What's new

[CK] Huế - Viết cho nỗi nhớ

Bạn có bình chọn cho bài Chung khảo của LoveParadjse không?

  • Votes: 27 96.4%
  • Không

    Votes: 1 3.6%

  • Total voters
    28
Mình đi ngang qua Huế rất nhiều nhưng chưa biết gì nhiều về Huế và con người nơi đất Thần kinh. Bài viết của Bạn giúp mình biết đc ít nhiều về Huế nhưng chưa thấy người xứ Huế nơi đâu.
Bài viết hay hình ảnh đẹp, Cám ơn Bạn.
 
Chào bạn,
Trước hết mình tự giới thiệu mình chỉ là khách qua đường ở đây. Mình đã từng ghé qua Huế và thực sự yêu nơi chốn này, mình có một thời gian gắn bó với nó và hiện đang công tác ở Sài Gòn. Mình chỉ vô tình ghé ngang 4rum này nhờ 1 bài viết về Ấn khá hay và cũng dừng ngang bài viết của bạn. Đột nhiên mình muốn viết cho bạn một số nhận xét cảm nhận cá nhân sau khi đọc bài viết của bạn. Mình khá là thẳng tính nên cũng xin nói thẳng, đôi khi quá lời mong bạn bỏ quá cho.

Điều đầu tiên là cách bạn chọn đề tài. Mình thắc mắc không biết điều gì khiến bạn chọn Huế làm chủ đề cho bài viết này. Và đó là câu hỏi trong đầu mình lúc mình click vào bài viết của bạn. Huế với mỗi người có một nét riêng để lưu luyến, có người thích, có người không; và người chọn nó làm đề tài cho cuộc thi ít nhiều cũng có một nỗi niềm riêng với nó. Mình đã nghĩ vậy. Thứ hai là Huế là một điểm du lịch trong nước được rất nhiều người chọn để đi du lịch, lẫn đi phượt. Mình hi vọng bạn đã chuẩn bị tâm lý nhận được nhiều luồng ý kiến lúc chọn đề tài này. Về nhận xét về đề tài bạn chọn, mình xin đẩy nó xuống cuối bài feedback của mình, như một tổng kết nhé.

Điều thứ hai mình xin nhận xét là hành trình của bạn. Bạn khởi đầu từ chợ Đông Ba, qua Đại Nội và kết thúc ở Phá Tam Giang. Mình chưa đọc hết những điểm đến còn lại trong hành trình của bạn thì thấy bài viết đã hết rồi nên không biết nói gì thêm. Mình đọc thấy bạn có tìm hiểu nơi đến của mình là Huế mà có vẻ như bạn bỏ qua rất nhiều địa danh đẹp khác, như đi xuôi dòng sông Hương thăm Điện Hòn Chén, hay lên núi Ngự Bình. Hành trình của bạn mình xin nói thật là khá vô thưởng vô phạt, như kiểu đi đến đâu hay đến đó, đi cho biết mà không lên sẵn lịch trình.
Bên cạnh đó, sự thiếu sót cực kì trong bài review này là bạn đã không viết về ẩm thực Huế. Bạn không đề cập đến nó thì chắc chắn bạn đã chẳng biết gì về Huế rồi. Và bài review của bạn mất điểm trầm trọng ở điểm đó, thành ra không khác gì một bài viết nửa vời, dù trong đó đã ghi sẵn vài câu như "có-vẻ-tìm-hiểu".

Điều thứ ba mình muốn đề cập đến là cảm xúc của bạn. Mình chỉ đọc thấy nhiều đoạn tả cảm xúc rất ...chán nản, rất thất vọng. Vậy xin hỏi là bạn viết review cho cuộc thi để làm gì ?. Mình nghĩ là những vùng đất mình không muốn nhắc đến thì rất nhiều, nhưng mình nghĩ chí ít những vùng đất bạn đi qua, bạn cảm thấy muốn viết gì đó thì những cảm xúc tích cực mới nên đưa vào chứ ? Thật sự là nhiều lúc mình không biết bạn đang nhớ điều gì ở Huế ngoại trừ những cảm xúc chán nản hay thất vọng của bạn ?

Ngày thứ nhất.

Em nhớ câu hát: "Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha, có anh bên mình mà ngỡ hôm qua", nên khi vừa đặt chân vào thành phố, em đã ngay lập tức đi tìm câu hát đó. Khi nhìn thấy cái chợ trong khúc hát dịu dàng và mượt mà ấy, em thấy những ảo tưởng trong mình vỡ tan. Em tự nhiên thấy mình chỉ muốn được ngồi trong một quán café máy lạnh, tránh đi cái nóng nực của trời. Lò dò gửi xe, lượn lờ vào chợ. Theo kinh nghiệm đọc được, em đi lòng vòng tìm chỗ nào đông người Huế ăn thì vào nhưng khổ nỗi, cái giờ em đi là giờ tréo ngoe, sáng không ra sáng, trưa chẳng ra trưa, hàng quán vắng tanh vắng ngắt. Quyết định dấn thân vào một quán ăn theo kiểu hên nhờ rủi chịu, em rủi vạc mặt. Kêu một tô bún bò huế, rồi một đĩa bánh bèo bánh lọc, tất cả dở tệ, dở đến “đau lòng con cuốc cuốc”, sau đó còn được khuyến mãi một cái giá mà người ta hay nói “đắt xắt ra miếng”. Những gì sót lại của câu hát đó là có lá me bay.

Cũng phải nói rằng, để chuẩn bị cho chuyến đi, em đã lật tung trang phượt tìm các thông tin về Huế. Từ cách đi từ sân bay về trung tâm thành phố, thuê khách sạn, xe máy ở đâu, nào là quán ăn ngon ở địa điểm X, nào là café đẹp ở địa điểm Y, cho đến các kinh nghiệm nhỏ lẻ khi phượt Huế, tất cả được em chắt lọc rồi in ra một đống tờ A4, dù sao thì khi cần cũng có “phao” mà rút. Tuy nhiên, sau vụ ăn uống, em ngộ ra một điều rằng, dù có bí kíp, nhưng thời thế thế thời quan trọng lắm. Bởi vậy, đẹp nhất vẫn là mọi sự tùy … nghi.
Ở đây mình xin góp ý là bạn có vẻ đã tìm hiểu trước có vẻ rất ...am tường nhưng bạn vẫn quên mất điều cơ bản là lifestyle ở đây. Cơ bản là người dân ở đây thường ăn ngoài vào sáng sớm và buổi tối, còn lúc bạn đến chắc là trưa nắng lúc gần trưa rồi nên không có gì bán là đúng. Ăn vặt, ăn đồ ăn rẻ mà ngon ở ngoài đường thì ít ra "1 người tìm hiểu tường tận" như bạn nên biết đường mà đi vào lúc sớm. Nhịp sống ở đây tuy là một thành phố trực thuộc cấp trung ương nhưng người dân vẫn giữ nếp sống như ở những phố thị nhỏ khác. Bạn có quyền rên la than vãn các kiểu nhưng rên trên cái "am hiểu tường tận" của bản thân thì mình thật không biết nói gì hơn :)
Tuy nhiên, sau vụ ăn uống, em ngộ ra một điều rằng, dù có bí kíp, nhưng thời thế thế thời quan trọng lắm. Bởi vậy, đẹp nhất vẫn là mọi sự tùy … nghi
và mình thấy thích thú hơn là chỗ này. Bạn đúc kết cũng thật dễ thương như châm ngôn ngàn đời ý. Chắc mình sẽ ghi lại để học hỏi. Hì hì :)

Điều thứ tư mình muốn nói đến là giọng văn, cách dùng từ ngữ và các biện pháp tu từ của bạn (nhân hoá, so sánh các kiểu). Mình thấy bạn càng ...dễ thương hơn khi so sánh Hoàng Thành với cái ...bánh chưng. Mình không biết nói gì hơn ở chỗ này ngoài việc rất khâm phục khả năng liên tưởng của bạn.
Nói rộng ra một tí, từ việc chọn đề tài là Huế, nhưng bên cạnh đó bạn lại sử dụng giọng văn khôi hài, nói thẳng ra là cời cợt cho một địa danh mang tầm vóc lịch sử, văn hoá có nét tôn nghiêm như thế này đã là hoàn toàn không phù hợp. Nói thẳng là mình thấy với giọng văn như thế, kèm những từ ngữ xì teen kiểu
gu-gô-ộp-pa
những giá trị văn hoá của Huế trong bài viết không khác gì ...cái bánh chưng "nửa nạc nửa mỡ" như bạn mô tả, hài hước và thật sự mất giá trị. Và rõ ràng với 2 từ cụ thể nhất là "kệch cỡm".
Chẳng hiểu sao, nói đến Kinh thành Huế em tự dưng liên tưởng đến … bánh chưng, vòng tường thành đầu tiên của kinh thành được ví như lá bánh. Ta sẽ thấy toàn bộ phần gạo nếp màu trắng là khu vực nhà dân, quan lại, phần đậu xanh là Hoàng thành, trong đậu xanh có thịt mỡ là Tử cấm thành. (So sánh cho vui thôi chứ Kinh thành nó không mềm mềm thơm thơm như vậy). Hoàng thành và Tử cấm thành gọi chung là Đại Nội. Bởi vậy, nếu nói đến Hoàng thành sẽ hàm ý cả Tử cấm thành, nhưng nếu nói đến Tử cấm thành thì nó chỉ là Tử cấm thành mà thôi. Vì chuyến đi này mà em ngồi khảo gu-gô-ô-pa, nhờ đó mà bớt cùi hơn tí.

Và ở đoạn này (cũng như nhiều đoạn khác mà mình không tiện trích dẫn ra), mình không hiểu cảm xúc của bạn là gì. Nói thẳng là mình chỉ thấy hơi vô duyên chứ không cảm nhận được "sự tinh nghịch, đáng yêu" của bạn. Mình nói thẳng ra như thế vì mình thấy phần nội tâm của những người đến từ Huế thật sự rất sâu lắng mà không phải ai cũng chạm đến được. Và không khí ở nơi đây cũng thế. Mình không cảm thấy buồn phiền khi những người đến đây rồi đi, rồi phán 1 câu rằng "Huế buồn quá". Vì thật sự mình chỉ cho rằng họ chưa đủ cảm trong nội tâm để cảm nhận hết sự sâu sắc ở nơi này. Mình không trách họ. Và ở đây mình cũng không trách bạn khi bạn viết với giọng văn như thế. Thật sự đấy.
Chẳng hiểu vì sao lúc đó chợt nhớ đến hai câu thơ ấy mà nghe lòng dâng lên một nỗi buồn da diết. Cũng may, từng đàn cá lội tung tăng cắt đứt nguồn cảm hứng, bởi khi nhìn thấy lũ cá đông hơn quân Nguyên ấy, em tự nhiên chép miệng “Chẹp, cá này mà om dưa là ngon phải biết”. Em tự nhiên hận bản thân mình, tại sao trong hoàn cảnh ấy mà em lại để ý đến cái sự no đói rất “đời thường”. (Thở dài)

Cá này mà om dưa thì ngon lắm đây
- Mình cũng thật sự thấy khôi hài dùm bạn với nhiều câu thế này. Hì


Những đoạn sau đó của bạn là một "chuỗi những hi vọng kì vọng bị đập vỡ tan tành", chen lẫn một ít vốn kiến thức cũng gọi là "có có"
Các trụ biểu mang nét kiến trúc Champa...
ở chỗ này mình không đồng ý lắm vì những trụ này được mô phỏng theo kiểu Stoupa của Phật giáo, hay còn gọi là Stupa
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Stupa


Với Ứng Lăng, người Huế có một câu nói rằng, nếu như có một nơi mà người chết nuôi người sống chẳng nơi nào có được, thì đó là Huế, và người đó là vua Khải Định. Người ta bảo, đến Huế, có thể không đi lăng này lăng khác, nhưng nhất định phải ghé thăm nơi này, Khải Định đã để lại một quần thể di tích để con cháu đời sau có thể thu phí mà nuôi người sống.
Ở đoạn này, mình thực sự không biết nên cười hay mếu theo đúng ý bạn. :) Có thể bạn đúng khi người ta thu phí để tham quan nhưng cũng chỉ để trùng tu di tích và thực sự mình không hiểu "nuôi" người sống là như thế nào. Bạn có thể hài hước theo kiểu nào cũng được như đặt ở đây mình thấy rất vô duyên. Thế nhé.

----------------------------------------------------------------

Mình không định bắt lỗi hay gì nhiều hơn vì thực sự là mình không có kiên nhẫn đọc hết bài viết của bạn. Những điểm đến còn lại cũng với giọng văn kệch cỡm như thế, và những sự kiện mình không cảm giác nó đáng để đưa vào bài viết cho lắm. Và xin thứ lỗi cho sự mất kiên nhẫn của mình. Mình cũng xin tóm gọn cho cả điều thứ nhất mà mình đã muốn nói ở trên là khi bạn chọn cùng đất nào để viết review, bạn cần một thái độ nghiêm túc và cân nhắc kĩ nhiều thứ từ cách viết cho đến giọng văn, không thì những người khác, những con người ở vùng đất ấy sẽ cười vào mặt bạn ấy. Viết review không dễ viết đâu. Thật ấy.

Thân ái và đợi những bài viết khác của bạn.
 
Re: Huế - Viết cho nỗi nhớ

Ngày thứ hai.

Ngủ dậy, bỏ lại sau lưng những ủy mị của ngày hôm trước, và đùng một cái, em trở thành kẻ “rơi xuống vực, vô tình lụm bí kíp”

Đó là khi em “lụm” được anh bạn đang công tác ở Huế. Vậy là em đã có một người bạn đồng hành thẳng tiến lăng Khải Định.

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là lăng cuối cùng được xây dựng trong hệ thống các lăng của triều Nguyễn, được xây dựng trong 11 năm, từ năm 1920 đến năm 1931 mới hoàn thành. Đây là lăng tạo cho em ấn tượng mạnh mẽ nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế. Đứng từ chỗ gửi xe nhìn lên, cảm giác lúc đó thật sự choáng ngợp trước một công trình kiến trúc độc đáo, cứ ngỡ như trước mặt là một tòa lâu đài cổ ở châu Âu vậy. Lăng được xây dựng trong giai đoạn văn hóa nghệ thuật phương tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta, hơn nữa, tư tưởng của vua Khải Định cũng đã ảnh hưởng của văn hóa phương tây, nên kiến trúc của lăng có sự kết hợp giữa kiến trúc Á - Âu, cũng như có sự kết hợp về tôn giáo, biểu hiện rõ ngay sau khi bước chân qua cổng tam quan. Hoa sen là loài hoa thiêng liêng của Phật giáo, hàng rào lăng là một hệ thống các thánh giá thuộc về Thiên chúa giáo. Các trụ biểu mang nét kiến trúc Champa... Trước sân là tượng hai hàng văn võ bá quan theo đúng nguyên tắc “tả văn, hữu võ”, cùng với các tượng ngựa, voi.
Ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, phải nói rằng, ít khi em có cảm giác ấy.

Cung Thiên Định với gam màu vàng rực được trang trí cực kỳ công phu và tráng lệ hiện ra trước mắt. Các mặt tường đều được đắp nổi bằng nghệ thuật ghép sành sứ, thủy tinh, tạo nên những bức tranh sinh động. Ngẩng đầu nhìn trần điện đến mỏi cổ, em tự hỏi không biết ngày xưa các nghệ nhân họ đã làm thế nào để tạo nên một “Cửu Long Ẩn Vân” kỳ diệu đến thế. Một cảm giác cực kỳ thỏa mãn vì đã đến nơi này.

IMG_0203.jpg

Những bức tường - tranh trong Thiên Định cung.

IMG_0214.jpg

Bức bích họa “Cửu Long Ẩn Vân” trên trần điện. Sau gần một trăm năm không hề bị bay màu vẽ.

Khải Định cũng là vị vua duy nhất công khai nơi chôn cất hài cốt sau khi mất. Sở dĩ ông tự tin như vậy vì hai nguyên nhân, một là thời đại ông đã xa với cái thời quật phá mồ mả, thứ hai là do Ứng Lăng được xây dựng kiên cố, kiến trúc độc đáo, ông tin rằng người đời sau biết đón nhận cái đẹp và trân trọng cái đẹp đó. Có tương truyền rằng nếu phần mộ bị khai quật sẽ khởi động hệ thống cơ quan làm sập lăng này. Trên phần mộ vua là bức tượng Khải Định ngồi trên ngai vàng được đúc bằng đồng ở Pháp, khi mang về Việt Nam thì mạ vàng ròng bên ngoài. Lý do vua tạo dáng ngồi như vậy vì ông tin rằng ở trần thế ông làm vua thì về cõi vĩnh hằng ông cũng làm vua. Phía trên bức tượng là bửu tán (bửu – cao quý, tán – cái lọng), bằng xi măng nặng cả tấn, bên ngoài ốp sành sứ và khảm thếp vàng, điều kỳ diệu là khi nhìn vào lại có cảm giác rất mềm mại, thanh thoát, tưởng chừng như có thể đung đưa trước gió vậy.

IMG_0209.jpg

Tượng mạ vàng ròng của vua và bửu tán bên trên.

Với Ứng Lăng, người Huế có một câu nói rằng, nếu như có một nơi mà người chết nuôi người sống chẳng nơi nào có được, thì đó là Huế, và người đó là vua Khải Định. Người ta bảo, đến Huế, có thể không đi lăng này lăng khác, nhưng nhất định phải ghé thăm nơi này, Khải Định đã để lại một quần thể di tích để con cháu đời sau có thể thu phí mà nuôi người sống.

Ngược dòng thời gian, em tới thăm lăng Tự Đức.

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng, được xây dựng năm 1864, dự kiến xây trong 6 năm nhưng rút lại còn 3 năm do hai viên quan trông coi việc thi công bắt ép dân binh phải lao động cực nhọc để hoàn thành. Lăng nằm trong một rừng thông, cách Huế 8km.

Có lẽ, do còn bị ảnh hưởng bởi sự hoành tráng của Ứng Lăng, khi đến với Khiêm Lăng em có một cảm giác khá hẫng, nói một cách khôi hài là giống như một người đang đi máy bay tự dưng rớt xuống đi xe đạp vậy. Mặc dù, đi xe đạp tất nhiên cũng có cái hay của nó, nhất là đi trong một buổi chiều mát mẻ, khung cảnh hữu tình. Tuy nhiên, tình trạng đó nếu xảy ra đột ngột quá cũng không tốt, con người sẽ khó thích nghi.

Khiêm Lăng chia thành hai khu vực, khu vực tẩm điện là nơi làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của vua cùng các phi tần, và khu lăng mộ. Đi dạo một vòng, thấy nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, đổ nát, một số nơi được treo biển “Khu vực nguy hiểm. Không tham quan.” Trong các gian nhà, nhiều cột trụ bị nứt, phải có cột sắt rường lại cho vững chắc. Trừ một số nơi chính, phần còn lại trông rất hoang tàn.

IMG_7844.jpg

Từ Xung Khiêm Tạ - nơi nhà vua hóng mát, ngắm cảnh và làm thơ nhìn sang Hòa Khiêm Điện, là nơi làm việc của nhà vua mỗi lần đến lăng.

Chữ Khiêm trong chữ Khiêm lăng mang ý nghĩa khiêm nhường, khiêm tốn, các công trình trong lăng không được sơn son thếp vàng, không rực rỡ xa hoa như Ứng Lăng mà đa phần mang màu sắc trầm buồn, u tối. Quần thể lăng rộng lớn, những con đường rợp bóng cây nhưng người thì vắng bóng tạo nên một bầu không khí rất cô tịch.

Trên con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ có một tấm bia có trọng lượng và cao lớn nhất được ghi vào kỷ lục Việt Nam, có số lượng chữ khắc trên bia đá nhiều nhất, do chính nhà vua luận về cuộc đời mình, như, tại sao vua không có con, tại sao lại là người giết anh trai, tự nhận mình nhu nhược... Đây là tấm bia có nội dung độc đáo nhất, là bản tự kiểm của nhà vua để lại cho hậu thế phán xét, đánh giá về một vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong 13 triều vua nhà Nguyễn. Phía sau tấm bia đi thêm một đoạn sẽ đến một cái hồ hình trăng non, ở dưới không có nước, gọi là hồ Tiểu Khiêm. Nước ở dưới hồ do âm dương trời đất hòa quyện mà thành (nước mưa), đi qua hồ đó coi như đã rũ bỏ toàn bộ nợ trần (khu vực tẩm điện), những gì cần nói đã nói hết ở văn bia, rồi đi về phía lăng mộ là nơi cuộc sống vĩnh hằng của vua bắt đầu.

IMG_7863.jpg

Nhà bia - Bên trong là tấm bia lớn, hai mặt khắc bài Khiêm Cung Ký do chính nhà vua ngự chế.

Lúc đó, em không có nhiều ấn tượng với lăng này lắm ngoài việc mua hai cây kem giá 60 ngàn. Tuy nhiên, khi ngồi ngắm lại những bức hình đã cũ, nghe một bản nhạc dịu dàng xứ Huế, và đọc về cuộc đời của một vị vua nổi tiếng nhân từ trong lịch sử thì trong em có nhiều điều rất khác. Thương xót cho một vị vua “lực bất tòng tâm” trước thời cuộc, cả cuộc đời chịu nhiều nỗi thống khổ. Điều đó khiến em nhớ đến cái không khí vắng lặng, yên ả của buổi trưa hôm ấy, nhớ đến những mái ngói rêu phong mang hồn Việt, và nhớ cả câu nói khi người ta nói về Khiêm Lăng, “Đó là nơi nỗi buồn mỉm cười và niềm vui bật khóc”
Trong Văn bia của vua Tự Đức có một đoạn như sau " Ta trồng nơi đây thật nhiều cây để gọi chim về , chim nào vui thì cứ đến ở " . Lưu ý đây là Văn bản được xem là thiêng liêng khắc trên đá Hoa cương trước mộ của một ông vua quyền lực nhất nhà Nguyễn . Dù thế nào đi nữa trong nghệ thuật kiến trúc kinh thành Huế , Vua Tự Đức La một nhà nhân đạo chủ nghĩa đi trước thời đại của ông biết bao nhiêu .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,180
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top