What's new

[Chia sẻ] Cùng du lịch quanh Hà Nội trong 1 ngày

Chắc Hà Nội quá quen thuộc với mọi người rồi, nhưng mình vẫn xin post bài này. Lý do là khi mình vào miền Trung và miền Nam thì có nhiều bạn bè chưa từng một lần đặt chân tới Thủ Đô. Mình ở Hà Nội không lâu nhưng cũng biết một vài nơi để hay để ghé thăm. Bài viết này trích dẫn từ blog của mình.

du-lich-bui-quanh-ha-noi-1-ngay-truong-buu-lam.jpg

Bức ảnh chụp tháp rùa tại Hồ Gươm – Tác giả: Trương Bửu Lâm

Hà Nội của tôi ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế. Nhưng Hà Nội đẹp, bình dị, thân thương có lẽ ít người nhận ra. Có thể vì bạn chưa từng một lần đặt chân đến và họ (những người sống ở đây) chưa xa Hà Nội bao giờ, chưa xa cái không khít ngột ngạt giờ tan tầm, chưa xa mùi hương hoa sữa nhức mũi, chưa xa cái lạnh miền Bắc… những điều ấy quá đỗi thân thuộc đến mức khó nhớ, khó thấy đẹp, khó yêu.
Có thể nói thật khó để tim thấy một nơi nào trên đất nước này giống như Hà Nội. Khó có thành phố nào có cả nét thơ mộng của Đà Lạt, náo nhiệt của Sài Gòn và nét cổ kính của Huế, Hội An…
Nếu bạn chưa từng một lần đến Hà Nội, hãy dành vài ngày ngắn ngủi ghé thăm thành phố này! Và trước đấy, hãy cùng du lịch bụi quanh Hà Nội 1 ngày với tôi qua bài viết này!

Thời gian thích hợp để đi du lịch Hà Nội

Hà Nội 4 mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Khi ấy Hà Nội là của hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… quãng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, Hà Nội bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn sau cái nóng oi bức của mùa hè. Với tôi tới Hà Nội mùa thu là thích nhất!
du-lich-bui-quanh-ha-noi-1-ngay-ngo-dung.jpg

Mùa thu Hà Nội trên đường Kim Mã – Tác giả: Ngô Dung

Mùa xuân và mùa đông Hà Nội lạnh, nhiều bạn bè của tôi ở Sài Gòn tò mò về cái lạnh của Hà Nội. Nếu bạn chưa từng tận hưởng giá rét miền Bắc thì đi du lịch Hà Nội mùa đông cũng rất thú vị. Khi ấy ra đường nhìn ai cũng dễ thương như con gấu bông, thở ra khói, quần áo thì đủ màu và còn quàng khăn cổ, đội mũ len, đeo găng tay nữa.
Mùa hè Hà Nội thì khỏi nói, nóng – oi bức – kẹt xe – bụi đường… nóng tới mức lúc nào cũng chỉ muốn nhảy xuống hồ bơi hoặc chui vào một quán bia hơi nào đấy lấy bia dội lên đầu cho khỏi nóng. Mùa hè ở Hà Nội thường người ta đi Sapa , Mộc Châu hoặc Cát Bà, Hạ Long… để tránh nóng.

Đi du lịch Hà Nội bằng phương tiện gì?

Bạn có thể đến Hà Nội bằng máy bay, xe ô tô khách, xe máy hoặc tàu hỏa (tàu lửa). Nếu ở xa tôi nghĩ rằng thuận tiện nhất là đi máy bay. Ở gần thì có thể chọn đi xe ô tô khách, tàu hỏa hoặc xe máy.
- Máy bay: Giá vẻ Jetstar Pacific và Vietjet Air tuyến Sài Gòn – Hà Nội giá vé dao động từ 1.200.000 đ đến 1.300.000 đ cho một chiều. Vietnam Airlines là 1.800.000 đ đến 2.300.000 đ một chiều.
- Tàu hỏa (tàu lửa): Giá vé tàu Bắc – Nam giao động từ 750.000 đ đến 1.300.000 đ một chiều chiều tùy thuộc vào loại vé (ghế cứng, mềm, giường nằm). Mất hơn 2 ngày (45 – 50h để đến Hà Nội)
- Ô tô khách: Có hai hãng xe khách lớn chạy tuyến Bắc Nam là Hoàng Long và Mai Linh. Bạn có thể mua vé tại bến xe miền Đông, xe thường chạy từ khoảng 6h chiều. Giá vé gần đây nhất khoảng 900.000đ/vé giường nằm.
- Xe máy: Nếu bạn đi bằng xe máy thì quá tuyệt! Hành trình này cực kì đẹp, khoảng 1 tuần chạy xe là tới Hà Nội. Trên đường đi bạn có thể ghé Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… chơi. Bạn sẽ được chinh phục những con đèo đẹp tuyệt vời như Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân và chinh phục cả quốc lộ 1A nữa.

Khi tới Hà Nội: di chuyển bằng taxi, xe ôm (hoặc thuê xe máy) và xe bus trong thành phố. Nhưng tốt nhất là thuê một chiếc xe máy để tiết kiệm chi phí. (Giá khoảng 50 – 200.000 đ/1 ngày). Và nhớ hỏi trước giá khi đi xe ôm.

Địa điểm du lịch Hà Nội

Hà Nội có rất nhiêu địa điểm du lịch để bạn ghé thăm, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở lại và tài chính. Bên dưới đây tôi sẽ liệt kê một vài địa điểm để bạn tham khảo, còn lịch trình tôi sẽ gợi ý ở phần cuối bài:

Địa điểm văn hóa: Hà Nội có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu, Hoàng Thành, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây, phố Cổ.

Địa điểm lãng mạn: cầu Long Biên, hồ Gươm, hồ Tây, bãi đá sông Hồng, công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ.

Địa điểm vui chơi: nhà thờ lớn. Trà đá vỉa hè ở bất cứ đâu. Bia hơi Tạ Hiện, café bờ hồ (Hồ Hoàn Kiếm), cafe Lâm, bar cỏ dành cho dân bụi ở Phố Cổ, Vincom Bà Trị, Vincom Maga Mall Royal city (Nguyễn Trãi), công viên nước Hồ Tây, rạp chiếu phim quốc gia, The Garden Mễ Trì, tòa nhà Keangnam hơn 70 tầng…

dsc_6500.jpg

Nhà thờ lớn nằm trên Phố Nhà Thờ, nơi nổi tiếng với những quán trà chanh

du-lich-bui-quanh-ha-noi-1-ngay-3.jpg

Phố Tây của Hà Nội – Tạ Hiện. Giống như Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện của Sài Gòn nhưng không đông bằng.

Các địa điểm du lịch gần Hà Nội:

- Làng gốm Bát Tràng (cách Hà Nội 15km về phía Long Biên)
- Làng cổ Đường Lâm (cách Hà Nội hơn 30km về phía Hà Tây, đi lối Nhổn hoặc đại lộ Thăng Long)
- Thành Cổ Loa (nằm ở phía huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km)
- Vườn quốc gia Ba Vì (Nằm ở phía Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km)
- Tây Thiên thiền viện & Tam Đảo (cách Hà Nội 50km về phía Vĩnh Phúc)
- Chùa Hương (cách Hà Nội khoảng 50km)
Bạn có thể tìm thông tin về lịch trình đi du lịch ở phần dưới.

Ẩm thực Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội mang đậm nét văn hóa của người Tràng An xưa, có hương vị đặc trưng rất riêng. Có rất nhiều món ngon để bạn thưởng thức:
- Phở: món ăn đặc trưng nhất của Hà Nội. Tôi đã ăn Phở ở Sài Gòn và Nam Định nhưng thấy Phở Hà Nội là ngon nhất. Hà Nội có đủ loại phở: phở bò (nổi tiếng phở Thìn bờ hồ hoặc 11 Lò Đúc), phở gà (172 Tôn Đức Tháng và Quán Thánh), phở cuốn (Tây Hồ), phở trộn (Lãn Ông) và phở áp chảo (Bát Đàn). Mỗi loại phở đều có một đặc trưng riêng và món nào cũng rất ngon. Tôi đặc biệt thích món phở cuốn.
Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn ngọn đặc trưng khác như cốm Làng Vòng, thịt chó Nhật Tân, chả cá Lã Vọng, bún chả, bún thang, bánh cuốn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, chân gà nướng, nầm bò nướng, bún đậu mắm tôm…

Khách sạn tại Hà Nội

Giá khách sạn 3 sao ở Phố Cổ từ 300 - 600k/1 đêm. Giá nhà nghỉ từ 150 - 200k/1 đêm.

Lịch trình du lịch Hà Nội

Nếu đi du lịch Hà Nội trong 1 ngày bạn có thể du lịch quanh Hà Nội, nếu đi lâu hơn bạn có thể đi cả các địa điểm du lịch gần Hà Nội nữa. Tôi sẽ lên trước một lịch trình để bạn tham khảo:

Du lịch quanh Hà Nội 1 ngày:

- 6h: bạn có thể đi bộ quanh khách sạn tìm một hàng Phở, bún chả để ăn sáng. Sau đấy kiếm một quán cafe hoặc quán trà đá để uống một cốc “trà Bắc” sẽ tốt cho tiêu hóa.
- 8h00: xuất phát từ khách sạn đi thăm quan Lăng Bác (chú ý về giờ mở cửa Lăng Bác, Lăng đóng cửa vào ngày thứ 2 và thứ 6). Nếu lăng đóng cửa bạn có thể đi lòng vòng bên ngoài chụp ảnh và vòng ra đằng sau thăm chùa Một Cột (phương án khi mà bạn phải đi vào thứ 2 và thứ 6). Lưu ý là bạn sẽ phải gửi xe cũng như đăng ký vào viếng Lăng ở cửa sau, trên phố Ngọc Hà.
- 9h30: bạn rời chùa Một Cột đi đến Văn Miếu, cách đấy khoảng 1km (bạn có thể hỏi người dân hoặc các chú cảnh vệ nếu không có bản đồ).

tiếp tục thăm quan chùa Trấn Quốc, một ngôi chùa cổ kính lâu đời tại Hà Nội. Khoảng cách từ Lăng đến chùa khoảng 2,5km. Bạn cũng có thể chọn đi chùa trước sau đó mới vào Lăng.
- 10h30: bạn dời Văn Miếu đến thăm chùa Trấn Quốc và Hồ Tây (khoảng 4km). Đường ở Văn Miếu là đường một chiều nên bạn chú ý cẩn thận bị cảnh sát phạt nhé!

- 12h00: Sau khi thăm quan chùa Trấn Quốc và Hồ Tây bạn có thể tìm một quán Phở bò hoặc Phở Cuốn ở khu hồ Trúc Bạch ngay sát Hồ Tây, hoặc ăn một chiếc kem ở cửa hàng kem đối diện chùa Trấn Quốc.

- 13h30: Buổi chiều bạn có thể đi thăm Bảo Tàng Dân Tộc Học ở phố Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, cách trung tâm khoảng 8km). Ở đây bạn có thể tìm hiểu về mọi nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

- 15h00: quay lại trung tâm Hà Nội, di chuyển thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm. Gửi xe và đi thăm quan Đền Ngọc Sơn. Sau khi kết thúc thăm đền Ngọc Sơn, nếu bạn thích tản bộ thì có thể đi dạo quanh Hồ Gươm và Phố Cổ, ghé vào mọi quán ăn vỉa hè để thưởng thức những món ăn độc đáo.

- 17h30: Sau khi tham quan hết những địa điểm lớn trước bạn về lại khách sạn tắm, ăn tối.

- 20h00: Buổi tối bạn có một số lựa chọn sau. Đi chơi chợ đêm nếu ở vào cuối tuần (từ thứ 6 đến chủ nhật). Chợ đêm khá đông và bán đồ lưu niệm, các đồ linh tinh, đa số nhập từ Trung Quốc về. Bên cạnh đó cũng có một số đồ Second Hand, đồ Handmade cũng khá hay. Một số lựa chọn nếu bạn thích : có thể đạp xe đạp hoặc đi xe máy lên cầu Long Biên, hóng gió, ngồi uống trà chanh trên cầu, ngắm Hà Nội về đêm. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà chanh trên phố Nhà Thờ giao Lý Quốc Sư (đoạn đối diện Nhà Thờ Lớn).

Cuối cùng! Chúc bạn có một chuyến du lịch Hà Nội thật nhiều trải nghiệm thú vị.

Do bài viết này nhiều ảnh và chữ hơi dài nên tôi rút ngắn lại, bạn có thể xem đầy đủ tại đây tại đây

 
Last edited:
Hà nội về đêm với mình phải nói là quá đẹp.Nếu bạn đi đêm nên đi lên cầu Long Biên ngồi trà chanh chém gió ngắm ánh đèn cầu Chương Dương.

Hết sức cẩn thận bác nhé, mấy tuần này cơ động đứng chặn hai đầu cầu để kiểm tra giấy tờ. Và đêm ở Long Biên hay có nghiện lắm, nếu đi vào buổi sớm thì không vấn đề gì. Mình thích lên cầu ngồi ăn ngô nướng và đợi tàu qua
 
Hà nội, Ngày...

Gõ những dòng này trong một khách sạn sang trọng nhất Việt nam : Hilton Hanoi Opera. Những tưởng khi nhận phục vụ chu đáo cao cấp, sẽ cảm thấy thoải mái thanh thản; nào ngờ tâm trạng con người đâu chỉ do điều đó chi phối. Ngoài sức ép của tiến độ công việc khiến căng thẳng đầu óc, những nghịch cảnh xảy ra trước mắt cũng dễ làm cho một kẻ gốc Hà nội thêm buồn.

Hơn 10 giờ tối,tạm xong việc, vẩn vơ rời khách sạn Hilton dạo phố. Cánh taxi, xe máy đon đả chào mời, nhưng đều mỉm cười từ chối; một mình dạo bước trên những hè phố của tuổi thơ thú vị hơn nhiều.

Đi dọc theo phố Lê Thánh Tông vắng vẻ, lúc ngang qua đại học quốc gia, chợt nhớ đến lần đầu nhìn thấy Chủ tịch Hồ trong lễ đón tiếp Tổng thống Indonesia; mới đó mà mấy chục năm đã vèo qua...

Phố Hàn Thuyên vắng xe qua lại thường chỉ vang lên tiếng nô đùa với những trò trốn tìm, "sôvê" của lũ trẻ hồi nào giờ đã biến thành "phố ăn uống" tấp nập cả ngày đêm. Cái ngõ 25 rộng rãi, nơi bọn trẻ thường đánh đáo, chơi khăng đã trở nên nhỏ hẹp vì nhiều nhà xây lấn ra ngõ. Khi ngang qua quán Karaoke nhấp nháy đèn mờ, dập dìu tiếng nhạc, chợt vẳng nghe những lời mời mọc dịu dàng, êm ái. Cám ơn, tôi đâu có nhu cầu.

Đường Phan Chu Trinh đã biến thành đường một chiều từ khi nào chẳng rõ. Gara ô tô mái lợp nhôm xập xệ ở nhà 57 biến thành toà nhà 7 tầng. Xưởng cơ khí 1/5 không để lại dấu vết nào, thay vào đó là toà nhà đồ sộ của Bộ Tài chính, được xây theo kiến trúc Pháp, trông đẹp mắt nhưng chẳng hề hài hoà với phố xá. Xưởng cơ khí 25 cũng đã hóa thành cao ốc văn phòng 8 tầng. Ngôi nhà góc phố gắn bó bao năm tháng với tôi cũng đã được một ngân hàng sửa sang lại, ốp kính cả mấy tầng trông thật sang trọng. Nhà trẻ Hoa Hồng cũng khác hẳn trước với những "bập bênh" , "cầu trượt" sặc sỡ. Chợt nhớ chính tại ngôi nhà này, khi đó là địa điểm bầu cử, trong đội trống của Đội thiếu niên, từng đứng cách HCM chưa đầy 1 mét.

Quảng trường Nhà Hát Lớn đã hiện ra trước mắt, được thiết kế hệt như Opera House ở Paris, nhưng nhỏ hơn và không được chiếu sáng toàn khối nhà nên không rực rỡ bằng. Sẽ có mấy đêm nhạc Thanh Tùng, nhưng với giá 500 ngàn, người dân thường nào có thể mua vé?

Trở về khách sạn đã hơn 11h nhưng không sao ngủ được. Trong căn phòng được trả với giá hơn 200UsD/ đêm (không phải tiền túi), ngẩn ngơ gõ:" Hà nội, cũng như cả nước phát triển khá nhanh, song khoảng cách giầu nghèo cũng gia tăng đáng kể... Lạm phát đang ngày càng tạo thêm áp lực đến đời sống người dân nghèo... Cho dù như thế, Hà nội vẫn đáng yêu vô cùng...".
 
Hà nội, Ngày...

Gõ những dòng này trong một khách sạn sang trọng nhất Việt nam : Hilton Hanoi Opera. Những tưởng khi nhận phục vụ chu đáo cao cấp, sẽ cảm thấy thoải mái thanh thản; nào ngờ tâm trạng con người đâu chỉ do điều đó chi phối. Ngoài sức ép của tiến độ công việc khiến căng thẳng đầu óc, những nghịch cảnh xảy ra trước mắt cũng dễ làm cho một kẻ gốc Hà nội thêm buồn.

Hơn 10 giờ tối,tạm xong việc, vẩn vơ rời khách sạn Hilton dạo phố. Cánh taxi, xe máy đon đả chào mời, nhưng đều mỉm cười từ chối; một mình dạo bước trên những hè phố của tuổi thơ thú vị hơn nhiều.

Đi dọc theo phố Lê Thánh Tông vắng vẻ, lúc ngang qua đại học quốc gia, chợt nhớ đến lần đầu nhìn thấy Chủ tịch Hồ trong lễ đón tiếp Tổng thống Indonesia; mới đó mà mấy chục năm đã vèo qua...

Phố Hàn Thuyên vắng xe qua lại thường chỉ vang lên tiếng nô đùa với những trò trốn tìm, "sôvê" của lũ trẻ hồi nào giờ đã biến thành "phố ăn uống" tấp nập cả ngày đêm. Cái ngõ 25 rộng rãi, nơi bọn trẻ thường đánh đáo, chơi khăng đã trở nên nhỏ hẹp vì nhiều nhà xây lấn ra ngõ. Khi ngang qua quán Karaoke nhấp nháy đèn mờ, dập dìu tiếng nhạc, chợt vẳng nghe những lời mời mọc dịu dàng, êm ái. Cám ơn, tôi đâu có nhu cầu.

Đường Phan Chu Trinh đã biến thành đường một chiều từ khi nào chẳng rõ. Gara ô tô mái lợp nhôm xập xệ ở nhà 57 biến thành toà nhà 7 tầng. Xưởng cơ khí 1/5 không để lại dấu vết nào, thay vào đó là toà nhà đồ sộ của Bộ Tài chính, được xây theo kiến trúc Pháp, trông đẹp mắt nhưng chẳng hề hài hoà với phố xá. Xưởng cơ khí 25 cũng đã hóa thành cao ốc văn phòng 8 tầng. Ngôi nhà góc phố gắn bó bao năm tháng với tôi cũng đã được một ngân hàng sửa sang lại, ốp kính cả mấy tầng trông thật sang trọng. Nhà trẻ Hoa Hồng cũng khác hẳn trước với những "bập bênh" , "cầu trượt" sặc sỡ. Chợt nhớ chính tại ngôi nhà này, khi đó là địa điểm bầu cử, trong đội trống của Đội thiếu niên, từng đứng cách HCM chưa đầy 1 mét.

Quảng trường Nhà Hát Lớn đã hiện ra trước mắt, được thiết kế hệt như Opera House ở Paris, nhưng nhỏ hơn và không được chiếu sáng toàn khối nhà nên không rực rỡ bằng. Sẽ có mấy đêm nhạc Thanh Tùng, nhưng với giá 500 ngàn, người dân thường nào có thể mua vé?

Trở về khách sạn đã hơn 11h nhưng không sao ngủ được. Trong căn phòng được trả với giá hơn 200UsD/ đêm (không phải tiền túi), ngẩn ngơ gõ:" Hà nội, cũng như cả nước phát triển khá nhanh, song khoảng cách giầu nghèo cũng gia tăng đáng kể... Lạm phát đang ngày càng tạo thêm áp lực đến đời sống người dân nghèo... Cho dù như thế, Hà nội vẫn đáng yêu vô cùng...".

Cháu chào chú! Đại học quốc gia cháu tưởng ở Phạm Văn Đồng, chắc Lê Thánh Tông là trường cũ phải ko ạ?
 
Cháu chào chú! Đại học quốc gia cháu tưởng ở Phạm Văn Đồng, chắc Lê Thánh Tông là trường cũ phải ko ạ?

Nơi này xưa là Đại học Đông Dương, ảnh chụp năm 1930

42133243.jpg


Năm 1954 thành lập Đại học Việt Nam, tấm biển đổi là Đại học Việt Nam. Sau đó Đại học Tổng hợp được thừa kế tòa nhà chính (tòa bên trái cho ĐH Dược).
Sau ĐH Tổng hợp lại đổi là Đại học Quốc gia Hà Nội.

42133264.jpg
 
Các bác ơi, tết dương lịch này em cũng có dự định lên Hà Nội chơi 1 chuyến cùng bạn gái, em xuất phát từ Hải Phòng và đến là ga Hà Nội. Từ ga Hà Nội em có dự định là đi những nơi sau: Văn Miếu – Lăng Bác - Đền Quán Thánh - Chùa Trấn Quốc – Vườn Hoa Nhật Tân – Công viên nước Hồ Tây – Bảo Tàng Dân Tộc Học -Hồ Gươm - Phố Cổ - Royal City - Bến xe Yên Nghĩa.

Các bác xem giúp em lịch trình như vậy đã đi theo 1 vòng tròn chưa? và thứ 2 nữa là nếu mà các bác có địa điểm nào lãng mạn thì mách cho em với. Tiện các bác chỉ cho em những tuyến xe buýt để em đi luôn với.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,085
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top