What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Từ thị trấn Đập Đá (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) rẽ xuống hướng đông, men theo hữu ngạn sông Thạch Đề là những bãi phù sa xanh tươi bắp đỗ liền kề những thôn xóm ẩn mình dưới bóng vông đồng và tre trúc. Thôn Thuận Thái xã Nhơn An tọa lạc trên quãng đường nầy – quãng đường còn lưu lại các địa danh nổi tiếng Bến Rượu, Cầu Rượu, đặc biệt là Chợ Rượu – những cái tên làm ngây ngất khách đa tình: “Còn trời còn nước còn non – Còn cô hàng rượu anh còn say sưa.
View attachment 157068
Chợ Rượu thời mở cõi có những phong vị riêng của khách lưu dân, khi trên tay nải mỗi kẻ lưu đày, mỗi đoàn di dân thường không thiếu chiếc nậm sành vương vấn một mùi men cố quận. Họ vỡ ruộng, phát nương, dựng nhà, lập xóm mới và ngùi trông phương bắc mù xa, ở đó họ từng có những tổ ấm, từng họp bạn chè chén dưới trăng thanh. Bên ngọn khói đốt đồng bây giờ, họ cũng lấy rượu giải sầu. Rượu không thể thiếu lúc ưu tư phiền muộn của cá nhân, rượu càng không thể vắng với lễ lạt, hội hè, đình đám, khao vọng của làng nước.

Chợ Rượu hoàng cung đã trở thành chợ rượu biên tái. Có thể mượn câu thơ của thi sĩ tài hoa Nguyễn Bính để gói hồn cốt của thời xa xưa ấy: “Chiều nay thương nhớ nhất chiều nay – Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy – Tôi uống cả em và uống cả – Một trời quan tái mấy cho say”. Thời mở cõi, ở đất này người ta uống rượu bằng bát bằng vò, rượu hâm nóng kiểu Lương Sơn Bạc. Rượu rắn, rượu bìm bìm, rượu chình, rượu tỏi, rượu hồ tiêu, rượu gừng, rượu hà thủ ô, rượu mật gấu.v.v. thường xuất hiện trong hàng quán phục vụ từ người khai hoang hai sương một nắng đến trang hảo hớn hành hiệp giang hồ.

Vào cuối thời các chúa Nguyễn, tình hình Đàng Trong trở nên rối ren. Tuy vậy, Chợ Rượu cũng không ngớt các tửu đồ và nhuốm mùi “chợ thế sự”. Chúng ta biết cận kề địa vực Chợ Rượu về phía bắc là phủ Quy Nhơn, bao nhiêu hạng người tìm đến chợ khi thì dừng chân trong cuộc mưu sinh, lúc ngồi ngẫm ngợi lặng nghe thời cuộc. Nghe nói, đàn em của chàng Lía thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở đây trước khi thực hiện các cuộc tấn công bọn tham quan ô lại. Trong truyện Chàng Lía, dân gian có kể việc Lía và cha Hồ chú Nhẫn kéo từ Truông Mây về thi võ ở phủ thành Quy Nhơn. Nhưng hồi này viên giám khảo hống hách, muốn vòi tiền chứ không phải muốn tuyển chọn nhân tài thực sự. Chàng Lía hô lâu la đốt phá Trường Thi và bắt giết viên giám khảo. Tuần phủ Quy Nhơn cho quân truy đuổi đến tận Truông Mây quyết tâm san bằng sơn trại. Lía dắt quân ra đường núi lộn lại phủ thành, cõng lâu la nhảy vào đốt các dinh trại, chém đầu tuần phủ, bắt người ái thiếp của hắn mang về núi…
Chợ Rượu thì có thật 100% nhưng về Chàng Lía thì chưa có thông tin nào chắc chắn 100% (hay do mình chưa biết hết)
Ở tại Tp Quy Nhơn có 1 con đường mang tên Chàng Lía. Vẫn còn chưa thống nhất về nhiều điều về nhân vật này, cho là nhân vật trong được kể trong dân gian hay tạm gọi là truyền thuyết, hay chỉ là giả thuyết. Mặt khác những người ủng hộ chàng là thật thì đã cất công tìm đến nơi được cho là nấm mộ của Chàng (nhưng chưa ai xác mình được đó chính là mộ thật của nhân vật này).

Dựa theo 1 bài từng đăng thì nhân vật này sanh năm 1760 và mất 1819, nghĩa là sống đến khi gần hết thời gian trị vì của Gia Long!? Cùng 1 bài lại cho là khi Chàng Lía mất đã tạo đà cho cuôc khởi nghĩa Tây Sơn mà cuộc khởi nghĩa này bắt đầu vào năm 1771. Nhưng một người mới 11 tuổi lại có thể tạo đà cho nhà Tây Sơn? Hay sống đến 59 tuổi thì lúc đó chắc đã gọi là Ông Lía chứ ko phải Chàng rồi :) . Rồi thời gian trị vì của vua Quang Trung đến Cảnh Thịnh từ 1778 đến 1801 thì người này ở đâu. Tóm lại, còn nhiều mâu thuẫn xen lẫn nhau.

Kể là khi Tp. Quy Nhơn quyêt định đặt tên đường Chàng Lía thì có người cho rằng sao lại đặt tên đường theo tên người không có thật hay chỉ có trong truyền thuyết. Phía kia trả lời bằng câu hỏi ngược lại rất thấm thía: vậy Lạc Long Quân và Âu Cơ thì sao? Xong!
 
Buổi tối ở Quy Nhơn thì chở ôm đi ăn bánh xèo tôm nhảy (ăn tựa bánh khoái) ở đường Diên Hồng, chỗ này có 2 tiệm nằm gần nhau, mình ăn ở quán Gia Vĩ. Đây cũng là 1 trong những món đặc sản của Bình Định. Chắc do lúc đó lo ăn quá nên không có tấm hình nào về món bánh này :D. Cafe Quy Nhơn cũng ngon.
 
À quên, lúc trưa về đến Quy Nhơn, sau khi lấy phòng ks thì đi Ghềnh Ráng. Ghé qua mộ Hàn Mặc Tử. Vị trí ngôi mộ thuộc hạng 5 sao luôn!

157118
157119
 
Chợ Rượu thì có thật 100% nhưng về Chàng Lía thì chưa có thông tin nào chắc chắn 100% (hay do mình chưa biết hết)
Ở tại Tp Quy Nhơn có 1 con đường mang tên Chàng Lía. Vẫn còn chưa thống nhất về nhiều điều về nhân vật này, cho là nhân vật trong được kể trong dân gian hay tạm gọi là truyền thuyết, hay chỉ là giả thuyết. Mặt khác những người ủng hộ chàng là thật thì đã cất công tìm đến nơi được cho là nấm mộ của Chàng (nhưng chưa ai xác mình được đó chính là mộ thật của nhân vật này).

Dựa theo 1 bài từng đăng thì nhân vật này sanh năm 1760 và mất 1819, nghĩa là sống đến khi gần hết thời gian trị vì của Gia Long!? Cùng 1 bài lại cho là khi Chàng Lía mất đã tạo đà cho cuôc khởi nghĩa Tây Sơn mà cuộc khởi nghĩa này bắt đầu vào năm 1771. Nhưng một người mới 11 tuổi lại có thể tạo đà cho nhà Tây Sơn? Hay sống đến 59 tuổi thì lúc đó chắc đã gọi là Ông Lía chứ ko phải Chàng rồi :) . Rồi thời gian trị vì của vua Quang Trung đến Cảnh Thịnh từ 1778 đến 1801 thì người này ở đâu. Tóm lại, còn nhiều mâu thuẫn xen lẫn nhau.

Kể là khi Tp. Quy Nhơn quyêt định đặt tên đường Chàng Lía thì có người cho rằng sao lại đặt tên đường theo tên người không có thật hay chỉ có trong truyền thuyết. Phía kia trả lời bằng câu hỏi ngược lại rất thấm thía: vậy Lạc Long Quân và Âu Cơ thì sao? Xong!
Hihi nghe rồi mới biết chuyện này, vừa hay và vui nữa.
 
Từ thị trấn Đập Đá (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) rẽ xuống hướng đông, men theo hữu ngạn sông Thạch Đề là những bãi phù sa xanh tươi bắp đỗ liền kề những thôn xóm ẩn mình dưới bóng vông đồng và tre trúc. Thôn Thuận Thái xã Nhơn An tọa lạc trên quãng đường nầy – quãng đường còn lưu lại các địa danh nổi tiếng Bến Rượu, Cầu Rượu, đặc biệt là Chợ Rượu – những cái tên làm ngây ngất khách đa tình: “Còn trời còn nước còn non – Còn cô hàng rượu anh còn say sưa.
View attachment 157068
Chợ Rượu thời mở cõi có những phong vị riêng của khách lưu dân, khi trên tay nải mỗi kẻ lưu đày, mỗi đoàn di dân thường không thiếu chiếc nậm sành vương vấn một mùi men cố quận. Họ vỡ ruộng, phát nương, dựng nhà, lập xóm mới và ngùi trông phương bắc mù xa, ở đó họ từng có những tổ ấm, từng họp bạn chè chén dưới trăng thanh. Bên ngọn khói đốt đồng bây giờ, họ cũng lấy rượu giải sầu. Rượu không thể thiếu lúc ưu tư phiền muộn của cá nhân, rượu càng không thể vắng với lễ lạt, hội hè, đình đám, khao vọng của làng nước.

Chợ Rượu hoàng cung đã trở thành chợ rượu biên tái. Có thể mượn câu thơ của thi sĩ tài hoa Nguyễn Bính để gói hồn cốt của thời xa xưa ấy: “Chiều nay thương nhớ nhất chiều nay – Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy – Tôi uống cả em và uống cả – Một trời quan tái mấy cho say”. Thời mở cõi, ở đất này người ta uống rượu bằng bát bằng vò, rượu hâm nóng kiểu Lương Sơn Bạc. Rượu rắn, rượu bìm bìm, rượu chình, rượu tỏi, rượu hồ tiêu, rượu gừng, rượu hà thủ ô, rượu mật gấu.v.v. thường xuất hiện trong hàng quán phục vụ từ người khai hoang hai sương một nắng đến trang hảo hớn hành hiệp giang hồ.

Vào cuối thời các chúa Nguyễn, tình hình Đàng Trong trở nên rối ren. Tuy vậy, Chợ Rượu cũng không ngớt các tửu đồ và nhuốm mùi “chợ thế sự”. Chúng ta biết cận kề địa vực Chợ Rượu về phía bắc là phủ Quy Nhơn, bao nhiêu hạng người tìm đến chợ khi thì dừng chân trong cuộc mưu sinh, lúc ngồi ngẫm ngợi lặng nghe thời cuộc. Nghe nói, đàn em của chàng Lía thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở đây trước khi thực hiện các cuộc tấn công bọn tham quan ô lại. Trong truyện Chàng Lía, dân gian có kể việc Lía và cha Hồ chú Nhẫn kéo từ Truông Mây về thi võ ở phủ thành Quy Nhơn. Nhưng hồi này viên giám khảo hống hách, muốn vòi tiền chứ không phải muốn tuyển chọn nhân tài thực sự. Chàng Lía hô lâu la đốt phá Trường Thi và bắt giết viên giám khảo. Tuần phủ Quy Nhơn cho quân truy đuổi đến tận Truông Mây quyết tâm san bằng sơn trại. Lía dắt quân ra đường núi lộn lại phủ thành, cõng lâu la nhảy vào đốt các dinh trại, chém đầu tuần phủ, bắt người ái thiếp của hắn mang về núi…
Vô chợ này chắc xỉn luôn, khỏi đi đâu nữa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top