What's new

[Chia sẻ] Cửu Trại Câu - Hoàng Long 2009: Thiên đường tìm thấy

Sau những ngày vật vã vì hội chứng "hậu thiên đường", đoàn CTC 2009 của PeterPan đã lại người và sẽ lần lượt chia sẻ thông tin, hình ảnh với mọi người. Trước tiên, mình xin post lịch trình chi tiết của chuyến đi để mọi nguời tham khảo (có vẻ hơi dài, nếu các "đại quan" thấy cần rút tỉa, mình sẽ thực thi ngay :))).

Lịch trình chi tiết

Ngày 1 (16/10/09): Háo hức lên đường
- Hà Nội – Hữu Nghị Quan : 150km
Phương tiện: Thuê xe Hoa Thêm - 1 triệu/10 người
- Hữu Nghị Quan - Nam Ninh : 220km
Phương tiện: Thuê xe Trung Quốc - 80Y/người
- Nam Ninh - Thành Đô: 1800km
Phương tiện: Máy bay - 620Y/người
Xe của Youth Hostel (242 phố Đền Vũ Hầu) đón: 140Y/10 người
Giá dorm tại Youth Hostel: 300Y/10 người

Ngày 2 (17/10/09): Lạc lối tại... Lạc Sơn
- Thành Đô – Lạc Sơn : 120km
Phương tiện: Xe 30 chỗ thuê riêng - 1300Y/ngày
Buổi sáng thăm Lạc Sơn Đại Phật – pho tượng Phật ngồi lớn nhất thế giới. Tại đây, một sự vụ khó quên đã phát sinh (hồi sau sẽ rõ...)
- Lạc Sơn - Nga Mi : 37km
Phương tiện: Đi xe khoảng 40 phút tới chân núi, đổi xe bus – 40Y/người. Đi khoảng 2h đến lưng chừng núi Nga Mi. Mua vé cáp treo - 65Y/người. Đi rất nhanh, chỉ 5’ là lên đến nơi. Leo bộ khoảng 500 bậc thang là lên đến gần Kim Đỉnh.
Vé cáp treo 80Y/ người ( đã được giảm vì có thẻ SV rởm....)
Thuê KS - 180Y/phòng ( nam, nữ riêng nhé. WC ở bên ngoài phòng)
Nếu mang nhiều đồ phải thuê chở lên – 200Y ( 10 – 12 vali to ).

Ngày 3 (18/10/09): Khám phá một điểm đến mới tại chân núi Nga My :D
- Chơi tại Nga Mi: lên Kim Đỉnh thăm Chùa Vàng và ngắm... chân tượng Phổ Hiền Bồ Tát.
- Do thời tiết quá lạnh (0 độ vào ban đêm), ban ngày sương mù dày đặc, trời mưa nên phải hạ sơn sớm hơn dự kiến 1 ngày. Tại chân núi Nga My, một sự cố vừa sợ vừa vui đã phát sinh ( hồi sau sẽ rõ....).
- 18/10 là sinh nhật của PeterPan và bạn PeterPan thu hoạch được tới 2 bữa linh đình, 1 ở trên Kim Đỉnh vào buổi sáng, 1 ở thị trấn Nga My (dưới chân núi Nga My) vào buổi tối.
- Nghỉ đêm tại KS dưới chân núi Nga Mi – 60Y/ người

Ngày 4 (19/10/09): Xả stress tại Thành Đô
- Nga Mi - Thành Đô: 140km
Phương tiện: Xe 30 chỗ.
Trưa về Thành Đô ăn lẩu nấm Tứ Xuyên
Chiều khám phá Thành Đô thăm khu phố Cẩm Lý ( không có trong lịch trình may sao lại gần đền Vũ Hầu). Tối lại lẩu cay Tứ Xuyên.

Ngày 5 (20/10/09): Thành Đô - Cửu Trại Câu
- Dự kiến lịch trình: Thành Đô - Hoàng Long. Tuy nhiên, do thời tiết hơi tệ và đường đang sủa chữa nên lái xe không dám đảm bảo đi Hoàng Long an toàn. Vì vậy, lịch trình phải có thay đổi tí chút: đi CTC trước, sau đó mới đi Hoàng Long.
- Thành Đô - Cửu Trại Câu : 500km
Nghỉ ăn trưa ở Pingwu một thị trấn dọc đường. Đi cả ngày đường núi nên không thể đi nhanh. Qua thị trấn Bắc Xuyên tận mắt chứng kiến hậu quả của trận động đất, mới thấy người Trung Quốc khắc phục thiên tai nhanh như thế nào.
- 7h hơn đến Cửu Trại Câu nhận phòng KS 150Y – 180Y/ phòng – 3 người (đã bao gồm 1 bữa sáng và 1 bữa tối ).
- Ăn tối và ki niệm ngày 20/10 bằng các món nướng do anh em trong đoàn tổ chức mừng chị em.

Ngày 6 (21/10/09): Sững sờ vẻ đẹp Cửu Trại Câu
- Mua vé vào cửa - 263Y/người ( bao gồm xe bus và bảo hiểm, thẻ sinh viên rởm phát huy tác dụng).
- Cả ngày khám phá nhánh bên phải của chữ Y gồm một loạt hồ : Grass Lake, Swan Lake, Arrow Bamboo Lake ,Panda Lake,Five Flower Lake, Mirror Lake. Một vài các thác rất đẹp.
- Tối về đi ăn bò Yak tại quán người Tạng cả đoàn có màn hát múa tập thể khiến các bạn TQ vỗ tay ầm ĩ.

Ngày 7 (22/10/09): HẢ HÊ tuyết trắng (hồi sau sẽ rõ.... =)))
- Vẫn phải mua vé vào cửa - 263Y/ người vì không muốn ở trong làng người Tạng.
- Cực kỳ bất ngờ vì gặp tuyết đẹp tinh khôi, thỏa mãn và tiếc nuối (hồi sau sẽ rõ...).
- Săn lùng những bức ảnh độc tại nhánh bên trái của chữ Y: Long Lake, Five Coloured Pool, Upper Lake, Lower Lake, hồ trái tim, thăm làng người Tạng,.....
- Buổi tối : Thích thú mãn nhãn khi xem ca nhạc Tạng. Sau đó có vài kẻ bon chen mua đĩa nhạc Tạng cũng chờ đợi xin chữ ký ... Buôn khăn và đồ lưu niệm....

Ngày 8 (23/10/09): Cửu Trại Câu - Hoàng Long
- Phương tiện: Xe thuê riêng, cáp treo lên núi (230Y/người, gồm cả vé thắng cảnh và cáp).
- Dừng chân trên Tuyết Bảo Đỉnh (nằm giữa Cửu Trại Câu và Hoàng Long) cao 5588 m. Thật là vĩ đại.
- Háo hức với các hồ nước tuy không đẹp bằng CTC nhưng cũng khá lạ :
hồ bậc thang, hồ vàng ....
- Cực kỳ sung sướng vì thấy tuyết rơi có thể đưa tay hứng được. Cảm nhận sự thay đổi của thời tiết cho đến khi đón được bông tuyết đậu trên tóc trên tay......
- Thót tim khi đi trên đèo, núi vì thời tiết thay đổi nhanh chóng, sương mù dày đặc, tuyết rơi. Quay lại ngủ Cửu Trại Câu lại đi buôn với slogan: “Chỉ mua đắt chứ không mua rẻ”.

Ngày 9 (24/10/09): Cửu Trại Câu - Thành Đô (500km)
- Lặp lại con đường của ngày thứ 5 nhưng đi theo hướng ngược lại về Thành Đô. Chiều tối mới về đến nơi và bữa tối với hai chú vịt quay làm cả đoàn thỏa mãn, vì bổ sung lượng đạm dư dả.
- Trong buổi tối lãng mạn tại phố cổ Cẩm Lý, một hoạt cảnh bi thương đã được dàn dựng (hồi sau sẽ rõ...).
- Cả đoàn ăn ngủ thoả mãn sau một ngày dài di chuyển.

Ngày 10 (25/10/09): Giết thời gian ở Thành Đô :D
- Sáng: Đi thăm tệ xá của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Chiều: Đàm đạo với Gia Cát Khổng Minh, thăm 3 anh em Lưu - Quan - Trương tại đền Vũ Hầu. Lang thang Thành Đô và hoa mắt với thiên nga.
- Tối: Say mê, ngạc nhiên , ngơ ngẩn với múa đổi mặt.

Ngày 11 (26/10/09): Tạm biệt Thành Đô
- Buổi sáng: Tranh thủ sục sạo ngõ ngách Thành Đô, đi lang thang các siêu thị, cửa hàng của người Tạng, mua bán đến đồng tệ cuối cùng.
- Buổi chiều: Tạm biệt Thành Đô (ra sân bay bằng xe của Youth Hostel, 140Y/10 người), bay thẳng Thành Đô - Nam Ninh sau gần 2 tiếng bị delay (620Y/người).
- Về tới sân bay Nam Ninh khi gần nửa đêm, về khách sạn Nghênh Tân (75Y/3 người) đối diện ga Nam Ninh (thuê xe trọn gói 350Y từ sân bay).
- Ăn tối một bữa hoành tráng toàn đồ nướng ( ốc, sò, cồi mai, ếch...) ngon, rẻ.

Ngày 12 (27/10/09): Chia 2 đạo tiến về Hà Nội
Do 1 trục trặc đáng tiếc nên cả đoàn bị rơi vào cảnh "chia lìa đôi ngả"
- Đoàn 1 (4 người): đi tàu Nam Ninh – Bằng Tường (hơn 200km, 30Y/người), Bằng Tường – Hữu Nghị Quan (Xe đón 75Y/10 người), Hữu Nghị Quan – Hà Nội (150km, Xe nhà Hoa Thêm đón 1tr/4 người). Đoàn 1 đi đúng lịch trình nên cuối giờ chiều đã về tới Hà Nội.
- Đoàn 2 (6 người): ga Nam Ninh – bến xe Lãng Đông (thuê xe, 50Y/6 người), mua vé xe Sơn Đức chạy thẳng Nam Ninh – Hà Nội (150Y/người), về đến Hà Nội khoảng 21h30.

IMG_3085.jpg

10 thành viên của đoàn Cửu Trại Câu 2009.
 
Last edited:
Khu nhà vườn của nhà thơ Đỗ Phủ

Từ đường Vũ Hầu Tự, chỉ mất khoảng 10 phút đi xe buýt là tới được khu nhà vườn của Đỗ Phủ (712 - 770) - một nhà thơ lớn của Trung Quốc vào thời nhà Đường.

Đỗ Phủ sinh ra và lớn lên tại thành Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc ngày nay rồi nhắm mắt xuôi tay tại Đàm Châu nay là thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam.

Quãng thời gian Đỗ Phủ và gia đình sống tại Thành Đô chỉ vỏn vẹn 5 năm. Tuy nhiên, đây được đánh giá là giai đoạn thăng hoa nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ lẫy lừng của thi sĩ vốn tự cho mình thuộc dòng dõi của Vua Nghiêu.

Khu nhà vườn của nhà thơ Đỗ Phủ ngày nay được bảo vệ và gìn giữ ngay trong lòng một thành phố Thành Đô ồn ào, náo nhiệt. Đây là một quần thể nhiều công trình kiến trúc mang ý nghĩa văn hóa, xã hội mà căn nhà tranh nghèo nàn được giữ gần như nguyên trạng của Đỗ Phủ chỉ là một nội dung tham quan trong số rất nhiều gạch đầu dòng khác nhau.

Không quá am hiểu về tất cả những điểm tham quan nhỏ trong khu tham quan này, 10 người chúng tôi chỉ tập trung dừng lại lâu nhất tại nhà tranh của Đỗ Phủ để kịp trở lại đường Vũ Hầu Tự trước giờ cơm trưa.

dophu1.jpg

Thẻ Panda phát huy tác dụng ở đây, chỉ cần chìa thẻ ra và hiên ngang qua cửa soát vé. Những chiếc thẻ Panda sẽ được chiếu qua máy quét và mỗi thẻ chỉ được sử dụng để vào 1 điểm tham quan duy nhất 1 lần mà thôi. Ảnh: Mr Nhũn.

dophu2.jpg

Dù thời tiết không thuận lợi nhưng vẫn có khá nhiều du khách tới thăm nhà tranh Đỗ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.

dophu4.jpg

Một hình ảnh vẫn thường thấy tại các khu thắng cảnh của Trung Quốc. Ảnh: hanoiwelle.

dophu3.jpg

Đường tre lối trúc như tấm bình phong ngăn cách cuộc sống ồn ào bên ngoài với khu nhà tranh của Đỗ Phủ. Phía sau bức tường trắng kia đã là sự xô bồ của đời sống thường nhật. Ảnh: hanoiwelle.

dophu6.jpg

Những con đường lát đá... Ảnh: hanoiwelle.

dophu7.jpg

... chạy khắp khu thắng cảnh để nối liền những điểm tham quan nhỏ với nhau. Ảnh: hanoiwelle.

dophu5.jpg

Tháp nhỏ trên đường vào nhà tranh Đỗ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.
 
Last edited:
Khu nhà vườn của nhà thơ Đỗ Phủ

Vẫn là cảnh vật hai bên đường dẫn vào nhà tranh của nhà thơ Đỗ Phủ. Cũng không có gì quá đặc biệt, chỉ đơn giản là sự nhẹ nhàng khó có thể có được trong cuộc sống thường ngày. Khu vực này giống như một ốc đảo lạc lõng nằm lọt thỏm trong lòng Thành Đô quá đỗi náo nhiệt.

dophu8.jpg



dophu9.jpg



dophu10.jpg



dophu11.jpg



dophu12.jpg



dophu13.jpg



dophu14.jpg


Ảnh: hanoiwelle.
 
Khu nhà vườn của nhà thơ Đỗ Phủ (tiếp)

Trên đường vào nhà tranh của Đỗ Phủ, chúng tôi đi qua một khu nhà trưng bày 2 bức tượng của nhà thơ lỗi lạc thời Đường. Mỗi bức tượng mang một dáng vẻ khác nhau và chắc chắn mang những ẩn ý sâu xa trên từng đường nét tạo tác.

Bức tượng thứ nhất toát lên tướng mạo thanh cao, đôi mắt như biết nói cùng với bộ trang phục chỉn chu, ngay ngắn. Đó là một hình ảnh gần với một vị quan hơn một thi sĩ (Đỗ Phủ từng có những giai đoạn nắm một số chức quan nhỏ).

dophu15.jpg

Ảnh: Mr Nhũn.

dophu16.jpg

Ảnh: PeterPan.

dophu17.jpg

Ảnh: PeterPan.

dophu18.jpg

Ảnh: PeterPan.

dophu19.jpg

Ảnh: Sweetiury.
 
Bức tượng thứ hai thì khác hẳn. Được tạo hình một cách khá cường điệu, bức tượng Đỗ Phủ này toát lên vẻ nhọc nhằn, khắc khổ. Nét mặt của nhà thơ đã không còn sự ung dung tự tại nữa mà hằn rõ những lo toan.

Có lẽ, bức tượng này đại diện cho những giai đoạn khốn khó trong cuộc đời của Đỗ Phủ. Một nhà thơ lớn của Trung Quốc và được đánh giá có tầm cỡ không kém gì William Shakespeare hay Victor Hugo đã có một đoạn kết không có hậu: qua đời trên một chiếc thuyền rách nát ở tuổi 59 và hầu như không có được của cải đáng kể nào để lại cho con cháu.

dophu20.jpg

Ảnh: PeterPan.

dophu21.jpg

Ảnh: PeterPan.

dophu22.jpg

Ảnh: Mr Nhũn.

dophu23.jpg

Ảnh: hanoiwelle.

dophu24.jpg

Ảnh: hanoiwelle.

dophu25.jpg

Ảnh: WB đại hiệp.
 
Bảo tàng Đỗ Phủ

Trước khi vào tới khu nhà tranh Đỗ Phủ, du khách có thể ghé qua một bảo tàng nhỏ với những tranh ảnh và hiện vật mô tả thân thế cũng như sự nghiệp của nhà thơ lỗi lạc.

baotang.jpg

Tấm biển có dòng chữ "thơ thánh trứ thiên thu", có nghĩa là vị thánh thơ được lưu danh truyền đến ngàn đời sau (cảm ơn Lá Nhỏ đã giúp đỡ về dịch thuật :)). Ảnh: PeterPan.

baotangdophu5.jpg

Gian đầu tiên của bảo tàng tái hiện lại những hình ảnh đặc trưng của giai đoạn mà Đỗ Phủ còn sống. Ảnh: Mr Nhũn.

baotang2-1.jpg

Đây là 2 bức tượng sáp nhìn như thật, một là Đỗ Phủ và một là bạn thơ của ông, PeterPan chỉ không biết chính xác tượng nào là tượng nào mà thôi :-D. Ảnh: PeterPan.

baotangdophu1.jpg

Một tấm biển toàn tiếng Trung, PeterPan đoán nội dung là sự so sánh Đỗ Phủ với rất nhiều vĩ nhân khác trên thế giới vì có một bức phù điêu nổi ở góc phải trông khá giống Karl Marx. Ảnh: Mr Nhũn.

baotangdophu2.jpg

Một tác phẩm của Đỗ Phủ gồm cả bản viết tay (không rõ là nguyên gốc hay chụp lại) và các hình vẽ minh họa. Ảnh: PeterPan.

baotangdophu3.jpg

Vẫn là tượng Đỗ Phủ với những nét khắc khổ. Ảnh: hanoiwelle.

baotangdophu4.jpg

Gian trưng bày các hiện vật liên quan tới sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.
 
Nhà tranh Đỗ Phủ

Gọi là "nhà tranh" nhưng căn nhà của nhà thơ lỗi lạc thời Đường trông cũng không đến nỗi nào cho lắm. Theo đánh giá của hầu hết thành viên trong đoàn thì căn nhà này có lẽ đã được phục dựng lại theo nguyên mẫu chứ khó có thể chính là căn nhà mà Đỗ Phủ từng ở thưở nào.

Tất nhiên, các bạn Tàu cũng khéo léo tạo nên một vài lỗ thủng, đập vỡ một số thứ đáng... vỡ để tạo nên một không khí cũ cũ, cổ cổ. Dù sao thì đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tách biệt hoàn toàn với cuộc sống ồn ào xa mãi ngoài kia, căn nhà cũng giúp du khách phần nào hình dung được về một chốn đi về của Đỗ Phủ khi xưa.

nhatranhdophu1.jpg

Cổng vào nhà tranh của nhà thơ Đổ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.

nhatranhdophu2.jpg

Rêu xanh đã mấy rêu xanh? Ảnh: hanoiwelle.

nhatranhdophu3.jpg

Rất khó chụp được một tấm toàn cảnh căn nhà mà không vướng người. Ảnh: Mr Nhũn.

nhatranhdophu4.jpg

Một góc nhìn khác thoáng hơn một chút về căn nhà tranh. Ảnh: WB đại hiệp.

nhatranhdophu5.jpg

Phòng khách, đây có lẽ là nơi Đỗ Phủ cùng các bạn thơ vừa đối ẩm, vừa đối chữ. Ảnh: PeterPan.

nhatranhdophu6.jpg

Phòng ngủ. Ảnh: PeterPan.

nhatranhdophu7.jpg

Mái nhà được bện rất kỹ. Ảnh: PeterPan.
 
Nhà tranh Đỗ Phủ (tiếp)

nhatranhdophu8.jpg

Một lỗ thủng "giả cổ", có lẽ thế...

nhatranhdophu9.jpg

Một "tác phẩm" tương tự, có lẽ vậy...

nhatranhdophu10.jpg

Bếp ăn.

nhatranhdophu11.jpg

Thư phòng, đây có lẽ chính là nơi mà Đỗ Phủ đã viết nên những áng thơ trong giai đoạn thăng hoa nhất của sự nghiệp sáng tác.
 
Chạm trán... Trương Phi

Rời khỏi khu nhà tranh của nhà thơ Đỗ Phủ, chúng tôi vô tình chạm trán một nhân vật vô cùng nổi tiếng, vang danh bốn phương, từ cổ chí kim ai ai cũng biết. Đó là... Trương Phi.

Tất nhiên, nói vui là như vậy chứ kỳ thực đây chỉ là một người đóng giả vị danh tướng lừng lẫy một thời của nước Thục xa xưa mà thôi. Nhân vật này đóng vai Trương Phi để thu hút khách cho một quán... thịt bò cùng tên.

Anh chàng này nhìn chung đã đóng khá đạt vai của mình. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ai cũng hiểu ngay rằng đó là Trương Phi chứ chẳng cần đưa mắt đọc tấm bảng hiệu của quán.

Trương Phi "version 2009" luôn tươi cười đón khách và sẵn sàng chụp ảnh với những vị khách qua đường dù sau đó những người này cũng chẳng thèm bước vào quán. Trương Phi của thời hiện đại chẳng có ngựa, chẳng có cây xà mâu mà cũng chẳng có vẻ dữ dằn đã đi vào tiểu thuyết. Anh chàng Trương Phi này chỉ có nụ cười hiền hậu mà thôi.

Quán thịt bò Trương Phi khá đông khách, có lẽ phần lớn là vì cách tiếp thị hình ảnh quá độc đáo cũng như sự lanh lợi của anh chàng diễn viên bất đắc dĩ. Hơi tiếc là đoàn chúng tôi không có thời gian để thưởng thức món thịt bò tại quán này dù rất thích anh chàng Trương Phi kia.

truongphi1.jpg

Ảnh: PeterPan.

truongphi2.jpg

Ảnh: PeterPan.

truongphi3.jpg

Ảnh: Mr LG.
 
Tái ngộ Trương Phi, làm quen Quan Vũ, thấp thoáng Khổng Minh

Ngay đầu ngõ dẫn vào Youth Hostel của đoàn chúng tôi là một nhà hàng khá đặc biệt. Hai bên cửa chính của nhà hàng này là 2 bức tượng dát màu vàng cao lớn lực lưỡng theo nguyên mẫu hình tượng của Quan Vũ và Trương Phi. Cả 2 bức tượng này đều có thần thái oai phong, lẫm liệt, khí chất hừng hực và vô cùng sinh động.

Qua cửa chính của quán, lùi vào phía trong một chút là bức tượng Gia Cát Lượng - Khổng Minh ngạo nghễ và uy nghiêm. Do tượng Khổng Minh ở phía trong quán nên chúng tôi khó có thể nhìn rõ bằng 2 bức tượng ở phía ngoài nhưng tất cả vẫn có thể cảm nhận được rõ ràng cái tư thế cầm quạt ấy, tướng mạo hơn người ấy bởi bức tượng này rất có hồn.

Rất có thể, giống như quán thịt bò Trương Phi, những bức tượng ở trước quán ăn này là một cách tiếp thị hình ảnh độc đáo. Sự hiện diện của Quan Vũ (vốn được người làm kinh doanh tôn thờ từ lâu), Trương Phi và đặc biệt là Gia Cát Lượng - Khổng Minh còn có thể là một lời đảm bảo của quán ăn cho các thực khách. Bởi không lẽ một quán ăn dám đặt tượng của những nhân vật lỗi lạc lại làm ăn không cẩn thận.

quanan1.jpg

Mặt tiền của quán ăn rất đẹp với tấm biển hiệu được trang trí cầu kỳ (Lá Nhỏ ghé qua thì dịch hộ tớ nhé :)). Ảnh: hanoiwelle.

quanan2.jpg

Bộ ba Quan Vũ - Trương Phi - Gia Cát Lượng. Ảnh: hanoiwelle.

quanan3.jpg

Quan Vũ với tướng mạo hơn người, oai phong, lẫm liệt. Ảnh: Mr LG.

quanan4.jpg

Rõ hơn nữa bộ ba lừng lẫy của Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ảnh: Mr LG.

quanan5.jpg

Các nhân viên của quán ăn đang tập trung nghe ông chủ truyền đạt trước một ngày làm việc mới.

quanan6.jpg

Một nhà sư Phật giáo Tạng truyền ngắm nghía tượng Quan Vũ hồi lâu. Ảnh: hanoiwelle.

quanan7.jpg

Phía trước 2 bức tượng oai phong là... menu. Ảnh: hanoiwelle.
 
Tái ngộ Trương Phi, làm quen Quan Vũ, thấp thoáng Khổng Minh (tiếp)

Vào cuối mỗi ngày, 2 bức tượng Quan Vũ và Trương Phi sẽ được khiêng vào phía trong quán. Vì vậy, vào buổi sáng sớm, phía trước quán ăn mới quạnh quẽ thế này.

Tự dặn lòng mình là tránh tới mức tối đa những so sánh này họ, nhưng sao vẫn thấy phục cách kinh doanh của dân Tàu. Cũng chỉ là một quán ăn thôi, chưa biết món ăn ra sao nhưng cách tiếp thị hình ảnh thì quả là ấn tượng. Ngay cả những người chưa bước vào quán như chúng tôi mà vẫn phải nhớ mãi.

Giá mà, chỉ là giá mà thôi...

quanan8.jpg



quanan9.jpg


Ảnh: hanoiwelle.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,031
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top