What's new

Chuyến đi ngày cuối tuần (từ Hà Nội)

Chào,

Mình dự định đi lòng vòng Hà Nội vào mỗi 01 ngày cuối tuần, mỗi tuần một địa điểm. Tìm hiểu vài điều muốn tìm hiểu, thăm thú các nơi thú vị và chụp ảnh các chỗ thấy hay.
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Hiện bọn mình chỉ có 2 người, mời mọi người đi chung cho vui (nhất là các bạn nữ nhé :) ) Mỗi chuyến đi sẽ dưới 10 người.

Đây là chuyến đi cho tuần tới, t7 28/8
Phương tiện: Xe máy
Điểm đến: Chùa Kiến Sơ - nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông

Chùa Kiến Sơ tọa lạc cạnh đền Phù Đổng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ IX và là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông, cũng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng trong lịch sử: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…

5HBULB_kienso.jpg


Theo sách Thiền uyển tập anh, bấy giờ có một vị phú hào ở hương Phù Đổng, người họ Nguyễn kính mộ việc trì giới đức hạnh cao cả của sư Lập Đức, tự nguyện cúng gia trạch để làm chùa, mời sư đến trụ trì. Ban đầu sư từ chối, nhưng đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến bảo: "Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp được vận lớn". Vì thế sư bèn nhận lời, đến hương Phù Đổng lập chùa, chính là chùa Kiến Sơ ngày nay, sau này pháp danh của sư Lập Đức được đổi tên là Cảm Thành.

Thiền uyển tập anh chép: "Tháng Chín năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ 15 (820), sư (tức Thiền sư Vô Ngôn Thông) đến chùa Kiến Sơ. Ngoài hai bữa cơm cháo, suốt ngày sư chỉ ngồi quay mặt vào tường, không nói một lời, chuyên chú tu tập thiền định làm vui. Suốt mấy năm liền như thế nên người ngoài không ai biết sư, chỉ có sư trụ trì chùa là Cảm Thành hết lòng kính cẩn hầu hạ. Cảm Thành gần gũi bên cạnh sư để học hỏi những điều cơ vi huyền diệu, hiểu rõ yếu chỉ của Thiền tông". Vào ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 thời thuộc Đường (826), Ngài Vô Ngôn Thông gọi sư Cảm Thành đến truyền bảo: "Ngày trước Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, khi quy tịch có đọc bài kệ rằng: Nhất thiết chư pháp/Giai tòng tâm sinh/Tâm vô sở sinh/Pháp vô sở trụ/Nhược đạt tâm địa/Sở tác vô ngại/Phi ngộ thượng căn/Thận vật khinh hứa. (Tất cả các pháp/Đều từ tâm sinh/Tâm không chỗ sinh/Pháp không chỗ trụ/Nếu đạt đất lòng/Làm gì chẳng ngại/Không gặp thượng căn/Cẩn thận chớ nói)". Mặc dù vẫn đang khỏe mạnh, nhưng nói xong thì Thiền sư Vô Ngôn Thông chắp tay thu thần thị tịch.

Từ đó, Thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời, chủ trương đốn ngộ, trao đổi truyền bá đạo pháp không dùng nhiều lời nhưng người nghe vẫn thông (hiểu) được. Vào năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất thời Đường (860), sư Cảm Thành không bệnh mà nhập diệt, truyền trao y bát cho Thiền sư Đa Bảo. Đến thế kỷ XI-XIV, từ phái Vô Ngôn Thông phát triển thành một nền thiền học Việt Nam vô cùng rực rỡ, mỗi nhà sư đều trở thành những thi sĩ.

tamquanchuakienso.jpg


Kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ tạc thô sơ, tuổi ít nhất 400 năm. Ni sư Thích Đàm Truyền, trụ trì chùa cho biết: "Tôi về trụ trì chùa từ năm 1971 đã thấy khánh đá bị vứt nằm chỏng chơ trong nhà Tổ, cột treo khánh bị gãy hết cả. Mãi tới cách đây 10 năm, nhà chùa mới xây mới 2 cột trụ phía trước tiền đường, rồi đem khánh đá ra treo".

Gây ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa động liên hoàn bằng đất thó, tuổi hơn 200 năm. Đây là tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm gồm 5 tòa động liên hoàn. Hai bên hông gồm: động tội tái hiện tích truyện Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ Ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục; và động Tây Du Ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ba tòa động chính đều có vòm là những mây, rồng xoắn xuýt tạo thành, ngự trên mây có rất nhiều chư Phật, Bồ tát, A Di Đà và các thần tướng nhà trời. Nếu như trung tâm của các tòa Cửu Long bao giờ cũng là Đức Thích Ca sơ sinh, nhưng ở các tòa động nơi đây đã được biến thể khác biệt. Trung tâm của động bên trái là Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; ở tòa động bên phải là Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ phong phú, bài trí thành 7 lớp tượng. Trong cùng của chánh điện có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tọa lạc bộ Tam thế Phật, niên đại thế kỷ XVII. Bộ tượng Tam thế được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền nhập định trên 3 tòa sen. Áo tượng nhiều nếp gấp chồng lên nhau, phủ kín lòng đùi. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tòa sen không có đế bệ (có lẽ đã bị mất) hiện đã bong tróc hết sơn, kết cấu với 3 tầng cánh sen úp. Phật điện được đặt tách rời ra phía trước khỏi bộ Tam thế, với 6 lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng thứ 1 là tượng A Di Đà; hàng thứ 2 gồm 5 pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa); hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải; Đức Thích Ca niêm hoa tôn trí ở hàng thứ tư; kế đến tượng Ngọc Hoàng; dưới cùng có tòa Cửu Long.

Bên trong Thượng điện, thẳng hàng với 5 vị Diêm vương phía bên phải, có các pho tượng vô cùng giá trị: tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng vua Lý Công Uẩn và thân mẫu của nhà vua. Thiền sư Vô Ngôn Thông với thân hình mập mạp, đầu trần để lộ lớp tóc đen rất mỏng, tai to, mũi rộng, trên mép có hàng ria con kiến. Ngài mặc 2 chiếc áo: áo lót bên trong chỉ từ bụng trở xuống, để hở toàn bộ mảng ngực trần; áo khoác ngoài với rất nhiều nếu gấp uốn lượn đăng đối. Chân Ngài xếp bằng tròn, tay để trên đùi trái, tay phải cầm phất trần.

chua3.jpg


Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực. Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, người dân ở đây còn truyền tụng nhau sự tích về vua Lý Công Uẩn.

Tương truyền vào thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi. Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Phù Đổng lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật. Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Một đêm, Công Uẩn đang ngủ say trong hầm thì mơ thấy một người hiện lên, tự xưng Thánh Gióng là Thành hoàng của làng Phù Đổng. Thánh Gióng nói cho Công Uẩn biết rằng sau này sẽ thành đại sự và Thánh đọc cho câu sấm: "Nhất bát công đức thủy/Tùy duyên hóa thế gian/Quang Quang trùng chúc chiếu/Một ảnh nhật đăng san". Lúc đó, Công Uẩn không hiểu bài sấm này nói gì, nhưng vài trăm năm sau dân gian đã giải được nghĩa rằng, bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (tức vua Lý Huệ Tông tên là Sảm).

Ngay sau khi Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho trùng tu chùa Kiến Sơ và xây dựng đền Phù Đổng cạnh đó để tôn thờ Đức Thánh Gióng. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời Thiền sư Đa Bảo về Thăng Long bàn luận. Như vậy có thể nhận định rằng, truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời sư Đa Bảo, được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại vương, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương.

Nguồn bài viết: Chương Phượng - Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tham khảo thêm về dòng thiền Vô Ngôn Thông tại: http://www.thuvien-thichnhathanh.or...chng-02-2-3-thin-phai-vo-ngon-thong?showall=1
 
Last edited by a moderator:
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

@phuvuong: ^^

@huongxo: Hôm nào đó sẽ phát huy ý tưởng của em nhé :)

@moicong: Là chị hỏi han thông tin để (chị) đi chơi đấy. Chứ chưa đi đc cùng các bạn đó bao giờ đâu :))

@vivan: Đúng rồi, hihi. Rất tiếc ko đc đi cùng bạn đợt này :(

@tieu co nuong: Tức là t7 này tham gia nhé? :)

@bonne: Hôm nào cùng đi làng nghề nhé. Hẹn gặp t7 ;)

@lamer: Đành đợi vài tuần sau gặp lamer vậy :)

@benhatnha: Bé xem tiếp ở đây ^^

1. Hôm đó mình có thể đi thêm (một chút thôi) chùa Non Nước ở cạnh đó, cũng là chùa thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông do nhà sư Ngô Chân Lưu (hiệu là Khuông Việt, 933-1011) là Tổ thứ 5 của dòng thiền này lập ra (chùa Kiến Sơ là nơi tu hành của Tổ đời thứ 1 và 2 của dòng thiền này.

2. Bạn nào biết gần khu vực này có chỗ nào thiên nhiên sông nước để ngồi chơi thì gợi ý nhé.

3. Ai tham gia có thể đọc trước về chùa Kiến Sơ và dòng thiền của họ, khi đến nơi sẽ thấy thú vị hơn nhé.
Mình post một vài đoạn sau, cũng dễ đọc:

THIỀN NGỮ VÀ HÌNH ẢNH THI CA

Thiền sư thường dùng những hình ảnh cụ thể làm phượng tiện đưa người hành giả đến sự đạt ngộ. Khi Vô Ngôn Thông được người ta hỏi về thiền và thiền sư, ông đãim lặng lấy tay chỉ vào gôc một gốc cây thoan lư. Thiền và Thiền sư trong lĩnh vực đàm luận chỉ có thể là những khái niệm trừu tượng; gốc cây thoan lư là một hình ảnh cụ thể của thực tại; nếu nhìn thấy gốc cây thoan lư trong chính thực tại của nó là đã thâm nhập thế giới Thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư bao giờ cũng muốn đưa học trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng.

Khi Nam Tuyền hỏi Triệu Châu (hai vị thiền sư Trung Hoa thuộc thế kỷ thứ chín) về chủ ý của Bồ Ðề Ðạt Ma khi qua Trung Hoa, Triệu Châu cũng chỉ ra ngoài sân và nói: “Nhìn cây tùng ở ngoài sân”. Thiền học, vì vậy rất gần với thi ca ở chỗ chú trọng tới hình ảnh mà xem thường những khái niệm trừu tượng. Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào suy luận siêu hình thì thiền không còn có gì là thiền. Cho nên ta không lấy làm lạ khi thấy có những thiền sư dùng những câu thơ làm lời thiền ngữ. Một thiền sư có tâm hồn thi sĩ tự khắc diễn tả thực chứng bằng thi ca và hướng dẫn thiền giả bằng những hình ảnh thi ca.

Thiền sư Tuyết Ðậu (980-1052) ở Trung Hoa là một thi sĩ bậc lớn trong thiền môn. Ông là người đã dựng nen truyền thống lấy hình ảnh thi ca làm thiền ngữ. Sự xuất hiện tại Việt Nam năm 1969 của thiền sư Thảo Ðường, đệ tử thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Ðường, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Ðường đã mang qua Việt Nam các tác phẩm của Tuyết Ðậu vốn đã thấm nhuằn tính chất thi ca, vì trong thiền phái Vô Ngôn Thông, nhiều thiền sư như Minh Trí (mất 1190) và Quảng Nghiêm (mất 1190) rất hâm mộ Tuyết Ðậu Ngữ Lục.

Tuy nhiên, trước mắt thiền sư Thảo Ðường, tại Việt Nam có thiền sư Thiền Lão cũng đã dùng hình ảnh thi ca làm thiền ngữ. Thiền sư Thiền Lão (mất 1073) ở chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, về sau có về núi Từ Sơn dạy học, học chúng quy tụ có hơn một ngàn người. Vua Lý Thái Tông có vào núi thăm thiền sư. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai người:

Vua: Ngài ở đây bao lâu rồi?

Thiền Lão:

Sống trong giờ hiện tại
Ai hay năm tháng xưa?
Ðãn tri kim nhật nguyệt
Hà thức cựu xuân thu)

Vua: Ngài làm gì hàng ngày ở đây?

Thiền lão:

Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)

28.%20Happiness%20is%20here%20and%20now.jpg


Vua: Như vậy ý chỉ là gì, xin ngài cho biết?

Thiền lão: Nói nhiều lời, sợ sau này bất lợi.

Những câu thơ mà Thiền Lão đọc ở đây không phải chỉ là những câu thơ, mà còn là những câu thoại đầu, những lời thiền sư nhằm đánh thức sự tỉnh ngộ thiền giả. Vua Lý Thái Tông, sau hai câu thiền ngữ, không hiểu được chủ ý của thiền sư và đã hỏi lại. Chính vì tính chất thoại đầu của các câu thơ mà thiền sư đã đáp: chừng đó lời đã quá đủ, nhà vua chỉ cần tham cứu cho kỹ, nói thêm thì câu sau chỉ bất lợi (từ đa vô hậu ích).

Vị thiền sư thi sĩ tài ba nhất của thiền phái Vô Ngôn Thông là thiền sư Viên Chiếu (998-1090). Ông họ Mai, tên là Trực, con anh bà Linh Cảm Thái Hậu. Ông rất am tường về pháp tam quán của kinh Viên Giác. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói ông thâm đắc “ngôn ngữ tam muội”; các thiền ngữ của ông xuất phát từ thực chứng sâu xa về thiền. Ông là tác giả những cuốn:
Tán Viên Giác Kinh
Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Ðạo Trường
Tham Ðồ Hiển Quyết
Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn

Cuốn Dược sư Thập nhị nguyện văn được vua Lý Nhân Tông sai sứ thần đem sang tặng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Tống giao sách này cho các thiền sư chùa Tướng Quốc xem và bảo có chỗ nào đáng sửa chữa thì sửa chữa lại. Các vị này xem xong thì tâu vua: “Ðây là đấng hóa thân đại sĩ ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi không dám thêm bớt gì nữa”. Vua Tống liền cho sao một bản, còn bản chính thì trả lại Lý Nhân Tông với những lời khen ngợi. Sau đây là một số thiền ngữ có tính thi ca còn được chép lại trong Thuyền Uyển Tập Anh, có lẽ là những gì còn lại trong tập Tham đồ Hiển Quyết, một tác phẩm ghi lại những đề án thiền học. Một vài câu vấn đáp:

Hỏi: Phật và Thánh khác nhau chỗ nào

Ðáp: Cúc trùng dương dưới dậu
Oanh thục khí đầu cành
(Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh)
Hỏi: Kẻ học nhân chưa hiểu xin thầy dạy lại

Ðáp: Ngày quạ vàng chiếu sáng
Ðêm thỏ ngọc sáng soi
(Trú tắc kim vô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh)

Hỏi: Ðã nhận được yếu chỉ
Nhưng huyền cơ ra sao

Ðáp: Nước đã đầy bình vạc, chân vô ý
Vấp ngã một lần hối được sao?
(Bất thận hủy bàn kinh mãn xứ
Nhất tao sa điệt hối hà chi?)


Muốn dìm cho sóng chết
Ai hay thân tự trầm
(Mạc quán giang ba nịch
Thân lai khước tự trầm)

Hỏi: Bồ Ðề Ðạt Ma ở núi Thiếu Thất hành đạo đạt đến chỗ huyền diệu sâu thẳm: từ xưa đến nay ai là kẻ thừa kế xứng đáng nhất?

Ðáp: Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt
Ðất hiểm phân ranh có núi sông
(U minh càn tượng nhân ô, thố
khuất khúc khôn duy vị nhạc, hoài)
Hỏi: Thế nào là con đường đưa đến căn nguyên của đại đạo?

Ðáp: Cỏ mạch đứng bờ cao gió dữ
Nước nhà thời loạn biết trung lương
Hỏi: Tất cả mọi chúng sinh từ đâu tới và sẽ đi về đâu.

Ðáp: Rùa mù xuyên vách đá
Rùa què leo núi cao
(Manh quy xuyên thạch bích
Bì miết thướng cao sơn)
Hỏi: Người ta nói: khóm trúc xanh xanh kia là chân như. Vậy công dụng của chân như là gì?

Ðáp: Ðưa người xa ngàn dặm
Cười tặng một bình trà
(Tặng quân thiên lý viễn
Tiểu bá nhất bình trà)

Thiền sư Trí Bảo (mất 1190), một thiền sư sống khổ hạnh có đức khiêm nhượng lớn, mỗi khi có người trêu chọc thường chắp hai tay lại, cũng là một thiền sư hay dùng thiền ngữ thi ca. Ông thường ra tay bắc cầu sửa đường mỗi khi gặp đường hư đường lở. Trong khi đàm luận với thầy là Ðạo Huệ, ông đã dùng những câu sau đây:

Không nhờ gió cuốn mây trôi hết
Màu xanh sao tỏ một trời thu?
(Bất nhân phong quyện phù vân tận
tranh kiến thanh thiên vạn lý thu)
và:

Quen biết đầy thiên hạ
Tri âm được mấy người?
(Tương thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỳ nhân?)

Thiền sư Tịnh Không (mất 1170) chuyên tu hạnh đầu đà, mỗi lần nhập định lâu tới năm bảy ngày. Có một lần kẻ trộm tới, ông chỉ vào thùng phước sương cho kẻ kia lấy tiền. Ðây cũng là một thiền sư thi sĩ. Người ta hỏi Phật là gì, ông đáp:

Nhật nguyệt trời cao soi mọi cõi
Ai hay mây khói phủ non sông
(Nhật nguyệt lệ tam thiên hàm trân sát
Thùy tri vân tụ lạc sơn hà?)
Người kia hỏi: “Làm thế nào mà hiểu?”

Ông đáp: Mục đồng ngủ mãi lưng trâu nọ
Câu chuyện anh hùng biết được sao?
(Mục đồng kỳ quán ngọ ngưu bối
Sĩ hữu anh hùng khoa đắc y)

Hỏi: Ý chỉ của Tổ truyền khác với ý chỉ của giáo lý ở chỗ nào?

Ðáp: Chư hầu vạn nẽo đều xuôi khuyết

(Vạn lý thê hàng giai triều khuyết)

Hỏi: Hòa thượng có sở đắc đặc biệt tại sao không nói cho chúng con nghe?

Ðáp: Ông thổi lửa, tôi vo gạo.
Ông khất thực tôi mang bình
Ai có phụ ai đâu
Một hôm ông họp chúng lại đọc một bài thơ sau đây:
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi
Kẻ mặc áo lạ tới
Người xách gậy tìm lại
Khi hành động xúc tiếp
Như rồng nhảy đớp mồi

(Thượng vô phiến ngõa già
Hạ vô trác chùy địa
Hoặc dị phục trực nghệ
Hoặc sách trượng nhi chí
Ðộng chuyển xúc xử gian
Tự long được thị thôn
Có một vị tăng bước ra hỏi: “Ngài có cái gì thế?”

Ông cười:

Ngày ngày đi hái củi
Kho lúa vẫn còn rồng

(Nhật nhật khứ hoặch hòa
Thời thời không thương lẫm!)

Trích từ: Việt Nam Phật giáo Sử luận (tập I) của GS Nguyễn Lang
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Mình đăng kí 1 slot bên ttvnol rồi nhá. Mình tên Hạnh. sdd:0914787709. Rất mong đây là chuyến phượt đáng nhớ đầu tiền của mỉnh với cả nhà .
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Tiếp về chùa Kiến Sơ và thiền phái Vô Ngôn Thông nhen :))
Phần dưới đây rất là thú vị. Trích từ Truyền thống sinh động của thiền tập, quyển 02.

VÔ NGÔN THÔNG SANG VIỆT NAM

Khi qua Việt Nam thầy tới một ngôi chùa gọi là chùa Kiến Sơ. Thấy ngôi chùa này dễ thương, nên thầy ở lại, nhưng thầy cũng chẳng nói tôi là thiền sư, nếu mấy anh muốn học thì tôi sẽ dạy, nếu mấy anh muốn chương trình bốn năm thì tôi sẽ cho chương trình bốn năm! Thầy chẳng nói gì cả! Nhưng cái phong thái của thầy rất đẹp cho nên ai cũng muốn thầy ở lại. Tuy ở lại nhưng thầy không nói gì hết, thầy ngồi thiền rất nhiều, và khi ngồi thì thầy chỉ nhìn vào vách tường mà thôi.

1209bcf8125g215.jpg


Chùa Kiến Sơ thuộc làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lúc đó chùa cũng mới được thành lập, và thầy trụ trì là thầy Lập Đức, có nghĩa là lập chí để xây dựng đức độ của mình. Thầy Lập Đức là một thầy có bồ đề tâm rất lớn, có chí khí tu học rất lớn. Một người họ Lý (trong sách ghi là họ Nguyễn, nhưng thật ra là họ Lý, vì sau khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý thì bắt tất cả mọi người họ Lý đổi thành họ Nguyễn, vì lý do kỵ húy[1]. Thành ra trong sách này chép là họ Nguyễn), có cái nhà rất đẹp và phát tâm biến nhà mình thành một ngôi chùa, tại vì khu đất rất đẹp. Sau khi biến nhà mình thành một ngôi phạm vũ, nguy nga thì Nguyễn mới tới cầu thầy Lập Đức về trụ trì. Thầy nói: Tôi đâu phải sinh ra để làm trụ trì? Tôi không thích trụ trì.

Có những người như vậy. Họ rất sợ làm trụ trì. Chúng ta nhớ thầy Đại Sáng của phái Tào Động bên Quảng Đông, qua truyền giới ở Thừa Thiên và Quảng Nam. Hồi thầy đó làm trụ trì thì chùa rất giàu, và thầy rất bận rộn. Một hôm có một nhóm văn nghệ sĩ đến thăm chùa, thầy than phiền: Tôi sao bận rộn nhiều công việc quá! Thì có một chàng thi sĩ nói: Thầy bận rộn vậy tại sao thầy không đi xuất gia đi! Rõ ràng thầy đã là một vị đại Hòa thượng, đã làm trụ trì một ngôi chùa rất lớn, mà còn nói người ta bận rộn vậy tại sao không xuất gia đi! Ông nhà văn đó tuy chưa được truyền đăng nhưng đích thực là một thiền sư. Xuất gia có nghĩa là có sự thảnh thơi, cho nên có một số người không ưa làm trụ trì là vì vậy.

Hồi còn ở Việt Nam tôi rất thích sự kiện là tôi không làm trụ trì. Tại vì đi đến chùa nào cũng được tiếp đón như một ông hoàng tử, rất là sướng, mà khỏi phải lo chùa, khỏi phải lo gì hết. Đi tới đâu cũng sướng thì tại sao mình phải dấn thân vào con đường khổ cực làm trụ trì làm gì?

Thầy Lập Đức có lẽ cũng có cùng tư tưởng. Nhưng mấy đêm sau thì thầy nằm mơ một giấc mơ rất là lạ lùng. Có một nhân vật hiện ra trong giấc mơ và nói rằng: Thầy nên nhận làm trụ trì chùa đó đi, tại vì sau này chùa sẽ trở nên một trung tâm tỏa chiếu hào quang cả nước. Khi thức dậy, thầy tin ở giấc mộng đó cho nên thầy nhận lời làm trụ trì và thầy tụ tập một số người xuất gia để tu học. Chính ngôi chùa đó là nơi thầy Vô Ngôn Thông tìm tới. Có lẽ thầy Lập Đức cũng còn trẻ, cũng không vướng víu vào chuyện chùa chiền. Vì vậy cho nên thầy Vô Ngôn Thông tới và trong vòng hai năm trời thầy không giảng dạy gì cả, thầy chỉ sống trong chúng và ngồi thiền mà thôi.

Thầy Lập Đức lại có nhận xét rất tinh vi. Thầy nói đây là một vị cao tăng. cho nên thầy tiếp đãi vị cao tăng đó với tất cả tấm thịnh tình của một người tri kỷ. Vì vậy mà đến năm thứ ba thì thầy Vô Ngôn Thông bắt đầu nói chuyện và dạy cho thầy này. Sau đó thì thầy Vô Ngôn Thông truyền pháp cho thầy Lập Đức, rồi đặt tên lại cho thầy là Cảm Thành, tại vì thầy Vô Ngôn Thông cảm tấm lòng rất thành khẩn của thầy Lập Đức.

TỔ THỨ II CỦA THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG

Vì vậy mà thiền sư Cảm Thành là thế hệ thứ hai của thiền phái Vô Ngôn Thông. Hôm nay chúng ta nên đọc bài kệ truyền đăng của thầy Vô Ngôn Thông truyền cho thầy Cảm Thành. Bài kệ của thầy Vô Ngôn Thông làm mỗi câu gồm bốn chữ:

Chư phương hạo hạo, có nghĩa là mọi phía nó rộng rãi, nó lồng lộng (hạo hạo).

Vọng tự huyên truyền, vọng tức là dối, không thật. Huyên truyền là đồn đãi những tin thất thiệt. Bốn phương lồng lộng, mặc sức tuyên truyền.

Vị ngô thỉ tổ - Thân tự Tây thiên. Tuyên truyền rằng vị tổ đầu tiên của chúng ta là ở bên Tây thiên, tức bên Tây Trúc, bên Ấn Độ. Bản thân của người đó ở bên Ấn Độ.

Truyền pháp nhãn tạng - Viết vị chi "thiền", vị tổ đó đã truyền cho cái pháp gọi là nhãn tạng, và cái pháp đó được gọi là thiền. Mình thấy vị thiền sư này cũng ghê lắm, cho rằng chuyện thiền tông đã truyền qua 28 vị tổ, từ Bồ-Đề Đạt-Ma cho đến Huệ Khả, Tăng Xán..., chỉ là "huyên truyền". Nghe thì nghe thôi chứ đừng tin quá! Tin quá thì bị lầm! Mình thấy ngay trong mấy câu đầu mà thiền sư Vô Ngôn Thông đã có cái khí phách, cái ngôn ngữ khác người.

Nghe người ta nói lại là thầy Bồ-Đề Đạt-Ma đem chánh pháp nhãn tạng của Bụt mà truyền sang Trung Quốc, và câu chuyện đầu tiên mà thiền môn dùng là câu chuyện kể rằng có một hôm Bụt đứng ở trong hội Linh Sơn, cầm một cái bông và mỉm cười, không nói gì cả. Ngài im lặng thật lâu và mọi người đang nát óc suy nghĩ coi thử ngài muốn nói gì, thì tự nhiên ngài mỉm cười. Ngài mỉm cười là vì trong đại chúng có một người đang mỉm cười. Người đó là Ma Ha Ca Diếp.

Chuyện này không có trong kinh. Chuyện này được ghi chép trong một cuốn sách thuộc về luận mà không có trong kinh Nam tông cũng như Bắc tông. Thành ra huyên truyền có thể là đúng! Rồi khi BuÏt mỉm cười thì Bụt mới nhìn ngài Ca Diếp và nói: Ta có chánh pháp nhãn tạng. Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, bây giờ ta trao cho Ca Diếp. Không lý đức Thế Tôn mà dùng nhiều danh từ quá như vậy? Thường thường ngôn ngữ của đức Thế Tôn rất là đơn giản. Cho nên cũng có thể chuyện này là huyên truyền.

Câu nói đó nó chính thức công nhận Ca Diếp là sơ tổ của thiền tông. Thầy Vô Ngôn Thông là một người đã đắc đạo thật, đã thấy được sự thật. Thầy cho những chuyện này không đáng để cho mình bám vào. Có cũng được mà không cũng được! Đó chỉ là phương tiện thôi, cho nên thầy nói rằng những chuyện đó có thể là tương truyền đặt ra, đừng kẹt vào những chuyện đó.

Thành ra khi thầy nói tới nhãn tạng tức là thầy nói về thiền, và thầy nói với một tâm trạng rất tự do. Cái đó người ta gọi là "thiền", Viết vị chi "thiền". Thầy còn tiếp tục giọng đó trong những câu sau:

Nhất hoa ngũ diệp - Chủng tử miên miên, có nghĩa là một bông hoa có năm cánh và hạt giống của bông hoa đó nó sẽ kéo dài mãi về tương lai. Miên miên nghĩa là nó kéo dài dài về tương lai.

Câu này nhắc lại truyền thuyết về thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, thầy tiên đoán rằng sau này sẽ có một bông hoa thiền nở ở Trung Quốc, và bông hoa đó sẽ có năm cánh, tức là năm phái thiền (Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Vân Môn, và Quy Ngưỡng).

Thầy Vô Ngôn Thông dạy thầy Ngưỡng Sơn. Thầy Ngưỡng Sơn có liên hệ với thầy Quy Sơn, và sau đó thành lập một phái thiền gọi là Phật Quy Ngưỡng. Ở Việt Nam hai phái này có nhiều người theo.

Tiềm phù mật ngữ - Thiên vạn hữu duyên. Mật ngữ tức là những lời nói có tính cách bí hiểm. Ví dụ như "Sư chú đang làm gì đó?" "Dạ con đang thở". Những câu đối đáp đó thì chỉ có thầy với trò hiểu được. Người ngoài nghe thì có thể họ không hiểu. Mình đang xắt cà rốt mà sao nói là mình đang thở? Ngôn ngữ đó có khi ăn khớp với nhau, có sự cảm thông. Ngôn ngữ đó có khi nó cũng trật chìa, thầy trò không cảm thông nhau được. Loại ngôn ngữ đó trong thiền môn gọi là một loại mật ngữ.

Có một lần tôi tham dự một cuộc diễn hành tại Philadelphia để chống bỏ bom ở Việt Nam. Lúc đó tôi đi đầu cuộc biểu tình. Có một nhà báo đến hỏi: Thầy là người Nam hay người Bắc? Trong ý của ông ta, người Nam là chống Cộng, còn người Bắc thì chống Mỹ. Mình đâu phải chống Cộng sản, mà mình cũng không chống Mỹ, cho nên tôi nói: Tôi là người Trung. Thành ra ông kia cụt hứng, tại vì ông không tưởng tượng được có thứ người gọi là người Trung. Một là anh chống Cộng, hai là anh theo Cộng chứ làm gì mà có thứ lưng chừng?

khanhdachuakienso.jpg


Chúng ta đọc thêm hai câu nữa.

Hàm vị tâm tông,
Thanh tịnh bản nhiên.
Hàm là đều. Đều được gọi là tông phái của trái tim. Tất cả những điều đó, những điều gọi là truyền pháp nhãn tạng; thiền; nhất hoa ngũ diệp; chủng tử miên miên; tiềm phù mật ngữ; thiên vạn ứng duyên v.v... Tất cả những cái đó đều được gọi là tông phái của trái tim.

Quý vị cũng biết rằng "Tâm tông" là tên của thiền tông. Thiền tông có thể gọi là Tâm tông, tức là truyền thống trong đó ông thầy lấy trái tim của mình mà in lên trái tim của học trò, và ghi lại một dấu ấn trên đó. Học trò tiếp nhận xong thì phải làm sao để truyền lại dấu ấn đó trên trái tim của người học trò của mình. Làm được là khi trái tim không bị bao plastic!

Thanh tịnh bản nhiên, và sự thanh tịnh đó vốn là sẵn có chứ không phải mình đạt được.

Vậy thì ở thế kỷ thứ 9, chúng ta đã dùng danh từ Tâm Tông rồi, tiếng Anh gọi là The School of the Heart. Tại vì truyền đạt lại (transformation) bằng trái tim chứ không phải truyền lại bằng các phương tiện khác.

Sau đây là những lời kế tiếp của thầy Vô Ngôn Thông:

Tây thiên thử độ,
Thử độ Tây Thiên,
Cổ kim Nhật Nguyệt,
Cổ kim sơn xuyên.

Ấn Độ là đâu? Ấn Độ là đây. Bụt là đâu? Bụt là đây. Thầy Vô Ngôn Thông muốn phá cái ý niệm không gian và thời gian. Tại sao? Tại vì người ta có khuynh hướng vướng vào những sự kiện lịch sử, vướng vào ngôn từ và ý niệm. Có thể chúng ta bỏ phí gần hết cuộc đời chúng ta vào sự nghiên cứu và tìm hiểu những cái không quan trọng lắm. Chúng ta tìm hiểu thầy Ca Diếp làm gì, thầy A Nan làm gì, 28 vị tổ bên kia làm gì, thầy Bồ-Đề Đạt-Ma làm gì, thầy Huệ Khả làm gì? Đó là những điều mà nhiều người trong chúng ta đang làm bây giờ.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Đọc đoạn này mềnh cứ tưởng hiệp khách qua đường ý :) mà bác post thời gian và địa điểm hẹn nhau ở đâu hôm T7 đi nhá. chúc ace vui vẻ :)

Tiếp về chùa Kiến Sơ và thiền phái Vô Ngôn Thông nhen :))


VÔ NGÔN THÔNG SANG VIỆT NAM

Khi qua Việt Nam thầy tới một ngôi chùa gọi là chùa Kiến Sơ. Thấy ngôi chùa này dễ thương, nên thầy ở lại, nhưng thầy cũng chẳng nói tôi là thiền sư, nếu mấy anh muốn học thì tôi sẽ dạy, nếu mấy anh muốn chương trình bốn năm thì tôi sẽ cho chương trình bốn năm! Thầy chẳng nói gì cả! Nhưng cái phong thái của thầy rất đẹp cho nên ai cũng muốn thầy ở lại. Tuy ở lại nhưng thầy không nói gì hết, thầy ngồi thiền rất nhiều, và khi ngồi thì thầy chỉ nhìn vào vách tường mà thôi.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Danh sách đi như dưới đây nhé
(chưa kể... tớ)

Tên Nick E-mail ĐT
1 tieu co nuong
2 bonnehn  [email protected]
3 benhatnha 
4 Hoàng Phong 
5 proud_wolfly [email protected] 090-462-4444
6 Phan Thị Thuý Hạnh  phanhanh87/vjtzinol [email protected] 0914787709 
7 roymakay2002
8 lananh08
9 thangsla [email protected] o98865432o 
10 kiendtkavana [email protected] 094 678 8678 
11 nt
12 postman98
13 ngoc phamgia

Closed!

Tập trung tại: Nhà hát Lớn (trước cửa)
Bắt đầu đi: 7h30 (mọi người đến sớm trước 15-20' để làm quen và chuẩn bị nhé). Đúng 7h30 sẽ đi, bạn nào đến muộn (nếu có) tự đi theo sau đó nhé :) (nếu ko biết đường thì gọi điện tới 1 trong các số ở trên)
Chuẩn bị: Mọi người tự chuẩn bị phương tiện đi lại, mang theo đồ uống và packed lunch. Và các chuẩn bị khác nếu bạn thấy cần.

Có một vài cái notes nho nhỏ:
1. Tớ ko đảm bảo đây sẽ là một chuyến đi thú vị (điều đó ko phụ thuộc vào mình tớ). Mọi người phải tự chăm sóc cho bản thân mình trong chuyến đi, và vì đi theo đoàn nên các bạn sẽ thân thiện, tôn trọng các quy định về thời gian và các vấn đề chung liên quan nhé. Cảm ơn.
2. Rất mong đây sẽ là một healthy trip: No gambling, no drunk (và giảm thiểu lượng rác thải nữa :) Thay vào đó, khi rảnh rỗi, có bạn nào biết sử dụng một loại nhạc cụ nào đó và có thể mang đi chơi ko? (nhà tớ có vài thứ nhưng tớ ko biết chơi)
3. Chúng ta có thể ăn chung và làm quen. Tớ sẽ mang một tấm nilon sạch hoặc là một ít báo khổ lớn. Vì vậy, thay vì packed lunch cho riêng bạn, bạn có thể bring a plate nhé (và nhớ kèm theo dụng cụ để "xử lí" món thức ăn đó nếu cần, ví dụ dao cắt, gọt...).

Người Hàn (c) thì đem cái ở dưới
IMG_4939_edited-1.jpg


Người Việt có thể chuẩn bị cái này
small_1226303983.nv.jpg


Lựa chọn khác có thể là
man400.jpg


Khác nữa thì tùy.

Hẹn gặp sáng t7
(BB)
 
Last edited:
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Chúc mọi người đi vui vẻ nha.Mà quanh Hà Nội mới có xe bus đi loanh quanh Hn đấy.Mọi người thử xem xao.15k/1 người
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Chúc ngộ, tâm thông. Bạn nào có bí quyết ngồi thiền cho thụ giáo với.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Danh sách đi đã ĐÓNG rồi nhé.
Có rất nhiều lựa chọn khác cho các bạn, và nếu chúng ta có duyên gặp nhau, thì sẽ vẫn gặp nhau ở nơi... khác.
Tớ ko cập nhật lại và trả lời thêm nữa nhé. Cảm ơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,092
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top