What's new

[Chia sẻ] Chợ Chuông nghiêng nón

Dân gian có câu:

"Muốn ăn cơm trắng cá mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông"


Cách Hà Nội khoảng 30km về phía nam và cách quốc lộ 21B đường Bala đi chùa Hương chưa đến 1km. Làng Chuông thuộc xã Phương Trung huyện Thanh Oai – nơi có nghề làm nón nổi tiếng hàng trăm năm nay cùng với hệ thống những làng nghề truyền thống khác của Hà Tây như dệt lụa, mây tre đan, đúc tượng, khảm trai… Nằm giữa hai triền đê sông Đáy và sông Nhuệ, mỗi ngày có biết bao những phiên chợ quê họp rồi lại tan, nhưng chợ nón làng Chuông thì chỉ họp sáu phiên một tháng, vào những ngày âm lịch có số tận cùng là 4 hoặc 0. Về làng Chuông đúng phiên chợ Nón, để có thêm nhiều góc nhìn về một ngôi làng văn hoá điển hình của nông thôn Việt Nam.
 
Dọc con đê uốn lượn về Chuông


Hơn bốn mươi năm trước , trên quốc lộ ( Khi ấy thấy gọi là đường hăm hai ) từ Ba na bông đỏ đi Vân đình . Đến thị xã Kim bài , rẽ phải xuống một con đường đất lổn nhổn sỏi . Một cái cầu nhỏ bắc qua mương nước thủy nông , dẫn con đường xuyên suốt một xóm nhà tranh , vách đất rợp dưới bóng tre , bóng mít , bóng ổi ... Và lúc nào cũng như rình sẵn sau hàng rào là những con chó trông nhà , gầm gừ dữ tợn và chỉ đuổi dọa đớp cẳng trẻ con ngang qua đường thôn . Cuối làng , đường nối lên một con đê bao lớn , sườn dốc xanh dày cỏ bắp với giăng giăng mảnh khảnh , lả lướt thả bông theo gió một thảm cỏ may mờ mờ nâu điểm tím . Đất mặt đê vàng quánh , rộng dễ ba mét có lẻ , thành ngoài nổi cả một con trạch cao , vững chãi . Con đê uốn lượn giữa cánh đồng lúa , mía và rất nhiều bãi trồng cây điền thanh xanh ngăn ngắt . Cây điền thanh trồng để làm phân xanh bón ruộng . Trong bãi Điền thanh rậm rì có nhiều Châu chấu voi , lắm con to như ngón tay cái của người lớn với hàng gai sắc cứng trên đôi càng lực lưỡng , sẵn sàng đạp rách lớp da non nớt , khiến máu rơm rớm những bàn tay nhỏ săn vồ chúng . Trong bãi Điền thanh còn có nhiều Ma tịt , Ma tịt hay bắn trẻ con vào bắt Châu chấu voi . Bị Ma tịt bắn , người mẩn đỏ , sưng lên từng đám , ngứa phát khóc . Bị Ma tịt bắn , chỉ còn cách lấy khăn lau bát nhọ nhem những mỡ , hơ nóng rồi xoa lên những chỗ mẩn ngứa mới đỡ được .
Theo con đê uốn lượn xuôi hướng Đông Nam , một tháng đôi lần khi sáng còn tinh sương đã thấy ồn ào kẻ quang , người gánh qua các thôn Kim Châu , làng Kim Thư hiền hòa , trù phú để xuống tấp nập phiên chợ Chuông .

Hơn bốn mươi năm trước . Trong gay gắt nắng chiều hè sau những buổi học về , thằng em ( mới đang học lớp ba ) khệ nệ khuân chiếc thau đồng cổ lỗ , lẽo đẽo theo đứa anh ( Hơn nó hai tuổi ) vác chiếc rổ xề đi xúc cua , xúc ốc dưới mấy dải ao , đầm phủ đầy những bèo tổ ong , những bèo Nhật bản , những vòng to tròn lá súng cùng lấp lánh hoa súng tím biếc , đẹp hồn nhiên ven theo chân ngoài của con đê uốn lượn về Chuông . Nhìn dáng dấp biết ngay hai đứa là dân ngụ cư , chúng đi kiếm thức phụ thêm cho bữa ăn vốn đã rất ít ỏi lại phải có tới 70% là đồ ăn độn ( Bột mỳ , ngô , khoai ... Tùy thời điểm ) . Chúng theo bà nội già nua " Phượt chạy giặc " ( Người ta lúc bấy giờ gọi là đi sơ tán ) , về " Ăn nhờ , ở đậu " những người nông dân rất tốt bụng nơi đây . Để bố , mẹ chúng an tâm lao động , an tâm cống hiến trên Phố nhớn . Đều đầu trần cho nắng hè cháy hoe tóc cua lởm chởm . Đều áo cộc nhuộm tối , vá vai . Đều quần Sọoc , mông tích-kê dày cộp ( Thứ quần dài cũ cắt ống để lấy vải Tích-kê cho phần mông đã rách ) . " Phiếu nhân dân " ngày ấy được 2m vải khổ 0,75 m / người / năm . Vừa đủ để mỗi người , mỗi năm " Hoặc may quần thì cởi trần , hoặc may áo thì cởi truồng " .

Hơn bốn mươi năm trước . Từ làng Kim Thư ( Nhiều người gọi là Đôn Thư ) trở đi đã có nhiều nhà làm nón rồi và người ta chỉ làm một loại nón vẫn đội như thường thấy . Ngoài lá , mo nang tre như các vị đã nói đến nhiều , nón được khâu bằng sợi Móc nâu tròn , mảnh như sợi cước câu . Vành Cái to được cuốn sợi guột dẹt nâu sẫm , mềm mà chắc như sợi của dây Mây vậy . Khách mua nón mới sẽ cẩn thận thêm tiền để quang dầu , ấy là quét lên bề mặt nón một lớp mỏng dầu cánh kiến , trông như như dầu máy ấy . Dầu khô nhanh tạo thành một lớp Film bảo vệ không cho nước mưa ngấm vào lá nón , nón sẽ bền hơn , dùng được lâu hơn , đỡ tốn tiền mua nón mới hơn . Ngày ấy đội nón trắng ban ngày hay bị la , bị mắng bởi dễ lộ khi có máy bay oanh tạc , nhiều nón phải phủ lưới ngụy trang , không thấy thơ mộng gì . Ngày ấy nón đơn thuần chỉ là thứ che mưa , che nắng . Ngày ấy nón bán cũng không chạy lắm , đa phần xem làm nón chỉ là nghề tay trái , nghề phụ . Ngày ấy nón đơn thuần chỉ là gạo , là bột mỳ , là rau cỏ thêm vào khẩu phần ăn ít ỏi hàng ngày .

Hơn bốn mươi năm trước . Chợ Chuông ngày vào phiên người mua , kẻ bán đông lắm khi tràn cả lên mặt đê . Chợ Chuông ngày phiên cũng có bán nón , nhưng nón cũng chẳng nhiều bằng cám heo , khoai khô , sắn khô . Nhắc đến phiên chợ Chuông , chẳng thấy nhắc đến nón nhiều bằng nhắc đến dây khoai lang cho lợn , rau muống và khoai , sắn cho người . Phiên chợ Chuông đáng nhớ chỉ bởi có cơ hội được bà nội cho theo , có thể được ăn kẹo bột , ăn bánh mật hay ít ra cũng được tấm mía xương gà mềm , ăn được cả khẩu đầu mẩu . Một chút thỏa mãn cái thèm khát của ngọt , khi khẩu phần đường mỗi tháng vỏn vẹn có 100 Gramm.

Hơn bốn mươi năm trước . Một sáng tinh mơ , bình minh mới ửng hồng trên nền trời xanh , loáng thoáng vài bông mây trắng mỏng . Bác gái chủ nhà bưng mâm cơm sáng đặt lên hè . Vừa sắp mấy chiếc ghế con quanh mâm bác vừa róng rả gọi đám trẻ đang tranh giành nhau đánh răng , rửa mặt ngoài bể nước trước sân , giục chúng vào ăn nhanh để còn đi học . Bỗng thấy góc trời mạn làng Đôn Thư chớp lên nhoang nhoáng, rồi rung chuyển những tiếng nổ trầm đục , hãi hùng . Đám trẻ nhốn nháo xô nhau chạy vào hầm đào trong nền nhà , lúc này mới xé ngang trời tiếng máy bay phản lực lướt qua . Loảng xoảng có tiếng kim loại rơi , văng trên nền sân gạch đỏ . Tất cả diễn ra rất nhanh , chỉ trong vài ba phút , rồi không gian bỗng trở nên im ắng khác thường . Lúc sau , quanh mâm và trên vuông sân , đám trẻ nhặt được dăm mảnh gang nham nhở , sắc lẻm và vẫn còn bỏng rẫy .
Những lớp học mái giạ , vách trát rơm bùn thấp tè của bọn trẻ đều phân tán rải rác dưới những tán cây vườn rậm rạp hay ven những lũy tre quanh trong làng Đôn thư cả . Đường làng Đôn Thư sáng ấy không ồn ào , rộn rã tiếng học trò trêu đùa nhau như mọi bữa . Văng vẳng đâu đó có tiếng gào khóc , tiếng kêu trời . Không gian phảng phất mùi của hương khói , mùi của chết chóc . Cuối làng , bên rặng tre già vốn rậm rì , kín đáo . Giờ trống trải lạ lẫm với những khúc thân cụt ngủn dính đầy bùn đất dập , nát , rách tua toe . Thằng bé con nhà " Sơ tán " tay sách cặp , mũ rơm quàng thõng thẹo sau lưng , đứng ngơ ngác trước một hố bom rộng toang hoác . Quanh miệng hố ngổn ngang tre , pheo , cành , lá cùng những mảnh bàn , ghế , bảng đen mà mới hôm qua vẫn còn là lớp 3A của nó . Người lớn chạy đi , chạy lại tìm , kiếm , gọi , bảo nhau vội vã . Trên đám thân tre dập nát , xác xơ trống trải , phất phơ vài mảnh vải loang lổ bùn nâu , máu đỏ . Thầy giáo chủ nhiệm tới bảo nó về nghỉ , mai đi học chung với một lớp khác . Hôm sau đến lớp kia nó mới được biết , lớp nó hôm trước có ba trò đến lớp sớm . Hai trai , một gái đều là trẻ làng Đôn Thư này cả .

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua . Một bữa , thằng em ( Đã học hết lớp ba trường làng ) ngỏ lời rủ đứa anh ( Hơn nó hai tuổi , giờ đã là quan chức nhà nước ) về thăm lại chốn xưa . Ông quan chức nhà nước đang sung mãn thời kỳ " Phát tướng " cồng kềnh , nặng nề ho húng hắng hỏi nhỏ : " Đi bằng xe máy áh ? Có vất vả và phiêu lưu quá không chú ??? " , đặng ông thì thào tiếp : " Mà mấy bữa trước thấy đài , báo nói . Công an vừa bắt được đám bạc to trong ấy đấy , nghe đâu cả Lý trưởng , Trương tuần , Mõ cùng với đám Tuần đinh đều có phần chia chác , đều tham gia hội bạc này , đều bị tóm cả lũ đấy . Ghê thế cơ chứ ! " .

Thằng em thực lòng mà nói cũng có phần ngần ngại . Chẳng phải ngại đường xá xa xôi , ngại phương tiện không hợp lý . Chỉ ngại Chuông văn minh , Chuông hiện đại hôm nay có thể sẽ nghiền dập nát , sẽ cuốn rã rời những ký ức Chuông đã hằn sâu trong tiềm thức để thất vọng cho một tâm hồn cũ kĩ , xửa xưa !!!


( Nếu bài không hợp Topic , các Bác lãnh đạo cứ xóa thôi ạ )
 
Last edited:
Chợ Chuông họp phiên vào các ngày mùng 4,8,10,14,20,24,30 - âm lịch trong tháng thì phải,
lâu rồi e cúng chưa về quê, định tranh thủ 23 - ông Công ông Tào rơi vào thứ 7, chủ nhật về 1 phát rồi e chụp choẹt tí ảnh lên đây cho các bác ngắm chơi nhá. ( e sẽ lôi mấy con em ngon ngon ngồi đan nón làm mẫu )
 
7/2 - chủ nhật này là 24 âm, có ai đi chợ Chuông phiên tất niên ko?

Ngày 30 tết thì sao nhỉ, ko biết chợ có họp ko? nếu họp thì phiên sau Ông Táo ko phải là Chuông tất niên rồi ...

Chuông giáp Tết hy vọng tiếng kêu vang hơn :)
 
E xin đính chính lại là phiên chợ Chuông chính là vào các 4,10,14,20,24,30 âm lịch trong tháng nhé, không có ngày mùng 8 ạ, nhỡ có ai về lại căn đúng hôm đó k có chợ phiên, lên đây chưởi e thì tèo

Bổ xung thêm là mùng 10 tháng 3 âm lịch là hội Làng Chuông, còn mùng 10 tháng 1 âm cũng là hội gì đó, chã nhớ, khá đông vui :D

Bác ngựa đen! có đi hôm 24 âm này không, nếu có thì hú e 1 tiếng nhé, 01234554974 :d

Còn phiên 30 tết thì đông nghìn nghịt, tuyền người là người, bác đi sợ không bon chen được í, tiếng chuông hay tiếng người tiếng nào to hơn :p
 
30 Tết tất nhiên đông nghèn nghẹt vì chợ búa, nhưng hôm đó chợ Chuông có bán nón ko nhỉ? Vẫn bán bình thường ư?

@ Thuz: 24 này hẹn 7g30 uống trà trên gác chuông nhé :D, mật mã để nhận ra nhau là hỏi "gió to" nhớ trả lời là "lọ tương" hehehe
 
Chuông giờ kêu sao nhạt ... cũng có thể tại lòng người đã nhạt ...

có mỗi zai chợ Chuông là làm mình đau đầu :D

picture.php
 
Mình nhớ ngày xưa mua lá nón về, trước tiên phải hấp bằng đất đèn để tảy lá thành trắng tinh. Sau đó thì là lá cho phẳng. Là bằng cách lấy 1 cái lưỡi cày ngửa mặt lên làm nền, đặt lưỡi cày lên bếp lửa, dùng một bọc cát (bọc bằng vải) để miết từng chiếc lá nón giãn phẳng ra.

Sau đó mới lợp lá vào khung cùng với mo tre nứa ở giữa, rồi cắt tỉa, rồi khâu...

:gun quê bác ở đâu mà giống quê em vậy, em cũng pải ,àim y như bác hc hci chic=))
 
xin cám ơn vì những bức ảnh đẹp. Làng quê ngoại tôi cũng là làng nón, ngay sát làng chuông- làng Đôn thư. Ôi nhớ bà quá, bà đã mất rồi...
 
xin cám ơn vì những bức ảnh đẹp. Làng quê ngoại tôi cũng là làng nón, ngay sát làng chuông- làng Đôn thư. Ôi nhớ bà quá, bà đã mất rồi...
lâu ko vào đây, lân la lại thấy topic về làng Chuông, sát quê mình
Vào đây thấy có bạn này cùng quê với tớ thì phải, tớ cũng quê ở thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, bà ngoại ấy tên gì, nhà ở xóm mấy? Nhận đồng hương cái nhỉ?
 
lâu ko vào đây, lân la lại thấy topic về làng Chuông, sát quê mình
Vào đây thấy có bạn này cùng quê với tớ thì phải, tớ cũng quê ở thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, bà ngoại ấy tên gì, nhà ở xóm mấy? Nhận đồng hương cái nhỉ?
Oi, chào đồng hương. Bà ngoại tôi là bà Sửu Đối, trước ở xóm 7. Hồi trước nghỉ hè, về quê bà hay dẫn đi thăm chợ Chuông. Quê mình làm nhiều nón. Vậy mà người ta chỉ biết đến nón Chuông...Bạn có hay về Đôn thư không ? Pót ảnh quê mình lên nhé. Mấy năm rồi chưa về thăm quê. Ôi nhớ quá....
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,672
Bài viết
1,134,975
Members
192,355
Latest member
Nguyenvantung99
Back
Top