What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Qua một loạt các xã bắt đầu bằng chữ Thọ. Tiếp đến là xã Thọ Diên.

IMG_2671a.JPG
IMG_2672a.JPG
IMG_2673a.JPG
 
Ngày nay nhiều cách nhìn có vẻ không ưu ái ông này cho lắm (Hồ Quý Ly - Nhà Hồ) nhiều ý kiến cho rằng đã cướp ngôi, ép tử hay kết liễu nhà Trần và hơn nữa Nhà Hồ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (7 năm) hay bỏ Thăng Long dời kinh đô về đây... nhưng thực ra cũng ít nhiều có công trong lãnh vực kinh tế, xã hội.... Suy cho cùng Nhà nào đến lúc suy yếu cũng bị thay thế, nó như một quy luật. Thương mến hay không là do quan niệm của mỗi người và có thể tùy vào từng giai đoạn của lịch sử.

Chụp thêm 1-2 tấm hình nữa trước khi rời khỏi nơi này. Xong điểm đến đầu tiên của ngày hôm nay.


View attachment 163943View attachment 163944
Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đã bao lần đi qua cổng này?

Chuyện về số phận của cha con Hồ Quý Ly thường chỉ được nhắc sơ sài là khi bị Nhà Minh xâm chiếm, hạ bệ Nhà Hồ, bắt cả cha con ông về đất Minh, rồi ông bị sát hại tại hay bị đày rồi mất ở Quảng Tây. Theo nguồn khác thì cha con ông được tha tội. Vậy cái nào khả tin?

Đọc qua một bài viết có thật của một người Việt - là người chuyên ngành khảo cổ và khai quật mộ cổ ở nước ta, ông này là người rất hâm mộ Hồ Quý Ly nên đã bỏ công sức và theo đuổi nhiều năm trong việc tìm kiếm ngôi mộ của Hồ Quý Ly trên đất TQ.

Thông tin của nhà nghiên cứu và khảo cổ này thì như sau: Gần như có thể kết luận không có chuyện HQL bị sát hại cũng như bị đày đi lính đến chết ở Quảng Tây (lúc bị Minh bắt thì HQL đã hơn 70 tuổi) mà HQL chỉ bị giam lỏng ở Nam Kinh – là kinh đô của nhà Minh thời kỳ này, trước khi dời đô về Bắc Kinh.

HQL sống đến hơn 80 tuổi mới mất (vì tuổi cao, trong khoảng từ 1417 đến 1420) và được cho rằng đã được chôn cất trên núi Lão Tử thuộc Nam Kinh, T. Giang Tô, TQ (ngày nay). Theo lời kể người họ Hồ tại đây thì họ kể rằng khu vực mộ HQL đã bị san bằng trong chiến tranh TG thứ 2, khi lính Nhật chiếm đóng Nam Kinh, họ chọn đỉnh núi Lão Tử này đặt trận pháo và cứ điểm quân sự. Sau thì khu vực này thành bãi đất hoang, cây cối um tùm chẳng có mấy người đến! Như vậy có thể cho rằng mộ phần của HQL không còn nữa.

Nhà khảo cổ này còn gặp được nhiều người họ Hồ tại đây, một số người này tự nhận là dòng dõi họ Hồ gốc Việt có nguồn gốc từ gia đình HQL.

Trong số những người Việt bị đưa về đất Minh có nhiều người trong gia quyến họ Hồ và cả nhiều người khác, bao gồm cả Nguyễn An – là một trong các kiến trúc sư thiết kế và là tổng đốc công công trình xây dựng Tử Cấm Thành. Đã có người từng phân tích thiết kế công trình Tử Cấm Thành cho rằng Nguyễn An đã đưa vào thiết kế ít nhứt 2 nét mới, không theo tư duy của TQ mà nó mang tư duy kiến trúc Việt (thời đó).

Chi tiết phụ: Nhiều ghi nhận hiện này cho rằng Nguyễn An đã tham gia công việc thiết kế kiến trúc Tử Cấm Thành ngay từ giai đoạn đầu nhưng điều này cần thêm thông tin trước khi kết luận.

View attachment 164167
rất thích phần bình của anh về các sự việc có liên quan đến lịch sử ngày xưa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,170
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top