Chuyến tàu Trùng Khánh - Trên dòng Trường Giang
Chuyến tàu Trùng Khánh là một phim nổi tiếng của Vương Gia Vệ năm 1994. Năm 2012 phim được quay lại với diễn viên chính là...tui. 3 ngày ở Trùng Khánh là 3 ngày bão táp nhất trong tất cả các chuyến đi từ trước tới giờ của mình.
Đi Trùng Khánh là chuyện ngoài kế hoạch đã vạch sẵn trước khi đi. Trong kế hoạch, sau khi từ Cửu Trại Câu về sẽ có 3 ngày để đi Nga Mi Sơn, Lạc Sơn Đại Phật. Đây là 2 di sản văn hóa thế giới và là những thánh địa Phật Giáo. Nga Mi sơn là đạo trường của Phổ Hiền Bồ Tát, và ở Lạc Sơn thì có tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do không có duyên nên thời tiết mấy ngày này cực kỳ khắc nghiệt, sương mù mịt mù, và nhiệt độ trên đỉnh Nga Mi xuống dưới âm độ. Vì vậy dù rất muốn đi đảnh lễ Phổ Hiền Bồ Tát và thăm nơi ở của Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái (Ỷ thiên đồ long ký) nhưng phải đành bỏ qua, lực bất tòng tâm.
Kế hoạch được nhanh chóng chuyển qua Trùng Khánh, mặc dù trước khi đi không có tìm hiểu gì về nơi này. Và cũng chưa biết sẽ đi đâu ở đây. Chỉ biết ở Trùng Khánh có Trường giang tam hiệp rất nổi tiếng, hy vọng sẽ đến được đó.
Ra ga tàu của Thành Đô để đi Trùng Khánh. Vé tàu cao tốc khoảng 300.000 VND(90 tệ). Tàu đẹp, sạch sẽ, tiếp viên trên tàu đẹp hơn tiếp viên hàng không. Thành đô không phải là 1 thành phố quá lớn nhưng có đến 2 nhà ga xe lửa và nhà ga xe lửa rất lớn và hiện đại hơn cả những sân bay nhỏ của mình. Cạnh ga xe lửa là trạm dẫn xuống tàu điện ngầm, rất tiện lợi. Khoảng cách từ Thành Đô đến Trùng Khánh chắc khoảng trên dưới 300km, đi tàu khoảng 2h đồng hồ thì tới. 2h ngồi trên tàu mình ngồi đối diện với 1 em chân dài, bên cạnh là 1 chàng Hán tử ngủ ngáy muốn banh cả toa tàu luôn.
Ga xe lửa ở Thành Đô
Tận dụng thời gian ngồi trên xe lửa, bạn đồng hành đã liên hệ được với các tour agent. Theo thông tin họ tư vấn thì nếu muốn đi Trường Giang tam hiệp thì phải cần tới 3-5 ngày nên không thể đi được. Cuối cùng chọn 2 tour, mỗi tour 1 ngày là đi Bảo Đỉnh Sơn và Vũ Long. Lúc đó đi đâu thì đi chứ chẳng biết 2 nơi đó là gì, có gì đẹp đẽ hấp dẫn vì ở Việt Nam ít nghe nói tới 2 địa danh này, và cũng chẳng có tour du lịch nào tới Trùng Khánh cả. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, 2 nơi này quả thật xứng đáng đồng tiền bát gạo để tới thăm. Bảo Đỉnh Sơn có tượng khắc đá Đại Túc là di sản thế giới. Còn ở Vũ Long có Thiên Sinh Tam Kiều và động Phù Dung tại Công viên địa chất quốc gia Karst Vũ Long. Nơi đây đẹp hùng vĩ nhưng không tìm được nhiều thông tin để tìm hiểu sâu thêm.
Tới Trùng Khánh lúc 4h chiều. Ấn tượng đầu tiên tại ga xe lửa là không hiểu tại sao (tới giờ cũng không hiểu) là dù có nhiều taxi, nhưng không có chiếc taxi nào tấp vô để rước khách được. Những người điều tiết giao thông ở đây bắt 1 chiếc xe hơi và đẩy mình vô đó, đi chung với 1 cặp vợ chồng và 1 đứa nhỏ, xe thì chút xíu. Sau đó còn biết thêm là ở đây taxi có quyền rước thêm khách dù trên xe đã có khách rồi nếu như cùng tuyến đường. Nghe nói là quy định này có từ lúc tổ chức Olympic Bắc Kinh để tăng năng suất tối đa của các phương tiện vận chuyển công cộng. Trên taxi có khung sắt chắn ngang giữa chỗ ngồi của tài xế và khách. Tiền được trả qua 1 lỗ nhỏ. Sau mà giống xe chở phạm nhân quá!
Ấn tượng thứ 2 là cảm giác ngộp thở trong thành phố này. Đây là 1 trong 4 đại đô thị của Trung Quốc: Bắc Kinh ở phía bắc, Quảng Châu ở phía nam, Thượng Hải phía đông và Trùng Khánh phía tây. Tp có hơn 30 triệu dân. Chung cư và cao ốc trùng trùng điệp điệp che cả bầu trời. Tp này cũ hơn Thành Đô. Ồn ào hơn, bụi bặm hơn. Đi ngang 1 chung cư ở trên sườn đồi mà chính giữa chung cư có 1 đường để xe lửa chạy xuyên qua. Độc đáo thật. Tiếc là ngồi trên xe nên không chụp hình được.
Một vài hình ảnh đường phố Trùng Khánh
Chuyến tàu Trùng Khánh là một phim nổi tiếng của Vương Gia Vệ năm 1994. Năm 2012 phim được quay lại với diễn viên chính là...tui. 3 ngày ở Trùng Khánh là 3 ngày bão táp nhất trong tất cả các chuyến đi từ trước tới giờ của mình.
Đi Trùng Khánh là chuyện ngoài kế hoạch đã vạch sẵn trước khi đi. Trong kế hoạch, sau khi từ Cửu Trại Câu về sẽ có 3 ngày để đi Nga Mi Sơn, Lạc Sơn Đại Phật. Đây là 2 di sản văn hóa thế giới và là những thánh địa Phật Giáo. Nga Mi sơn là đạo trường của Phổ Hiền Bồ Tát, và ở Lạc Sơn thì có tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do không có duyên nên thời tiết mấy ngày này cực kỳ khắc nghiệt, sương mù mịt mù, và nhiệt độ trên đỉnh Nga Mi xuống dưới âm độ. Vì vậy dù rất muốn đi đảnh lễ Phổ Hiền Bồ Tát và thăm nơi ở của Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái (Ỷ thiên đồ long ký) nhưng phải đành bỏ qua, lực bất tòng tâm.
Kế hoạch được nhanh chóng chuyển qua Trùng Khánh, mặc dù trước khi đi không có tìm hiểu gì về nơi này. Và cũng chưa biết sẽ đi đâu ở đây. Chỉ biết ở Trùng Khánh có Trường giang tam hiệp rất nổi tiếng, hy vọng sẽ đến được đó.
Ra ga tàu của Thành Đô để đi Trùng Khánh. Vé tàu cao tốc khoảng 300.000 VND(90 tệ). Tàu đẹp, sạch sẽ, tiếp viên trên tàu đẹp hơn tiếp viên hàng không. Thành đô không phải là 1 thành phố quá lớn nhưng có đến 2 nhà ga xe lửa và nhà ga xe lửa rất lớn và hiện đại hơn cả những sân bay nhỏ của mình. Cạnh ga xe lửa là trạm dẫn xuống tàu điện ngầm, rất tiện lợi. Khoảng cách từ Thành Đô đến Trùng Khánh chắc khoảng trên dưới 300km, đi tàu khoảng 2h đồng hồ thì tới. 2h ngồi trên tàu mình ngồi đối diện với 1 em chân dài, bên cạnh là 1 chàng Hán tử ngủ ngáy muốn banh cả toa tàu luôn.
Ga xe lửa ở Thành Đô
Tận dụng thời gian ngồi trên xe lửa, bạn đồng hành đã liên hệ được với các tour agent. Theo thông tin họ tư vấn thì nếu muốn đi Trường Giang tam hiệp thì phải cần tới 3-5 ngày nên không thể đi được. Cuối cùng chọn 2 tour, mỗi tour 1 ngày là đi Bảo Đỉnh Sơn và Vũ Long. Lúc đó đi đâu thì đi chứ chẳng biết 2 nơi đó là gì, có gì đẹp đẽ hấp dẫn vì ở Việt Nam ít nghe nói tới 2 địa danh này, và cũng chẳng có tour du lịch nào tới Trùng Khánh cả. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, 2 nơi này quả thật xứng đáng đồng tiền bát gạo để tới thăm. Bảo Đỉnh Sơn có tượng khắc đá Đại Túc là di sản thế giới. Còn ở Vũ Long có Thiên Sinh Tam Kiều và động Phù Dung tại Công viên địa chất quốc gia Karst Vũ Long. Nơi đây đẹp hùng vĩ nhưng không tìm được nhiều thông tin để tìm hiểu sâu thêm.
Tới Trùng Khánh lúc 4h chiều. Ấn tượng đầu tiên tại ga xe lửa là không hiểu tại sao (tới giờ cũng không hiểu) là dù có nhiều taxi, nhưng không có chiếc taxi nào tấp vô để rước khách được. Những người điều tiết giao thông ở đây bắt 1 chiếc xe hơi và đẩy mình vô đó, đi chung với 1 cặp vợ chồng và 1 đứa nhỏ, xe thì chút xíu. Sau đó còn biết thêm là ở đây taxi có quyền rước thêm khách dù trên xe đã có khách rồi nếu như cùng tuyến đường. Nghe nói là quy định này có từ lúc tổ chức Olympic Bắc Kinh để tăng năng suất tối đa của các phương tiện vận chuyển công cộng. Trên taxi có khung sắt chắn ngang giữa chỗ ngồi của tài xế và khách. Tiền được trả qua 1 lỗ nhỏ. Sau mà giống xe chở phạm nhân quá!
Ấn tượng thứ 2 là cảm giác ngộp thở trong thành phố này. Đây là 1 trong 4 đại đô thị của Trung Quốc: Bắc Kinh ở phía bắc, Quảng Châu ở phía nam, Thượng Hải phía đông và Trùng Khánh phía tây. Tp có hơn 30 triệu dân. Chung cư và cao ốc trùng trùng điệp điệp che cả bầu trời. Tp này cũ hơn Thành Đô. Ồn ào hơn, bụi bặm hơn. Đi ngang 1 chung cư ở trên sườn đồi mà chính giữa chung cư có 1 đường để xe lửa chạy xuyên qua. Độc đáo thật. Tiếc là ngồi trên xe nên không chụp hình được.
Một vài hình ảnh đường phố Trùng Khánh