What's new

Chuyến đi vòng quanh thế giới không thành, 1994

SCAN0276.JPG

Tôi cũng không nhớ rõ là tôi rủ rê nó hay nó rủ rê tôi? mà mỗi lần 2 thằng tôi sáp lại là chỉ có một đề tài, đó là ngao du thiên hạ.
Vào thời điểm đó, sách về ngao du ký vòng quanh thế giới của các tác giả Đan Mạch quá ít. Nên chỉ trong một thời gian ngắn các quyển sách du lịch trên kệ sách của các thư viện trong thành phố, coi như tụi tôi đã đọc qua.
Những cuốn truyện đấy đã lôi cuốn chúng tôi vào mê hồn trận.Tiếp theo cuộc trò chuyện là phải lên phương án đi. Phải đi để trải nghiêm những thú vị xung quanh ta, phải đi để tận mắt hưởng những cánh đẹp trên thế giới, phải đi để mở to tầm nhìn eo hẹp của mình…..
Sách ba lô lên, rồi phía dưới chỉ có đôi dép mà đi, đó là không phải phương án của tụi tôi. Tụi tôi đi là để hưởng thụ, chứ không phải đi để cầy ra tiền cho chặn đường kế tiếp.
Di chuyển bằng máy bay mắc, nên cần phải hạn chế, chỉ bay qua những vùng hoang vắng khi cần thiết. Vé máy bay vòng quanh thế giới tuy rẻ, nhưng phải lệ thuộc tuyến đường bay của hãng hàng không đó và thời gian.
Đi bằng xe gắn máy cũng bất tiện và mắc, giấy tờ hải quan phức tap… Vậy đi xe đạp là thượng sách, vừa túi tiền và vấn đề vận chuyển sang các lục đia khác rất dễ dàng. Trong khi đó cả 2 chúng tôi không phải dạng đa mê xe đạp. Nó ngẫu nhiên trở thành phương tiện vận chuyển của 2 thằng tôi mà thôi.
Tôi đảm nhận viêc tìm cho ra 2 chiếc xe đạp còn anh bạn tôi lo những vấn đề khác, như: bếp nuc, túi ngu, lều, túi xe đạp…..
Ơ Châu Âu, Đan Mach và Hòa Làn chắc là 2 xứ xở mà không có đồi núi, nên người dân tham gia đạp xe đạp với môt tỷ lệ khá đông. Họ chỉ dùng xe có vài năm, khi xe gần cũ và có vấn đề là họ vứt đi, vì đi xe mới còn rẻ hơn chiếc xe hay bị ho. Đối với tôi chuyện đi lượm những chiếc xe ấy, tháo gỡ đầu gà bên này rồi mượn cái đùi vịt bên kia, để lắp ráp thành 2 chiếc xe, là một vấn đề qua dễ dàng. Rác bọn tư bản coi thế mà ngon lắm.
Chúng tôi thừa biêt trong chuyên đi, phải có những giai đoạn nản chí. Vì thế không nên ràng buộc mà cần phải có sự thoải mái, chúng tôi đi không tới mục tiêu cũng không sao. Thế là 2 thằng tôi chọn cách đi tự do. Đi những tuyến đường mình thích, tránh những nơi văn hóa khích, tránh những nơi khí hậu khắc nhiệt, tránh những nơi hoang vắng, tránh những nơi chiến tranh, tránh những nước tư bản (chi phí cao)….
Thế là chúng tôi ngồi chung nhiều đêm, để vẽ ra một hướng đi từ phía Bắc Âu, vòng vo qua các nước Đông Âu cũ, rồi xuống tới Istanbul, đến lúc đó chúng tôi sẽ có 2 phương án. Một là đi tiếp qua Châu Phi, hai là bay về Đông Nam Á. Đến đó chúng tôi mới tính tiếp, vì tình hình an ninh bên phía Bắc Châu Phi thay đổi mỗi ngày.
Vấn đề còn lại là tiền và ngày tháng lên đường. Đối với 2 thằng tôi, đồng lương xã hội cũng đủ dư giả cho 2 thằng để thực hiện giấc mơ.
Các bạn bè đực rụa của chúng tôi thời ấy thì lo kéo cày, lo cho có đươc cái bằng lái, lo cho có được chiếc xe hơi (một trong những phương tiện mạnh để thu hút phé yếu, đến ngày nay tụi nó vẫn phải kéo cày)…. Hai thằng tôi lại sống hoàn toàn khác họ. Cả 2 thằng tôi đều dày kinh nghiệm phiêu bạt giang hồ. Chúng tôi đã học được cách làm sao cho đồng tiền dãng nở ra. Đơn giản là xài tiền ở những nước chậm phát triển. Vấn đề không phải là cách kiếm tiền mà là tư cách xài tiền.
Chúng tôi bàn bạc về cuộc hành trình vào mùa đông và không hề cho ai biết tới, hạn chế sự ngăn cản hay bàn ra. Khi mùa xuân tỏa ấm đến bầu trời Bắc Âu, đã đến lúc chúng tôi làm bữa tiệc nhỏ để chào bạn bè.
Khởi đầu cuốc hành trình, 2 người bạn thân khác của chúng tôi, chở chúng tôi xuống bến phà Fåborg, cách nơi chúng tôi ở 45 km. Chúng tôi sẽ đi phà qua bên phía Bắc Đức. (thời nay tuyến phà này đã bị quên lãng nhiều năm rồi).
Cuộc khởi hành trên yên ngựa sắt đầy thú vị của chúng tôi, bắt đầu từ Kiel.
 
SCAN0284.JPG

Khi đạp trên đất Hungary, có một điều mà cả tôi và bạn tôi thích, đó là bánh ngọt và kem của họ. Chắc cũng có lẽ hoạt động nhiều, nên cơ thể chúng tôi lúc nào cũng đòi hỏi chất đường. Mà tôi thấy kem họ ngon thật.
Trong các món ăn mặn, thì chúng tôi đã thử qua loại xúc xích họ thường nướng ở các khu họp chợ trời và cả món cá chiên nữa. Chẳng có món nào ngon hết, xúc xích toàn độn cơm trong đó. Cá thì chiên chưa chín, mà thời đó chúng tôi chưa biết ăn sushi.
Có một buổi sáng khi đã đạp ra khỏi nhà nghỉ một đoạn khá xa. Tôi mới phát giác phần tiền tôi giấu ở phòng trọ đêm qua, tôi để quên lại rồi. Thế là 2 thằng phải đạp ngược lại, may quá, bà chủ chưa dọn phòng và vui vẻ cho phép tôi vào phòng để tìm lại đồ. Thật là mừng húm khi thấy túi tiền vẫn còn nằm ấm áp trong cái gối.
Như tôi đã nói, thời đấy làm gì có màn kéo thẻ. Chỉ có traveler’s cheques thôi, bất tiện lắm, cứ phải ghé các thành phố lớn mới rút tiền được. Trong khi đó vừa mất cước phí 2% và giá đổi lại bèo hơn là giá cả chợ đen. Nên với đồng tiền ít ỏi, chúng tôi thủ tiền mặt cho dễ. Thời đấy bên Đông Âu cũ, họ chuộng tiền D-Mark, thể là chúng tôi thủ tiền D-Mark và US $ cho tiện. Mà gặp cướp hay rớt mất là chỉ có quành đầu về.
Đến mỗi nước, việc dự đoán đổi bao nhiêu tiền, cũng là vấn đề nhức đầu. Mỗi lần bước qua ranh giới một đất nước mới, chúng tôi chỉ đổi rất ít, chỉ đủ dùng cho 1-2 ngày. Vì đổi chợ đen, nên luôn luôn sợ bị lừa và sợ khấu xuất thấp. Cũng may chúng tôi chưa bao giờ đụng phải điều xấu này.
Đổi nhiều quá, khi rời ranh giới, lại phải dùng số tiền đó, đổi qua ngoại tệ xứ bạn, như thế cũng bị lỗ một chút. Nếu đi lang bang mấy tháng trời như chúng tôi, nếu không biết cách kéo dãn đồng tiền, coi như là hỏng việc.
Đổi ít quá, đôi khi đến một cái làng nho nhỏ, lại hết tiền chợ búa, mà cũng chẳng ai đổi giùm cho, đôi khi cũng bị đói meo.
Đi được vài ngày trên đường, chúng tôi cũng rút ra được ít kinh nghiệm. Khi chuẩn bị dời khỏi một đất nước, số tiền còn lại là mua lương thực mang theo cho hết. Mua sao cho vừa đủ hết số tiền mà không còn dư đồng cắc nào, thế mới tài chứ (không giữ được bất cứ đồng cắc nào để sưu tầm).
Chi phí cho việc đớp đó là điều cần thiết, việc đó chúng tôi không thể hà tiện được. Chi phí chỗ tá túc qua đêm, chúng tôi luôn chọn những nhà nghỉ rẻ nhất. Nếu có khu cắm trại thì chúng tôi lại ngủ lều. Nơi nào yên tĩnh là ngủ ngoài thiên nhiên, nên khi nào có điều kiện tắm là sexy 50 phần 100, dù là nước suối có lạnh bao nhiêu có teo cà tút cũng đành chịu. Chứ mồ hôi mồ kê trên người thì không sao chịu nổi.:)
 
Last edited:
bạn thông cảm, lâu lâu tôi mới có thời gian và cảm hứng, mới viết được vài dòng. Còn hình ảnh, chúng tôi chụp ít lắm. :)
 
Dạ không sao anh. Tại em thích đọc bài viết của anh quá nên mới đòi đấy ạ:L Nguyên bài anh viết đã hay lắm rồi, có ảnh thì là phụ họa thêm cho sống động thôi. Chứ từ lẩu lầu lâu (94 tới giờ) đòi anh tìm ảnh rồi up lên thì....mất công sức lắm lắm.

bạn thông cảm, lâu lâu tôi mới có thời gian và cảm hứng, mới viết được vài dòng. Còn hình ảnh, chúng tôi chụp ít lắm. :)
 
Cuộc hành trình của chúng tôi tiếp tục đạp đến nước Rumania. Ấn tượng xấu mà tôi nhớ, đó là khi qua cửa khẩu. Tuy là họ không làm khó dễ gì về vấn đề giấy tờ, nhưng thấy lính ranh giới ăn mặc bê bối với trang bị xúng ống đến tận răng. Làm tôi cảm thấy ngột ngạt.
Vùng gần ranh giới hơi vắng bóng người và nhà cửa lưa thưa. Mới đi một đoạn đường ngắn, chúng tôi đã thấy 3 chú chó và một chú mèo, bị xe cán chết, đang nằm với nhiều tư thế ghê tởm trên đường. Tôi thấy sao họ lại man rợ đến thế? Chứ ở VN mấy chú chó mèo kia sẽ có người đưa đi cấp cứu ngay.
Nhà độc tài Nicolae Ceausescu đã bị xử tử 5 năm về trước, nhưng những vết thươnng còn để lại dấu vết rõ rệt. Người dân bên này tôi cảm thấy còn nghèo nàn hơn những xứ xở mà tôi vừa đi qua.
Đôi khi có vài trường hợp, họ không chặng đường chúng tôi, mà từ xa họ hỏi chúng tôi muốn đổi đô la không? Chúng tôi chưa hề gặp vấn đề này bao giờ.
Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh người dân Gypsy, họ sống ngoạn mục trên xe ngựa giữa những cánh đồng xanh bát ngát.

SCAN0283.JPG

Đạp qua khu ranh giới một đoạn, chúng tôi gặp 1 anh bạn già với hành lý lỉnh kỉnh trên chiếc xe đạp cũ kỹ trướcc mặt. Biết anh già này cũng cùng dòng máu đây, cho nên chúng tôi đạp theo và bắt chuyện.
May sao gần đó có điểm dừng chân và chúng tôi ghé lại để dùng bữa trưa. Anh bạn già này mời chúng tôi bánh mì và salami, một cây salami ngon và tò đùng từ xứ Hungary. Chúng tôi mời lại anh dìa tách trà nóng.
Lúc trò chuyện tôi mới biết anh già này lúc đó là 50 tuổi, người Đức và cũng đang đạp xe du ngoạn bụi khắp Châu Âu. Ânh này mới đạp một vòng lớn bên Liên Xô về tới đây.
Sau bữa ăn trưa thân mật, chúng tôi lại chia tay nhau, vì tuyến đường chúng tôi đi không cùng hướng.
Tôi nhìn bản đồ, thấy đoạn đường trước mặt chúng tôi phải vượt qua một dãy núi, đồng thời những gì chúng tôi chứng kiến vài tiếng đồng hồ qua. Chúng tôi thấy xứ xở không thích hợp với chúng tôi và chúng tôi quyết định đạp tới Arad và sẽ đón xe lửa đến Constante. Chúng tôi không muốn dùng nhiều thời gian ở những nơi mà mình không thích.
Đến Arad, chúng tôi ghé thẳng tới nhà ga và hỏi mua vé. Khi thấy nhân viên ở đây họ không giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi phải lấy giấy bút ra vẽ them vào 2 chiếc xe đạp. Họ hiểu nhưng họ giải thích là vé cho xe đạp là không cần thiết.
Chúng tôi đợi chuyến xe của mình cũng không lâu. Khi lên xe lửa, đến lúc kiểm soát vé thì chúng tôi gặp vấn đề. Nhân viên kiểm soát vé trên xe lửa làm khó dễ về vấn đế thiếu vé cho 2 chiếc xe đạp. Ho ra hiệu chúng tôi phải trả thêm.
Tôi móc tiền ra hỏi bao nhiêu là đủ. Thấy họ chỉ vào tờ giấy bạc có giá trị cao nhất, là tôi tự hiểu tụi này muốn gì. Cái thói ăn tham này mình đã quen thuộc quá, một xã hội độc tài đã tạo nên những con người thế nầy. Tuy là đã bị chấm dứt cách đây 5 năm, nhưng vẫn còn đòi hỏi một thời gian dài, để người dân tiếp thu một văn hóa mới.
Tôi đút tiền trở lại vào túi và ra hiệu là không trả. Thế là đến trạm dừng tới, họ đá đít chúng tôi ra khỏi xe.
Tôi lại phải đến phòng vé của sân gà này phân bua. May cho tôi cùng lúc ấy có một vị khách gần đó có tính tò mò. Ông này biết chút tiếng Đức và muốn giúp tôi lý giải sự việc. Cũng nhờ tôi bập bẹ được vài câu, nên chẳng khó khăn gì, ông ta đã giúp tôi mua thếm 2 vé dành riêng cho xe đạp. Còn 2 vé vừa rồi chúng tôi cứ giữ lại và dùng tiếp cho chuyến tới.
Khổ cái là lúc này đã gần tối mà chuyến xe lửa đến sáng sớm mai mới có. Thế là chúng tôi phải ngủ lại trong nhà ga. Ông khách giúp tôi việc mua vé lúc nãy cũng phải đợi chuyến xe lửa sáng mai. Nên ông ấy cứ khoái ngồi cạnh bên tôi và trò chuyện mãi. Tôi vừa mệt, người đang con bực bội về những sự kiện của ngày hôm nay, vừa đâu có biết nhiều tiếng Đức, mà cứ ngồi ráng nghe lão này nói chuyện, làm tôi cảm thấy khó chịu thêm.
Chúng tôi có bàn luận là chia nhau ngủ để một người thức mà canh đồ, vì mình không thể tin tưởng ai hết. Tối hôm đó tôi đã cho anh bạn tôi ngủ yên và mình tôi ngồi chịu trận với lão nói dai này cho tận tới mờ sáng.
Chiều hôm đó xe lửa chúng tôi mới tới Constanta, một thành phố cảng nhỏ thuộc Biển Đen. Chúng tôi tình cờ tìm thấy một khu cấm lều và xin phép được cấm lều ngủ tại khu ấy. Lạ thay những cái lều này chắc thuộc dạng tiễn lãm, nên tối hôm đó chúng tôi chẳng thấy một bong mà nào xung quanh hết. Bên ngoài cổng vẫn có bảo vệ canh gác, giúp cho chúng tôi có một giấc ngủ bình yên vô sự.

SCAN0295.JPG

Sáng hôm sau chúng tôi sẽ đạp tiếp qua Balgaria, chúng tôi không còn cách ranh giới bao nhiêu xa nữa, chúng tôi sẽ đạp tới Kavarna.
 
Last edited:
Không biết bác có viết nhật ký hành trình không chứ từ tận năm 1994 mà bác kể cứ như chuyện ngày hôm quá í, sinh động quá
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,134,998
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top