U già 72 tuổi "phượt" xuyên Việt bằng xe gắn máy
http://tuanvietnam.net/2010-08-22-dan-choi-72-tuoi-di-xe-may-xuyen-viet
Susu đứng ra liên hệ tặng U cái áo Phượt và mời U đi dự SN Phượt lên 5 nhé!
Ngày 19/2/2010 (mùng 6 Tết), trước sự ngỡ ngàng ngạc nhiên của bạn bè đồng nghiệp, và sự lo lắng của các con, "u già chịu chơi" lên đường, bắt đầu hành trình u đã ấp ủ và mong đợi suốt mấy chục năm.
"U già chịu chơi"
Cánh nhà báo, khách tham quan trẻ khi đến xem triển lãm tranh 'Hành trình nét thời gian' tại Bảo tàng Phụ nữ của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đã tếu táo gọi bà như thế. Người phụ nữ nhỏ nhắn, tinh nhanh và vui tính ấy chỉ cười cười hồn hậu, có vẻ như u cũng thích biệt danh đó.
Không chịu chơi sao được, khi mà ở tuổi 72 bây giờ, u vừa làm một dự án đáng nể: một mình một xe máy, đi xuyên suốt từ Nam ra Bắc vẽ các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhìn con xe Charly của u mới chiến làm sao, các dân chơi chắc chắn quá nể: phía trước, u chế thêm càng để đồ, phía sau u làm thêm chỗ đèo vali hòm xiểng, oách nhất là trên đầu u làm một cái mái tự tạo che mưa nắng; trông xe của u như một cái lều di động.
"Trông dã chiến thế mà cực linh hoạt đấy nhé, cứ đến đoạn chuẩn bị vào thành phố hoặc đến chỗ đông người là tôi tháo mái ra cất đi để... tránh công an giao thông, chỉ mất chưa đầy phút à", u hóm hỉnh khoe tác phẩm của mình. Cánh dân chơi không nể u mới lạ. Chả thế mà ngay ngày đầu triển lãm đã có nhiều người hỏi mua con xe của u, ngay Bảo tàng Phụ nữ cũng đề nghị u nhượng lại, nhưng u cương quyết từ chối "vì nó gắn bó với tôi mấy chục năm rồi".
Họa sĩ Đặng Ái Việt, Ảnh Hoàng HườngU tiết lộ đây mới là phần 1 của dự án. Sau vài hôm triển lãm ở Hà Nội xong, u lại cùng con xe đó ngược trở lại Miền Nam, tiếp tục vẽ nốt những Bà mẹ anh hùng còn lại, đủ ba vùng Bắc - Trung - Nam.
Nghe u nói, cánh trẻ nghe mà chỉ còn nước lè lưỡi.
***
Tiền Giang, vùng giáp ranh với Long An, vùng đất nông nghiệp trù phú. Trong dòng người mưu sinh trôi dạt, một gia đình từ miền Tây theo đường Cà Mau chạy lên Tiền Giang kiếm sống. Trong công cuộc mưu sinh đó, người đàn ông của gia đình nhiều lần giúp đỡ công cuộc Cách mạng.
Sau khi hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Sài Gòn rà soát những lực lượng cán bộ Việt Minh nằm vùng. Người trụ cột gia định bị bắt, gia đình nọ rơi vào cảnh ly tán. Mỗi người bị chia một nơi. Cô con gái út của gia đình, khi ấy lên 6 tuổi, được mẹ cho lên chùa Dục Sư, Sài Gòn làm ni cô nhỏ tuổi, sớm chiều học kinh theo Phật.
Đến năm 1960, người cha được ra tù, cô bé được gia đình đón về Tiền Giang đoàn tụ. Cô bắt đầu được biết đến Việt Minh thông qua người cha mới tham gia quân báo. Năm 1963, tổ quân báo bị lộ, cô bé bỏ học vào chiến trường luôn, trở thành cô văn công "tiếng hát át tiếng bom"...
***
"Dân chơi" lên đường
"Dân chơi không sợ mưa rơi", Ảnh nhân vật cung cấpTheo như u chia sẻ: mỗi người nghệ sĩ, mỗi họa sĩ nào cũng ấp ủ cho mình một công trình nghệ thuật. Bạn bè của tôi có người chuyên vẽ về Tây Nguyên, có người bạn 5 hay 6 tháng chỉ vẽ về Tây Nguyên thôi. Rồi có những người chuyên vẽ về đề tài phong cảnh, nói chung là người họa sĩ luôn có những ấp ủ cho riêng mình một đề tài nhất định, riêng tôi tôi cũng ấp ủ cho mình một đề tài nhưng khác biệt hơn bạn bè là tôi ấp ủ đề tài chuyên về mẹ Việt Nam anh hùng.
"Vì tôi cho rằng vai trò của người phụ nữ trong xã hội và nhất là trong cuộc chiến tranh mà bảo vệ tổ quốc là vĩ đại, bởi vì nếu người thanh niên, người đàn ông lao ra chiến trường thì người phụ nữ đứng phía sau hậu tuyến để động viên cho tiền tuyến, thậm chí có người phụ nữ cũng lao ra chiến đấu. Như ở Miền Nam có đội quân tóc dài, hàng ngàn phụ nữ xông ra đường đấu tranh trực diện với địch. Sự đóng góp của phụ nữ là rất lớn, đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ đã hi sinh núm ruột của mình cho cuộc chiến tranh này"
Đề tài đầy tâm huyết phải đợi vài chục năm mới thực hiện được, như u nói, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (bà là giảng viên Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh) của mình và hoàn thành nhiệm vụ làm vợ làm mẹ. Chồng u đã mất, ba con trai đều đã trưởng thành, có cuộc sống riêng.
Năm 2003 sau khi nghỉ hưu, u bắt tay ngay vào việc sưu tập thông tin về các mẹ Việt Nam anh hùng. Các ý tưởng và hành trình về chuyến đi cũng bắt đầu được u phác thảo dần.
Điều kiện đầu tiên là phương tiện di chuyển: giải pháp tối ưu nhất là con xe Charly, người bạn đồng hành của u đã gần 20 năm. "Mình biết tính nó, mà hơn nữa mình là phụ nữ thì không thể đi xe có phân khối lớn, nhỡ trong điều kiện đường xá xấu quá mình không kìm chế được. Hơn nữa ở độ tuổi của tôi phản xạ rất chậm, không phải như thanh niên, thế nên trên đường đi chạy khoảng 30km, không dám chạy hơn. Bà con nghe tôi chạy 5000km tưởng đâu hoành tráng lắm, thật ra thì tôi đi từ tỉnh này qua tỉnh kia, từ địa phương này qua địa phương kia, đến nơi vẽ sau đó dựng xe nghỉ, rồi mới đi tiếp. Trong một ngày việc đi lại của tôi chỉ khoảng 150 km", "dân chơi" cười hóm hỉnh.
( còn tiếp, đọc link)
***
Một số chân dung mẹ Việt Nam anh hùng của họa sĩ Đặng Ái Việt