What's new

Chinh phục những cửa sông Cửu Long - Toàn tập

Sông Mékong bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải chảy qua địa phận 6 nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào , Thái Lan , Campuchia và Việt Nam với chiều dài khoảng 4.400Km – 4.800Km trước khi đổ ra biển Đông . Sau khi vượt qua trên 4.000Km đến gần Pnongpênh sông Mékong chia thành 2 nhánh :
1/- Dòng Bassac Thượng với lòng sông rộng hơn 1Km mang theo 80% lượng nước của MéKong cuồn cuộn đổ vào Việt Nam tại xã Vĩnh Xương – Tân Châu – An Giang . Từ đây dòng sông mang tên là Tiền Giang và thường được gọi với cái tên thân thiện hơn là Sông Tiền .
2/- Dòng Bassac Hạ hiền hòa hơn với lòng sông chỉ rộng vài trăm mét mang theo 20% lượng nước còn lại của MéKong chảy vào địa phận Việt Nam tại xã Khánh An – An Phú – An Giang. Trên dòng sông có nhiều cồn chia cắt nên lòng sông cũng chỉ rộng ngang với sông Sàigòn ở khu vực TP.HCM . Vào Việt Nam sông có tên là Hậu Giang hay còn gọi là Sông Hậu .

Hai dòng sông Tiền và Hậu tưởng chừng vẫn một lớn một bé cùng xuôi về biển Đông , nhưng có lẽ vùng đất Nam Bộ là nơi chứa chan tình cảm nống ấm nên từ thuở xa xưa ấy Sông Tiền sau khi vượt qua khu vực Thị Trấn Chợ Vàm ngày nay đã tách hẵn một nhánh sông Tiền nhỏ đi chếch về phía Nam và tại ngã ba sông Vàm Nao ngay thị trấn Phú Mỹ đã có một công đoạn chia nước lý thú của Sông Tiền cho Sông Hậu . Sau công đoạn chia nước này lưu lượng nước trên 2 dòng sông gần như ngang nhau , cùng song hành tiến về biển Đông và đổ vào biển Đông bằng 9 cửa sông rộng mênh mông trên 1 đoạn bờ biển trải dài gần 140Km từ bến đò Đèn Đỏ (cửa Tiểu - Xã Tân Thành – Tiền Giang) đến bến đò Kênh Ba (cửa Trần Đề - Long Phú – Sóc Trăng) . Vì vậy hai dòng sông này còn được gọi chung một tên là sông Cửu Long .

Sông Tiền sau khi vượt qua cầu Mỹ Thuận đã 5 lần phân nhánh để hình thành 6 cửa sông đổ ra biển Đông : cửa Tiểu , cửa Đại, cửa Ba Lai , cửa Hàm Luông , cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu trong đó dòng chính là cửa Đại. Sông Hậu đến Đại Ngãi thì chia làm 2 nhánh đổ ra biển bằng 2 cửa Định An và cửa Trần Đề trong đó dòng chính là cửa Định An . Ngoài ra khi đến gần biển Đông sông còn hình thành một nhánh phụ là cửa Bassac nhưng do dòng chảy trên nhánh này yếu nên đã bị phù sa trên cửa Định An và cửa Trần Đề bồi lấp dần , ngày nay cửa này chỉ còn là một nhánh nhỏ đổ vào cửa Trần Đề . Chiều rộng của mỗi cửa sông từ khoảng trên 1Km (cửa Tiểu) đến gần 3Km (cửa Định An) , đặc biệt nơi cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu cùng đổ ra biển đã tạo ra một cửa kép với bề rộng đạt đến 7,5Km.

Đoạn 140Km bờ biển qua 9 cửa sông là vùng đất cực kỳ hấp dẫn với hệ thống kênh rạch chằng chịt , trên bờ là những hệ sinh thái đa dạng. Dọc theo bờ biển là những khu rừng ngập mặn , vào bên trong tùy mức độ dòng chảy trên từng nhánh sông mà khu vực nước mặn xâm nhập cũng khác nhau tạo nên những vùng thổ nhưỡng khác nhau. Nhưng nhìn chung do lượng phù sa và lượng nước ngọt quá dồi dào của dòng sông (lưu lượng trung bình khoảng 13.000m3/s, vào mùa lũ lưu lượng của sông đạt đến 30.000m3/s) nên vùng hạ lưu sông cực kỳ trù phú với những thảm lúa trải dài cùng những vườn cây trỉu quả quanh năm.

Ngày nay khi các con rạch nhỏ đã có cầu béton thay cho cầu khỉ thì việc vượt qua đoạn đường ven biển dài khoảng 140Km và qua 9 cái cửa sông này không phải là quá khó do đường đi (ngày nay gần 70% đường này đã trải nhựa – chỉ còn những đoạn bờ đê là còn đường đất hoặc cấp phối) nhưng khó vì phải lụy đò + các thông tin về đường sá khu vực này rất ít . Từ TP.HCM đến được bờ TT Kênh Ba (theo cung đường đê) phải qua tổng cộng 13 cái đò , và các bến đò này hoạt động không thường xuyên mỗi ngày chỉ có vài chuyến qua sông, mỗi chuyến cách nhau vài giờ, sớm nhất là một giờ/chuyến .
 
Last edited:
Em bonus thêm 1 vài hình ảnh...uống sữa của các thành viên trong đoàn

Đây, vừa nằm, vừa ngủ, vừa uống đó là Mr. Bưởi

IMG_0147.jpg


Ai đây? Nin-Ja uống sữa?

IMG_0231.jpg
 
Còn cặp xế ôm này, nay đi chung với nhau, như chim sổ lồng. Xế thì bỏ ôm cũ, ôm thì bỏ xế cũ, mới đi chung có từ sáng đến chiều mà phát sinh tình cảm, ra vẻ thân mật như vầy nè, cài hoa nữa chứ...thật ghê quá. Nếu cứ như thế này thì mỗi chuyến phượt mình đổi 1 ôm nhỉ?

IMG_0213.jpg
 
Kết thúc ngày 1, một ngày khốn khổ với thủy triều.

Buổi sáng nước ròng không qua được con rạch mất toi mười mấy cây số đường làng thơ mộng thay vào đó là hai mươi cây số đường nhựa trên TL883.

Buổi chiều nước lớn không ra được sát cửa Ba Lai và hơn nữa là không đến được hải đăng Thới Thuận.:((
 
tuy nhiên chỉ có cá Mè Ring

http://
IMG_0179.jpg


Cá Mè Vinh (không phải Mè Ring nhá :LL), một loại cá nước ngọt, ngon, ngọt thịt, nhiều xương nhỏ. Loại này chiên giòn ăn với nước mắm tỏi ớt và xoài sống bằm nhuyễn thì (c)

Nhưng trong hình, loại cá nhiều nhất và rõ nhất là cá Đối, cá màu sậm hơn là cá Phi (còn gọi là cá Rô Phi), con cá vảy trắng bạc nằm khuất dưới mớ cá Phi có thể là cá Mè Vinh.
 
Last edited:
Còn cây hoa này, hình như là cây hoàng hậu thì phải

DSC02672.jpg

Đây là cây "Bò cạp nước", tên khoa học là Casia fiatula, họ Vang Caesal piniaceae; còn có tên gọi là Osaka, Bò cạp vàng. Các tên khác không phổ biến như hai tên trên là Hoàng hậu (có nhiều cây hoa đẹp cũng được gọi tên là Hoàng hậu), Hoàng yến,...
 
Cá Mè Vinh (không phải Mè Ring nhá :LL), một loại cá nước ngọt, ngon, ngọt thịt, nhiều xương nhỏ. Loại này chiên giòn ăn với nước mắm tỏi ớt và xoài sống bằm nhuyễn thì (c)

Nhưng trong hình, loại cá nhiều nhất và rõ nhất là cá Đối, cá màu sậm hơn là cá Phi (còn gọi là cá Rô Phi), con cá vảy trắng bạc nằm khuất dưới mớ cá Phi có thể là cá Mè Vinh.

Anh meocom nói đúng rồi, anh thông cảm tại anh chipchibui hỏi cô bán cá là con cá gì? Lúc cô ấy trả lời thì không biết anh đang làm gì mà nghe Mè Vinh thành Mè Ring, mà hình như từ "Ring" đó cũng không có trong từ điển tiếng Việt thì phải? :shrug:

Hình cũ dùng lại...đây là cá mè Vinh muối xả chiên, tụi em đã được xơi trong chuyến ĐTM mùa nước nổi

DSC_6739.jpg
 
Cá mè Vinh

tuy nhiên chỉ có cá Mè Ring
http://
IMG_0179.jpg


Cá Mè Vinh (không phải Mè Ring nhá :LL), một loại cá nước ngọt, ngon, ngọt thịt, nhiều xương nhỏ. Loại này chiên giòn ăn với nước mắm tỏi ớt và xoài sống bằm nhuyễn thì (c)

Nhưng trong hình, loại cá nhiều nhất và rõ nhất là cá Đối, cá màu sậm hơn là cá Phi (còn gọi là cá Rô Phi), con cá vảy trắng bạc nằm khuất dưới mớ cá Phi có thể là cá Mè Vinh.

(c) Rất cảnm ơn bạn Meocom từ trước tới nay mình kêu là Rinh không ah, nay đã có thông tin chính xác.
(wait)
 
Anh barandom ơi,em đã biết sử dụng tàm tạm cách vào diễn đàn rồi.Em ở mãi nghệ an nên một lần vào miền nam rất khó,em vẫn thống nhất lịch đi miền tây 9 ngày mà anh đã giúp em,năm ngoái em đã hụt 1 lần rồi ,ra tết này em có việc vào sg 2 tháng nên quyết không bỏ lỡ,em muốn nhờ anh giúp em lịch 9 ngày như thế cộng thêm 3 ngày phú quốc,quãng đường cụ thể bao nhiêu km,ăn nghỉ ra sao mong anh giúp em ,cảm ơn anh nhiều ,đã làm phiền anh,em hà nghệ an.
 
Ngày 2, ngày vượt 6 cửa sông còn lại

Ngày 02 : 02/01/2010 ngày của 0,1,2

Sáng hôm sau, 6h30 là chúng tôi trả phòng. Tranh thủ đi ăn sáng để còn đi Tiệm Tôm, bắt kịp chuyến đò Tiệm Tôm qua Thạnh Phú lúc 8h sáng. (Mỗi ngày chỉ có 2 chuyến đò qua lại lúc 8h sáng và 13h trưa.

Nhìn lại nhà nghỉ mà chúng tôi đã ở, giá cả cũng phải chăng, chỉ có điều nhiều muỗi quá

IMG_0781.jpg


Vòng qua trước chợ Ba Tri ăn sáng

IMG_0784.jpg


Vào quán Bún thịt nướng

IMG_0786.jpg


Ngay lúc này thì xe của ban bui-duong bị trục trặc nho nhỏ không thể nổ máy được, nên sau khi ăn bún xong 11 người sẽ đi trước xuống Tiệm Tôm, để tranh thủ giành suất qua đò, vì nghe nói đò cũng nhỏ, sợ tới trễ hết chỗ. Còn bui-duong và Jipi sẽ đến sau. Tuy nhiên, anh baradom tình nguyện ở lại chờ sửa xe với bui-duong còn để Jipi đi với ôm của mình. Thế là chị Rắn lúc này phải làm xế từ Ba Tri xuống Tiệm Tôm, chị vẫn phong độ như ngày nào.

IMG_0789.jpg


Đường về cảng cá Tiệm Tôm khá ngon lành, 2 bên đường bà con treo cờ nghỉ lễ đỏ rực

IMG_0791.jpg


IMG_0792.jpg


7h30 chúng tôi đến Tiệm Tôm

IMG_0794.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,811
Bài viết
1,138,736
Members
192,760
Latest member
buyverifiedcashapp1
Back
Top