What's new

Dân Hải Phòng buôn chuyện (Phần 2)

Status
Not open for further replies.
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Ơ thế lần này LĐ đi xe máy à??? Vẫn xế cũ chứ chị? Em cứ ngỡ con bán tải cơ đang định hô hào anh em quẳng hết đồ LĐ tải hộ :D.

@@ Cỏ: chị ơi em chả có kinh nghiệm đi leo rừng đâu. Đến giày em còn chưa có nữa nè. Em đang định hỏi đi tông, mặc quần lửng có được không? Em cứ nghĩ vườn Quốc Gia nó như cái công viên nhều cây thôi :D.

Go vào trang potay.com mà xem, hướng dẫn cụ thể lắm (NT).
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Nước Hải Phòng vừa trong vừa mát
Đường Thủy Nguyên lắm cát dễ đi
Trai Chợ Tổng như hoa thiên lý
Gái thiên hạ biết ý mà theo:):)
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

"Xưa" đương nhiên có cái hay của "xưa", đồ cổ lại đang lên giá. Sao lại phải "phạt" hay "cưỡng ép" nhể. Chẳng nhẽ lại khuyến mãi? Xế, Ôm nào không nhìn thấy cái chân giá trị của đồ cổ, đồ xưa như anh em mình cho chúng thiệt thòi nhé :D

Đấy nhá chị cỏ xem xét xếp cặp X-O này thôi nào. Để ac ý còn tự viên mãn với cái chân giá trị của đồ cổ nào.
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

LĐ ơi! em mem mới có quà không chị? Không có thì cho em xin cái áo, để em còn về khoe với hàng xóm....hiii..... Ọp nào!
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

chết! có khi em cũng phải vào trang ấy xem thử. hix, vì em cũng giống chị Go.
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

"Xưa" đương nhiên có cái hay của "xưa", đồ cổ lại đang lên giá. Sao lại phải "phạt" hay "cưỡng ép" nhể. Chẳng nhẽ lại khuyến mãi? Xế, Ôm nào không nhìn thấy cái chân giá trị của đồ cổ, đồ xưa như anh em mình cho chúng thiệt thòi nhé :D

Vậy là "chốt hạ" luôn anh nhá! Mà giờ em mới nhớ ra vụ Đồ Sơn tháng trước cái computer của Cỏ nó đã chọn anh làm xế cho em rồi, nhưng tại hôm ấy em bị 1 lũ rơ moóc túm lại nên đành bỏ lỡ "xế" đấy, giờ coi như tiếp nối "tiền duyên" nhá?
@ Go, Mộc Lan: Không mặc quần lửng và đi dép tông đc đâu em, sẽ bị lá cỏ sắc cào xước chân và trượt ngã đấy. Tốt nhất là giày đế bằng và quân bò dài em ạ, mặc áo ngắn tay ở trong và khoác thêm 1 áo dài tay ở ngoài để khi cần thì mặc, không cần thì off buộc vào lưng, vì thi thoảng có chỗ ẩm ướt có muỗi và sương hơi lạnh.
 
Last edited:
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Kinh nghiệm đi rừng
Bài viết dưới đây được lấy từ nguồn:
<http://www.sinhvienbalo.com/forum/showthread.php?t=4720>
Xem ngày 13/4/2010

1.Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
-Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, xà cạp, quần áo, mũ tai bèo)
-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
-01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)
-Đèn pin,
-Dao
-Kéo
-Thìa, cốc nhựa,
-Bật lửa.
-La bàn
-Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
-Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
-Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, salongpad…)
-01 chai nước uống có hòa chè sâm
(Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

2.Khi di chuyển trong rừng
-Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
-Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
-Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
-Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
-Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
-Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

3.Khi ăn trong rừng
-ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
-Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
-Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
-Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.

4.Khi ngủ trong rừng
Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau:
-Chọn thân cây chắc chắn để mắc
-Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
-Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
-Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
-Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
-Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.


5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công
- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…
- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.
- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.
- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.

Kinh nghiệm đi rừng (tiếp)
Bài dưới đây được lấy từ nguồn:
<http://www.vncreatures.net/forum/viewtopic.php?t=237>
Xem ngày 13//4/2010

Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp 1 loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối. Ở các tỉnh phía Bắc còn có lòai Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là lòai sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy vv...

Đối với lòai Vắt đất (chúng sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được. Bạn nên thường xuyên kiểm tra giày, vớ khi đi rừng để tránh bị hút máy. Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng 1 miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ Ok.

Đối với lòai Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Lòai vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, nhưng nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hòan tòan nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các lòai động vật máu nóng mà thôi.

Do Vắt là một lòai sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đ phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những lòai động vật máu nóng nào đang tồn tại.

Kinh nghiệm đi rừng (tiếp)
Bài dưới đây được lấy từ nguồn:
<http://www.vncreatures.net/forum/viewtopic.php?t=237>
Xem ngày 13/4/2010

Nhiều lần đi rừng, tôi thấy người dân tộc thiểu số (họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt ???? Laughing ) thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều!.
Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc....), ăn với cá, cua, ếch...nướng.
Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

@ ALL!
Em bị chậm phà, giờ mới lò dò vào đây. Há há! Dạo này Lờ đờ hình như là xin được quota dài hạn thành ra dân ăn chơi ... hai bánh cơ ah? ( Mà thực ra cái cửa cấp Quota mừng lắm ấy nhá!, Chẳng cần xin xỏ cũng cho không ấy chứ lị!=))).
Ông Ell ! Đời bao nhiêu năm đếm lá giờ cũng gọi là ...đạt chính quả bước đầu nhỉ?!;)

@ nhắn những ai đi trekking Việt Hải!
Đề nghị các bạn cứ đặt câu hỏi cụ tỉ kiểu: em không biết mặc gì (=))). em không biết mang theo gì, em bám vào đứa đằng trước ở dững chỗ nào, trong rừng có chỗ nào giải quyết việc a b c... em mang tất gì, em đi giầy Nike hay A di đà, em mặc loại cách đầu gối 20 cm hay loại váy chùng qua bậu cửa....trong rừng tiền để làm gì......v.v. gửi ban tổ chấy để chị Kiara sẽ trả lời (với giá 50k một câu) hoặc bạn cũng có thể gửi câu hỏi qua tin nhắn và nhân câu trả lời từ chính Kiara với giá gấp đôi ngay tại buổi off trước khi lên đường. Đảm bảo bạn sẽ cực kỳ hài lòng với những gì nhận được ./.:)(c)
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Kinh nghiệm đi trekking

Hiểu một cách đơn giản nhất, đi trekking, tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ.

Các địa điểm được bạn trẻ chọn để Trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất tiện, không có đường cho ôtô, xe máy. Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian.

Những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi du khách mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt. Chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều bất ngờ thú vị.

Chuẩn bị các vật dụng chung trong chuyến đi:

Lều trại, dây thừng (dù), tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo, siêu đun nước.

Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt.

Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô cô la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ. Số đồ dùng này sẽ được chia đều cho các thành viên trong nhóm mang.

Các đồ vật cá nhân:

Những vật dụng không nên thiếu trong ba lô của bạn là một vài bộ quần áo đi trekking (siêu nhẹ, chống mưa, muỗi, vắt), một bộ quần áo mềm để mặc đi ngủ vào buổi tối, tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ, đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng), một đôi dép lê, áo mưa choàng, giầy đi mưa, dao cá nhân, đèn pin (tốt nhất là loại đèn đeo trán), một bộ bát (nhựa), đũa thìa và một ít đồ ăn vặt như kẹo, bánh, lương khô để ở vị trí dễ lấy nhất trong ba lô. Một bản copy về lịch trình chuyến đi hoặc bản đồ khu vực đi trekking.

Các đồ nghề khác (nếu có) máy định vị GPS, la bàn, máy ảnh, một cuốn sổ nhỏ và cây bút để ghi chép lại những kinh nghiệm quý báu trên đường. Không nên dùng ipod vì sẽ không nghe thấy thông tin từ những người bên cạnh mình, sẽ rất bất lợi và có thể bị nguy hiểm khi ta bỏ sót một thông tin nào đó trong khi đang ở trong rừng vì đang nghe nhạc bằng headphone.

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, loại có nhiều túi đựng đồ. Mùa hè, nên mặc một áo phông bên trong và một áo khoác dài tay bên ngoài để đảm bảo bạn sẽ không bị xây xước do cây rừng cào phải cũng như bảo vệ bạn không bị cảm lạnh do vã mồ hôi và gặp gió rừng. Bạn nên đi giày vải mềm, có nhiều gai để bám đường chắc. Ba lô nên dùng loại có dây đeo thắt ngang lưng để cố định không lắc lư giúp di chuyển dễ dàng.

Ba lô của bạn có thể nặng từ 5 đến hơn 15 kg tùy thuộc vào thời gian, kế hoạch và số lượng người tham gia đi trekking. Do đó, bạn phải có một sức khỏe tốt, có luyện tập vận động thường xuyên trước chuyến đi.

Di chuyển trên đường:

Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi vượt suối, qua vực, đi trên đường hiểm.

Khi dừng lại nghỉ không nên tháo ba lô ra mà hãy dùng chính ba lô làm điểm tựa lưng.

Uống nước vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến chóng mệt mỏi.

Nên đến bản làng để ngủ đêm, có thể ngủ tại nhà dân địa phương, hoặc hạ trại gần nhà dân. Bạn cũng có thể nhờ dân bản (hoặc nơi nào bạn chọn đến) nấu cơm, mua thức ăn, rau xanh cho bữa tối.

Trong trường hợp cắm trại giữa rừng thì nên hạ trại khi trời còn sớm, hạ trại bên cạnh nguồn nước, đồ ăn cho bữa tối phải được chuẩn bị trước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm.

Một ngày trung bình bạn có thể đi bộ khoảng 12km đến 15km.

Nghiên cứu bản đồ địa chính và địa hình khu vực định đến để lên kế hoạch phù hợp cho chuyến đi, tính toán khoảng cách di chuyển sao cho hợp lý với sức người và đề phòng không rơi vào tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi trekking là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành.

(Theo Tuổi Trẻ)
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,770
Bài viết
1,137,179
Members
192,604
Latest member
dat29112007
Back
Top