What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Những đêm chờ canh rùa đẻ trứng

Anh Ninh kiểm lâm ngoài Côn Đảo gọi điện – vâng, chính là người anh nấu ăn ngon ở Bãi Dương và giống “mẹ chồng tương lai” trong tưởng tượng của mình, 2 anh em lâu lâu vẫn nói chuyện. Đột nhiên anh Ninh hỏi “Em có thích Côn Đảo không?”. Mình chẳng cần suy nghĩ, trả lời luôn “Không anh, em không thích biển, em chỉ thích núi non rừng rú à”.

Anh Ninh trách mình mãi, bảo sao em hời hợt với Côn Đảo thế. Chưa đi cung đường Tây Bắc đảo, chưa trek rừng, chưa leo núi. Vậy mà đã nói không thích Côn Đảo rồi.
Mình không thích biển. Với mình, Côn Đảo khá mờ nhạt, mình chỉ nhớ những ngày ở Bãi Dương cùng lũ rùa, cùng lũ chó mèo và biển vỗ hai bên. Bài viết này mình kể lại chuyến đi Côn Đảo mùa hè năm 2020, mình đi canh rùa biển đẻ trứng.

20200713_083720.jpg
 
10h tối thứ 7 mình ngồi một mình ở bến xe miền tây chờ đón xe xuống cảng Trần Đề Sóc Trăng. Từ đó mình sẽ tiếp tục ngồi tàu cao tốc 2,5 tiếng để ra Côn Đảo. Mình sẽ đi Côn Đảo đỡ đẻ cho rùa. Chuyến đi đầu tiên một thân một mình xa xôi không có đồng bọn, điểm đến trong danh sách Ban tổ chức phân công cũng lạ huơ lạ hoắc: Bãi Dương.

Kể ra thì chuyến đi cũng khá kì lạ ngay từ ngày đăng kí. Khi ấy lão Việt vẫn còn kề vai sát cánh hứa hẹn sẽ đi cùng mình. Sau chuyến đi Hòn Cau đỡ đẻ cho rùa năm 2019, hai đứa đã hẹn thề sẽ đi cùng nhau năm nay. Mình thì trầy trật cả buổi sáng mới điền xong form đăng kí dài 5 trang, nhiệt huyết như làm bài thi đại học, gặp trúng hôm điện và mạng internet công ty không ổn định, thiếu điều muốn quăng luôn không điền nữa. Chắc nhờ vạn sự khởi đầu nan, đơn đăng kí của mình được thông qua cái vèo, chễm chệ trong danh sách Tình nguyện viên Bảo tồn rùa biển Côn Đảo 2020 của IUCN.

Thông báo của BTC
thong bao.jpg


Lúc này ông Việt đột nhiên bảo: tao không đi nữa. Nghĩa là sao? Là mình sẽ đi một mình. Sẽ lo hết từ ăn ở đến đi lại, vui chơi. Mình không ngại mấy chuyện này. Cái mình nghĩ đến là: lần đầu tiên mình đi một nơi xa lạ, làm một công việc mình chưa từng làm tận 10 ngày mà không quen biết một ai. Tuyệt vời đấy chứ. Đó chẳng phải là điều mình vẫn chờ mong bấy lâu mà chưa có cơ hội thực hiện ư? Thế là cô gái tung tăng đi đặt vé tàu, đặt homestay rẹt rẹt. Như thường lệ, anh Tuấn, chị Quân lại hỏi có cần mượn đồ gì không. Lão Việt tuy bỏ đồng đội nhưng quăng cho cái gopro quay hoa lá chim chóc, thằng Trí bảo “em không có gì cho bà mượn được nhưng ở đảo cần tiền thì hú một tiếng”, con Bông thì chở ra tận bến xe, mười mấy km ê cả mông, hờn tủi nói “Ủa mắc gì mình đi xa mà chỉ có gái tiễn đưa”.

Vì sao đi Côn Đảo mà phải xuống Sóc Trăng? Ai cũng hỏi vậy hết, và mình thì cũng rất thành thật trả lời rằng vì không có tiền :))) Tuy mình học toán không giỏi, nhưng tính tiền thì siêu nhanh.

Option 1: 980k

  • Xe Hoa Mai Sài Gòn – Vũng Tàu: 100k
  • Vé tàu Vũng Tàu – Côn Đảo: 880k
  • Phù hợp với người nhiều tiền ít thời gian
Option 2: 470k

  • Xe Mỹ Duyên đi Trần Đề Sóc Trăng: 140k
  • Vé tàu Trần Đề – Côn Đảo: 330k
  • Phù hợp với người nhiều thời gian ít tiền (như mình, haha).
Tuy nói là đi một mình nhưng ra đến bến xe miền Tây là mình không còn bơ vơ nữa, gặp nguyên team Rùa biển gần chục đứa. Mấy anh chị em nhanh chóng nhận ra nhau, nhập hội tám chuyện rôm rả.

Theo danh sách chia nhóm ban đầu, mình được chia về Hòn Cau cùng 2 anh chị nữa. Lão Việt bảo mày có xin đổi về Bảy Cạnh không? Bảy Cạnh là hòn đảo khá lớn, nơi tập trung rùa lên đẻ đông nhất mỗi năm ở Côn Đảo. Tình nguyện viên được phân công về đây cũng đông nhất, khoảng mười mấy người. Mình bảo thôi không đổi, tôi không thích nơi đông người, thuận theo ý trời xem đời đưa đẩy mình về nơi nào. Mình lượn thêm một vòng google xem thông tin về Hòn Cau thấy có rất nhiều dừa, liên quan đến sự tích Trầu Cau: bãi Đầm Trầu và Hòn Cau ở Côn Đảo. Rồi quăng đó, đi giải quyết công việc trước chuyến đi dài ngày.

Bỗng nhiên trước ngày đi 1 ngày, anh Ân – người chung nhóm Hòn Cau nhắn mình bảo “Em ơi, hình như anh với em được phân công đi Bãi Dương cùng nhau”. Bãi Dương? Cái gì mà lạ lẫm vậy? Không phải Hòn Cau à? Mình mở danh sách mới ra thì thấy đúng là mình và anh Ân được phân công đi Bãi Dương – chỉ có 2 anh em chứ không phải 3 người như ban đầu. Hóa ra bữa giờ các tình nguyện viên có yêu cầu thay đổi và danh sách được xáo trộn lại, chỉ mình và anh Ân không có nhu cầu gì nên được chia kiểu “bèo dạt mây trôi”, cuối cùng trôi về Bãi Dương. Không sao, 3 người với 2 người cũng không có gì khác nhau cả.

Nhưng Bãi Dương là ở đâu? Chị google đã không cứu được mình phen này. Chị cho kết quả khiến mình không hài lòng chút nào. Mình thậm chí còn chẳng biết vị trí Bãi Dương nằm ở đâu ngoài Côn Đảo. Thay vì lo lắng, tự nhiên mình lại thấy thú vị. Đi đến một nơi mà google còn không biết thì đúng là thú vị còn gì. Vậy thì kệ sóng cuốn em đi tiếp vậy.
 
Ngày mình đặt chân đến Côn Đảo trời rất xanh. Giấc ngủ vật vờ trên chuyến xe đêm làm mình ngủ thẳng cẳng trên tàu, dù chỉ là dựa vào ghế ngủ, bỏ qua tiết mục trèo lên boong ngắm biển.

Xuống bến tàu, mọi người trong team Tình nguyện Rùa biển rủ nhau về nhà chị Việt Anh, rủ mình đi chung luôn. Mình bảo thôi, em đặt khách sạn rồi, em thuê xe máy đi chơi luôn đây.

Nếu để mình một mình đi chơi, thiệt mình chẳng khác nào con diều gặp gió. Mình thuê chiếc xe máy của một cô mập mập ở ngay bến tàu, không trả giá luôn. Lên xe là phóng đi, trời quơi, được đi một mình thích quá thích. Vì cảm giác này mà mình chân thành khuyên các bạn hãy ít nhất một lần thử cảm giác đi chơi một mình. Đến một thị trấn, thành phố lạ, gặp gỡ vài người, đóng vai một du khách ngó nghiêng thăm thú.

Mình chạy một mình, chẳng gặp ai chạy xe giờ này, cũng phải, giữa trưa nắng mà ha. chỉ gặp mấy chiếc xe điện, xe du lịch chở khách ngược xuôi tấp nập cho kịp giờ tàu. Từ bến tàu vào thị trấn mười mấy km. Mình cứ thế vừa chạy vừa hát bất cứ giai điệu nào lướt qua đầu mình. Ngồi sau xe mấy anh grab trong Sài Gòn mình cũng hay làm vậy, chỉ là hát lảm nhảm đủ nghe, quên đi quãng đường dài lê thê.

Biển xanh quá, trời xanh quá, mình vui quá.

20200705_154238.jpg
Nụ hôn của Biển và bầu trời – cái lan can là người chứng giám :)))
20200705_154226.jpg
Đường ra Bãi Nhát hướng cảng, đẹp rụng rời
20200705_111859.jpg
img_20200920_210611.jpg
img_20200920_210632.jpg

Mình đặt 1 giường trong phòng dorm của Uyên homestay, phòng rộng thênh thang chỉ có 3 khách. Một nam nhân nằm trong góc, buông rèm nhiếp chính có vẻ không thích bị làm phiền. Một cái giường đã để sẵn balo, có đồ của nữ. Mình chọn giường bên cạnh. Hóa ra đó là một chị cũng đi Tình nguyện giống mình. Hai chị em nói chuyện mấy câu là nhận ra nhau.

20200706_123347.jpg
20200706_123323.jpg
Uyên homestay nơi mình ở

Thế là khỏi ngủ trưa, mình lấy xe máy chở chị Lâm đi hết một vòng Côn Đảo, đi thăm hết các trại tù, đi từ bãi Nhát sang bãi Lò Vôi, sang mũi Tàu Bể, đi hết con đường Cỏ Ống ra sân bay Côn Đảo. Ở bãi tắm ngay sân bay có thể nhìn thấy máy bay cất cánh hạ cánh sát rạt biển, có món tàu hũ ngon thần sầu.

Thú vị nhất ở những con đường Côn Đảo đó là một bên là rừng núi, một bên là biển. Có những khúc cua mà bạn sẽ phải ồ lên, hú hét lên vì biển hiện ra quá đột ngột. Và nhiều khi đang chạy xe sẽ phải phanh kít lại vì một bầy khỉ đang nhởn nhơ ngồi bắt chí cho nhau giữa đường, một con kì nhông kì đà gì đó chậm rãi bò qua đường.

Buổi chiều đó, mình rủ chị Lâm ngồi trên một dải chắn ven đường, sát biển, ngay gần Six Senses để ngắm biển, chờ mặt trời khuất sau núi. Như một thứ nghi lễ của riêng mình, đi đâu cũng thế. Hai chị em ngồi nhắc về Hà Giang, về Nepal nơi mình đã từng đi, vừa uống nước mía, bỗng thèm một lon beer trời ạ.

Mà các bạn biết điểm đặc sắc của Côn Đảo là gì không? Nghe đồn đồ ăn rất mắc. Xin đính chính là đó không phải tin đồn. Nó mắc thiệt quý vị ạ. Do có 1 ngày trên đảo trước khi đi ra các đảo nhỏ canh rùa nên mình cũng kịp điền dã vài quán xá, thử đi chợ, mua đồ và trả giá nhưng tóm lại thì vẫn một từ là mắc. Mắc quá sức tưởng tượng. Nhưng cũng công bằng mà nói thì vẫn được ăn chỗ ngon, mắc mà ngon: cơm niêu (ngay chợ), cháo lòng (đối diện đài truyền hình), và một quán phở ngon vãi nằm một nơi hẻm hóc chả nhớ tên.

Buổi tối sau khi đi thăm mộ cô Sáu. Mình thuộc team vô thần nên đi vì tò mò. Đi rồi mới biết người ta đi lễ như đi trẩy hội. Mình không cúng kiếng, xin xỏ gì, chỉ vào chắp tay vái cô Sáu, xem như chào hỏi khi ra đảo chơi. Sau này khi ra ngoài Bãi Dương rồi mới được nghe anh Ninh kể 1001 truyền thuyết về các nhân vật lịch sử ở Côn Đảo, các hoạt động thờ cúng, lễ bái ngoài này, hơi bị thú vị luôn.

Mình ra Côn Đảo đúng ngày trăng rằm. Nước rút ra xa cả km, lộ bãi cát dài phẳng lì. Người dân lẫn khách du lịch thường tập trung khu vực gần cầu tàu, chỗ mấy hàng cây bàng cổ thụ ngồi hóng gió biển. Vốn vẫn đang nuối tiếc buổi chiều, mình và chị Lâm mua theo mấy lon beer rồi ngồi xếp bằng trước biển. Ngắm trăng uống beer. Cái thú vui này biết giải thích sao giờ. Bảo sao lão Việt cứ nói: mày đi chuyến nào cũng uống beer, gái lứa gì kì cục. Haha. Biết khi nào mới đạt đến độ tuổi thanh lịch ngồi uống trà nhỉ?

20200705_203556.jpg

Ngồi một lát thì nguyên team tình nguyện viên kéo ra, rủ nhau lên Homie – một quán chill xinh xắn trên nóc một tòa nhà. cực mát. Lại là nhóm duy nhất đến quán, cả đám thay nhau order list nhạc. Bọn mình đã hát cùng nhau những bài hát của cá Hồi Hoang, của Chillies. Là Tầng thượng, là Mascara, Những con đường song song, Nếu ngày mai không đến. “Mắt em nhòe đi mascara, em trách anh không đi đến nơi gọi là nhà”… Những giai điệu đó đã theo mình rất lâu.
 
20200705_165607.jpg
Bãi Dương – Hòn Bảy Cạnh nhìn từ mũi Tàu Bể không ngờ lại gần đến thế. Mình cứ bảo nhìn từ đây nó có hình dáng một con rùa. Lúc chụp bức ảnh này mình không hề biết chỗ đuôi con rùa lại chính là Bãi Dương
Sau 1 ngày ăn chơi ở Côn Đảo, chúng mình được Ban tổ chức chở cano đưa ra đảo. Trước đó thì mình và anh Ân phải dậy đi chợ Côn Đảo từ sớm để mua đồ ăn cho 8 ngày ở trên đảo theo lời dặn dò của anh Cường – kiểm lâm ở Bãi Dương. Gặp ngày nước rút sớm, cano không vào sâu trong bãi được, hai anh em phải lội nước bì bõm để vào bờ. Lại thêm 1 khởi đầu không mấy suôn sẻ cho 2 anh em bèo dạt mây trôi.

Chất đồ lên cano, lúc này chưa mang gạo, thịt rau cá gì lênĐảo xa dần sau những ngọn sóng
20200707_083227.jpg
Đây là cách Bãi Dương chào đón anh em tui
Đến bây giờ thì mình đã biết mặt mũi của Bãi Dương nơi mình sống 8 ngày. Đó là một bãi biển xinh đẹp nằm trên hòn Bảy Cạnh. Nhưng vì hòn Bảy Cạnh rất lớn mà rùa lên đẻ lại nhiều nên đã thành lập Tổ kiểm lâm Bãi Dương để bao quát một khu vực có 2 bãi cát rùa lên đẻ thường xuyên. Từ Bãi Dương có thể phóng tầm mắt nhìn thẳng về phía Six Sense cũng như khu vực đường Tôn Đức Thắng ở đảo lớn, cảm giác rất gần mà dường như sao quá xa.

20200707_140403.jpg
20200707_083732.jpg
Bước qua cánh cổng này, chúng mình chính thức nhập ngũ
20200712_103106.jpg
Cái bàn 4 góc này là nơi ghi dấu những kỉ niệm không thể nào quên
20200708_170804.jpg
Nơi mình sống 8 ngàyY như đi bộ đội ha, góc ngủ và phòng riêng của mình
20200707_180252.jpg
Và ngắm mặt trời lặn mỗi ngày không biết chán
 
Đặt chân đến Bãi Dương thì mình mới nhận ra một sự thật lần đầu tiên gặp trong đời: mình trở thành người đẹp gái nhất đảo các cậu ạ. Tổng số thành viên ở đảo lên tới 3 người: anh Ân, mình và anh Cường. Ngoài ra thì còn một số thành viên khác có thể đếm được là: 1 con mèo, 2 con chó, 5 con bồ câu, 6 con gà. Đến ngày thứ 4 thì trạm được tăng cường thêm anh Ninh, quân số lên đến tận 4 người.

20200707_173154.jpg
Mấy thành viên thường trực ở Bãi Dương: 2 con chó, 6 con gàCon mèo chảnh y như con chó5 con bồ câu
Bãi Dương không có khách du lịch như Bảy Cạnh hay Hòn Cau…, lương thực và các vật dụng tiếp tế đều là gửi nhờ cano của Vườn quốc gia hoặc tàu đi ngang qua. Thế nên suốt 8 ngày ở đây, bọn mình không gặp thêm bất kì người lạ nào khác, cũng không mua sắm thêm thứ gì.

Anh Cường chỉ 2 phòng phía sau trạm cho mình và anh Ân sắp xếp đồ đạc. Căn phòng đẹp và tiện nghi vượt xa sự tưởng tượng của mình. Nhà xây kiên cố và khá mới, có giường, kế bên còn có 1 cái tủ lạnh dùng năng lượng mặt trời. Mình không mang theo túi ngủ hay mền gối gì cả, được cho mượn hết. Tiếp theo thì mr Cường dẫn anh em mình đi giới thiệu 1 vòng về cơ sở vật chất của trạm kiểm lâm.

20200707_093620-1.jpg
Mấy chiếc bồn siêu to khổng lồ chứa nước mưa dùng cho tất cả mọi sinh hoạt trên đảo
Nói chung mọi thứ vượt qua sự mong đợi của mình, điều kiện sống khá đầy đủ: nước ngọt hứng từ nước mưa trữ trong nhiều bồn lớn, điện từ năng lượng mặt trời chạy phà phà, sóng điện thoại 3g dạt dào như sóng biển, tivi có K+ hẳn hoi ngày nào mình cũng xem Chuyển động 24h. Đã từng sống trong mấy cái tea house lạnh ngắt trên núi ở Nepal, giờ thấy ngôi nhà ấm áp đầy nắng vui té xỉu.

20200707_180215.jpg
Mình có thể ngồi nhìn khung cảnh này không biết chán. Nằm ưỡn ẹo ngay đó là quỷ mèo đanh đá và đỏng đảnh nhất đảo đó mọi người ạ.
Điều mình thích nhất trong màn giới thiệu về trạm chắc chắn là cỏ cây hoa lá chim muông. Các anh ấy trồng được mấy bụi bí đỏ đầy ngọn và quả, rau bình bát (khác hẳn với cây bình bát ra quả màu vàng hay dầm đá đường), rau cải biển, rau mồng tơi, càng cua, lá lốt, lá húng, xả, nghệ, gừng… Chỉ cần thấy mấy cây rau thơm là mình vui rồi.

20200708_180416.jpg
Rau cải biển (xà lách) biển, ăn nhu cải cúc ý
Bài học đầu tiên của mình và anh Ân ở Bãi Dương là nấu cơm bằng bếp củi. Hai anh em như thám hiểm một chân trời mới, cho bao nhiêu gạo, bao nhiêu nước, nhóm bếp thế nào… Nhất là anh Ân, lúc nào cũng bảo có gì để anh rửa bát nha, anh không biết nấu gì đâu. Câu mà chú Cường dặn đi dặn lại bọn mình là “Nấu gì thì nấu, cứ phải có nồi cơm chín trước”. Rút cuộc mình cũng thấm nhuần tư tưởng này, nấu cơm trước rồi sáng tạo sau.

20200707_104259.jpg


Anh tôi lần đầu nấu cơm bếp củi, sau 8 ngày đã thành master
Bài học thứ hai trong ngày gặp gỡ từ chú Cường là cách xem mực nước thủy triều. Có một cái bảng theo dõi mực nước lên xuống mỗi ngày nhìn vào đó mình sẽ biết khi nào nước lớn, khi nào nước ròng. Nước lớn là rùa mẹ sẽ lên bãi đẻ. Anh Cường bảo đợt của mình và anh Ân sẽ khá nhàn vì đa số nước lớn vào các khung giờ 20h và tầm 4h 5h sáng. Như vậy có nghĩa là bọn mình sẽ không phải dậy giữa đêm đi trực (thực tế thì là một câu chuyện khác haha).

20200707_123303.jpg
Bảng theo dõi thủy triều, nước lớn là rùa lên đẻ

Mình ngồi trước hiên trạm kiểm lâm vuốt ve con mèo, nhìn ra 2 phía bãi biển xanh ngắt, nắng vàng ươm trước mặt, nghĩ về quãng thời gian này. Mình đã từng muốn đến sống ở một nơi vắng vẻ ít người qua lại trên một vùng núi – cuối cùng mình lại sống một nơi như thế – trước mặt là biển, sau lưng là núi. Mình cũng là người rất lười nói chuyện cùng người lạ, nhưng bây giờ mình lại ở trên hòn đảo chỉ có 3 người. Mình đã từng nghĩ khi rảnh và có nhiều thời gian mình sẽ mang theo máy để viết lách gì đó. Nhưng mình đã chỉ đem theo 1 quyển sách, không laptop.

20200712_104453.jpg


Làm sao để biến một cô gái không thích chó mèo trở nên thân thiết với chúng hơn? Hãy mang cô ấy tới một hòn đảo mà số mèo chó nhiều hơn số người.
Thế nên những ngày ở đây, mình sẽ sống cho mình, sẽ trải nghiệm cảm xúc của bản thân để xem mình có thích cuộc sống như mình vẫn nghĩ.
 

Những đêm khó quên của những lần đầu tiên

Ấn tượng đầu tiên khi nào cũng rất sâu đậm. Có lẽ vì thế mà mình sẽ luôn nhớ đến buổi sáng đầu tiên mình đi theo anh Cường, anh Ân ra bãi biển. Lúc đó là 4h sáng, trăng vẫn còn sáng mờ ảo trên trời, soi bóng xuống mặt biển. Bọn mình đi xuống bãi cát phía trước trạm kiểm lâm, tắt đèn, im lặng. Khi mắt còn chưa quen với không gian xung quanh thì anh Cường đã ra hiệu có rùa lên đẻ. Vết tích để lại là 1 vệt chân dài trên cát từ mép nước kéo đến tận sâu trong lùm cây, to như bánh xe tăng. Anh Cường đến kiểm tra rồi bảo mình và anh Ân có thể đến bật đèn xem vì lúc này rùa mẹ đã đẻ.

20200708_042337.jpg
Cô bé lần đầu được xem rùa đẻ rất háo hức. Khi rùa bắt đầu đẻ rồi thì có thể dùng đèn pin để vào phía sau để "mục sở thị" cảnh rõ hơn, trước đó phải tuyệt đối giữ im lặng, dùng đèn ở chế độ ánh sáng đỏ quan sát nếu cần (tốt nhất là không bật đèn), rùa biển thấy động sẽ bỏ về biển.

Lần đầu thấy rùa đẻ cũng mắt tròn mắt dẹt. Là vì mình bị hổng kiến thức về sinh vật biển các cậu ạ. Mình cũng chẳng xem bất kì cái video, đọc bài báo khoa học chuyên sâu nào về việc rùa đẻ trứng. Nên hình ảnh mình nhìn thấy cũng là lần đầu tiên – thật li kỳ. Rùa mẹ vốn quen sống dưới biển, dùng vây để bơi, vậy mà khi lên bờ cát đẻ chúng lại sử dụng những cái bơi ấy thật chuyên nghiệp và nhuần nhuyễn như đã dùng nó hàng trăm lần để đào bới tìm thức ăn rồi ấy. Sau khi đào được một cái hố đủ sâu, chúng sẽ rặn đẻ trứng, có khi là vài chục trứng, có khi là cả hơn 100.

20200711_210606.jpg
Amazing!!!
20200708_054625.jpg


Trứng rùa tròn như quả bóng bàn, vỏ mềm, chịu được va đập (khác trứng gà trứng vịt)
Quy trình để đẻ của một con rùa trung bình tầm 3 tiếng: lên bờ – xà quần xác định vị trí đào hố – đào – đẻ – lấp hố – về biển.

Ngày nào bọn mình cũng ra bãi 2 lần như thế: buổi tối tầm 8h và sáng sớm lúc 4-5h. Và trong 8 ngày trên đảo, hầu như ngày nào cũng có rùa mẹ lên bãi cát, có khi đẻ, khi không.

Mình nhớ những khi ngồi quan sát bọn chúng đến mức ngủ gật trên tảng đá, may sao không lăn xuống biển. Vì những con rùa này cũng hết sức kì lạ. Cả một bãi cát dài mênh mông xinh đẹp láng mịn như thế thì không chọn, lại cứ thích tụ tập nhau về phía cuối bãi, nơi đá tảng nhấp nhô, đá bàn nằm đầy dưới lớp cát. Có con lên xà quần 4-5 tiếng, đào hết 3-4 cái hố đều trúng đá, bới cát rầm rầm tung tóe rồi mệt quá lại bò xuống biển, hôm sau bò lên vẫn ngựa quen đường cũ đào đúng cái khu vực ấy. Có con bò xuống biển lựa đúng con đường gồ ghề, kẹt lại ngay giữa tảng đá, anh Cường phải dùng tay nhấc đít nó lên hỗ trợ.

20200710_053838.jpg
Đường dễ em không đi, cứ thích đi đường khó
20200713_065300.jpg
Thêm 1 em nữa thích sự thử thách
20200708_063033.jpg
Cũng có đứa sống bình thường chọn đường dễ dàng
Bọn rùa làm mình rất ngạc nhiên ở cái khả năng chịu đựng. Đã mắc đẻ thì chớ, còn phải tốn công đào không những một mà nhiều cái hố. Đào xong mà đụng đá thì nín đẻ quay về biển, hôm sau lên lại đào tiếp.

Nhiều con xử lý cồng kềnh vậy thôi, chứ có con cũng nhanh gọn lẹ rẹt rẹt rồi về khiến anh em mình hài lòng hết sức.

20200713_080826.jpg


Một công trình thực sự mệt mỏi và tốn sức
20200713_075552.jpg


Đào hố đẻ to như hố bom
20200713_083720.jpg
Dùng hết sức ở hai vây và quạt
Trong trường hợp đẻ được thì lại rất tốn sức, mệt nhọc nhưng vẫn đầy tinh thần trách nhiệm của người làm mẹ, dùng vây trước vây sau lấp kín hố cát, xóa sạch dấu vết để bảo vệ tổ trứng rồi mới lết về biển.

20200713_061358.jpg
Những vết rùa lên, to như dấu xe tăng
 
Những vết rùa lên, to như dấu xe tăng
20200712_063513.jpg

Rùa mẹ có trọng lượng lên đến cả tạ, vì thế sức mạnh của chúng cũng rất kinh khủng, quạt cát bay tung tóe, làm gãy cả cành cây. Sở dĩ cần lưu ý điều này vì bọn mình còn phải làm một việc khi chúng đẻ đó là kiểm tra thẻ rùa. Thẻ này ghi mã số theo dõi, được bấm vào bơi trước của rùa, ý nghĩa như số báo danh theo suốt cuộc đời vậy. Mã số bắt đầu bằng CD hoặc VN, tiếp theo sẽ là 4 con số. Số 12 và 13 là mã số Bãi Dương. Những ngày ở đây mình gặp rất nhiều mã số này, nghĩa là những con rùa này đã từng lên Bãi Dương đẻ, giờ chúng quay lại “thăm chiến trường xưa”.

20200709_165820.jpg
20200714_174027.jpg


Thẻ rùa
Nhiều hồi rõ ràng mình với anh Ân ngồi quan sát không rời mắt từng bước đào hố, đẻ rồi lấp hố, còn chụp hình lại thế mà chật vật mới tìm ra vị trí chính xác tổ trứng để mà đào. Có khi 3 anh em châu đầu lại phân tích 1 bức ảnh, so sánh vị trí từng cái lá, cành cây, thiếu điều mang thước ra đo góc để tìm dấu vết.

20200708_054055.jpg
Đào được 1 tổ trứng thì anh em tui cát dính từ đầu đến chân

Vậy mới nói tầm quan trọng của cái cây xiên đánh dấu. Lúc rùa mẹ đẻ trứng là phải nhanh chóng xiên 1 cái vào cát đánh dấu để một hồi còn biết đường mà tìm. Có hôm anh em tui đã phải bới đến 4-5 cái hố chỉ vì không xác định được đúng lối đi, mệt muốn nằm ra bãi cát luôn. Mấy lúc vậy thỉ ước có cái máy dò xuyên cát, cảm ứng được vị trí có trứng, hay như anh Cường hay bảo “anh linh cảm được”, và mình thì tin xái cổ vì lần nào ổng cũng đúng.

20200713_062431.jpg


Lẹ lẹ mấy đứa ơi cho chị về ăn sáng
20200710_053731.jpg
Xin lỗi chị mệt!!!


Mình nhớ có đêm 1h sáng rồi mình và anh Ân vẫn còn đang phải bò ra bãi để bới tìm ổ trứng. Những đêm trực rùa dài lê thê, mấy anh em lúc thì lướt facebook, lúc nằm ngửa cổ chờ trăng khuya lên sau cánh rừng già, hít hít hương hoa dại thơm ngát. Lúc thì mình nghe anh Ân kể về mấy chuyến đi. Lúc nghe anh Cường kể về cơ duyên vì sao làm nghề kiểm lâm, vì sao ra tận Côn Đảo và sống như Robinson ở Bãi Dương. Có khi mình mệt quá chỉ khoác cái áo gió mỏng mà nằm ngủ ngon lành trên đá, trên đầu là trời sao chi chít, bên cạnh là sóng vỗ rì rào.

Mình nhớ mãi buổi sáng đó mình đào trứng của một con rùa ngay sát mép bờ cát một mình. Lần đầu đào một mình luôn, hồi hộp phết, cứ sợ tìm không ra. Vì anh Cường về bãi bên kia kiểm tra, anh Ân lại đang canh 1 bà rùa khá gần đó. Thế là chỉ có mình mình nằm bò ra bãi cát đào bới một mình, cát sụt mấy lần. Ghét nhất khi đào tổ trứng chắc là bị sụt cát. Nhiều khi móc được vài quả thì cát lấp kín, lại phải hì hục moi từ đầu. Tức á!!! Cũng hên là đào một phát ăn ngay, lại là 1 ổ trứng kỉ lục tới 138 quả. Anh Cường bảo mưa còn đỡ, trời nắng, thì cát khô, đào đi đào lại là chuyện thường.

20200713_072021.jpg
Đây là tổ 138 trứng sát mép cát mà mình đã đào một mình

Đó cũng là buổi sáng ghi nhận kỉ lục của mùa rùa năm nay: 7 tổ trứng được thu gom. Mình đào xong ổ bên bờ biển, khệ nệ bưng sọt trứng về hồ ấp thì anh Cường gọi mang thêm sọt ra bãi sau, 5 tổ đang chờ. Mình nhìn về phía đảo lớn, mưa đang trắng trời, vội vàng 3 chân bốn cẳng 2 tay xách 2 sọt trứng về. Bò ra đào hố cát trong hồ ấp khi chưa ăn uống gì , may mà cơn mưa chỉ nhỏ vài giọt lắc rắc.

20200708_064839.jpg
Xong về hì hục đào hố
20200708_064833.jpg
 

Không chỉ là trực rùa​

Phần lớn thời gian của công việc tình nguyện là dành cho việc trực canh rùa mẹ lên đẻ để di dời trứng về hồ ấp kịp thời. Nghe mấy anh kiểm lâm kể lại, ngày xưa trứng rùa không cần di dời mà cứ để chúng đẻ trên bãi cát rồi nở tự nhiên. Tuy nhiên sau này, nhiều người trộm trứng rùa, thậm chí sẵn sàng xẻ thịt rùa mẹ chỉ để lấy trứng bán với giá mấy trăm nghìn một quả trứng, trong khi nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trứng và thịt rùa có giá trị dinh dưỡng còn không bằng thịt gà, thịt heo, lượng cholesteron lại cao, không hiểu nổi con người luôn, thứ gì cũng nghĩ là bổ béo, cũng ăn. Vì thế mới cần đến bọn mình, cần đến các tình nguyện viên thực hiện một công việc can dự vào tiến trình sinh nở tự nhiên của rùa là di dời tổ trứng về hồ ấp. Việc di dời này cũng cần thực hiện muộn nhất là 6 tiếng sau khi rùa mẹ đẻ trứng, sau khoảng thời gian này trứng hình thành phôi, việc di chuyển sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của rùa con.

Hồ ấp trứng rùa – nghe tên cứ tưởng phải là mô hình thu nhỏ của cái biển, ai ngờ không phải. Là một mô hình thu nhỏ của bãi cát tự nhiên thì đúng hơn. Trứng rùa di dời từ ngoài bãi về sẽ được chôn xuống 1 cái hố sâu chừng 60cm, y chang cái hố mà rùa mẹ đã đào. Có một cái cọc đánh dấu số thứ tự, số trứng, ngày bắt đầu ấp. Sau khoảng 50-60 ngày, rùa con sẽ nở. Chúng nó sẽ đội cát chui lên mặt đất.

Cái hồ này hay lắm nhé, theo nghiên cứu thì trong bóng râm sẽ nở ra rùa đực, nơi không được che phủ sẽ nở ra rùa cái.

20200708_102715.jpg
Hồ ấp trứng rùa
20200708_180312.jpg
Nơi úp sọt kia là tổ có rùa con chuẩn bị nở, úp lại không chúng nó chui lên bò lung tung
20200713_171020.jpg
Mỗi que là 1 tổ ghi số thứ tự, ngày tháng, số trứng
20200710_175355.jpg
Úp sọt tụi bây lại!
20200710_054626.jpg


Các bé rùa chui lên hố cát, nằm đè đầu cưỡi cổ nhau
Đến lúc này lại cần đến sự giúp sức của bọn mình, mang chúng nó ra biển, trả chúng vào về trường đời bắt đầu cuộc chiến sinh tồn với tỷ lệ lên đến 1/1000. Mình đã từng thắc mắc trong mớ 10 vạn câu hỏi vì sao rằng là Sao không làm 1 khu biển khép kín để nuôi dưỡng những con rùa nhỏ bé này, như thế tỷ lệ sống sót của chúng sẽ cao hơn. Bởi biển cả mênh mông ngoài kia luôn có những kẻ săn mồi rình rập tấn côn lũ rùa con, đó có thể là những con cua, con còng, là lũ cá to lớn. Thế nhưng mình cũng nhận được câu trả lời cho thắc mắc ngây ngô ấy, rằng người ta cũng đã từng thử nuôi nhốt lũ rùa, nhưng kết quả lại làm mất đi tập tính vốn có của chúng. Rốt cuộc, điều chúng mình có thể làm vẫn chỉ là đứng nhìn lũ rùa con háo hức, tăng động bò điên cuồng hớn hở lao vào đại dương mênh mông và đầy nguy hiểm, cầu mong chúng nó sống tốt để 30 năm sau lại quay về bãi biển này đẻ trứng.

Người ta nghiên cứu vẫn còn nhiều giả thuyết, trong đó nêu ra vài khả năng giải thích cho điều này. Có thể là do rùa con có thể cảm nhận từ trường của trái đất giống các loài chim di cư. Cũng có thể là chúng có khả năng ghi nhớ vị trí, kiểu khắc sâu vào trí nhớ vị trí, mùi vị, âm thanh xung quanh của bãi biển nơi chúng nó đã ra đi ấy. Nếu vậy nó có nhớ mình không nhỉ?

20200710_060459.jpg
Về biển đi mày, sống tốt nhé!
20200710_060808.jpg


Háo hức chưa!!!
Sau khi sống sót qua khỏi vùng nước nông gần bờ, rùa con sẽ bơi điên cuồng ra đại dương không ăn không ngủ trong vòng 3-5 ngày cho đến khi gặp được dòng chảy lớn. Từ đây, chúng mới bắt đầu kiếm ăn, rồi mất tích hẳn 15 năm đầy bí ẩn. Không ai biết chúng đi đâu, làm gì, sống thế nào. Thiệt là ngộ nghĩnh!

Mà mỗi tổ rùa con cũng có phong cách khác nhau, có tổ chưa dỡ sọt ra đã thấy chúng nó nhao nhao bò lên đầu lên cổ nhau đòi sổ lồng. Cũng có tổ như kiểu chưa tỉnh ngủ, đờ đẫn cả người, xách ra tới bờ biển, thả ra bãi cát rồi vẫn nằm lim dim.

20200710_061136.jpg


Chị em ráng dìu dắt nhau chống lại bão táp cuộc đời
20200710_061223.jpg


Việc của mình là ngồi yên xem chúng nó bò thôi, không giúp đỡ, không can thiệp


Lần thả rùa nào mình cũng có một cảm giác như thế, ngạc nhiên trước bản năng sinh tồn của lũ rùa con, xót xa cho chúng nó một chút khi phải tự lập từ trong trứng nước. Mình còn ngây ngô hỏi: Liệu trong dòng đời tấp nập, có khi nào giữa biển cả mênh mông, rùa mẹ nhận ra đám rùa con này là con của mình? Câu trả lời chắc là không, chúng đã làm tròn thiên chức sau khi chôn chặt số trứng dưới cát để trở về với biển. Nhiệm vụ chỉ đến đó. Không có linh cảm, không có chỗ cho cảm xúc xen vào.

Sau khi thả rùa về biển rồi thì việc còn lại là vệ sinh tổ rùa – công việc mình “sợ” nhất. Bởi thực tế của công việc ấy là thu gom vỏ trứng rùa sót lại sau khi nở, thỉnh thoảng sẽ phát hiện ra một vài em rùa sinh sau đẻ muộn còn đang nằm trong cát, rồi cũng sẽ gặp phải những em đã chết từ trong phôi thai hay thậm chí đã thành hình. Tuy nhiên, theo mình thấy, tỷ lệ nở của các tổ rùa cũng khá cao, chỉ khoảng 5-10% số trứng không có phôi hoặc chết phôi.
 
Công việc xoay quanh việc “đỡ đẻ” cho rùa thì chỉ có như vậy. Ngoài ra thì bọn mình cũng được trải nghiệm thêm một vài việc “nâng cao” khác như san lấp các hố cát ngoài bãi mà bọn rùa để lại, nhặt rác trôi dạt từ biển vào bờ cát, phụ mấy anh kiểm lâm làm nhà, làm bồn cây, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng… Mỗi việc đều được thử một chút, để biết và để hiểu, bình thường các anh kiểm lâm lúc không có tình nguyện viên bọn mình đã vất vả thế nào.

20200709_154241.jpg
Nhặt rác ở bãi biển2 vệ sĩ chó luôn theo sátLấp mấy hố bom, à ko, hố rùa đẻ
8 ngày sống ở đây đã luyện cho mình khả năng ngủ bất chấp giờ giấc, kiểu như chỉ nằm xuống là ngủ quên đất trời. Nhưng cũng chỉ cần nghe anh Ân gọi một tiếng là mình bật dậy như lò xo, cột tóc, xuống giường lao ra bãi biển, nghe tiếng chổi quét nhà của anh Cường là không thể nằm mà nướng thêm được phút nào.

20200718_150659.jpg


Một bữa cơm đạm bạc của mấy anh emTô mì tôm đạm bạc

Trước khi ra đảo, anh Cường gọi điện dặn một list danh sách thực phẩm, lúc đó mình còn đinh ninh trong 8 ngày này kiểu gì chẳng được “đi chợ” đôi ba lần, mua nhiều ăn sao hết. Nhưng không. Anh Ân thì bảo anh sẽ rửa bát thôi nhé, anh không biết nấu ăn. Mình lại nghĩ kiểu gì anh chả biết nấu vài món cơ bản. Nhưng không. Các anh mình luôn làm mình bất ngờ mà.

Bãi Dương không có khách du lịch, không có tàu thuyền ghé ngang (không được ghé vì là khu bảo tồn nghiêm ngặt gì đó). Lâu lâu mới có người ở Vườn quốc gia sang kiểm tra định kỳ hồ rùa, rồi có tụi mình ra ở luân phiên. Còn lại chỉ có nhiều nhất là 2 anh kiểm lâm sống.

Một ngày bình thường ở Bãi Dương khi không có rùa lên đẻ (chính xác là có 1 ngày) sẽ bắt đầu bằng tiếng chổi quét nhà của anh Cường ngay trước cửa phòng mình, và mình tỉnh ngay lập tức, đờ đẫn bước ra múc nước rửa mặt đánh răng. Mình thề là cái hình ảnh này làm mình nhớ bố mình kinh khủng. Ở nhà sáng sáng bố mình cũng quét hết từ nhà ra ngõ, khi mình dậy chỉ việc phơi quần áo là xong việc buổi sáng.

20200714_155941.jpg
Ngôi nhà 3 bữa một ngày ở Bãi Dương
Điều mình không thích nhất ở Bãi Dương chính là việc phải múc nước mà không có vòi nước để mở. Lúc nước đầy thì không sao, chứ lúc gần hết nước, thiếu điều muốn nhào lộn xuống bể, tay nổi cả cơ. Chỉ duy nhất có điều này làm mình phiền muộn thôi, còn lại đều pơ phệch, từ con người dễ thương hiền hòa thú vị đến những con bồ câu đẻ trứng cho mình ăn :)))

Thử thách đau đầu nhất trong 8 ngày sống ở đây không phải là thức đêm canh rùa, lấp hố rùa đẻ, nhặt rác (dù mấy cái này cũng mệt thiệt) mà chính là trả lời câu hỏi: Hôm nay anh em ta ăn gì? Bình thường đi làm cứ 10h30 mỗi ngày phải đi gọi món ăn trưa đã là một thử thách rồi, đây lại là câu hỏi 3 lần một ngày: sáng, trưa, tối. Một mình thì dễ rồi, có thể ăn vớ vẩn cái gì đấy cho qua bữa, nhưng 4 anh em thì lại là một bài toán đầy nan giải.

20200714_164702.jpg


Nấu nước và nấu cơm bằng bếp củi
20200710_171802.jpg


Mấy anh em ngồi nhặt rau cải biển
20200707_110513.jpg


Lá bình bát nấu canh
Bữa sáng hầu hết các ngày đều khá muộn do phải lấy trứng rùa sớm, rồi dọn nhà các thứ nên có 3 món xoay vòng: cơm chiên, bún khô nấu thịt, mì gói biến tấu ăn kèm trứng ốp la, cục xương bự hoặc rau cải biển.

20200711_080139.jpg


Mì gói cực phẩm
 
Bao nhiêu tâm huyết bọn mình dồn cả vào bữa trưa và bữa tối vì có nhiều thời gian nhất. Như đã nói, mình cực kì thích các loại rau thơm mà mấy anh trồng được ở đây. Lượn một vòng quanh đảo là trong đầu mình hiện lên list các món phải xử lý từ các nguyên liệu có sẵn: rau càng cua có thể bóp thịt bò, lá lốt có thể cuốn thịt bò, rau húng quế ăn kèm được với thịt luộc, lá bình bát, rau mùng tơi nấu canh, nghệ kho cá…


20200718_150543.jpg

20200711_173016.jpg

20200710_191710.jpg

20200710_113316.jpg

20200709_112402.jpg

20200714_120349.jpg

20200708_110459.jpg

20200707_113535.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top