What's new

Chuyến đi ngày cuối tuần (từ Hà Nội)

Chào,

Mình dự định đi lòng vòng Hà Nội vào mỗi 01 ngày cuối tuần, mỗi tuần một địa điểm. Tìm hiểu vài điều muốn tìm hiểu, thăm thú các nơi thú vị và chụp ảnh các chỗ thấy hay.
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Hiện bọn mình chỉ có 2 người, mời mọi người đi chung cho vui (nhất là các bạn nữ nhé :) ) Mỗi chuyến đi sẽ dưới 10 người.

Đây là chuyến đi cho tuần tới, t7 28/8
Phương tiện: Xe máy
Điểm đến: Chùa Kiến Sơ - nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông

Chùa Kiến Sơ tọa lạc cạnh đền Phù Đổng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ IX và là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông, cũng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng trong lịch sử: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…

5HBULB_kienso.jpg


Theo sách Thiền uyển tập anh, bấy giờ có một vị phú hào ở hương Phù Đổng, người họ Nguyễn kính mộ việc trì giới đức hạnh cao cả của sư Lập Đức, tự nguyện cúng gia trạch để làm chùa, mời sư đến trụ trì. Ban đầu sư từ chối, nhưng đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến bảo: "Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp được vận lớn". Vì thế sư bèn nhận lời, đến hương Phù Đổng lập chùa, chính là chùa Kiến Sơ ngày nay, sau này pháp danh của sư Lập Đức được đổi tên là Cảm Thành.

Thiền uyển tập anh chép: "Tháng Chín năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ 15 (820), sư (tức Thiền sư Vô Ngôn Thông) đến chùa Kiến Sơ. Ngoài hai bữa cơm cháo, suốt ngày sư chỉ ngồi quay mặt vào tường, không nói một lời, chuyên chú tu tập thiền định làm vui. Suốt mấy năm liền như thế nên người ngoài không ai biết sư, chỉ có sư trụ trì chùa là Cảm Thành hết lòng kính cẩn hầu hạ. Cảm Thành gần gũi bên cạnh sư để học hỏi những điều cơ vi huyền diệu, hiểu rõ yếu chỉ của Thiền tông". Vào ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 thời thuộc Đường (826), Ngài Vô Ngôn Thông gọi sư Cảm Thành đến truyền bảo: "Ngày trước Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, khi quy tịch có đọc bài kệ rằng: Nhất thiết chư pháp/Giai tòng tâm sinh/Tâm vô sở sinh/Pháp vô sở trụ/Nhược đạt tâm địa/Sở tác vô ngại/Phi ngộ thượng căn/Thận vật khinh hứa. (Tất cả các pháp/Đều từ tâm sinh/Tâm không chỗ sinh/Pháp không chỗ trụ/Nếu đạt đất lòng/Làm gì chẳng ngại/Không gặp thượng căn/Cẩn thận chớ nói)". Mặc dù vẫn đang khỏe mạnh, nhưng nói xong thì Thiền sư Vô Ngôn Thông chắp tay thu thần thị tịch.

Từ đó, Thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời, chủ trương đốn ngộ, trao đổi truyền bá đạo pháp không dùng nhiều lời nhưng người nghe vẫn thông (hiểu) được. Vào năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất thời Đường (860), sư Cảm Thành không bệnh mà nhập diệt, truyền trao y bát cho Thiền sư Đa Bảo. Đến thế kỷ XI-XIV, từ phái Vô Ngôn Thông phát triển thành một nền thiền học Việt Nam vô cùng rực rỡ, mỗi nhà sư đều trở thành những thi sĩ.

tamquanchuakienso.jpg


Kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ tạc thô sơ, tuổi ít nhất 400 năm. Ni sư Thích Đàm Truyền, trụ trì chùa cho biết: "Tôi về trụ trì chùa từ năm 1971 đã thấy khánh đá bị vứt nằm chỏng chơ trong nhà Tổ, cột treo khánh bị gãy hết cả. Mãi tới cách đây 10 năm, nhà chùa mới xây mới 2 cột trụ phía trước tiền đường, rồi đem khánh đá ra treo".

Gây ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa động liên hoàn bằng đất thó, tuổi hơn 200 năm. Đây là tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm gồm 5 tòa động liên hoàn. Hai bên hông gồm: động tội tái hiện tích truyện Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ Ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục; và động Tây Du Ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ba tòa động chính đều có vòm là những mây, rồng xoắn xuýt tạo thành, ngự trên mây có rất nhiều chư Phật, Bồ tát, A Di Đà và các thần tướng nhà trời. Nếu như trung tâm của các tòa Cửu Long bao giờ cũng là Đức Thích Ca sơ sinh, nhưng ở các tòa động nơi đây đã được biến thể khác biệt. Trung tâm của động bên trái là Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; ở tòa động bên phải là Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ phong phú, bài trí thành 7 lớp tượng. Trong cùng của chánh điện có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tọa lạc bộ Tam thế Phật, niên đại thế kỷ XVII. Bộ tượng Tam thế được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền nhập định trên 3 tòa sen. Áo tượng nhiều nếp gấp chồng lên nhau, phủ kín lòng đùi. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tòa sen không có đế bệ (có lẽ đã bị mất) hiện đã bong tróc hết sơn, kết cấu với 3 tầng cánh sen úp. Phật điện được đặt tách rời ra phía trước khỏi bộ Tam thế, với 6 lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng thứ 1 là tượng A Di Đà; hàng thứ 2 gồm 5 pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa); hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải; Đức Thích Ca niêm hoa tôn trí ở hàng thứ tư; kế đến tượng Ngọc Hoàng; dưới cùng có tòa Cửu Long.

Bên trong Thượng điện, thẳng hàng với 5 vị Diêm vương phía bên phải, có các pho tượng vô cùng giá trị: tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng vua Lý Công Uẩn và thân mẫu của nhà vua. Thiền sư Vô Ngôn Thông với thân hình mập mạp, đầu trần để lộ lớp tóc đen rất mỏng, tai to, mũi rộng, trên mép có hàng ria con kiến. Ngài mặc 2 chiếc áo: áo lót bên trong chỉ từ bụng trở xuống, để hở toàn bộ mảng ngực trần; áo khoác ngoài với rất nhiều nếu gấp uốn lượn đăng đối. Chân Ngài xếp bằng tròn, tay để trên đùi trái, tay phải cầm phất trần.

chua3.jpg


Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực. Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, người dân ở đây còn truyền tụng nhau sự tích về vua Lý Công Uẩn.

Tương truyền vào thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi. Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Phù Đổng lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật. Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Một đêm, Công Uẩn đang ngủ say trong hầm thì mơ thấy một người hiện lên, tự xưng Thánh Gióng là Thành hoàng của làng Phù Đổng. Thánh Gióng nói cho Công Uẩn biết rằng sau này sẽ thành đại sự và Thánh đọc cho câu sấm: "Nhất bát công đức thủy/Tùy duyên hóa thế gian/Quang Quang trùng chúc chiếu/Một ảnh nhật đăng san". Lúc đó, Công Uẩn không hiểu bài sấm này nói gì, nhưng vài trăm năm sau dân gian đã giải được nghĩa rằng, bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (tức vua Lý Huệ Tông tên là Sảm).

Ngay sau khi Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho trùng tu chùa Kiến Sơ và xây dựng đền Phù Đổng cạnh đó để tôn thờ Đức Thánh Gióng. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời Thiền sư Đa Bảo về Thăng Long bàn luận. Như vậy có thể nhận định rằng, truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời sư Đa Bảo, được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại vương, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương.

Nguồn bài viết: Chương Phượng - Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tham khảo thêm về dòng thiền Vô Ngôn Thông tại: http://www.thuvien-thichnhathanh.or...chng-02-2-3-thin-phai-vo-ngon-thong?showall=1
 
Last edited by a moderator:
Tuần này ko đi bạn nhé

Tuần sau (t7 hoặc CN) sẽ đi Cổ Loa. Vụ này bạn Ánh lên kế hoạch, nên bạn đợi bạn Ánh cung cấp thêm thông tin ^^

Tuần sau đó nữa (t7, 22/1) đi Phù Lãng. Vụ này bạn Giang chủ trì :D và sẽ có thông tin cụ thể trước khi đi.

Và tất cả đều sẽ update trên facebook nhé ;)
Mọi người chưa có lịch của tuần này à?? Lên lịch đi cho tớ join với nào ^^
 
Last edited:
hehe, đoàn lỡ hẹn Đường Lâm đây mà. Mọi người nên đi đền Sóc Sóc Sơn, lúc về còn thời gian hãy ghé qua Cổ Loa. Em vừa đi hôm nay, Cổ Loa ko có gì, Sóc Sơn đẹp, nằm trên trục đường Cổ Loa Đông Anh

ơ hơ hơ, quên mất. Thế là đoàn này đi cùng ngày vs mình =))
 
Last edited by a moderator:
Thông tin tuần này tớ đã cập nhật trên Facebook rồi nhé. Lần đi Phù Lãng này sẽ đi cầu Thanh Trì theo sắp xếp của bạn Adventure, cho nên hẹn ở chân cầu vượt Ngã Tư Sở, đi từ 8h30' sáng t7 22/1 (xin đến trước đó 10-20' và tự chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa của bạn).
 
Lỡ hẹn nhiều lần lắm, nếu ko nhầm thì có bác đã đi ĐL chuyến trước vẫn đi ĐL chuyến sau, nhưng mà ko tìm đc mọi người thôi ^^
Có đúng ko ạ? Bác nào liên quan thì vào confirm một cái ;)

hehe, đoàn lỡ hẹn Đường Lâm đây mà. Mọi người nên đi đền Sóc Sóc Sơn, lúc về còn thời gian hãy ghé qua Cổ Loa. Em vừa đi hôm nay, Cổ Loa ko có gì, Sóc Sơn đẹp, nằm trên trục đường Cổ Loa Đông Anh

ơ hơ hơ, quên mất. Thế là đoàn này đi cùng ngày vs mình =))
 
Do có một vài thay đổi cho nên t7 này sẽ thay Phù Lãng bằng một địa điểm khác, sẽ đi lúc 7h30' từ Nhà hát Lớn. Thông tin tớ đã cập nhật trên FB :)

Thông tin tuần này tớ đã cập nhật trên Facebook rồi nhé. Lần đi Phù Lãng này sẽ đi cầu Thanh Trì theo sắp xếp của bạn Adventure, cho nên hẹn ở chân cầu vượt Ngã Tư Sở, đi từ 8h30' sáng t7 22/1 (xin đến trước đó 10-20' và tự chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa của bạn).
 
Hôm nay mọi người đã đi xem dựng lại Hội Gióng như đã thông báo. Đây là lần đầu tiên tớ xem Hội Gióng và quả thật là lễ hội này rất hay, bạn nào chưa từng đi xem thì nên đi một lần, để thấy vì sao giữa trăm ngàn lễ hội thì VN lại đề cử lễ hội này cho Unesco.

Tớ trích lại vài thông tin về lễ hội này (chương III, "Người anh hùng làng Gióng" của GS Cao Huy Đỉnh).

" Đến giờ thìn (10 giờ), phường ải - lão diễn trò săn hổ trước diện thần.
Hổ tiến lên trước, đứng thẳng bằng 2 chân sau hơi doãi ra trên chiếc chiếu đầu. Hổ bước chân trái lên, tiến về trước, quỳ xuống, hai chân trước chống cuống chiếu, đầu cúi sấp. Đoạn đứng dậy, lùi lại một bước bàng chân phải rồi cúi đầu như trước. Hộ làm thế 4 lần xong đi giật lùi sang bên phải bàn thờ, tức là bên trái tượng Gióng. Điệu múa đó được điểm bằng những tiếng trống ăn nhịp với từng động tác. Tiếp đến là hai người cầm cờ lau, hai người đánh trống con và mèn hai người cầm cần câu và cung tên. Mấy người này lễ 4 lễ bình thường (chắp tay, quỳ gối) ở chiếu hai rồi đừng ra hai bên: Người đánh trống hay gần chiếng. Những người này cũng vận động theo tiếng trống chiêng.
Đến lượt 12 người cầm sênh tiến lên, đứng ở chiếu ba thành hai hàng 6. Họ gài sênh ở thắt lưng, đứng chụm gót, cánh tay gấp và nâng lên ngang vai, bàn tay ngửa ra về phía bàn thờ để ngang trước ngực rồi quay bên trai và quay bên phải. Sau đó họ cúi đầu và quì xuống, xếp chéo sênh ở trên chiếu, rồi lại đứng dậy và múa hai bàn tay đủ ba mặt: trước, trái và phải như trớc. Họ lặp lại những động tác đó 4 lần theo nhịp trống mèn, xong cầm sênh lên gõ 4 tiếng và chia lại hai hàng đứng ra hai bên.
Điệu múa cờ trong ngày hội Gióng
(ảnh chụp của phòng bảo tồn bảo tàng, sở văn hoá Hà Nội , theo sự bố trí lại của Vũ Tuấn Sán, hè năm 1967).
Ba tiếng trống dứt lễ, cả phường bắt đầu diễn trò vây bắt hổ.
Họ hát 6 lần câu mở đầu"
Lập đồn đắp luỹ xây thành
Bên ngoài trống đỉem tuần hành bên trong
Xen tiếng đệm lót khác nhau có trống và sên giữ nhịp. Động tác đánh trống, chiêng cũng có tính chất múa. Trước khi nện dùi vào trống, chiêng, người đánh phải uốn nhanh bàn tay 3 vòng có cách điệu hẳn hoi. Sau mỗi lần cất dùi lên, cũng phải múa bán tay lại như vậy rồi mới nện dùi lần khác.
Cả phường hát xong, ông trùm đứng dạy nó:
- Chiềng hàng đội, dồn dây có ông hổ lang. Ai nhân tài ra bắt, chúa hội thưởng.
Hổ nhảy ra múa bằng nhiều động tác đẹp mắt. Đồng thời người cầm cung và người cầm cần câu hát đối thoại và làm những động tác khoa trương:
- Tôi với anh!
- Anh với tôi!
- ( vỗ ngực khoe khoang) Mạnh đã có tôi!
- (làm vẻ hăm hở sắn tay áo) Bạn đã có tôi !
- (Tay chỉ về phía hổ, tỏ vẻ sợ sệt) Tối trời tôi không dám ra.
- (Lo lắng mắt trước, mắt sau) Có làm sao anh lôi tôi cho chóng.
Rồi hai người nhảy vờn với hổ. Một người hổi:
- Bò hay cóc?
- Bò, ái chà! To lắm (vờ nắm được đuôi), tôi không sao lôi được.
- (Xắn tay áo hùng hổ) Anh ăn cơm vua mặc áo chúa cho hư, để tôi vào lôi bắt anh coi.
Họ hát múa như vậy trong tiếng trống, chiêng rất vui. Được một lát, người cầm cung giương cung vờ bắn, hổ vờ bị thương lăn đùng ra đất, hai người nhảy vào vờ bắt trói.
Xong đó, cả phường đứng dậy làm lễ một lần nữa trước bàn thờ Gióng.
Trong lúc đí thì ở cuối làng Đổng - viên, trên bãi Đống - đàm ([8]) cạnh một hồ sen giữa hai con đê cũ và mới, 28 tướng nữ của giặc đã trực sẵn trên 28 kiệu, mỗi tướng như vậy có một cô gái đứng cạnh cầm lọng che xung quanh là quân gia gồm người nhà của gô gái đóng vai tướng ấy, phần lớn cũng là nữ.
Giờ vị (13 giờ) điểm thì đội quân thám báo chạy về đền đưa tin có giặc vây đóng ở Đống - đàm (tức Vũ - ninh trong truyện).
Thế là tiếng trống, chiêng nổi lên ba hồi liền. Tất cả tướng quân chỉnh đốn hàng ngũ, vũ khí và nhạc cụ cầm sẵn để chờ lệnh xuất trận. Trong giờ phút nghiêm trọng phường ải -lao vừa múa vừa hát bài ca ngợi Gióng:
Thứ sáu đời vua Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng, tướng cường nữ nhung
……….
Tiếng hát vừa dứt, các ông hiệu (tướng của Gióng) đến múa lạy trước bàn thờ Gióng, như là tuyên thệ và tỏ rõ quyết tâm đánh giặc. Các động tác giống hệt như trong lễ rước đã nói ở trên. Sau đó các tướng trở về chỗ cũ. Ba hồi trống chiêng lại nổi lên nữa. Một tiếng hô to và hàng loạt tiếng "dạ" ran. Toàn quân hàng trăm người nhằm về phía Đông - đàm tiến bước rầm rập.
Hai hiệu tiểu cổ, tức tướng tiên phong mặc áo đỏ, quần vàng chẽn ống, đội mũ thêu rồng, cầm trống khẩu đi đầu dưới lọng đỏ có tua rua vàng lóng lánh. Theo hai hiệu tiểu cổ là 12 em bé mặc áo đỏ đên (thường gọi là làng áo đỏ, áo đen) cầm roi song sơn son. Tiếp đến là ông Hổ, phường ải -lao và cờ quạt tàn lọng rước các tướng: Hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân và hiệu cờ. sau hiệu cờ là Long giá tức con ngựa trắng bằng gỗ kéo trên bốn bánh xe, tượng trưng ngựa của Gióng, thường ngày để ở trong đền và sau nữa là đoàn quân dài nườm nượp bước đid thành hai hàng.
Tất cả vừa đi gấp vừa chạy tiến đến chiến trường. áo quần đủ các màu sắc sặc sỡ, trống Gióng, chiêng khua, cờ bay phất phới, tang lọng rợp trời, bát bửu, siêu đao, dùi đồng, phủ việt uy nghiêm hùng dũng. Tiếng hát, tiếng nhạc của phường ải - lao rộn ràng. Cảnh tượng thật là náo nhiệt trên bờ đê dài ba cây số. Khi qua đền Mẫu, mọi người dừng lại cúi đàu chào mẹ Gióng.
Chiến trường rất đơn giản. ở giữa hai bờ đê có hồ sen. Quân địch làm chủ hồ đó. Gần hồ có những cồn đất nhỏ, trên đó trải ba chiếc chiếu, ở giữa chiếu có một cái bát uýp lên tờ giấy trắng. Chiếu tượng trưng đồng bằng, bát tượng trưng núi non, giấy trắng tượng trưng mây. Gần đó nữa có một bệ đất phẳng đặt bàn thờ Gióng. Đám rước tới nơi, ngựa được đẩy đến cạnh bànthờ, khi giới và cờ lọng cũng được cắm ở đấy. Còn các tướng của Gióng thì đến đứng ở gần chiếu.
Đúng giờ dậu (độ 14g30), hiệu trống cho trống nổi lên ba hồi thật to, mọi tiếng ngừng bặt: người ra tưởng nhớ đến Gióng. Rồi hiệu trung quân đến trước cờ lệnh đốt một tràng pháp nổ tung trời ra lệnh tấn công. Trưởng tiểu cổ đáp lại ba hồi trống con, tỏ ý đội quân tiên phong đã sẵn sàng. Hiệu cờ cầm lá cờ lệnh tiến lên đứng ở giữa chiếu một gần bàn thờ. Vị thừa tế đến mở cờ lệnh. Hàng trăm bướm giấy trắng và mảnh gỗ trầm theo cờ tung bay trước gió. Thế là tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng pháo lại nổi lên cùng với tiếng reo hồ ầm ĩ từ phía quân ta cũng như phía giặc, làm huyên náo cả một góc trời, chứng tỏ trận chiến đấu thần thánh đã bắt đầu. Tất cả tướng giặc phải đứng lên để chịu sự tấn công của Gióng. Hiệu cờ thẳng cánh trái giương lá cờ lệnh lên, mắt nhìn theo ngọn cờ, đồng thời hất chân trái sang phải, rồi lại chuyển cờ sang tay phải, đồng thời hất chân phải sang phải mắt vẫn nhìn theo ngọn cờ và tiến lên 3 bước để làm tung bay tờ giấy ngụ ý Gióng có sức mạnh dời chụm chân đứng thẳng, và đánh tan giặc, hiệu cờ lại chụm chân đứng thẳng, thoăn thoắt nhảy lên 2 lần tại chỗ, nhẹ nhàng qui gói phải xuống chiếu gấp chân trái thành hình thước thợ rồi dùng hai cánh tay khoẻ phất mạnh, phất nhanhlá cờ từ phải sang trái, cho nó chao ba vòng quanh mình, uốn lên trông như một làn khói là bổ thẳng xuống chiếu. Tất cả chiến trận được tượng trưng bằng điệu múa cờ ấy. Quân tướng và quần chúng đi dự hội từ nãy đến giờ hồi hộp theo dõi gật gù thán phục, đến đây họ nhảy lên reo hồ ầm ĩ, vui mừng chiến công. Trống chiêng lại nổi lên, phường ải - lao lại múa hát.
Hiệu cờ tiếp tục múa cờ 2 lần như thế nữa ở chiếu 2 và chiếu 3, côi như là chiến trận tiếp tục đến 3 lần hết sức gay go và ác liệt. Điệu múa cờ vừa chấm dứt ở chiếu 3, thì các tướng nữ giặc Ân cũng đồng thời cho quay kiệu, đi về phía Phù - đổng, có nghĩa là quân ta thắng lợi, quân địch tan rã và chiến trận chấm dứt, sau " ba ván thuận", theo lời gọi truyền thống của nhân dân. Tất cả đám hội lại reo hò ầm ĩ trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng huyên náo…
Ba hồi trống chiêng thu quân, đám rước lại chỉnh đốn hàng ngũ và kéo quân về đền Thượng trong tiếng nhạc, tiếng hát của phường ải - lao. Qua đền Mẫu, một trang pháp nổ ran, như báo cho mẹ Gióng biết tin Gióng thằng trận. Về đền, hiệu cờ đến cắm cờ trước tượng Gióng, hiệu trống và hiệu chiêng đặt trống chiên ở hai bên. Ngựa gỗ được đặt lại chỗ cũ đằng sau tượng Gióng. Hàng tổng mở tiệc khao quân.
Nhưng giặc chưa chịu thua hẳn. Chúng bày lại trận thế, tiến đến sát Phù - đổng, bao vòng lấy quân ta. Quân thám báo vừa loa tin, lập tức quân ta bỏ cả ăn uống cầm ngay vũ khí, cờ quạt tiến ra chiến trường theo ba hồi trống giục. Tướng Đốc và tướng Ngựa của giặc đã chiếm đóng vùng đất giữa đền Thượng và đền Mẫu. Quân ta phá vòng vây, nhằm phía 2 tướng đầu của giặc mà xông tới. Khi đến gần, pháo nổ ran chứng tỏ tình hình nguy kịch. Quân ta vừa phải lùi lại một quãng. Các tướng của Gióng xông thẳng chân đê trước mặt làng Phù - đổng ở bãi Sòi - bia ([9]). Cuộc chiến đấu xảy ra ác liệt ở đó. Cách bố trí trận địa giống hệt như ở Đống - đàm.
Ba tiếng trống lệnh vừa dứt, hiệu cờ lại bắt đầu nhảy ra múa trên chiếu. Lúc này cờ được chao từ trái sang phải, ngược chiều với lần trước. Nhân dân gội là "ba ván nghịch". Hiệu cờ múa xong ván nghịch thứ ba, thì hiệu trống và hiệu chiêng đánh 3 hồi trống, chiêng xen kẽ vang trền báo tin quân ta thắng lợi hoàn toàn. Các tướng nữ của giặc xuống kiệu, coi như bị thua. Quân ta phất cờ, tung đao, reo hò ầm ĩ trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng. Hai tướng Đốc, tướng Ngựa của giặc bị hiệu Cờ bắt giải bộ về đền. Hiệu cờ bắt chúng quỳ xuống nộp kiếm, bắt chúng lạy 4 lạy vái 2 vái trước bàn thờ ông Gióng".
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,686
Bài viết
1,135,247
Members
192,409
Latest member
bancadoithuongday
Back
Top