What's new

Cuba

Thấy có bạn muốn tìm hiểu về Cuba mình mới nhớ ra mình cũng đã đặt chân đến, vội dùng anh gú gồ tìm lại bài viết lúc trước đăng trên báo Thanh niên đăng lại ở đây nhưng có kèm theo nhiều ảnh hơn và cả Behind the Scene cũng như các thông tin đi đứng cho bà con lượt phượt

http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178225&ChannelID=100

-----------------------------------------------------------
CUBA


Cuba, đảo quốc vùng Caribbean nằm ngay sát Mỹ, chỉ cách mũi Key West ở Florida mấy chục hải lý, đã từng một thời là thuộc địa của Mỹ, nhưng kể từ khi giành độc lập năm 1959 đến nay, trải qua bao biến cố vẫn đứng vững độc lập. Tôi nhớ trong các bài học khi xưa, Cuba chính là một trong những tiền đồn xã hội chủ nghĩa quan trọng, chiến trường của cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa, suýt nữa đưa cả thế giới đến chỗ có thể diệt vong với cuộc chiến tranh hạt nhân. Chuyện oái oăm, trái khoáy là ngay trên đất Cuba lại có căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ hải quân Guatanamo, nổi tiếng thế giới với các trại giam giữ không tuân thủ theo Hiệp định Geneva, tù binh chiến tranh vùng vịnh, (tù binh Afghanistan, Iraq), các phần tử khủng bố được đưa lên các chuyến bay bí mật về giam cầm ở đây. Theo bản khế ước có nguồn gốc từ cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha được ký kết từ năm 1903, Mỹ được toàn quyền sử dụng vùng đất này cũng như không phận và hải phận. Mỗi năm chính phủ Mỹ vẫn ký một tờ séc khoảng $4000 để trả tiền thuê đất cho căn cứ rộng 116 cây số vuông này cho một năm. Từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, Cuba hoàn toàn không lĩnh số tiền đó vì không công nhận khế ước thuê đất đó với lý do vi phạm Hiệp ước Vienna. Những tờ séc trả tiền thuê đất vẫn gửi đi đều đặn để rồi nằm yên lắng bụi trong một ngăn kéo nào đó, nhưng khu đất Mỹ thuê vẫn tồn tại đó trên đất Cuba. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, căn cứ hải quân trên ngoài ý nghĩa chính trị, không có giá trị mấy về mặt chiến lược, quân sự và kinh tế vì chỉ cách Mỹ có mấy chục dặm, nằm ngay sát các căn cứ khác của Hoa Kỳ, trong khi chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. Mỗi năm chính quyền Hoa Kỳ phải tiêu tốn một khoản ngân sách lớn để bảo trì căn cứ này. Nghe nói lúc trước nước sinh họat ở đây phải nhập khẩu từ Jamaica và được chở đến bằng xà lan hàng tuần để đổ đầy những bể chứa, mọi người phải dùng nước theo chế độ tiết kiệm khẩu phần sau khi Fidel Castro cho cô lập căn cứ, biến thành một khu vực chết, không người ở, không điện nước sinh hoạt. Ngày nay, căn cứ có hệ thống độc lập xử lý nước biển thành nước ngọt, trị giá nhiều triệu đô la, một trạm sản xuất điện bằng sức gió mới được xây dựng bên cạnh một trạm sản xuất điện chạy dầu diesel. Ngoài ra, thậm chí còn có một tiệm bán đồ ăn nhanh McDonald và một tiệm Subway để phục vụ lính Mỹ trong trại. Đây cũng là hai cửa hàng bán đồ ăn nhanh (fastfood) duy nhất ở Cuba. Để đi thăm quan căn cứ du lịch này không phải dễ vì nó nằm ở tận cùng phía Đông Nam của Cuba, người dân Cuba không được phép đến đây, ngoài những người có hợp đồng lao động từ trước năm 1959 và hàng ngày được chở từ nhà vào trong căn cứ qua hàng chục trạm kiểm soát của hai bên. Cho đến thời điểm hiện tại 2006, chỉ còn hai người Cuba làm việc tại căn cứ này. Hàng ngày vẫn có một chiếc xe bus chạy từ căn cứ ra có một nhiệm vụ duy nhất là chở hai công dân mang quốc tịch Cuba vào căn cứ đi làm cho Mỹ. Chiếc xe bus phải chạy bao cây số, qua một hàng rào bằng cây xương rồng nổi tiếng thế giới, từng được ví với bức tường Berlin, qua một khu vực người không được phép ở và là bãi mìn lớn thứ hai trên thế giới để vào làm việc trong khu vực do Mỹ kiểm soát này. Dân du lịch muốn đến tham quan phải mang hộ chiếu để xuất trình tại các trạm kiểm soát, rồi chỉ được phép đứng từ xa, trên một đài quan sát dùng ống nhòm nhìn vào căn cứ Guatanamo mà thôi. Nghe nói có một khách sạn ở gần căn cứ, có thể nhìn thấy rõ sinh hoạt trong căn cứ nhưng muốn đến phải qua thêm vài trạm kiểm soát gắt gao hơn, và phải có giấy chứng nhận đặt phòng từ trước và vẫn có thể bị từ chối không cho đến ở khách sạn.


Hiện tại, về mặt luật pháp Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba và công dân Mỹ không được phép đến Cuba đầu tư cũng như du lịch. Tuy nhiên trên thực tế khi tôi tìm hiểu về du lịch Cuba thấy có một số tour du lịch Cuba trực tiếp từ Mỹ nhưng giá tour rất đắt để lấy giấy phép đặc biệt, hoặc đóng tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, quỹ thiện nguyện nhà thờ, v…v. Một số người Mỹ gốc Cuba cũng được phép về thăm Cuba, và cũng đã có một số chuyến bay hợp đồng, bay thẳng từ Florida đi Cuba. Ngoài ra, dân Mỹ muốn tò mò đi Cuba thường đi qua nước thứ ba như Mexico, Canada hoặc các nước thuộc vùng biển Caribbean để đến Cuba. Cuba cấp chiếu khán (visa) rời với giá 15 peso chuyển đổi (Cuban Convertible Peso), khoảng 15 Euro hoặc US$20, ngay tại cửa khẩu và không đóng dấu vào hộ chiếu để hy vọng thu hút thêm dân du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đảo quốc đang bị cấm vận này. Ngay trên chuyến máy tôi đi có khá nhiều người Mỹ đến từ Boston, Chicago, Detroit, có cả một đoàn dân chơi motor thuộc Hell Angles phân nhánh Virginia.

Cuba là một đất nước đẹp, khí hậu tuyệt vời. Tôi đến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, thời điểm bắt đầu mùa khô. Thời tiết ấm, hoàn toàn không có cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới, buổi sáng và buổi chiều mát mẻ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 25 độ C, giữa trưa vẫn có những cơn gió biển mát mẻ thổi vào xua đi cái nóng do ánh nắng chói chang của mặt trời.

Kiến trúc của Cuba pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Liên Xô. Những tòa nhà với kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa TâyBan Nha cầu kỳ, kiểu cách được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ bên cạnh những tòa nhà thiết kế kiểu hình hộp vuông như những bao diêm để chồng lên nhau được xây dựng với kết cấu bê tông đúc sẵn. Ngoài ra, cũng có một số nhà kiểu Mỹ đặc biệt là nhà gỗ kiểu Mỹ ở một số vùng của Cuba như Matanzas, Varadero.

Cơ sở hạ tầng đường xá ở xung quanh thủ đô Habana có thể nói khá tốt trong hoàn cảnh bị cấm vận, đường cao tốc cho phép chạy 100km/h. Từ xa nhìn vào thủ đô Havana trông cũng tráng lệ không khác gì các thành phố phát triển khác của Mỹ hay phương Tây. Tuy nhiên đường xá đi các tỉnh khác có vẻ xuống cấp, khá nhiều ổ gà, ổ voi trên đường. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và thường chở kín người. Ngoài ra, còn có một loại xe đại xa giống như super bus ở phương Tây, toa chở khách đượcthiết kế dài như tàu hỏa và được kéo bằng một đầu kéo Kazma của Đông Đức cũ. Một điều kỳ thú ở Cuba là có rất nhiều xe hơi cổ của Mỹ như Ford, Chevy, có những chiếc được sản xuất từ đầu thế kỷ, chiếc mới nhất chắc cũng được sản xuất trước cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Tất cả những chiếc xe hơi Mỹ cổ lỗ này vẫn đang chạy ngang dọc Cuba ngày hôm nay trong tình trạng tốt, nhiều chiếc được bảo dưỡng tốt đến nỗi như chúng vừa xuất xưởng ngày hôm qua vậy. Nhiều chiếc được dùng làm taxi. Bên cạnh đó có nhiều xe hơi của Nga và Đông Âu như Lada, Vonga ( Liên Xô), Skoda ( Tiệp Khắc), Kazma (Đông Đức), xe máy có Minsk ( Liên Xô), ETZ ( Đông Đức), v…v. Các xe hơi đời mới hiện đại phần lớn của Hàn Quốc như Huyndai, một số xe của châu Âu như Fiat, Renault, Peugeut. Tôi có gặp một đoàn xe Mercedes đời mới được chạy hộ tống bởi xe cảnh sát chạy đến khu khách sạn nghỉ mát 5 sao ở Varadero. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân Cuba, xe ngựa kéo, xích lô người đạp, cũng như xích lô gắn máy, xe máy ôm vẫn đóng vai trò quan trọng như phương tiện giao thông công cộng chính yếu của người dân Cuba. Taxi chỉ dành cho dân du lịch. Hiện tượng, người dân đứng vẫy xe dọc đường rất phổ biến ở Cuba.
 
chào cả nhà

em là lính mới cũng mê phượt lắm ah
bên hội nhà e có bác vừa đi cuba về nhưng mà đi kiểu công vụ
e tính đi nên hỏi các bác tí thông tin làm thế nào để đi cuba nhanh mà rẻ ah
cám ơn các bác nhiều
 
em là lính mới cũng mê phượt lắm ah
bên hội nhà e có bác vừa đi cuba về nhưng mà đi kiểu công vụ
e tính đi nên hỏi các bác tí thông tin làm thế nào để đi cuba nhanh mà rẻ ah
cám ơn các bác nhiều

Đi Cuba thì không có rẻ đâu vì vé máy bay đắt lè. Theo tớ biết thì Air France là ổn nhất cũng hơn 3000USD rồi. Cũng dập dòm từ lâu vụ này rồi mà chưa có cơ hội
 
kính thưa các bác,
đầu tháng 5 này em sang Canada, sau đó định book tour đi Cuba như bác Anh Già và bác Dudi từng hướng dẫn, khổ nổi em nghe nói Cuba xài tiếng Tây Ban Nha, thế thì em giao tiếp thế nào đây các bác ơi?
Rồi còn shopping, nhảy múa nữa. Lăng tăng quá.
Em định sang Varedero sau đó thuê xe về La Havana thì làm thế nào hử các bác??
Giúp em phát với
 
kính thưa các bác,
đầu tháng 5 này em sang Canada, sau đó định book tour đi Cuba như bác Anh Già và bác Dudi từng hướng dẫn, khổ nổi em nghe nói Cuba xài tiếng Tây Ban Nha, thế thì em giao tiếp thế nào đây các bác ơi?
Rồi còn shopping, nhảy múa nữa. Lăng tăng quá.
Em định sang Varedero sau đó thuê xe về La Havana thì làm thế nào hử các bác??
Giúp em phát với

Bạn có thể nói tiếng Anh vô tư, các bạn Cuba cũng giỏi tiếng Anh lắm, mời chào khách du lịch ngọt ngào cực, không lo. Chỉ lo không có tiền CUC để bo cho các bạn ấy thôi. ;)

Từ Varadero có bus Viazul chuyên dành cho khách du lịch đi Habana, ngày 4 chuyến, vé 10 CUC cho chặng Varadero - Habana hoặc ngược lại. Chặng này chỉ khoảng 140km thôi nhưng các bạn Cuba đi mất trên dưới 3 tiếng. Đường khá đẹp nhưng xe bus đa phần nhập khẩu từ TQ và HQ nên chất lượng khá thôi (có điều hòa). Phòng vé Viazul ở Varadero nằm trên (đường) Calle 35 hay 36 gì đó.

Website để xem giờ và book vé bus: http://www.viazul.cu/asp/reserva/ruta.aspx?id=20

Ở Varadero có thể thuê xe máy chạy dạo phố, khoảng 25 CUC/ngày (hơn 25 US$, gần 25€), từ ngày thứ 3 trở đi thì 18 CUC, đặt cọc 50 CUC. Xăng đắt như ở các nước Tây Âu và khan hiếm như châu Phi ;). Không đề phòng mà giữa đường hết xăng thì có cơ dắt xe trên đường quốc lộ cả chục cây số mới có trạm xăng. Lưu ý nữa là xe máy toàn made in China thôi, không được SH hay Dylan đâu nhé!

Thuê auto thì phải đi đông người và túi nằng nặng tý hãy thuê, chừng 150 CUC/ngày, chưa kể tiền xăng, không biết phải đặt cọc bao nhiêu nữa :shrug:

Hy vọng đã giúp được bạn ít nhiều để vươn đến giấc mơ Cuba :)
 
Cám ơn bác Humboldt đã tận tình hướng dẫn. Bác cho mình hỏi thăm nếu ở La Havana 1 đêm thì ăn chơi nhảy múa ở đâu là tiện? Khách sạn nào ổn cho du khách mù tịt như mình?
Cám ơn bác lần nữa nhé
 
Chĩ trong khu vực HotelResort ở những nơi như Havana, Varadero, Santiago, Cienfuegos thì nhân viên có thể nói tạm tiếng Anh thôi bạn ạ, còn ra ngoài TP thì hầu như đa số ko biết, chỉ Spanish ( tiếng TBN tại Cuba rất khó nói và hiễu nếu bác đã quen với lại giọng TBN của Mễ ) và theo thông tin mình mới biết được bắt đầu từ giữa tháng 5/2010 tất cả mọi du khách kể cả người gốc Cuba sống ở nước ngoài đều phải mua bảo hiểm sức khỏe (medical insurance) khi đến Cuba, (chưa thông báo giá tiền) nếu tính bằng tiền CUC , với tình trạng kinh tế cũa Cuba hiện nay (quá thiếu thốn) mình nghĩ ko rẻ đâu . :T
 
Last edited by a moderator:
Chĩ trong khu vực HotelResort ở những nơi như Havana, Varadero, Santiago, Cienfuegos thì nhân viên có thể nói tạm tiếng Anh thôi bạn ạ, còn ra ngoài TP thì hầu như đa số ko biết, chỉ Spanish ( tiếng TBN tại Cuba rất khó nói và hiễu nếu bác đã quen với lại giọng TBN của Mễ )

@ petedy: bạn hightech định đi loanh quanh Varadero - Habana thôi mà. Varadeo là khu resort, ai không biết tiếng Anh thì khó mà làm ăn được. Habana thì không chỉ trong hotel người ta mới biết tiếng Anh đâu, đi dạo ngoài phố nghe các bạn bắn tiếng Anh như gió ý (tất nhiên là các bạn trẻ thôi). Dĩ nhiên là không phải gặp 10 người thì cả 10 đều biết tiếng Anh nhưng cũng đến 5-6 người có thể chỉ đường giúp bạn, mời chào bạn mua rum, cigar, áo phông Che và có người còn nhắc nhở cẩn thận với túi xách...

@ hightech: Habana có 3 quận lớn là Habana Vieja (Habana Old town), Habana Centro và Habana Vedado.

Danh lam thắng cảnh, bar pub nổi tiếng thường nằm cả ở Habana Vieja, khu Capitol thì nằm ở khu vực giữa Habana Vieja và Habana Centro. Tượng đài Jose Marti và tòa nhà Bộ Nội vụ Cuba có hình Che Guevara to đùng nổi tiếng (trên postcard nào cũng có) thì nằm ở Vedado.

Thuê nhà thì nên thuê ở Habana Centro, vừa rẻ vừa gần Vieja. Bạn có thể book phòng ở www.hostelbookers.com, các hostel ở Habana thường có địa chỉ luôn trên đó, bạn có thể nhìn google map để lựa chọn cái nào có vị trí tốt và giá cả hợp lý. Tuy nhiên book phòng online cho Habana (và cả ở Cuba nói chung) phải lưu ý là internet ở Cuba rất chậm và đắt, 2-3 ngày nhà chủ mới check, nhiều khi phòng còn trống hay không không được update kịp thời. Bạn có booking confirmation nhưng đến chưa chắc còn phòng, nhưng cũng đừng lo. Khi đó họ sẽ giới thiệu bạn sang nhà khác.

Hostel ở Cuba khá đặc biệt so với những nơi khác, vì những lý do sau:

1. Hostel ở Cuba thường là family hostel, tức là một số gia đình có nhà rộng, thừa ra vài ba phòng, họ sửa sang lại và cho thuê kiếm thêm tiền. Vì thế hostel bị overbooked là chuyện không hiếm, nhưng các gia đình làm hostel cũng có 1 mạng lưới quen biết rộng, họ có thể sẽ tìm cho bạn nhà khác. Khi ở trong những hostel này, tiện nghi sẽ không được như ở các nước tiên tiến nhưng bù lại, bạn có cơ hội sống cùng nhà chủ, được trải nghiệm cuộc sống thật của người dân ở đây (như được sống lại những năm 80 ở VN vậy (c)), dù rằng những gia đình đã có thể cho khách du lịch thuê phòng là cũng khá giả hơn đa số khác rồi.

2. Ở Cuba chỉ có những hostel được cấp giấy phép của nhà nước và có treo biển xanh ngoài cửa mới được phép cho người nước ngoài thuê. Để nhận được giấy phép này họ cũng mất khá nhiều tiền cho nhà nước và khi có khách thuê phòng thì họ cũng phải đóng thuế cao nên giá thuê phòng không thể rẻ được, khoảng từ 25-35 CUC/phòng đôi. Giá như thế này so với các nước phương tây vẫn là ổn, nhỉ? Nhưng nếu so với lương của một người Cuba khoảng 40-50 CUC/tháng thì hiếm người dám đi ở hostel (chưa nói đến hotel)

3. Du lịch Cuba bằng tourist card (tương đương như visa du lịch) đồng nghĩa với việc bạn PHẢI thuê và sống trong khách sạn hoặc hostel loại treo biển màu xanh. Nếu không sống đúng nơi quy định thì khi xảy ra chuyện gì (như mất cắp, trấn lột) bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chính vì thế có thể hoàn toàn yên tâm khi ở trong hostel được cấp phép. Họ rất thận trọng và quan tâm đến các khách hàng của mình. Vì nếu bạn là khách du lịch, sống trong hostel của họ mà bị mất cắp, họ có thể gặp rắc rối và bị mất giấy phép.

Nếu bạn có người quen ở Cuba và muốn ở nhà họ trong thời gian ở Cuba, bạn phải xin visa thăm thân chứ không được phép vào Cuba bằng tourist card.

Một vài địa chỉ hostel ở La Habana, bạn có thể e-mail đến để hỏi trước xem họ còn phòng không. Vì tình hình internet chậm chạm ở Cuba, họ sẽ không trả lời ngay được. Nếu gấp quá thì book tạm trên www.hostelbookers.com.

Lic. Carlos Luis Valderrama Moré
Neptuno #404, 2do piso
e/ San Nicolás y Manrique
Centro Habana
La Habana
Telf.: ++53 (7) 867 9842
E-mail: [email protected][email protected]
(nhà này biết tiếng Anh + TBN)

Elizabeth y Güicho
Galiano #307
e/ Neptuno y San Miguel
Centro Habana
La Habana
Telf.: ++53 (7) 861 6798
E-Mail: [email protected]
(nhà này biết tiếng Anh + TBN)

Lic. Marilys Herrera Gonzalez
Concordia No. 714 (altos)
e/ Soledad y Aramburu
Centro Habana
La Habana
Tel. +53 (7) 870 0608 / 878 1653
E-mail: [email protected]
(nhà này biết tiếng Anh + Nga + TBN)

Manuel D'Armas
Concordia No. 364 Apto 5.
e/ Lealtad y Escobar
Centro Habana
La Habana
Tel. +53 (7) 830 5694 / 860 2580
Mobil. +53 (0) 5281 5708
E-mail: [email protected]
(nhà này chỉ biết tiếng TBN, nhưng mail bằng tiếng Anh thì chắc anh này vẫn đưa đi dịch được :D. Mình ở nhà này và rất hài lòng (c))

Lưu ý: địa chỉ ở Cuba hay có thêm dòng "e/ A... y B..." có nghĩa là chú thích nhà trên phố ấy, số như thế, nằm ở quãng căt với phố A và B. Với chú thích ấy, tra google map dễ lắm. Thích cái văn minh này của các bạn Cuba (c)
 
Không chỉ có các cô gái vùng Ca ri bê đẹp mà các chàng trai trông cũng rất khoẻ mạnh, cường tráng và nam tính. Bảo đảm chị em nhìn thấy mê :L

121848024d56956f0.jpg

Có ai muốn giới thiệu không, mình có ghi lại thông tin của chú em này thì phải

Mê thật, ko ngờ dzai Cuba lại Ngon thế! Hic
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,174
Members
192,390
Latest member
inhopcartonj
Back
Top