What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Khu vực này núi chập chùng, lừng chừng đèo nhìn ra thì toàn là các đỉnh núi lô nhô lên.

IMG_0477a.JPG
IMG_0478a.JPG
IMG_0479a.JPG
 
Qua cái đèo mà nó được gắn liền với hình tượng ngựa quỳ của Ô. Nùng Trí Cao. Phải nói ông này là 1 nhân vật đặc biệt!

Bàn thêm:

Sử thời Tống và TQ ngày nay cho ông là người Choang (Tráng, tập trung nhiều ở vùng Quảng Tây, TQ). Việt Nam cho ông là người dân tộc Nùng (mang họ Nùng). Thực chất thì dân tộc Choang và Nùng (nhóm dân tộc Tày – Nùng) có mối liên hệ mật thiết với nhau và nói dài dòng thì còn liên quan đến cả dân tộc Thái. Nhưng ghi nhận thì đúng ông này được sinh ra ở khu vực Quảng Uyên, CB ngày nay.

Khi khớp lại thì hợp lý vì trong 54 dân tộc của Viêt Nam không có ghi dân tộc Choang, ngược lại phía TQ không có dân tộc Nùng. Đây là lý do Việt Nam và Trung Quốc gọi lệch nhau về ông.

Ghi rằng ông muốn tạo một vương quốc riêng và độc lập, mà nó tách khỏi cả Đại Việt (VN) và Tống (TQ). Ông đã từng xưng Đế! Ông từng chống và theo nhà Lý (Hậu Lý/Đại Việt). Khi không chống Đại Việt nữa ông quay sang đánh Tống, dẫn binh đánh chiếm mấy châu vùng Quảng Tây và ngay cả tiến đánh gần đến phần đất Quảng Đông ngày nay. Trong đó phải kể đến ông từng đánh chiếm cả mấy châu bên đất Tống, bao gồm Ung Châu, nơi mà 24 năm sau (1076) Lý Thường Kiệt dẫn quân sang đánh hạ thêm một lần nữa.

IMG_0480a.JPG
IMG_0481a.JPG
IMG_0482a.JPG
IMG_0483a.JPG
IMG_0485a.JPG
 
Sau khi tung hoành đánh chiếm nhiều nơi trên đất Tống, tạo uy thế to lớn cho mình nhưng suy cho cùng thì với thế lực nhỏ, không thể đương đầu lâu dài với tiềm lực của nhà Tống thời đó, sau thì ông cũng thất trận và tan rã.

Hầu hết những ghi nhận phổ biến hiện nay (như Wikipedia tiếng Việt) đều nói về cái chết của NTC như sau: …Ông bị bắt và chém đầu ở đất Đại Lý (Vân Nam, TQ), xong thì nộp thủ cấp về cho nhà Tống!? Điều này có chắc không? Ta cũng nên xét sự việc này từ ghi chép phía sử Tống. Theo ghi nhận từ phía Tống thì không có chuyện như vậy, họ ghi rằng không biết rõ về cái chết của NTC. Hoặc theo bộ quốc sử của ta thời xưa là Đại Việt quốc sử toàn thư, trong đó có ghi rõ rằng khi thất trận NTC dẫn quân lánh sang Đại Lý, quân Tống theo dõi và sau đó đã tập kích vào lúc giữa đêm, quân Tống bắt được nhiều người, có cả những người thân của NTC nhưng riêng NTC thì biệt tăm...

Như vậy có thể cho rằng cái kết của NTC vẫn còn 2 ý kiến khác biệt. Riêng mình thì tin ĐVQSTT, tin ông này “biệt tăm” lúc đó và về sau ông mất theo một cách khác mà chẳng ai biết! Đây vẫn còn là điều khúc mắc và tùy người tin vào tài liệu nào! Điều tương tự đã lập lại với thông tin về cái chết của Bà. Bùi Thị Xuân. Bạn tin chắc về việc Bà bị voi giày chết?

IMG_0484a.JPG
IMG_0486a.JPG
IMG_0487a.JPG
IMG_0488a.JPG
 
Last edited:
Đến đỉnh đèo Gió. Đây thuộc xã Vân Tùng, H. Ngân Sơn. Đỉnh đèo Gió là điểm cao nhứt của tỉnh Bắc Kạn.

Theo mình biết thì từ Bắc Kạn lên Cao Bằng có mấy con đèo như: Giàng, Gió, Cao Bắc và Tài Hồ Sìn, còn thêm cái nào nữa không thì chưa rõ. Bây giờ thì đã leo được 2.

Trên vách núi có ghi dòng chữ “đèo Gió quê em”:)

View attachment 159877
Giữa đèo Gió và đèo Cao Bắc là đèo Khau Khang, nên tổng cộng có liên tiếp 5 đèo
Gio.jpg
KK.jpg
CB.jpg
 
Sau khi tung hoành đánh chiếm nhiều nơi trên đất Tống, tạo uy thế to lớn cho mình nhưng suy cho cùng thì với thế lực nhỏ, không thể đương đầu lâu dài với tiềm lực của nhà Tống thời đó, sau thì ông cũng thất trận và tan rã.

Hầu hết những ghi nhận phổ biến hiện nay (như Wikipedia tiếng Việt) đều nói về cái chết của NTC như sau: …Ông bị bắt và chém đầu ở đất Đại Lý (Vân Nam, TQ), xong thì nộp thủ cấp về cho nhà Tống!? Điều này có chắc không? Ta cũng nên xét sự việc này từ ghi chép phía sử Tống. Theo ghi nhận từ phía Tống thì không có chuyện như vậy, họ ghi rằng không biết rõ về cái chết của NTC. Hoặc theo bộ quốc sử của ta thời xưa là Đại Việt quốc sử toàn thư, trong đó có ghi rõ rằng khi thất trận NTC dẫn quân lánh sang Đại Lý, quân Tống theo dõi và sau đó đã tập kích vào lúc giữa đêm, quân Tống bắt được nhiều người, có cả những người thân của NTC nhưng riêng NTC thì biệt tăm...

Như vậy có thể cho rằng cái kết của NTC vẫn còn 2 ý kiến khác biệt. Riêng mình thì tin ĐVQSTT, tin ông này “biệt tăm” lúc đó và về sau ông mất theo một cách khác mà chẳng ai biết! Đây vẫn còn là điều khúc mắc và tùy người tin vào tài liệu nào! Điều tương tự đã lập lại với thông tin về cái chết của Bà. Bùi Thị Xuân. Bạn tin chắc về việc Bà bị voi giày chết?

View attachment 160014View attachment 160015View attachment 160016View attachment 160017
Đọc phần bình thật thích thú hay quá anh ơi. Về ông Nùng Trí Cao thì hồi trước chắc có đọc rồi nhưng đọc rồi cũng không nhớ, đến giờ mới nghe nhắc lại ông này. Anh nói về bà BTX cũng làm thêm tò mò. Núi đèo hoành tráng quá
 
Đọc phần bình thật thích thú hay quá anh ơi. Về ông Nùng Trí Cao thì hồi trước chắc có đọc rồi nhưng đọc rồi cũng không nhớ, đến giờ mới nghe nhắc lại ông này. Anh nói về bà BTX cũng làm thêm tò mò. Núi đèo hoành tráng quá
Cám ơn nhá!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top