What's new

[Chia sẻ] Cung đường biên ải Việt Trung - Xuân Hè 2021

Ấp ủ từ sau chuyến XV: SG-ĐÔNG BẮC mùa thu 2017, sau vài tháng chuẩn bị với các cuộc off làm quen bàn bạc cung đường, thế rồi hành trình Gắn Máy Du Lịch Bụi: Cung Đường BIÊN ẢI VIỆT TRUNG & về SG theo đường HCM huyền thoại- Xuân Hè 2021 đã gặp nhiều may mắn & thành công tốt đẹp để lại trong từng thành viên những cung bậc cảm xúc khó phai.
Dự kiến chạy xe gắn máy cung đường gần 5.000km với hành trình 26 ngày nên nhiều thành viên trong đoàn chỉ đủ thời gian tham gia từng chặng. Với góc nhìn & cảm nhận cá nhân, từ hôm nay chủ thớt xin giới thiệu Nhật ký hành trình tới các bạn quan tâm.
Hành trình 23 ngày khởi phát từ SG sáng 15/4/2021, trong đó 14 ngày cho con đường biên ải từ Trà Cổ Km0 đến Apachai cột mốc biên giới số 0.
Bài viết có sử dụng hình ảnh clip của các tv trong đoàn, đặc biệt là cameraman Mai Xuân Thanh, Phạm Hoài Châu.
a_n.jpg

Một số thành viên trong grp Gắn Máy Du Lịch Bụi tham dự off cà phê lần 1 làm quen trước ngày xuất phát 1 tháng



c_n.jpg

Họp cà phê lần 2 chốt đoàn trc ngày xuất phát 10 days


b_n.jpg

Tại cuộc họp này có sự tham dự của Kim Hoa Bà Bà, chị đã góp ý cho đoàn điều chỉnh một số đoạn trong plan rất hợp lý.


d_n.jpg

Gơi xe từ ga Hòa Hưng tới ga HP trước 4 days


e_n.jpg

Cước gởi xe Ex 150 SG-HP 1.150k, còn em kế bên chỉ 125cm3 nhưng cước là 1.500k.



Nhật ký hành trình ngày 1:
1_n (1).jpg

Khởi hành từ sb TSN chuyến đầu tiên của VJ lúc 6h đến 8h am thì rời khỏi nhà ga sb Cát Bi, nhận xe tại kho vận ga HP lúc 9h và chờ 1tv nhập đoàn từ HP rồi trực chỉ khu di tích Bãi Cọc Gỗ Bạch Đằng, nơi đó 1 tv từ HN xuống đang chờ.


2_n.jpg
3_n.jpg

Đường đi bộ từ Cổng vào di tích Bạch Đằng Giang khoảng 1km, rợp bóng cây xanh, du dương tiếng nhạc, không khí trong lành.

4_n.jpg

Tượng thờ các vị vua đã làm lên BĐG lừng lẫy: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
Rời BĐG lúc này là 11h 30 nhóm 4 người chúng tôi trực chỉ tp Móng Cái.



5_n.jpg

Ăn trưa tại quán ăn tự chọn Bà Liên tại tại tp Hạ Long, quán sạch sẽ và giá cả hợp lý
 
Last edited:
Ngay bên trái đường, trên đỉnh đồi cao chừng hơn 30m dốc dựng đứng có cột mốc biên giới mang số 1362(2)
22a_n.jpg



Một đoạn khác ngay sát bờ sông Ka Long khá đẹp
23_n.jpg




24_n.jpg



Gần đó là cột mốc biên giới số 1349/1(2)
25_n.jpg



Pò Hèn một địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, nơi diễn ra cuộc chiến không cân cân sức giữa nhân dân địa phương sát cánh cùng BĐBP kiên cường chống trả quân Tr Quốc xâm lược.
30_n.jpg




Pò Hèn! Khúc ca bi tráng trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. bảo vệ biên giới 2/1979
26_n.jpg



Đài tưởng niệm được xây dựng trên nền đồn Biên Phòng Pò Hèn cũ, đơn vị anh hùng LLVT trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Đồn nằm ở vị trí phòng thủ hiểm yếu trên đỉnh quả đồi khống chế một vùng rộng lớn, 3 phía có núi cao che chở. Suốt 2 ngày đêm liên tục, bộ đội, dân quân đã chiến đấu anh dũng cho đến khi hết đạn thì dùng lưỡi lê báng súng đánh giáp la cà bất chấp lời kêu gọi đầu hàng của địch. Khi chiếm được đồn chúng hèn hạ đã giết hết, không để ai sống sót kể cả những người đã bị thương...
27_n.jpg




Đài tưởng niệm Pò Hèn.
28_n.jpg




Nhà bia tưởng niệm nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng 86 CBCS, dân quân, nhân dân Pò Hèn đã chiến đấu kiên cường hy sinh anh dũng tại đây chống quân TrQ xâm lược 2/1979. Họ là những con người ưu tú xuất thân từ Hải Phòng, Hải Hưng, Quảng Ninh đã hy sinh gìn giữ mảnh đất này. Đời đời ghi nhớ công lao, anh dũng của các anh chị.
29_n.jpg
 
Ngã 3 đg TTBG vào đồn Pò Hèn cũ nay là đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ Pò Hèn.


1_n.jpg


Trạm kiểm soát biên phòng và con đường qua ngầm sang công xã Thán Sản bên Tàu đối diện với Pò Hèn của ta.


2_n.jpg


3_n.jpg


Bên kia sông có mấy cái xe hơi và nhà tầng là đất Tàu. Sáng sớm 2/1979 xe tăng cùng hàng nghìn lính TQ vượt qua ngầm này tấn công đồn BP Pò Hèn và cướp phá tài sản của nhân dân Pò Hèn, một khu dân cư đông đúc sầm uất của VN
4_n.jpg


Cột mốc biên giới bên này sông Ka Long thuộc phạm vi quản lý của đồn BP PH.

6_n.jpg



Qua đồn BPPH chừng 8km đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
7_n.jpg
8_n.jpg



Từ đường tuần biên quẹo phải lên một quả đồi check in cột mốc biên giới 1342(2)
9_n.jpg


10_n.jpg



Phí dưới xa xa sông Ka Long và hàng rào biên giới của TrQ
11_n.jpg
 
12_n.jpg


13_n.jpg



Trở ra đg tuần biên bằng con dốc xuống khá sâu và cua gắt.
14_n.jpg



Trên đường TTBG đẹp như tranh.
16_n.jpg
16_n.jpg
17_n.jpg



Đoạn này đường sát mép sông ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam &TrQ
18_n.jpg


19_n.jpg


19_n.jpg



Vừa định xuống tắm thì bọn tàu méc BĐBPVN ra ngăn.
Hàng rào biên giới tàu xd bằng thép cao khoảng 3m trên dải dây kẽm gai bùng nhùng có máy ghi âm & camera hồng ngoại giám sát 24/24
20_n.jpg



Đoạn này đi trên núi cao, mây mù che phủ
21_n.jpg



Nhìn con đường phía trước rồi sẽ qua mà thấy lạnh lưng.
22_n.jpg
 
Đi trên sườn núi cao trong mây mù cùng các khúc cua lên xuống cảm thấy phiêu phiêu làm sao. Cột cây số báo đã qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh 14km
23_n.jpg


24_n.jpg



Bậc thang lên cột mốc 1327, cột mốc có view đẹp trên đường biên
25_n.jpg


26_n.jpg


26_n.jpg



Cột mốc 1327. Nếu tinh ý các bạn sẽ thấy cột mốc này có hình dáng khác hẳn các cột mốc trước chúng tôi đã check in.
Các cột mốc trước nằm hoàn toàn trên lãnh thổ VN do VN xây mà đường biên là các sông suối tự nhiên, bên TrQ cũng có một cột mốc do TrQ xây mang cùng số chỉ kasc nhau con số trong ngoặc "( )" tiếp theo.
Cột mốc này nằm trên đường biên giới đất liền do TrQ xây vì nó là số lẻ nên hình dáng nó như vậy, còn số chẵn có hình dáng quen thuộc như các bạn đã thấy trước đó.
Phía sau cách 3m TrQ dựng hàng rào biên giới có camera, ghi âm giám sát.
27_n.jpg
28_n.jpg


30_n.jpg


31_n.jpg


32_n.jpg
 

Attachments

  • 29_n.jpg
    29_n.jpg
    64.7 KB · Views: 131
29_n.jpg


Hàng rafobieen giới do TrQ dựng lên suốt chiều dài biên giới, cả từ chân núi lên đỉnh núi cao.
103427_n.jpg



Cách mốc 1327 là mốc giới số 1326/2
33_n.jpg


Bậc thang lên mốc 1326/1

34_n.jpg


35_n.jpg



Mốc giới 1326, đây là cột mốc chính, còn 1326/1 & 1326/2 là cột mốc nối của mốc giới này. Bên kia tường rào là đường tuần birn của TrQ, treeb rào kẽm gai có hộp chứa thiết bị ghi âm và camera quan sát ngày đêm. Cũng như các cột mốc biên giới trên bộ khác, chúng ta được tự do check in các cột mốc chung này, còn dân bên tàu thì không thể. Nhìn hàng rào kẽm gai này ta tưởng tượng cả nước tàu nhà một nhà tù khổng lồ.

36_n.jpg



Check in mốc giới 1321(2) thuộc thị trấn Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Khu vực đường biên đi qua ngã 3 sông suối nên có 3 cột mốc mang số 1321: Mốc 1321(1) bên TrQ, mốc 1321(2) & 1321(3) bên lãnh thổ VN.
37_n.jpg



Xung quanh cột mốc 1321(2) là sân phơi quế, hoa hồi đặc sản của địa phương. Sua cột mốc là dòng suối đường biên tự nhiên; hàng rào camera và khu dân cư của tàu.
38_n.jpg



Cửa khẩu Hoành Mô im ỉm đóng.
39_n.jpg



Chúng tôi nghỉ đêm tại nhà nghỉ Phương Lê ngay phía trước của khẩu. Nhà nghỉ sạch sẽ, đủ tiện nghi giá chỉ 250k/ph. Cả nhà nghỉ chỉ có 4 chúng tôi từ SG ra và 2 cô gái từ HN mới lên để hôm sau check in cột mốc 1305, cùng đam mê họ mau chóng làm quen.
40_n.jpg


Kết thúc ngày đầu của cung đường biên ải chúng tôi chỉ chạy 90km dành rất nhiều thời gian cho thăm thú rong chơi. Một ngày tuyệt vời phong cảnh hùng vĩ, đẹp như tranh với những con người cần cù tốt bụng nhưng anh dũng của một phần nhỏ vùng biên đông bắc thân yêu của Tổ Quốc.
 
Last edited:
Ngày thứ 3: Chinh phục mốc 1305 & sống lưng khủng long; no say các cột mốc biên giới với các view tuyệt đẹp.

Rời Ck Hoành Mô sáng sớm dưới bầu trời nhiều mây âm u chúng tôi theo đường tuần biên đến cột mốc 1305 cách đó 18km.
Từ ck chạy 5km đến bản Bắc Cương quẹo phải, từ đây đến bãi đậu xe để lên sống lưng khủng long còn 13km đg men theo sườn núi mà đỉnh núi là đg biên trên bộ giữa 2 nước.
7405188D-B1D1-4963-8EB4-05B7FEE92B69.jpeg



Ảnh đường đến mốc 1305 sau khi qua ngã 3 Bắc Cương theo hướng ngược về Hoành Mô.
21E73D12-A3CD-461E-BB18-0680385A9B3C.jpeg


6BD6214F-2520-43E7-8B79-0C59E5FFA9FA.jpeg


D4B96437-3779-4E3C-B7FD-D908499422F7.jpeg



Bãi đậu xe và ngã 3 quẹo phải lên sống lưng khủng Long, đoạn đầu độ dốc nhỏ, nền đường láng xi măng.
3C1F3A51-2C5D-4EE9-A0FC-6A87344DC6A5.jpeg



Tiếp theo là các bậc thang, có cọc tiêu và lần can bằng sợi dây xích bảo vệ.
386905AC-4240-4BDE-A643-89D63066A572.jpeg


Thành viên trong đoàn U70 tham gia trải nghiệm sống lưng khủng Long.
6D1901BE-3A23-4EF6-B0FD-C517B9062827.jpeg
 
Last edited:
Một số hình ảnh chụp tại trạm dừng nghỉ thứ nhất trên sống lưng khủng Long

508827F8-E123-4A2D-90AF-865E1005CC77.jpeg


508827F8-E123-4A2D-90AF-865E1005CC77.jpeg


0D1E3F2A-52EE-4C65-83F6-C352E9E2C4DF.jpeg


76583904-0024-470A-AC4E-84A3462B5F43.jpeg



Phía dưới nhà ngói đỏ là bãi đậu xe
F6A5219D-D192-4DB9-B3CB-385EEBA35D3A.jpeg



Đoạn đường tuần biên đi về phía Ck Hoành Mô

7B67D5F4-41C3-4365-A67B-D2EAF6E7EABD.jpeg



Rời trạm dừng nghỉ thứ nhất tiếp là những bậc thang dốc như dựng đứng, xoáy ốc bậc thang lại cao nên leo lên khá vất vả.

0ACACFA2-E692-4E72-8830-7EBB095AAEAA.jpeg


C052537A-6ADC-4238-A058-1FCFAE66257E.jpeg



Trạm dừng nghỉ thứ 2 trạm này có mái che, mái che được chằng buộc với sàn rất chắc chắn. Lúc này mây đen vần vũ gió thổi vù vù, lác đác có hạt mưa
3EDC5072-99C4-4B7C-849E-500AC04D82A2.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,069
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top