What's new

Cồn Đâm : Đêm mò ba khía sáng câu tôm… (29-30-31/7)

Status
Not open for further replies.
Cồn Đâm : Đêm mò ba khía sáng câu tôm… (29-30-31/7)

Mọi thông tin cập nhật/ thay đổi/ thông báo sẽ update tại đầu trang và trong thời gian sớm nhất.

Đi 3 ngày 29 – 30 – 31 / 7( thứ sáu/bẩy/cn)

Mở cọc ngày 4/7 - chốt cọc 17h 4/7
Bổ túc câu cá vào chủ nhật 10/7 hoặc chủ nhật 24/7.

Xin lưu ý là ko nhận thêm thành viên ngoài danh sách, không nhận thêm thành viên nếu rút cọc, vì vài điều kiện thiếu thốn tại điểm cắm trại, và tránh ồn ào, điều kiện thời tiết rất xấu, và để chuyến đi đạt đk tốt nhất, thành viên tối đa 19 người !

Điểu kiện tham gia : những thành viên đã đồng hành chuyến đi trước đây với mình.[/B]( plan hành xác này dành tặng các bạn đấy, không có ý gì khác )

Thành viên lí tưởng 10, thành viên tối đa 19( khi đó cần ít nhất 3 xế ko ôm chở đồ cho đoàn )
Chi phí dự kiến : 180k
Quãng đường dự kiến : 350km/2 chiều.
Phương tiện : xe máy
Xuất phát 5h20 sáng 29/7
Thăm chùa Vĩnh Tràng – Mỹ Tho kết hợp nghỉ chặng 30p.


Ăn trưa tại Mỏ Cày
Đến cột mốc Biển Đông nghỉ chặng 30p.



Đến điểm tập kết, nhanh chóng dựng trại, kiếm củi, sơ chế đồ ăn uống và nghỉ ngơi,ăn tối nhẹ, tắm rửa qua.

Sau đó hoàn toàn là đi bộ hành xác!

Tùy tình hình thời tiết, khoảng 20h đi bắt ba khía, tôm sú ở rừng. Về luộc, xào.. etc… làm món nhậu chính.












Khoảng 1h sáng ngủ sớm để 4h dậy, ra bãi ốc viết hàng dương( đi bộ mất khoảng 1tiếng ) bắt ốc viết( món chính cho bữa tối), bắt cua biển, câu tôm, ngắm bình minh. Về ăn sáng, nghỉ ngơi tắm rửa, giao lưu chuẩn bị bữa trưa. Ăn trưa xong đi câu cá ở rừng hoặc ao vuông, kết hợp ngủ chiều cho lại sức.( Có thể thuê thuyền ra biển câu luôn, cái này để hỏi lại )
Chiều muộn về ăn nhẹ, tùy tình hình thời tiết đi bắt cua bể tiếp.
Bữa tối thực đơn chính là cá nướng, ốc luộc, .. etc… lai rai giao lưu thích mấy h ngủ cũng được.
Tùy tình hình sức khỏe các xế hôm cuối có thể vòng qua Cồn Bứng thăm đền cá ông, bãi ốc viết, nghỉ trưa ăn trưa tại Cồn Bứng.

Chiều phi về sg.
Về sg 17h – 19h 31/7
 
Last edited:
vậy là pác chỉ ưu tiên cho các bạn cũ thôi sao? hic
tiếc thật....!!
 
Suỵt, Nhóc ơi, nói nhỏ nhỏ thôi, kẻo cái tên Chudu kia lại hóng hớt, nghe lén...;)

Lưới trời lồng lộng, chạy trời nắng cũng bị trời mưa thui chị, ghét của nào trời cho của ấy haa
 
Đi cồn đâm lịch trình thế nào sẽ gửi vào đầu tuần tới cho các bạn trong danh sách.
Tuần sau thứ 7, chủ nhật đi kê gà bổ túc câu cá, có bác nào đi được ko nhỉ ? Thông báo trước để các bạn chuẩn bị tinh thần, có gì thứ sáu tuần sau off sẽ phổ biến kế hoạch luôn :)
 
26.12.2010_16h45_000054.gif

Thu hoạch dưa hấu ở xứ biển Thạnh Phú. Ảnh: H.VŨ

Từ ngã ba xã Thạnh Hải (Thạnh Phú) - nơi có đài tưởng niệm những chuyến tàu không số chở vũ khí từ Bắc vào Nam, chúng tôi rẽ trái, đi khoảng hai cây số rồi rẽ phải, đi thẳng khoảng 7- 8 cây số nữa là tới cồn Bửng. Đường vào cồn Bửng lắm “ổ voi”, “ổ gà”. Mùa nắng thấy mà tránh, còn mùa mưa thì nhắm mắt chạy đại, hên thì qua, xui thì vấp phải ổ, té như chơi. Có lẽ vậy nên nếu không có công ăn việc làm hoặc bà con thân thích ở đây thì ít có ai chịu lui tới nơi này.

Tranh thủ trời nắng ấm áp, gió biển nhè nhẹ, chúng tôi rủ nhau về thăm cồn Bửng. Chở chúng tôi băng qua những đoạn đường đầy cát bủn, anh công nhân chuyên vận chuyển vật liệu xây dựng tên Lâm Chiến Trường tỏ vẻ hào hứng khi kể về lịch sử quê hương: “Thời chiến tranh, vùng này bị tàn phá ghê lắm! Bọn giặc hết đánh bom rồi đến bắn pháo, làm ruộng rẫy tan hoang, đời sống nhân dân khổ sở. Tuy khổ, nhưng ai cũng quyết lòng theo cách mạng. Mẹ tôi cũng vậy, trong lòng bà luôn nuôi dưỡng khát vọng một ngày đất nước toàn thắng nên đã đặt tên cho ba đứa con mình là Lâm Chiến Trường, Lâm Đặc Công và Lâm Chủ Lực”... Để đến được cồn Bửng, chúng tôi phải đi qua rất nhiều cồn. Qua phà Cầu Ván là cồn Hưu, khỏi Khém Thuyền có cồn Điệp, đến mặt đập có cồn Chim, ngó về bên kia có cồn Bồn Bồn, cồn Giồng Dài, cồn Khâu Băng, cồn Bần Mít, cồn Tra, cồn Cò Hiển, cồn Hồ Cỏ, cồn Rừng, cồn Lợi… Mỗi tên cồn có một ý nghĩa riêng mà chỉ có người dân bản xứ mới giải thích rành rẽ. Thường, người dân lấy tên cây, con hoặc tên người, sự kiện nổi tiếng lúc bấy giờ để đặt tên cho cồn. Chẳng hạn, người ta gọi cồn Đâm là vì lúc cồn mới nổi, không có cây con gì ngoại trừ con nghêu, dân cho rằng đây là của trời cho nên mạnh ai nấy bắt ăn hoặc bán. Càng ngày càng có nhiều người đến đây bắt hơn, kể cả ở miền ngoài vào. Vì tranh chấp nguồn lợi này nên có người bị đâm chết”. Còn cồn Bửng, vì nằm ngoài cùng, che chắn cho các cồn ở bên trong khỏi những đợt sóng to, gió dữ và luôn đùm bọc, chở che con người trong lúc gặp hoạn nạn. Còn nhớ năm 1946, những chuyến tàu không số do đồng chí Nguyễn Thị Định chỉ huy vượt trùng dương ra miền Bắc chở vũ khí về tiếp viện cho chiến trường miền Nam, nhờ sự che chở và đùm bọc của đất và người nơi đây nên đoàn tàu cập bến an toàn.

Ba mươi lăm năm trôi qua, kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, người dân trên cồn Bửng nói riêng, Thạnh Hải nói chung vẫn bền bỉ lao động, cải thiện đời sống từ vật chất đến tinh thần. Đêm ở cồn Bửng khác xa với phố thị, dài và rất dài. Vì không có điện nên mọi hoạt động đều ngưng rất sớm. Gia đình anh Sơn, ở gần dự án công viên nghĩa trang liệt sĩ - đường Hồ Chí Minh trên biển - đi ngủ rất sớm. Anh nói: Cứ chiều đến là tôi lo châm dầu vào đèn để tối mấy đứa nhỏ học bài. Chị Liên, cô thợ may khéo tay trên đất cồn cũng chia sẻ: Mùa này, khách may đồ nhiều, vải chất thành đống, điện chớp tắt, muốn may thêm ban đêm cũng khó. Cu Tí, con anh Sơn cúi sát quyển sách giáo khoa, chị Liên thì tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ dưới ngọn đèn khuya, chúng tôi càng thấy rõ hơn đức tính chịu thương, chịu khó của người dân nơi này. Cuộc sống tuy còn vất vả, song ai cũng có ước mơ. Với chị Liên, ước mơ lớn nhất là thoát nghèo. Với cu Tí, lớn lên sẽ trở thành bác sĩ. Quả thật là đất nào, người ấy. Người dân đất cồn Bửng đang từng ngày phấn đấu khắc phục khó khăn góp phần tạo nên sức sống mới cho quê hương mình.

… Không nén được tính tò mò, vừa mượn được chiếc xe honda của người dân, chúng tôi nhanh chóng dạo quanh đất cồn. Thường người ta nói “hiền như đất”, nhưng nói về cồn Bửng, người ta dùng câu “hiền như củ khoai” là có cái lý riêng. Bởi, đất cồn phần lớn là đất giồng, người dân trồng chủ yếu hai loại: khoai và củ. Khoai thì có khoai lang, khoai lăng, khoai từ...; củ thì có củ sắn, củ hành... Cả hai loại này đều hiền tính nên dễ trồng, dễ ăn. Vì sống dựa vào khoai và củ nên từ lâu, khoai và củ đã chi phối nhiều các hoạt động đời sống của con người nơi đây. Vì vậy, dân cồn Bửng mới có câu: “Cưới vợ, gả chồng cũng khoai với củ/ Sắm lu, sắm tủ cũng củ với khoai” hoặc: “Thiếu nợ, hỏi vay cũng vì khoai với củ/ Thiếu ăn, thiếu ngủ cũng vì củ với khoai”. Ghé thăm nhà ông Phạm Văn Vạn, một trong số nông dân chịu khó bám lấy đất cồn gần chục năm tròn. Chỉ tay về phía sau nhà, ông Vạn thong thả kể: Đất ở đây khá rộng, lại thưa dân nên mỗi hộ sở hữu ít nhất từ 1 đến 2ha đất. Với 3ha đất giồng, cứ hết trồng khoai ông lại trồng sắn, xong vụ sắn đến vụ dưa. Nhờ năng động và cần cù lao động nên gia đình ông dần dần khá lên. Ông Vạn cho biết thêm: “Trước đây, cũng là trồng ba thứ này nhưng do giống cũ nên tiền lãi sau thu hoạch không nhiều. Mấy năm nay, chúng tôi chuyển sang trồng loại giống mới, mỗi năm thu hoạch đạt gần một trăm triệu đồng. Gần đây, chúng tôi trồng giống khoai tím Nhật, vỏ tím, ruột cũng tím, có vị ngọt hơn giống thường, vừa cho năng suất cao, vừa bán được giá cao. Chúng tôi cũng trồng dưa giống mới, loại hắc mỹ nhân, trồng theo kiểu đan xen, khoai và dưa trồng chung trên một miếng đất, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Từ giã ông Vạn hồi lâu nhưng chúng tôi vẫn nhớ lời ông nói: “Nhờ có những vụ mùa trúng nên đời sống người dân ở đây dần dần được cải thiện”. Phải chăng đây là bước chuyển mới của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Trong chuyến về thăm Cồn Bững giữa tháng 10-2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng xúc động: “So với trước đây, cuộc sống của bà con mình có khá hơn nhiều. Phụ nữ đã biết xài dầu thơm, còn trẻ em, đầu đã bớt bám mùi bùn và mùi khét nắng. Đây là điều rất đáng mừng! Song để người dân đỡ vất vả, có điều kiện phát triển kinh tế, Cồn Bửng cần được đầu tư sửa chữa đường đi đàng hoàng hơn, thông thoáng hơn, trường lớp được xây dựng khang trang, sạch đẹp hơn”.

Nhìn những liếp sắn, liếp khoai xanh rờn, những cây cột điện vươn cao san sát nhau trên một quãng đường dài, chúng tôi như tìm thấy niềm vui - hy vọng một ngày không xa, cồn Bửng không còn cảnh thiếu điện, mang lại sức sống mới cho nơi này.
Theo http://baodongkhoi.com.vn

Hjhj, lai lịch cái tên Cồn Đâm nghe hoành tráng quá nhỉ.
 
Chính vậy đấy bác, cồn Đâm lai lịch là như vậy, cách cồn Bứng 1 tiếng nếu đi bộ ven bờ biển thì phải. Mùa này chưa có dưa hấu đâu :)
Thứ 3 hoặc thứ 4 tuần sau e sẽ có thông tin plan phụ đi Kê Gà - Phan Thiết..câu cá (23-24/7) up lên topic này, buổi off thành viên đi cồn Đâm vào 19h t5 21/7 tuần sau, điểm off chỗ cũ( định off thứ 6 nhưng off thứ 5, cách 1 ngày còn chuẩn bị cho đoàn, vì là plan nhỏ nên ăn uống cũng đơn giản, bác nào chịu được thì phổ biến chuyến đi trong buổi off rồi đăng ký )
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,325
Bài viết
1,175,227
Members
192,048
Latest member
ussolution12
Back
Top