TÍM
Đại bàng Tím
Khi "Người tình" đến Việt Nam (*)
L’amant (Người tình): một trong những bộ phim Pháp ăn khách nhất tại thị trường thế giới, và cũng là bộ phim phương Tây đầu tiên đến quay tại Việt Nam. Đây chỉ là một câu chuyện tình, dựa trên bối cảnh gợi nhớ Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20, nhưng được thực hiện hoành tráng mang tầm vóc sử thi.
Từ tác phẩm best - seller đến kịch bản điện ảnh
Bộ phim Người tình dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản). Tiểu thuyết kể về tình yêu cuồng nhiệt và sự đam mê thể xác của chính mình, khi mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn bà 12 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào cuối những năm 1920 tại Sài Gòn, Đông Dương.
Đạo diễn kiêm nhà sản xuất danh tiếng Claude Berri đã nhanh chóng mua bản quyền cuốn sách để dựng thành phim nhưng không làm đạo diễn mà giao lại cho Jean-Jacques Annaud – một đạo diễn đang được thế giới điện ảnh chú ý với những bộ phim hết sức ấn tượng như: Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng. Annaud đọc cuốn tiểu thuyết và phản ứng đầu tiên của ông là từ chối. Như ông tâm sự: “Tôi rất thích ngôn ngữ của Duras, đó là một ngôn ngữ rất phù hợp với điện ảnh. Những lời văn có thể chuyển thành lời thoại một cách rất nhẹ nhàng. Nhưng bà ta là một tên tuổi quá nổi tiếng, tôi không muốn làm việc với một tác giả mà thừa biết rằng, rất khó có thể cùng cộng tác làm việc”. May sao, “cuối cùng, tôi nhận lời, bởi vì L’amant là câu chuyện rất đặc biệt. Một câu chuyện nhỏ về một tình yêu lớn, nó giúp tôi được hòa mình vào bản sonate lãng mạn trên nền bản giao hưởng – Đông Dương thời thuộc địa”.
Để hoàn thiện kịch bản, Annaud nhờ cậy nhà biên kịch Gérard Brach – người mà theo lời Annaud – một nhà biên kịch hiếm hoi trên thế giới, có thể viết lời cho hình ảnh một cách tuyệt vời, có khả năng hình dung được những gì sẽ được thấy trên phim và kịch bản do ông viết gần như một bộ phim hoàn chỉnh. Brach cố gắng giữ lại cấu trúc và giọng điệu văn chương nguyên thủy của nguyên tác tiểu thuyết. Không ai trong số các nhân vật chính có tên, họ chỉ được gọi là “Cô gái” và “Người đàn ông” trong danh sách giới thiệu nhân vật.
(tbc)
L’amant (Người tình): một trong những bộ phim Pháp ăn khách nhất tại thị trường thế giới, và cũng là bộ phim phương Tây đầu tiên đến quay tại Việt Nam. Đây chỉ là một câu chuyện tình, dựa trên bối cảnh gợi nhớ Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20, nhưng được thực hiện hoành tráng mang tầm vóc sử thi.
Từ tác phẩm best - seller đến kịch bản điện ảnh
Bộ phim Người tình dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản). Tiểu thuyết kể về tình yêu cuồng nhiệt và sự đam mê thể xác của chính mình, khi mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn bà 12 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào cuối những năm 1920 tại Sài Gòn, Đông Dương.
Đạo diễn kiêm nhà sản xuất danh tiếng Claude Berri đã nhanh chóng mua bản quyền cuốn sách để dựng thành phim nhưng không làm đạo diễn mà giao lại cho Jean-Jacques Annaud – một đạo diễn đang được thế giới điện ảnh chú ý với những bộ phim hết sức ấn tượng như: Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng. Annaud đọc cuốn tiểu thuyết và phản ứng đầu tiên của ông là từ chối. Như ông tâm sự: “Tôi rất thích ngôn ngữ của Duras, đó là một ngôn ngữ rất phù hợp với điện ảnh. Những lời văn có thể chuyển thành lời thoại một cách rất nhẹ nhàng. Nhưng bà ta là một tên tuổi quá nổi tiếng, tôi không muốn làm việc với một tác giả mà thừa biết rằng, rất khó có thể cùng cộng tác làm việc”. May sao, “cuối cùng, tôi nhận lời, bởi vì L’amant là câu chuyện rất đặc biệt. Một câu chuyện nhỏ về một tình yêu lớn, nó giúp tôi được hòa mình vào bản sonate lãng mạn trên nền bản giao hưởng – Đông Dương thời thuộc địa”.
Để hoàn thiện kịch bản, Annaud nhờ cậy nhà biên kịch Gérard Brach – người mà theo lời Annaud – một nhà biên kịch hiếm hoi trên thế giới, có thể viết lời cho hình ảnh một cách tuyệt vời, có khả năng hình dung được những gì sẽ được thấy trên phim và kịch bản do ông viết gần như một bộ phim hoàn chỉnh. Brach cố gắng giữ lại cấu trúc và giọng điệu văn chương nguyên thủy của nguyên tác tiểu thuyết. Không ai trong số các nhân vật chính có tên, họ chỉ được gọi là “Cô gái” và “Người đàn ông” trong danh sách giới thiệu nhân vật.
(tbc)