đc 1 số lần hữu hạn, riêng tiền dây và đồ leo núi hơn 70 triệu đồng, nặng hơn 50kg)
- các chi phí xe khách HN-HG-HN, ăn uống phát sinh thêm... sẽ chia nhau


2/ Chuẩn bị đồ đạc:
Đồ đạc cá nhân tự chuẩn bị:
- Đồ ăn: tự chuẩn bị theo khẩu vị từng người, dự kiến ăn 6 bữa (2 ngày) trong hang. Theo mình nên chuẩn bị đồ ăn khô như lương khô, bánh mỳ chấm sữa đặc, đồ hộp, mình dùng hết khoảng 1 lít nước cho 1 ngày đi hang, nên uống bò húc hoặc các loại nước có nhiều đường ( carbon hydrate dễ sản sinh năng lượng )
- Đồ ngủ:đoàn sẽ ngủ trong hang nên mọi ng tự chuẩn bị túi ngủ hoặc áo mưa giấy, quần áo ấm
- ưu tiên đi ủng và 1 đôi dép quai hậu để lội suối
- đồ linh tinh: tự chuẩn bị
- quần áo: nên mặc đồ mau khô vì 2 hang đều có suối, nên đi ủng và 1 đôi dép rọ bộ đội để lội suối sâu ( dép mua ở phố Lý Nam Đế hoặc Lê Duẩn , 30k/đôi)
- đồ cá nhân:
- theo tiêu chí đi mỗi hang 1 ngày nên đề nghị anh em mang càng ít đồ càng tốt vì còn phải mang dây cho đoàn.
- anh em cứ mang theo đồ cá nhân vào ba lô của mình, đến nơi sẽ sắp xếp lại đồ cá nhân vào túi chống nước 65lit của đoàn ( mỗi người có 1 tui 65 lít )

Đồ đoàn: lead đã chuẩn bị những đồ sau: ( tổng chi phí đống đồ này là khoảng gần 200t triệu đồng, vâng, hai trăm triệu đồng cho đam mê khá tốn kém này ^^ ):

- hơn 600m dây leo núi static và đồ leo núi PETZL chuyên dụng mua bên Mỹ ( riêng tiền vận chuyển từ Mỹ về VN về đã mất hơn 10tr (10usd/kg chưa kể thuế) , tổng giá trị riêng 600m dây và đồ leo núi là hơn 70tr )
Dây leo núi bao gồm: 1 cuộn 40m, 1 cuộn 45m, 1 cuộn 50m , 1 cuộn 55m, 1 cuộn 60m, 1 cuộn 65m, 2 cuộn 70m, 1 cuộn 75m và 1 cuộn 80m
Đồ leo núi gồm nhiều loại carabiner ( móc treo ) , 2 bộ đai bảo hiểm, 2 bộ rack đu dây xuống, 2 bộ ascender đu dây lên, các stopper chốt đá, 1 grigri 2, 2 ròng rọc ...
- 5 túi chống nước sealock 60 lit để đồ cá nhân và túi bạt bảo vệ chống đá cào xước : 2tr5 đ cho 5 túi sealock + 1tr2 cho 5 túi bạt bảo vệ = 3tr7
- 7 đèn đeo trán Nitecore HC50 ( một trong những đèn chuyên dùng thám hiểm hang động tốt nhất hiện nay, đã được field-tested nhiều lần, chịu nước, pin trâu ( 2 đèn dự phòng ) + 20 pin Lithium 18650 + sạc = khoảng 12tr đ
- 1 đèn siêu sáng chịu nước Fenix TK75 độ sáng 2900 lumen ( một trong những đèn rọi sáng nhất hiện nay ) = 6tr đ
- 1 đèn siêu sáng chịu nước Fenix TK35 độ sáng 800 lumen 3tr đ
- 1 máy ảnh chịu nước 12m Lumix TS3 và 1 pin dự phòng, mua trên amazon khoảng 400usd = 8tr đ
- 1 máy quay phim chịu nước HERO4 black extreme bản mới nhất mua tại VN + LCD rời + thẻ, 3 pin dự phòng và phụ kiện = 18tr đ
- 1 máy DSLR Canon6D + lens góc siêu rộng 16-35mm + 1 pin dự phòng, cả máy+lens+filter B&W = khoảng 65tr đ
- 1 máy laze đo khoảng cách BOSCH ( đo độ sâu để thả dây cho hợp lý ) = 2tr đ
- 5 mũ bảo hộ có giá gắn đèn đeo trán = 300k
- 3 bộ đàm BaoFeng UV-5RE và 2 pin dự phòng , 1 dành cho ng trên đỉnh dây, 1 cho người cuối dây, 1 cho người đu dây = 2tr5 đ
- 5 đôi găng tay nhám chống ma sát
- 1 chai Vang nho trắng Tây Ban Nha , sẽ được khui khi chinh phục điểm tận cùng hang



2_361_307131.jpg



Còn tiếp....
 
Nghỉ xong, chúng tôi lại tiếp tục gặp 1 khe hẹp, dưới là hố sâu khoảng 20m, chả biết bên dưới rộng hẹp ra sao vì đường xuống rất hẹp, soi đèn xuống chỉ thấy có nước phía dưới







29_93_307131.jpg








leo xuống đã khó, chúng tôi còn phải lắp ròng rọc và tời đồ xuống, công việc tưởng chừng như đơn giản này lại rất phức tạp và mệt mỏi vì khe hẹp phải vừa kéo, vừa đẩy túi đồ giữa khe đá hẹp. Lực ma sát của túi và khe đá rất lớn đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng của chúng tôi







30_570_307131.jpg








Khó nhọc trèo xuống vực sâu, hẹp







31_543_307131.jpg
 
tôi - đội trưởng: Long Icon - (Khoan Lang) thấp bé nhẹ cân nhất trong ngũ hổ - nhưng đầu chắc to nhất đấy hehe ^^







32_263_307131.jpg






----------------------------------

Nguyễn Thành Công: thành viên trong đoàn, cao 1m78 nặng ngót 1 tạ, mỗi lần đoàn phải qua khe hẹp là mình lại thót tim cho đến khi thành viên này đi lọt







33_346_307131.jpg






----------------------------------

Nguyễn Đức Toàn: cao và đẹp trai nhất đoàn ^^







34_57_307131.jpg






----------------------------------

Tuấn Đoàn: Khỏe, kỹ thuật tốt nhưng ít nói nhất đoàn







35_221_307131.jpg






----------------------------------

Nguyễn Văn Duy: người hay gặp ma nhất đoàn ( sẽ kể sau )







36_231_307131.jpg






----------------------------------

Uyên Nguyễn: Hoa hậu thám hiểm hang động ^^







37_788_307131.jpg






----------------------------------

ngồi nghỉ 1 lát, cả đoàn lại gặp 1 hố sâu, dùng máy đo laze thấy hố sâu khoảng 35m.







38_561_307131.jpg








Đây thực sự là một hố sâu ngoài dự kiến của chúng tôi, vì trước khi thám hiểm hang Ong này, chúng tôi đã có được bản đồ hang nhờ sự giúp đỡ của chú Viện trưởng viện Khoa học Địa Chất và các anh chị em trong viện. Trong bản đồ không hề đề cập gì đến đoạn hố sâu 35m này vì vậy chúng tôi không mang đủ dây ( chúng tôi chỉ mang theo 9 đoạn dây ngắn từ 10m -> 25m, nối dây thì cũng ok nhưng khá nguy hiểm với những người mới chơi như chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định quay trở lên, không quên đánh dấu lại mốc dây cho các đoàn sau.

Đồng hồ chỉ 1h sáng ngày 17/1/2015.







39_148_307131.jpg










Chúng tôi quyết định dừng chuyến thám hiểm hang Ong tại đây, hang Ong không hổ danh là hang top5 VN về độ sâu. Cả đoàn ngồi lại nghỉ và mở Sâm panh ăn mừng mặc dù chưa đi hết hang như kế hoạch đề ra. Hẹn gặp lại hang Ong vào lần sau !







40_317_307131.jpg




----------------------------------



41_790_307131.jpg
 
Leo lên cũng là cả 1 vấn đề lớn. Sự hỗ trợ từ các thành viên trong đoàn là điều không thể thiếu, trong 6 người thì chỉ có 2 người biết nhau từ trước, còn lại toàn lần đầu đi cùng nhau, nhưng chính những khó khăn đã làm chúng tôi thêm gắn bó với nhau như những anh em quen thân lâu ngày.







42_605_307131.jpg








Lên đến cửa hang Ong là 2h sáng 17/1/2015, chúng tôi quyết định ngủ lại cửa hang. Nhiệt độ trong hang rất lạnh đã vắt kiệt sức của đoàn. Tính ra chúng tôi đã đi liên tục 15 tiếng gần như không ăn, không nghỉ.

Chúng tôi nhóm lửa và người ngủ, người ngồi bên đống lửa suốt đêm đến sáng. Lạnh quá không ngủ được, tôi mặc 7 áo, 2 quần ( 1 quần giữ nhiệt ), chân đi 2 đôi tất dày mà vẫn lạnh cóng chân, ngủ vật vờ nửa thức nửa ngủ.

Sai lầm lớn của tôi - trưởng đoàn là đã đánh giá thấp hang Ong, HAng Ong có 2 đường, 1 đường rộng, 1 đường hẹp, chúng tôi đã chọn đường hẹp dẫn đến vắt kiệt sức lực cũng như làm mất 1 chút nhuệ khí của đoàn.

7h sáng 17/1/2015, cả đoàn dậy dọn đồ rồi ra nhà cậu dẫn đường để nghỉ và chuẩn bị đồ để chinh phục hang Địa Ngục.

Về đến nhà cậu dẫn đường, mọi người dọn đồ, chuẩn bị đồ để đi hang Địa Ngục ( mục đích chính của chuyến thám hiểm lần này ). Nhìn vậy mà nhiều đồ lắm, trước khi đi chúng tôi đã bàn luận và lên kịch bản chuẩn bị đồ rõ ràng chi tiết cho từng hang, vậy mà vẫn mất thời gian lắm







43_288_307131.jpg








Nhà nữ thám hiểm vào bếp nấu cơm, còn 5 thằng đàn ông kẻ tranh thủ nằm phơi nắng ,kẻ tranh thủ tắm rửa... Tác giả đang tranh thủ chợp mắt 1 lát, phơi nắng ngoài sân sau 1 đêm mệt nhọc ( người bẩn ko dám lên giường ngủ )







44_825_307131.jpg








12h trưa: Bữa cơm được dọn ra, nhà nữ thám hiểm đi cùng nấu ăn ngon quá, cả nhóm đánh sạch bách cả mâm







45_110_307131.jpg
 
1h chiều: Vì thời gian rất sát rồi nên theo đúng kế hoạch chúng tôi quyết định vẫn đi hang Địa Ngục luôn mà ko ngủ trưa nữa mặc dù đi hang Ong về cả đoàn vẫn mệt vì thiếu ngủ. Cả đoàn quyết định thuê thêm porter chở đồ và vác balo vào hang để tiết kiệm sức hòng chinh phục hang Địa Ngục. Cả đoàn làm kiểu ảnh trước khi lên đường



46_716_307131.jpg




Đi xe máy khoảng 3km, cả đoàn xuống xe đi qua bản người Mông, xuyên vào rừng.



47_675_307131.jpg




Người dân quanh vùng trồng nhiều loại rau rất ngon, ai thích xin thì cho, vào hái thoải mái chứ ko bán. Đoàn đi qua cánh đồng trồng rau cải.



48_211_307131.jpg




Đi đường tắt xuyên rừng nên đường rất dốc và khó đi, nhưng mấy cậu porter người Hán và người Mông vẫn đi phăng phăng với balo nặng trĩu trên vai, chúng tôi đi người ko mà vẫn phải rón rén đi sau



49_607_307131.jpg




Càng lúc đường càng dốc, đá tai mèo nhọn hoắt, chúng tôi chả có bụng dạ nào ngắm cảnh nữa



50_462_307131.jpg




Gần đến cửa hang thì cậu người Mông để balo chúng tôi ở lại rồi quay về ngay ( sợ ma ), 3 cậu người Hán vào tận cửa hang cùng chúng tôi.
Nhân tiện nói về mấy cậu bạn người Hán, họ gầy gò nhưng rất khoẻ, tốt và nhiệt tình, tận tình lắm, đun nước tắm, nước sôi bê vào tận phòng tắm cho chúng tôi, rồi xách 1 xô nước lạnh pha vào nước nóng cho nguội bớt, nói thật là chỉ thiếu nước xát xà phòng vào người và kỳ cọ cho chúng tôi, đêm ngủ còn đi đốt hương muỗi và kéo chăn đắp cho chúng tôi...
Nhà vách đất, cuộc sống cơm áo gạo tiền ko khá giả gì, nhưng cách sống của họ khiến ta phải suy nghĩ...



51_948_307131.jpg




Cả đoàn làm kiểu ảnh trước khi xuống Địa Ngục. Trong nhóm ngũ hổ này, tôi - trưởng đoàn ( người đứng trước, đi ủng xanh ) là người thấp bé nhẹ cân nhất ( các anh em còn lại đều cao 1m78 trở lên )



52_258_307131.jpg




Chúng tôi sắp xuống cái hố sâu đen ngòm dưới kia, trong đoàn có người hơi choáng ngợp vì độ sâu và kỳ bí của hang Địa Ngục



53_703_307131.jpg




Thử ném 1 hòn đá xuống hang, nghe tiếng vọng bé dần bé dần nên chúng tôi biết chăc đây là hang thuộc hàng "thứ dữ"



54_136_307131.jpg




Vì hang này là nơi yên nghỉ của rất nhiều người nên chúng tôi thắp hương đốt vàng mã xin phép các vong linh trong hang.
Hang sâu tối là nơi âm khí nhiều, chúng tôi lại là những thanh niên trai tráng đang độ sung mãn, có hương là có hồn ( đốt hương là sẽ có hồn hiện lên ) nên chăc các vong linh lẩn khuất trong hang cũng chứng giám cho chúng tôi ko quấy rầy gì họ.
( thổ phỉ vùng biên giới xưa bị giết, xác bị quẳng xuống đây, hay những ai bị suối cuốn hút xuống hang đều yên giấc ngàn thu dưới này, khi chúng tôi ra khỏi hang Địa Ngục, rất nhiều bà con trong vùng đều hỏi là xuống đấy có gặp xương người ko )
Trong lúc vàng đang hoá các bạn có thể thấy 1 số người vẫn đang choáng ngợp trước hang Địa Ngục nên mặt mũi cứ ngệt ra



55_859_307131.jpg
 
Hoá vàng xong chúng tôi buộc dây và xuống hang. Thử thách đầu tiên ngay cửa hang là 1 hố sâu 70m vách đá thẳng đứng. Chúng tôi phải để tấm bảng này lại, biết đâu ai không biết chúng tôi ở bên dưới lại cuốn cuộn dây 70m này cầm về thì hang Địa Ngục này chăc sẽ là ngôi nhà mới của chúng tôi ^^



56_368_307131.jpg




Tôi là trưởng nhóm, phải hướng dẫn cho từng thành viên nên tôi luôn là người đi sau cùng. Hang sâu nên chúng tôi liên lạc với nhau bằng bộ đàm, vì gọi nhau rất vang, khó nghe
Chúng tôi dùng băng tần VHF, chế độ lowpower để tiết kiệm pin.
Tuấn - đội phó là người xuống trước, lúc này là khoảng 2h chiều



57_652_307131.jpg




Đoàn chúng tôi có 2 bộ đồ leo núi cá nhân, 1 bộ tôi trưởng đoàn dùng riêng để ứng cứu anh em khi cần thiết, 1 bộ còn lại cả đoàn dùng chung nhau ( leo lên hoặc leo xuống xong phải cởi ra cho người kế tiếp dùng ). Bộ đồ leo núi cá nhân gồm : 1 "bỉm" ( đai bảo hộ ôm trọn lưng và 2 đùi ) và 1 bộ dụng cụ leo lên và 1 bộ dụng cụ leo xuống.



58_827_307131.jpg




Chính vì mỗi lần có thành viên xuống đáy hố 70m xong lại phải dùng dây kéo bộ đồ leo núi cho người kế tiếp ở trên xuống tiếp, nên rất mất thời gian và công sức nên đến 7h tối, tôi mới là người cuối cùng xuống hố sâu 70m đầu tiên này.
Hố sâu 70m này ko phải là quá khó với chúng tôi vì chúng tôi vẫn có thể vừa tụt xuống vừa đạp chân vào vách đá dựng đứng. Thế nhưng chúng tôi cũng mất rất nhiều thời gian cho việc leo xuống tưởng chừng như rất nhanh và đơn giản này.

Mỗi người mất 1 tiếng đồng hồ để tụt xuống hố sâu 70m đầu tiên này. Mong bạn đừng cười chúng tôi, 3 người trong số chúng tôi trước đây chưa từng biế kỹ thuật đu dây, và mới chỉ tập sơ sơ có 2 buổi sáng trước khi lên đường. 2 người còn lại : tôi trưởng đoàn và Tuấn cũng mới biết kỹ thuật đu dây và thực tế đu dây trong hang khoảng vài lần.
Tôi xuống sau cùng, lúc này trời đã tối, hố sâu 70m nhìn từ trên xuống, phía dưới là ánh đèn pin của mọi người ( chấm sáng màu trắng giữa phía trên màn hình )



59_506_307131.jpg




Lúc này trời đã tối, hang sâu nên gió hút vào lạnh thấu xương ( giống như bạn thấy hút gió khi đứng dưới chân các toà nhà cao tầng vậy ), chúng tôi tiếp tục bò trườn xuống 1 hố sâu dốc chéo, sâu khoảng 20m, cả đoàn bò rất thận trọng vì muốn tiết kiệm thời gian, ko dùng dây. Xuống đến cuối dốc, cả đoàn dừng lại nghỉ vì vừa phải chuyển đồ xuống. Vì địa hình dốc đá và vực nên gần như ko có chỗ nào bằng phẳng đủ rộng để chúng tôi có thể ngồi gần nhau. Mỗi người tản ra 1 góc. Tôi thì có phần chán nản vì túi đồ vừa bị rơi xuống khe nước cuối con dốc nên điện thoại Iphone và 1 số đồ bị ướt hết.
Tự nhiên 3 thành viên trong đoàn ko đi nữa, họ bảo xin dừng ở đây, ai đi tiếp thì cứ đi, họ bật nhỏ đèn để tiết kiệm pin, ngồi chờ.



60_51_307131.jpg




Lúc này là 10h đêm ngày 17/1/2015: Tôi cũng hơi bực mình, nhưng đó là điều tôi cũng đã lường trước. Ko phải ai đi cũng đều đến đích. Còn lại 2 thành viên là tôi và Tuấn quyết tâm đi tiếp, dưới chân chúng tôi là những vũng nước sâu khoảng 30cm, và ngay cạnh đó là một hố sâu khác. Soi đèn nhìn xuống không thấy đáy, chúng tôi quyết định thả cuộn dây dài nhất của đoàn hiện có: 80m



61_952_307131.jpg




Vấn đề khó khăn nhất là chúng tôi không thể tìm được chỗ nào có thể buộc dây neo cả, nên ko thể thả dây đu xuống được. Vì hang này có nhiều nước chảy vào mùa mưa nên đá rất nhẵn, không có mấu đá nào để mắc dây neo cả. Vơi độ sâu 80m thì chúng tôi phải tìm được 1 điểm neo dây đủ khoẻ để chịu được lực căng và đong đưa của cơ thể. Chỉ cần 1 nút buộc dây sai, hay neo buộc dây yếu, chúng tôi sẽ phải trả 1 cái giá rất đắt. Nhìn gần miệng hố thì thấy có 1 lỗ khoan vít nở của các nhà thám hiểm hang động Bỉ đã đi đợt trước, chỉ còn khe vít, khoen thì họ đã rút ra, chứng tỏ họ cũng ko thể tìm được điểm nào neo dây cả nên mới phải khoan vào đá. Hì hục mất gần 1 tiếng, tôi mới tạo được 3 neo từ 3 cái "chêm" (stopper) vào 3 khe đá nhỏ, phải dùng 3 neo cân tải vào 1 dây vì các neo này nhìn khá mong manh
Tôi là người buộc neo nên tôi xuống trước. Nói thật là tôi run lắm vì chưa bao giờ mình lại kém tin tưởng vào dây neo của mình đến thế.



62_618_307131.jpg




Tôi vừa đu dây xuống chầm chậm vừa gọi bộ đàm cho Tuấn, nhắn Tuấn luôn để mắt đến 3 đoạn dây neo xem có vấn đề gì ko. Lòng hang sâu thẳm, màu đen của hố sâu như muốn nuốt chửng tôi và ánh sáng từ chiếc đèn đeo trán trên đầu. Quầng sáng trong hình là từ chiếc đèn rọi siêu sáng Fenix TK75 , độ sáng 2900 Lumen, cường độ sáng 119500 candela, góc sáng 80 độ, chiếu xa 700m.



63_703_307131.jpg




Trượt xuống được khoảng 10m thì tôi thấy mình lơ lửng giữa 1 khoảng không rất rộng lớn, phía dưới xa xa là một hồ nước, người tôi treo lơ lửng trong không trung, chân ko chạm vào vách đá nào, tựa như con nhện thả tơ rơi từ trần nhà xuống vậy.


64_813_307131.jpg
 
Trong lúc ngồi chờ Tuấn tụt xuống hố 80m này, tôi tranh thủ đi 1 vòng xem xét địa hình tầng hang này. Càng xuống dưới, hang càng rộng, tôi chạm chân vào 1 nền đá khá bằng phẳng, dưới này nhiều rác vô kể, do mùa mưa rác bị dòng suối cuốn vào, có cả xác chim, quạ, rắn...

Không gì có thể sánh được với sự hùng vĩ của thiên nhiên, phòng hang dưới này rộng mênh mông, cộng thêm trần hang cao hàng trăm mét khiến tôi thực sự bị choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ của nơi đây... Ngồi yên lắng tai nghe, tôi thấy tiếng rì rầm, ù ù nhưng lại ngân vang như tiếng tụng kinh vậy, chắc là do tiếng gió lùa qua các khe đá.







65_324_307131.jpg








Phía dưới có 1 hồ nước rất trong, sâu khoảng 1m, nước rất lạnh nên tôi ko dám lội xuống. Tôi ngồi cạnh hồ nước, tranh thủ nhặt rác, đốt lửa sưởi ấm. Đang là mùa khô nên trong lòng hang có nhiều khúc gỗ to có thể cháy liên tục vài ngày mới hết. Chưa kể còn có nhiều lốp xe, cao su, vải rác để đốt nữa. Hang rộng và có gió đối lưu nên chúng tôi ko sợ bị ngộp khói.







66_664_307131.jpg








Càng xuống sâu do chênh lệch khí áp nên có gió, nhiệt độ trong hang càng lạnh, tôi đã lường trước và mặc theo quy tắc "nhiều lớp", giữa 2 lớp áo mỏng sẽ có 1 lớp ko khí ở giữa vì vậy mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ ấm hơn 1 áo dày. Chưa kể áo dày vận động sẽ khó khăn hơn.

tôi mặc: 2 áo giữ nhiệt Uniqlo mỏng trong cùng, kế đến là 2 áo phông cotton sát nách (ko tay), 1 áo phao lông vũ Uniqlo, 1 áo gió mỏng The Nỏthface, tiếp đến là bộ quần liền áo bảo hộ bên ngoài, rồi đến áo phao nước ( khá ấm vì áo phao này làm bằng xốp dày ), lại mượn được thêm 1 cái áo đi tuyết dày màu đen của 1 thành viên trong đoan.

Trên mũ tôi là đèn đeo trán ( pin lithium dung lượng cao 1 cục sáng được 1 ngày ) và camera hành trình Hero Gopro4 ( chịu nước đến 40m )







67_451_307131.jpg








1 lúc sau Tuấn đã xuống cùng tôi,2 anh em đang ngồi sưởi thì bộ đàm chợt tít tít, tiếng của 1 thành viên trong nhóm 3 người ngồi lại phía trên : "alo anh Long nghe rõ trả lời, phía trên cửa hang có người đang soi đèn xuống chỗ 3 bọn em, còn có tiếng đá lạo xạo nữa". Tôi thì thầm với Tuấn :"chắc bọn nó hù doạ, cho 2 anh em mình sợ để lên ý mà", rồi tôi nói vào bộ đàm :"alo, chắc là mấy cậu porter dẫn đường người Hán sốt ruột mò đến cửa hang xem anh em ta thế nào đấy, đừng lo". Lát sau lại :"alo anh Long ơi, bọn em gọi lên trên rồi mà ko thấy trên cửa hang trả lời, chỉ thấy ánh đèn pin loang loáng". Đã xuống đến đây rồi thì cũng ko thể lên ngay được, tôi bảo anh em cưs theo dõi thêm, có gì thông báo sau, còn tôi và Tuấn tranh thủ đi tiếp

2 anh em tiếp tục đi khoảng 30m thì thấy 1 hố sâu khoảng 12m, sau khi đã trải qua những hố 70, 80m rồi thì hố 12m này thực sự chỉ là chuyện vặt, hai anh em nhanh chóng đu xuống và đi tiếp







68_214_307131.jpg








5h sáng ngày 18/1/2015: Đi được 1 đoạn, chúng tôi lại bắt gặp 1 hố sâu ước chừng 50m. Soi đèn xuống thì thấy 1 nền hang khá rộng, xa xa có 1 lối đi rất rộng hút tầm mắt.







69_16_307131.jpg








Soi đèn ra ngang tầm mắt thì thấy 1 trần hang rất phẳng, phẳng như trần nhà vậy, nhìn kỹ thì thấy có vết bùn, chứng tỏ mùa mưa hố 50m này ngập trong nước. Chân dung hố sâu 50m ( trần phẳng là chỗ soi đèn, hố phía dưới )







70_939_307131.jpg








Lúc này 2 anh em cũng thấm mệt, phần vì do đã mất nhiều sức cho chuyến đi hang Ong hôm trước, cơ thể chưa hồi phục bình thường.chúng tôi vẫn còn 1 cuộn dây 50m, 1 cuộn 25m và 1 cuộn 20m.

Để lên kế hoạch, tuyển người, sắp xếp thời gian cho một chuyến thám hiểm thế này ko phải dễ, Tuấn vẫn muốn đi tiếp nhưng tôi can, mặc dù rất tiếc nuối, vì nhiều lẽ:

- thứ nhất, 2 anh em đã đi khá xa chỗ 3 người còn lại, nếu 3 người đó có chuyện gì, hoặc 2 anh em ta có chuyện gì thì sẽ ứng cứu nhau thế nào? 3 người cũng ko thể tự trở về cửa hang được vì chỉ có 2 bộ leo lên mà chúng tôi đang cầm.

- thứ 2 : sức khoẻ và sức chịu đựng của anh em đã xuống rồi, sau hôm đầu tiên đi hang Ong và đến bây giờ hầu như chưa ai ngủ được 1 giấc quá 3 tiếng. Đồ ăn đoàn lại mang theo ít, không đủ cầm cự thêm 1 ngày nữa, chưa kể pin đèn cũng chỉ còn được khoảng nữa ngày nữa thôi.

- thứ 3: quan trọng không kém là mọi người phải về nhà trước thứ 2 để đi làm.

Chúng tôi quyết đinh dừng chân ở đây, lần sau sẽ khám phá tiếp.

Chụp tấm ảnh kỷ niệm xác nhận điểm cuối chuyến thám hiểm. Giờ chỉ có 2 chúng tôi.







71_617_307131.jpg








Mở balo lấy chai rượu Sâmpanh ra ( mang được chai rượu xuống đây ko bị vỡ là cả 1 vấn đề đấy nhé ^^ ) 2 anh em làm 1 hơi gần hết, tự chúc mừng mình đã khám phá thêm được 1 đoạn khá dài trong hang Địa Ngục







72_934_307131.jpg
 
Tuyệt vời ! Em chỉ có thể thốt ra hai từ này.
Nhân tiện cũng muốn hỏi xem bác có mở lớp dạy đu đu dây thì e xin đăng ký . Cũng muốn học cái món này lâu lâu rồi mà chưa có cơ hội.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,609
Members
192,538
Latest member
dientuquangtien
Back
Top