Chào cả nhà!
Gần đây khi phong trào xuyên Việt nở rộ, khắp các diễn đàn về du lịch và youtube chúng ta rất dễ tìm được những bài viết, video miêu tả cảnh đẹp miền sơn cước phía Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Mộc Châu, Mai Châu..vv. Điều này gần như là tất yếu và dễ hiểu bởi cảnh vật nơi đây thật sự rất đẹp với thiên nhiên hùng vĩ không bị ám "bụi mù thành phố". Cuối tuần "bỏ phố tìm quê" giờ đã là một trào lưu, nhưng phải chăng chính lẽ đó mà có những địa điểm tham quan trong thành phố mang đầy giá trị về văn hóa, tâm linh gắn liền với lịch sử hình thành của đất nước cũng vô tình bị lãng quên? Trở lại với v
vấn đề xuyên Việt, nếu bạn là một phượt thủ vượt hàng nghìn km từ Nam ra Bắc để đến với cao nguyên đá Đồng văn, để một lần đắm chìm trước vẻ đẹp của dòng sông Nho Quế..vv. Xin hãy dành ra ít thời gian ghé ngang Hà Nội tham quan một số di tích cổ như một cuộc hành hương ngược dòng thời gian để tưởng nhớ các bậc tiền nhân. Trong vốn du lịch hạn hẹp của mình, tôi xin giới thiệu với các bạn hai địa điểm là Văn Miếu Quốc Tử Giám và Cổ Loa thành
Về Văn Miếu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟-國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có hai cổng Chính tiến vào lần lượt là Văn Miếu Môn và Đại Trung Môn. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước
( trích từ nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )
video giới thiệu về lịch sử Văn Miếu
Sơ lược về quần thể di tích Cổ loa
- Đền Thục An Dương Vương: xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg.
- Giếng Ngọc: ngay trước đền là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền, đây là nơi sau khi phản bội, Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần cho nên thành tên đó.
Am Bà chúa: ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mở lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.
- Đình Ngự Triều Di Quy: xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong, cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một Thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp:
Tặc đáo Loa thành tùy diệt một
Điện vô quy nỗ dũng uy linh
Nghĩa là:
Giặc đến thành Loa theo diệt hết
Điện không nỏ báu vẫn linh thiêng
(trích từ tạp chí điện tử Di Sản Thế Giới"
video tham quan Cổ Loa tập 1
video tham quan Cổ Loa Tập 2
Gần đây khi phong trào xuyên Việt nở rộ, khắp các diễn đàn về du lịch và youtube chúng ta rất dễ tìm được những bài viết, video miêu tả cảnh đẹp miền sơn cước phía Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Mộc Châu, Mai Châu..vv. Điều này gần như là tất yếu và dễ hiểu bởi cảnh vật nơi đây thật sự rất đẹp với thiên nhiên hùng vĩ không bị ám "bụi mù thành phố". Cuối tuần "bỏ phố tìm quê" giờ đã là một trào lưu, nhưng phải chăng chính lẽ đó mà có những địa điểm tham quan trong thành phố mang đầy giá trị về văn hóa, tâm linh gắn liền với lịch sử hình thành của đất nước cũng vô tình bị lãng quên? Trở lại với v
vấn đề xuyên Việt, nếu bạn là một phượt thủ vượt hàng nghìn km từ Nam ra Bắc để đến với cao nguyên đá Đồng văn, để một lần đắm chìm trước vẻ đẹp của dòng sông Nho Quế..vv. Xin hãy dành ra ít thời gian ghé ngang Hà Nội tham quan một số di tích cổ như một cuộc hành hương ngược dòng thời gian để tưởng nhớ các bậc tiền nhân. Trong vốn du lịch hạn hẹp của mình, tôi xin giới thiệu với các bạn hai địa điểm là Văn Miếu Quốc Tử Giám và Cổ Loa thành
Về Văn Miếu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟-國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có hai cổng Chính tiến vào lần lượt là Văn Miếu Môn và Đại Trung Môn. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước
( trích từ nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )
video giới thiệu về lịch sử Văn Miếu
Sơ lược về quần thể di tích Cổ loa
- Đền Thục An Dương Vương: xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg.
- Giếng Ngọc: ngay trước đền là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền, đây là nơi sau khi phản bội, Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần cho nên thành tên đó.
Am Bà chúa: ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mở lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.
- Đình Ngự Triều Di Quy: xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong, cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một Thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp:
Tặc đáo Loa thành tùy diệt một
Điện vô quy nỗ dũng uy linh
Nghĩa là:
Giặc đến thành Loa theo diệt hết
Điện không nỏ báu vẫn linh thiêng
(trích từ tạp chí điện tử Di Sản Thế Giới"
video tham quan Cổ Loa tập 1