What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi Ấn Độ 29 tết Con Mèo đến 15 tết Con Rồng

Quả thực là như nhiều bác đã từng đi Ấn Độ thì khi về đến nhà cả tháng sau và có lẽ nhiều tháng, nhiều năm sau nữa thì cảm xúc về đất nước đông đúc, nhiều màu sắc, đậm đặc gia vị, đa văn hóa, đa tôn giáo vẫn không phai nhạt.

Cơ duyên được đi chuyến đi kéo dài 16 ngày 15 đềm qua 3 nước (Thái Lan-Nepal-Ấn Độ) có lẽ từ cảm hứng của các bác đi trước qua các topic như:
- Thông tin du lịch Ấn Độ
- Ấn Độ những ngày đông rực nắng của bác Backpackervn
- Nepal du ký- Dưới chân Hy mã lạp sơn 2010 của bác Yilka
- Tabalo trên đất Phật của bác Tibet3217
và đặc biệt là các thông tin và sự động viên nhiệt tình của bạn tttthao thành viên trên Phượt.
Chân thành cảm tạ các bác đã đóng góp thông tin để chuyến đi thuận lợi.

Lịch trình cơ bản của chuyến đi, sau này có chút thay đổi.
D01: 23/1/2012 thứ 2 (1/1 Nhâm Thìn) – HN-KTM
9:10-11:10 HN-BKK AA
16:40-18:50 BKK-KTM Nepal Air
Tối Thamel

D02: 24/1/2012 thứ 3 (2/1 Nhâm Thìn) Katmandu
Dubar Square, Old Town
ngủ đêm KTM

D03: 25/1/2012 thứ 4 (3/1 Nhâm Thìn)-Nargakot
Swayambhunath (World Heritage)

D04: 26/1/2012 thứ 5 (4/1 Nhâm Thìn)-Katmantdu-Lumbini (nơi Phật giáng sinh)
bay Lumbini 90 USD

D05: 27/1/2012 thứ 6 (5/1 Nhâm Thìn) – Lumbini - Gorkahpur – Kushinaga (nơi Phật nhập niết bàn)
tham quan Lumbini
Khởi hành đi Sunauli-Gorkahpur-Kushinaga
ngủ đêm Kushinaga

D06: 28/1/2012 thứ 7 (6/1 Nhâm Thìn)- Varanasi-Sarnath (nơi Phật giảng đạo)
Lễ chùa Kushinaga
Kushinaga-Gorakhpur-Varanasi
Ngủ đêm Varanasi

D07: 29/1/2012 CN (7/1 Nhâm Thìn)-Varanasi
Varanasi-Sarnath
Lễ chùa và tham quan bảo tàng khảo cổ Phật giáo
Du thuyền sông Hằng hoàng hôn
ngủ đêm Varanasi

D08: 30/1/2012 thứ 2 (8/1 Nhâm Thìn)- Varanasi
tham quan Varanasi
ngủ đêm Varanasi

D9: 31/1/2012 thứ 3 (9/1 Nhâm Thìn)- Gaya-Agra
Varanassi -Bohdgaya
Lễ chùa Bohdgaya
ngủ đêm Bohdgaya

D10: 1/2/2012 thứ 4 (10/1 Nhâm Thìn)- Agra
Sáng Bohdgaya
20h30 đi Gaya-New Delhi (15h tàu)
ngủ đêm trên tàu

D11: 2/2/2012 thứ 5 (11/1 Nhâm Thìn) New Delhi
Red Fort

D12: 3/2/2012 thứ 6 (12/1 Nhâm Thìn) New Delhi
India Gate

D13: 4/2/2012 thứ 7 (13/1 Nhâm Thìn) New Dehli-Agra
Taj Mahal, Kinari Bazarr

D14: 5/2/2012 CN (14/1 Nhâm Thìn) Delhi

23:40-5:15 (+1 ngày) DEL-BKK

D15: 6/2/2012 thứ 2 (15/1 Nhâm Thìn) BKK-HN
 
Last edited:
Chuyến bay KTM-Bhairahawa lại bị chậm mất gần 4 tiếng đồng hồ tận 16h mới bay được. Lên máy bay được phát 1 gói lạc rang và 2 cục bông (để bịt tai). Khi bay lên được nhìn rặng Hymalaya, dãy núi có ngọn Everest cao nhất thế giới, có lẽ lần đầu tiên và là lần cuối cùng trong đời bay tuyến này. Máy bay tuy nhỏ nhưng cũng có cảm giác an toàn vì không quá cũ, máy bay kêu ù ù nhưng cũng vẫn chịu được. Cùng chuyến đi có 10 bạn Trung Quốc và mấy người Nepal.

Đến sân bay Bhairahawa thì đã chiều tà, niềm vui phấn khích được đặt chân lên đất Phật làm cả nhóm thấy nhẹ nhàng thanh thản.
6784285348_021ffee846.jpg


Kiếm ngay 1 cái taxi giá 1000 NPR (bình thường chỉ 900) đi về Lumbini cách sân bay khoảng 22km. Đến Lumbini Village Logde thì ôi thôi hết phòng, đành sang đối diện vậy, phòng 600 NPR, tối thiểu hết mức có thể, các phòng đều trống chả có khách nào cả, nên mùi ẩm mốc cứ thoang thoảng, nhưng thôi hành hương mà, Phật ở trong tâm mọi thứ khác là phù du. Để hành lý ở lại, cả nhóm đi ngay sang di tích để kịp trước khi trời tối hẳn.
6931844895_bbde5d4c9b.jpg


Đường vào khu Lumbini Development Zone của 1 bác kiến trúc sư Nhật quy hoạch được đâu 20 năm giờ vẫn còn dang dở. Cả khu này bao gồm di tích và chùa của các nước. Việt Nam ta có chùa Việt Nam Phật Quốc tự do sư Huyền Diệu trụ trì và chùa Linh Sơn do sư Thích nữ Trí Thuần trụ trì.
6931825209_9e4170145c.jpg


Đến nơi thì trời đã sập tối nhưng vẫn có 1 nhóm người Thái tổ chức lễ. Ngôi nhà xây trùm ra bên ngoài di tích.
6931821713_573a6527c8.jpg


Trụ đá Asoka - ông vua Asoka này quả thực là ghi dấu ấn vĩ đại trong lịch sử Ấn Độ nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng. Nhờ có những cột đá do vua Asoka dựng lên ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ ghi dấu các địa điểm. Ở Lumbini khi khai quật được trụ đá Asoka các nhà khảo cổ học mới xác định được đây chính là địa điểm Đức Phật sinh ra.

Chúng ta sẽ còn gặp trụ đá Asoka ở nhiều nơi khác nhau ở Sanarth (nơi Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên - Kinh chuyển Pháp Luân), ở Kushinaga (nơi Đức Phật nhập diệt), ở BohdGaya (nơi Đức Phật thành đạo sau khi ngồi thiền 49 ngày dưới gốc cây bồ đề). Biểu tượng bốn đầu sư tử của trụ đá Asoka tại Sarnath được chọn làm quốc huy của đất nước Ấn Độ, biểu tượng này cũng xuất hiện trên tiền giấy và tiền xu của Ấn Độ

6785696976_7546368dfc.jpg


Cảm giác thật bồi hồi và xúc động khi đứng ở nơi đã sinh ra một triết gia vĩ đại trong lịch sử loài người - Đức Phật Thích ca người dẫn đường chỉ lối cho con người chúng ta giải thoát khỏi trầm luân bể khổ. Đứng ở nơi đây mới thấy kiếp người của chúng ta hơn kém 100 năm quá ngắn so với chiều dài lịch sử, vậy mà tại nơi này trên 2500 năm trước lúc trí tuệ loài người còn sơ khai vậy ở một vùng đất đến bây giờ vẫn còn lạc hậu đến vậy mà đã có bậc thánh - Đức Phật Thích ca Mâu ni đã tìm ra con đường giải thoát cho nhân loại.

Nơi hòn đá thiêng này Đức Phật đã sinh ra. Các nhà khảo cổ học đang làm việc ở bên dưới
6930404421_d56208392b.jpg


Bên trong ngôi nhà bảo tồn di tích "Hòn đá đánh dấu nơi hoàng hậu Maha Maya sinh hạ Đức Phật". Theo quy định thì không được quay phim chụp ảnh, nhưng vì mong muốn mẹ tôi ở nhà có thể xem được những hình ảnh này và chia sẻ với các bác nên cũng mạn phép "Ban quản lý di tích" cho em được quay tý phim bằng Ipod touch 4th generation mới tậu.
[video=youtube_share;2TzOsVmsIGk]http://youtu.be/2TzOsVmsIGk[/video]
 
Last edited:
Ngày thứ 5
Vậy là hết 1 ngày sáng hôm sau đi vào khu Lumbini Development Zone để lễ Phật lần nữa, lần này thì mất vé và đi qua chùa Việt Nam Phật Quốc. Thật là cảm động khi thấy hình mái chùa cong cong đầu đao, thấy chùa Một cột, con cò, rồi bàn thờ anh linh Tổ Quốc
Chính điện chùa Việt Nam Phật Quốc
6931833007_15e42b48f5.jpg


Hình bản đồ Tổ quốc Việt Nam trong sương sớm
6949110263_3b75068862.jpg


Chùa một cột
6802998246_697d0e7799.jpg
 
Tiếp tục hành trình lên đường ra biên giới Nepal - Ấn Độ với giá 1200 NPR. Làm thủ tục xuất cảnh rất nhanh, các bác Nepal dán cho 1 cái decal xác nhận đã xuất cảnh nghĩa là nhập cảnh và xuất cảnh bằng 2 cái decal và 1 cái dấu.

Cửa khẩu Sonauli nhìn từ phía Nepal
6933742289_d280df5297.jpg


Ông đi qua bà đi lại
6933765135_d4e004314c.jpg


Khá lạc hậu và bụi bặm
6787638560_463eacefcc.jpg
 
Đoạn đường Lumbini-Sonauli-Gorakhpur-Kushinaga có lẽ là đoạn đường khó dự đoán nhất vì ngoài xe bus thì chỉ có taxi, chúng tôi bắt 1 taxi để đi Kushinaga, đoạn đường khá thuận lợi khoảng 5 h chiều thì đến Kushinaga nơi Đức Phật nhập diệt. Chiều tà tìm được chùa Linh Sơn vào tá túc. Chùa trước đây là chùa của người Hoa nên trông cái Tam quan trông rõ là lạ, sau này cúng dường lại cho dòng tu Linh Sơn nên đổi tên là Linh Son Vietnam Chinese Buddist Temple để ghi nhớ cái gốc này. Sư Thích nữ Trí Thuần đón tiếp chúng tôi rất vui mừng, bản thân chúng tôi khi nghe được tiếng Việt ở nơi đất khách quê người sau gần 1 tuần cũng thật vui vẻ nên quyết đinh ngủ lại chùa và ăn cơm chay ở chùa.
6949218239_1c51a3edc9.jpg

Chùa Linh Sơn hiện đang xây dựng mới chánh điện, tam quan theo kiến trúc Việt, hiện đang kêu gọi các nhà hảo tâm bốn phương, các bác nếu có điều kiện ủng hộ. Ở đây vài ngày mới thấy việc xây dựng chùa trên nước ngoài thật là gian nan, để có được đường nét Việt thì phải thuê thợ Việt Nam sang đồng thời mua rất nhiều vật liệu, tượng, chi tiết trang trí từ quê nhà mang sang.

Tam quan đang xây dựng
6803097710_4d7473b5dc.jpg


Chính điện còn ngổn ngang, tuy nhiên trông đã rõ hình mái đầu đao, ở trên mái có những chi tiết trang trí bằng sứ rất đẹp, để có những chi tiết sứ như vậy thường người ta dùng bát đĩa cũ vỡ. Nhưng ở Ấn Độ thì phải mang bát đĩa mới từ Việt Nam sang đập vỡ và ghép lại để tạo hình.
6803104786_15124e0603.jpg


6803099812_4414caa848.jpg


Tứ động tâm ở chùa Linh Sơn
image83231.jpg


Ngôi trường do chùa Linh Sơn quyên góp xây dựng vì ở Ấn Độ đời sống khó khăn, trẻ em ít được tới trường, nghe sư Trí Thuần nói : "xây trường rồi, nhưng nhiều khi vẫn phải cho cả tiền học nếu không cho thì cũng lại thất học"
6803057270_9909177dd3.jpg


Chùa bảo trợ việc học (Trả lương thầy giáo, trường lớp) cho khoảng 350 em học sinh
image83261.jpg
 
Last edited:
Sau khi tìm được chỗ ngủ chúng tôi lập tức đi sang di tích nơi Đức Phật nhập niết bàn.
Đền Đại bát niết bàn
6803072892_69dc84c053.jpg


Dưới bóng 2 cây sala này Đức Phật đã nhập niết bàn.
6803091754_54a4cbd209.jpg


Bức tượng mô tả hình ảnh Đức Phật nhập niết bàn với tư thế nằm nghiêng về bên phải.
image70511.jpg


Ngôi đền nơi Đức Phật giảng kinh lần cuối. Bên trong đền là tượng Phật tìm thấy dưới lòng đất, do nhiều biến thiên lịch sử hiện tại ngôi đền thấp hơn mặt bằng xung quanh.
6949178131_f7cc902c9b.jpg


Tháp Trà Tỳ—Nơi làm lễ Trà Tỳ Kim Thân Đức Phật rồi xá lợi được chia làm 8 phần bằng nhau. Hiện nay phần xá lợi có thể nhìn được bằng mắt thường hiện đặt tại Bảo tàng quốc gia Ấn Độ tại New Delhi.
6949174765_f9dd51257f.jpg


Xung quanh Kushinaga còn có di tích ngôi nhà của ông thợ rèn Kunda người dâng bữa ăn cuối cùng cho Phật cách Kushinaga khoảng 20 km. Ở lại Kushinaga 2 ngày chúng tôi lên đường đi Gorakhpur bắt chuyến xe bus như người bản địa giá 35 rupi để đón tàu đi Varanasi.
 
Last edited:
Ngày thứ 8: Varanasi (Benares)
Trải qua 1 đêm trên tàu 5h30 giờ sáng chúng tôi đến Varanasi, ga Varanasi đông đúc cả về đêm. Do không kiếm được khách sạn tôi đành đặt qua đặt phòng của Kedareswar Hotel, một khách sạn bên bờ sông Hằng, sạch sẽ nhưng giá thì chát quá.

Varanasi có lẽ là nơi thú vị nhất trong các thành phố của Ấn Độ mà đoàn đi qua, vì màu sắc của nó, về mùi vị của nó, vì bụi bẩn của nó, về nền văn hóa khác biệt, dấu ấn thời gian mà nó mang trên mình, vì con sông Hằng linh thiêng vắt qua... nhiều lý do nhưng đều còn đọng lại thật là sâu đậm khó phai mờ trong tâm trí.

Thú vị nhất là cuộc sống bên bờ sông Hằng, người ta có thể thấy xã hội Ấn Độ thu nhỏ qua những sinh hoạt bên sông. Nước thải tự do chảy xuống sông, tro thiêu người đã khuất bỏ cả xuống sông, bò phóng uế xuống sông, thậm chí chết trôi nổi trên sông... nhưng người ta vẫn tắm vẫn giặt vẫn sử dụng nước của con sông linh thiêng này tự nhiện như hàng ngàn năm nay vẫn thế.

Đường phố nho nhỏ vậy thôi
6952193649_ecb348ffdd.jpg


Phát chẩn trên đường
6952166245_ee13e4cf0f.jpg


Khi cái ăn, cái mặc vẫn là vấn đề rất lớn với nhiều người
6806077080_13607058ce.jpg


Cuộc sống
6806049726_e48a1744fd.jpg


Bến sông phơi vải, các bà các chị Ấn Độ mang trên người cả xúc vải vẫn hở nguyên cái bụng
6952246483_51992427db.jpg


Kumiko House bên sông Hằng
6806036454_da6788f269.jpg


Đạo sỹ thành Benares (tên tiếng Ấn của Varanasi)
6952159831_59120434e9.jpg
 
Last edited:
Sông Hằng-con sông linh thiêng của người Ấn. Theo LP thì đến Varanasi không thể bỏ qua ngắm bình minh, hoàng hôn trên con sông linh thiêng này. Thuê thuyền với giá chung là 50 rupi/giờ mọi người có thể thỏa thích ngắm sông. Dù rằng giá ghi rõ như thế nhưng khi hỏi các bác chèo thuyền bao giờ cũng hô cỡ 200 và rất hay đòi tiền tip mở đầu bằng câu hỏi bạn có vui không, hoặc lúc mình cười họ hỏi có vui không, không lẽ trả lời không thì cũng gật đầu cho qua chuyện thì câu tiếp theo sẽ là hôm nay bạn vui, tôi cũng vui, chúng ta cùng vui do đó cho tôi tiền tip.

Bình minh lúc trời còn sương sớm
6806021604_38e210b36d.jpg


6952132181_8c1ac59855.jpg


Dịch vụ giặt quần áo rất phát triển
6952137555_52a79f43c5.jpg


Dịch vụ làm đẹp cũng rất phát triển
6952145023_934a56dac1.jpg


Tắm mình trong dòng nước sông Hằng là ước mơ của nhiều người Ấn, chỉ có một số thực hiện được ước mơ này.
6806142264_f7347f1b15.jpg


Bến sông (ghat) lớn nhất ở bên Sông Hằng, chuẩn bị cho lễ hội buổi tối
6806139578_58ac687300.jpg


Burning ghat nơi làm lễ hỏa táng bên sông Hằng, đứng nhìn họ làm lễ có lẽ cảm nhận rõ ràng nhất về sự ngắn ngủi của cuộc sống trần thế. Họ mang người đã khuất ra bờ sông trên 1 cái cáng tre, người chết được phủ vải vàng, bôi phẩm ở chân. Sau đó đặt lên trên dàn thiêu, chất thêm củi lên trên và bắt đầu thủ tục thiêu xác. Gia đình người đã khuất có điều kiện kinh tế thì dùng củi thiêu bằng các loại gỗ có hương thơm, còn không thì gỗ thường. Nhưng bản thân việc được làm lễ bên sông Hằng đã là một điều mong ước của họ. Mọi việc diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Buổi tối hôm đó khi đi du thuyền sông Hằng hoàng hôn nhìn thấy những đốm lửa còn lập lòe trong lúc trời sẩm tối thấy cảm giác thật là lạ, anh bạn chèo thuyền cứ hỏi có vào xem không? Nghĩ đến việc khói đó quanh quẩn quanh mình có lẽ cũng hơi ngại rồi.
6952268201_6a28c928f9.jpg
 
Last edited:
Ngày thứ 9: Sarnarth - Lộc Uyển (nơi Phật giảng bài Kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 đệ tử đầu tiên)


Sáng sớm hôm sau sau khi dạo 1 vòng ven sông Hằng, nhóm chúng tôi lên đường đi Sarnath - thánh địa Phật giáo thứ 3, nơi Đức Phật đã giảng bài kinh đầu tiên cho 5 đại đệ tử (vốn là 5 người bạn đồng tu đầu tiên).

Sanarth là một thị trấn nhỏ cách Varanasi 12km, đi richshaw cả đi và về kèm theo thời gian chờ 2h là 250 rupi. Cũng như cách di tích Phật giáo khác thường ở dạng phế tích do Ấn Độ là một nước đa tôn giáo nên thường có sự xung đột giữa các đạo nên khi đạo này hưng thịnh thì các di tích của đạo khác bị phá hủy, bị vùi lấp.

Những nền gạch cổ ở đây cho chúng ta thấy một quy mô hoành tráng của di chỉ Phật giáo. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên do sự suy vong của đạo, do thời gian, do chiến tranh nên chỉ còn lại ở đây những tàn tích.

Nội dung bài Kinh chuyển Pháp luân
Đức Phật mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan: Một là đam mê thú vui dục lạc thế gian, vì nó giả tạm, nhất thời, tầm thường, ngăn cản mọi tiến bộ tâm linh. Hai là khổ hạnh ép sát, nó làm mỏi mệt tinh thần, mê mờ trí tuệ và Ngài khuyên họ nên theo con đường trung đạo dẫn tới một cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ, sáng suốt, giải thoát tối hậu. Đó là con đuờng đạo 8 nhánh.
1. Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2. Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chính ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
4. Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật.
5. Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
6. Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7. Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
8. Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian
Đức Phật giảng tiếp theo là Tứ diệu đế. Bốn chân lý nói về sự Khổ (Khổ đế), chân lý về nguyên nhân của sự Khổ (Tập đế), về sự diệt Khổ (Diệt đế) và về con đường diệt Khổ (Đạo đế).
Sau khi nghe Ngài giảng bài pháp thứ hai kinh Vô ngã tướng (Anttalakkhana Sutta), nói về thuyết Vô ngã có nghĩa là không có cái ta và năm uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham ái thì ra khỏi tái sanh, được giải thoát, năm người đồng tu khổ hạnh trước đây với Ngài Kodanna, Vappa, Bhaddhiya, Mahànàma và Assaji lần lượt chứng quả A La Hán.
(trích từ trang www.daophatngaynay.com)

Dấu tích còn sót lại cho thấy nơi đây đây đã từng có quá khứ huy hoàng.
6815228852_bca09f9e93.jpg


6815227720_d15f6d14fc.jpg


Tại nơi đây Đức Phật đã thuyết giảng cho 5 đại đệ tử đầu tiên. Đến hơi muộn nên cửa di tích đóng cửa đành vén kinh phướn ghi lại hình ảnh thiêng liêng này. Đi một vòng quanh nơi Đức Phật giảng đạo mà lòng thấy bồi hồi khi được đến mảnh đất thiêng này.
6961357379_efed0c93ca.jpg

Chùa Srilanca tại Sarnarth
6961351873_5fab7faa3d.jpg


Hai giờ đồng hồ ở Sarnath trôi qua rất nhanh, chúng tôi lại lên đường về Varanasi và chờ chuyến tàu lúc 4h30 sáng hôm sau đi Bohdgaya.
Để tiết kiệm thời gian chúng tôi chọn chuyến tàu này, và đến BohdGaya lúc 10h sáng. Tạm biệt Varanasi.
 
Last edited:
Ngày thứ 10: Bohdgaya - Bồ đề đạo tràng nơi nhiều Phật tử mong mỏi được hành hương

10h sáng chúng tôi đến Bohdgaya, tách khỏi đám đông tài xế richshaw vây quanh khách du lịch khi vừa rời cửa ga, chọn 1 bác tài xế già đứng ở phía xa với giá hợp lý theo chỉ dẫn trên LP, chúng tôi đến Bohdgaya.

Thánh địa Phật giáo rất đông đúc, đặc biệt đông người Tạng, vì thời gian này Đức Đạt Lai Lạt ma đến Bohdgaya giảng kinh 10 ngày từ ngày 1/2 đến ngày 10/2/2012, đây là dịp để người Tạng khắp thế giới hành hương về đây. Nói không ngoa thì thời gian này ở Bohdgaya là thế giới của người Tạng, họ có khu tập thể riêng, có chợ riêng (Tibetan Refugee Market), đặc biệt là 4 phía quanh tháp Madhabohdi họ tổ chức những khóa lễ, phát sữa, trà, bánh mì, rồi kinh sách, rồi cầu kinh suốt ngày, bảo an Ấn Độ đứng bốn phía để giữ trật tự.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Phật giáo Tây Tạng đó là cách hành lễ của họ, như nhiều Phượt gia trên www.phuot.com gọi là "ngũ thể nhập địa" nghĩa là tứ chi và phần đầu chạm xuống đất khi hành lễ, khi hành lễ xong họ lại đứng dậy đi 3 bước và tiếp tục lần hành lễ tiếp theo, cứ như thế họ đi vòng quanh tháp không biết bao nhiều lần. Có những người không đi thì họ kê tấm phản gỗ và hành lễ trên tấm phản đó, đếm ra chắc cũng cả ngàn lần.

Đại tháp Madhabohdi, các sư Tây tạng làm lễ xung quanh.
6815255590_6539b0c775.jpg


Tượng Phật xung quanh tháp
6961397507_eb3ec69661.jpg


Dấu chân Phật
6815273222_0f509dbab9.jpg


Đức Phật trong Đại tháp Madhabohdi, có lẽ đây là hình ảnh Đức Phật đẹp nhất mà tôi được chiêm bái.

6961398323_ab7281119b_b.jpg


Đại tháp trong đêm. Buổi tối cũng còn rất nhiều Phật tử ngồi thiền hoặc thiền hành xung quanh Đại tháp.

6961399699_874bcfcbdb.jpg


Cũng thật là may mắn khi được tình cờ tham dự lễ tô tượng trong đại tháp Madhabohdi của các nhà sư Tây Tạng, có lẽ nhóm chúng tôi và 1 ni sư (đang ngồi thiền trong đại tháp) nữa là người Việt trong lễ này, trước đó người Tạng đã đứng chật kín trong không gian hẹp này. Thật tình cờ được đứng sát ban thờ nhất nên quay được đoạn phim này, xin được chia sẻ để các bác cùng chiêm bái. Không gian trong tháp như dừng lại xung quanh chỉ có tiếng tụng kinh đồng loạt của các nhà sư Tây Tạng, khoảnh khắc đó có lẽ không đến lần thứ hai trong đời.
[video=youtube_share;z-MioCrAqY8]http://youtu.be/z-MioCrAqY8[/video]

Lễ tô tượng trong tháp Madhabohdi - Kỷ niệm không bao giờ quên, giữa tiếng tụng tụng kinh, không khí trang nghiêm
[video=youtube_share;yy7-CDzh8xw]http://youtu.be/yy7-CDzh8xw[/video]
 
Last edited:
Bên trong đại tháp là không khí thành kính của du khách thập phương, kể cả những người châu Âu, họ đến làm lễ và dâng lễ rất thành kính; lễ Phật chỉ là những cái âu to trong đó có hoa quả và bánh trái, tôi để ý thấy họ cũng rất ít thắp hương, có lẽ mỗi người với tâm thành thì đã được Phật chứng còn hương hoặc vàng mã có lẽ chỉ do con người do vì quá câu nệ mà sử dụng rất nhiều chăng.

Bên ngoài đại tháp dưới gốc cây bồ đề nơi Đức Phật đã ngồi thiền 49 ngày để suy tưởng tìm ra chân lý diệt khổ luôn có du khách đến đi vòng quanh mong mỏi nhặt được 1 chiếc lá từ cội bồ đề thiêng này.

Làm lễ kiểu "ngũ thể nhâp địa" bên ngoài tháp

6962062439_c5220e501a.jpg


6815928726_12aa223f6b.jpg


Kiên trì ngồi dưới nắng để tham dự khóa lễ
6962031081_11297e00ec.jpg


Dưới gốc cây bồ đề này Đức Phật thành đạo sau 49 ngày ngồi thiền
6961999137_c2958c402f_z.jpg


6815864506_42a2c58bb0.jpg


6961955879_11a5e8d361.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,037
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top