What's new

Dân Hải Phòng buôn chuyện (Phần 2)

Status
Not open for further replies.
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Nói dzậy mà hổng phải dzậy. Cứ có đứa ngồi cùng là rịu với mồi ngay. Nói tri kỷ nghe cho nó sang miệng thoai. Tớ mà gặp được tri kỷ mà mới được uống rịu thì chắc từ bé tới giừ chưa động 1 giọt

Lâu lắm rồi nhà PHP chưa được túy lúy chơi nhể (beer). Túy lúy đấy nhé.
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Các bác hình như nhầm nhé. Cái vườn hoa ấy chính là cái đằng sau Quán Hoa bây giờ. Thực chất cũ thì em nhớ không nhầm thì nó là một phần của vườn hoa, một phần của Bãi xe cũ mà sau này được xây thành quán Phong Lan. Bay giờ thì 2 vườn hoa ấy thành một. COn đường chia đôi ngày xưa giờ là chỗ đài phun nước. Ngày xưa em tập xe mãi ở cái vườn hoa này vì nó trước cửa nhà em.

Theo các cụ thì ngày xưa nhà triển lãm là Nhà thương (khác với nhà thương - Bệnh viện Việt Tiệp bây giờ). Nhà thương này hình như tên là Nhà thương Quả Bóng, chữa bệnh cho người nghèo khổ, đói lả, ... Vườn hoa đưa người chính xác là khoảng giữa của Nhà thương và Nhà Phong Lan (bãi xe cũ), chính là nơi đặt tượng nữ tướng Lê Chân bây giờ. Thông tin này có vẻ hợp lý vì gắn liền với bờ sông Lấp (Hồ Tam Bạc) nổi danh trong truyện Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. (c)
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Theo các cụ thì ngày xưa nhà triển lãm là Nhà thương (khác với nhà thương - Bệnh viện Việt Tiệp bây giờ). Nhà thương này hình như tên là Nhà thương Quả Bóng, chữa bệnh cho người nghèo khổ, đói lả, ... Vườn hoa đưa người chính xác là khoảng giữa của Nhà thương và Nhà Phong Lan (bãi xe cũ), chính là nơi đặt tượng nữ tướng Lê Chân bây giờ. Thông tin này có vẻ hợp lý vì gắn liền với bờ sông Lấp (Hồ Tam Bạc) nổi danh trong truyện Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. (c)

À ra thế!!!
Thảo nào em thấy bác Nguyên Hồng bác ấy tả cô Tám Bính đi từ Sở Cẩm ra vườn hoa Đưa Người có mấy bước chân!

Em hỏi riêng Xanh nhé: Khi nào Xanh mời em ăn sáng để em nói lời cảm ơn nhỉ? Xanh vẫn băn khoăn câu hỏi là không biết HP có chỗ nào ăn sáng ngon để mời mọi người mà!
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Nói thế Gạo biết nhiều chỗ ăn sáng ngon à , hôm nào cho Tôm bám đuôi nhé . Lần sau muốn cám ơn ai , Tôm làm tour guide (c) Hô hào mãi ko thấy các bác cho say , dạo này trình Em lên rồi đấy nhé :))
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Cái Ngo1 này tìm trên net
“Vườn hoa đưa người” nằm giữa hai đường Quang Trung (người Pháp gọi là Chavassieux) và Trần Phú (Bonnal). Chợ này cơ bản có ba khu tương ứng với ba đối tượng lao động, khu “vú em” tập trung những người mẹ nghèo khó, đang thời kỳ ở cữ nhưng phải tìm việc nuôi con người ta. Nghe kể lại, để chọn được “vú em” ưng ý, người thuê tha hồ sờ nắn, thử sữa, mặc cả tiền công cho đến khi ưng ý. Một khu vực khác là nơi của những “con sen - con ở” bày thân tìm việc, họ là những cô gái trẻ từ nông thôn tìm đến, với công việc giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp, đấm bóp… Khu còn lại dành cho “bọn thằng nhỏ”, công việc làm thuê cũng tương tự “con sen” nhưng đơn giản hơn như chẻ củi, gánh nước, lau chùi…

Nhưng bài thơ này thì chắc không nhiều người Hải Phòng biết (viết về Hải phòng 100%) mặc dù nó rất hay.

BÀI CA CÂY NGÔ ĐỒNG

Thời trẻ trai cha tôi sống nơi này
Khi ấy con sông chảy ra bến tàu chưa lấp
Sông chẳng trôi đi những cảnh đời vùi dập
Những con thuyền buồm hứng gió cô đơn

Đèn không đủ soi những bóng yến chập chờn
Những khuôn mặt võ vàng khuya sớm
Bao hàng nặng đã đè tuổi lớn
Người về già mắt đục nước than

Hạnh phúc như làn mây hợp rồi lại tan
Tình yêu thứ tình yêu bọt biển
Thời con gái mơ mộng rồi chết điếng
Thời con trai sự nghiệp không thành

Tôi ra đời trong xóm thợ lầm than
Ngõ hẹp trời mưa lầy lội
Mẹ ru tôi bằng cuộc đời chìm nổi
Võng đưa tôi như con thuyền lênh đênh

Hải Phòng của tôi sông nước bao quanh
Thành phố tiếng còi xưởng thợ
Tiếng còi - cơn gió mùa đông trườn vào các ngõ
Tiếng còi kinh hoàng bao giấc ngủ

Gió rít dài trong xóm nghèo Đình Hạ
Gió gào trong xóm thợ Chiêu Thương
Tiếng còi từ Máy Chai, Máy Chỉ.
Compen. Ca-rông
Tên nhà máy khác nhau
Mùi dầu mỡ ở đâu cũng thế

Nhưng cảnh khổ
Có trăm ngàn cách riêng
Người thợ Xi-măng bế con đến tìm chồng
Tay đứa bé quờ trên mặt bố
Răng gắn chặt xi măng chỉ còn dòng lệ nhỏ
Ngậm mối hờn đến chết không tan…

Xóm Lạc Viên mưa ngập lút đường
Nghe còi ngoài Cảng
Bao tải phủ gày bóng xám
Gác đồng hô Ba chuông
Trông về ba mặt phố
Thời gian dài theo nỗi khổ…

Ở Hải Phòng có những công viên
Vườn cọ - vườn hoa đưa người là vườn hoa
mà chẳng nở được hoa

Cây *** ngựa quắt khô, chết hết cả mầu xanh
Đó là loài cây không lá
Vườn cọ đêm đêm như ai rũ tóc
Lại như người treo cổ đêm đêm
Cỏ mọc lụt đầy, dưới cỏ mọc là thân phận
những người con gái
Cái tiếng tơ non càng xót dạ người
Màu áo của cái bóng đêm phủ mất
Số phận của em cỏ dày che khuất
Trăm mặt quê hương ở vườn hoa đưa người
chỉ còn gương mặt người buồn khổ
Cái lạnh thấm vào ghế đá
Giấc ngủ không nhà chập chờn mê sảng
Những cây xương rồng gai góc
Mọc trong giấc ngủ con người

Giật mình giữa khuya
Hiện ra những ke buôn người nụ cười nham nhở
Nụ cười độc ác dày đặc răng vàng
Chúng mua người theo giá bán buôn
Khi bán ra theo giá hàng bán lẻ
Tiền chồng càng cao: nhân phẩm con người càng hạ thấp
Ai đó trong đêm ru con bằng câu Kiều hờn tủi
Câu hát than van cho số phận chính mình

Những cổng nhà máy Hải Phòng
Như mồm con quái vật
Nuôi người vào và thải người ra
Mù mịt thời gian không biết có ca
Chỉ biết có mồ hôi, rất nhiều mồ hôi và máu.

Những người thợ xi măng không thấy màu trời
Cúi gập xuống đường goòng đây cờ lanh ke và đá
Những người phu Sáu kho suốt đời vất vả
Ngày tháng đè trên lưng là những kiện hàng
Những người thợ Máy Chi: Máy Chai.
Compen, Ca-rông
Những người thợ Hải Phòng
Cùng chung số phận
Bọn chủ nhà máy dùng người theo cách dùng chanh
Vắt cho kiệt sức
Khi đó thợ đã tàn hết lực
Bị quẳng ra đường như một múi chanh
Cái chết chưa đến ngay đâu - cái chết mỏi mòn
Ngõ Cấm tối tăm mọc lên bao bàn đèn
Người thợ thất nghiệp nằm khan
bủa vây quanh nhà rất nhiều sòng bạc
Phố Hạ Lý - những ké cùng đường
Những ké cùng đường chờ những kẻ cùng đường
Con thuyền nhỏ trôi trên dòng Tam Bạc
Mặt người xanh rớt ánh đèn chai
Cái chết chưa đến ngay đâu - cái chết mỏi mòn
Người thợ sa và cạm bẫy…


Hải phòng mùa đông năm 1929
Lạnh hơn bất cứ nơi nào
Nhưng bản cả thổi về những cơn gió ấm.
Cây phố phường như xích lại gần hơn

Đất thai nghén mầm cây giữa ngày đông tháng giá
Ngày mai thắp những chồi xanh
Con người tìm nhau qua những tờ truyền đơn kêu gọi đấu tranh
Người thợ nắm tay nhìn cờ đỏ bay trên két nước
Chùm còi đỉnh tháp
Trông về tám hướng quê hương...

Nỗi khổ chưa qua
Nhưng niềm tin đã tới
Người thuỷ thủ nhìn cánh hải âu
chạm vào ngực biển
Chân vịt con tàu xoáy nước
Sóng mở hình nan quạt
Rạng đông tin yêu tới rồi
Bóng tối dồn về chân biến...

Nguyễn Đức Cảnh bước lên máy chém
Tư thế thợ Hải Phòng
Máu của anh máu người cộng sản
Cháy trong dòng máu Hái Phòng
Những chuyện trong đời thực
Về phố chợ bến sông
Người ta kể đời anh qua tiếng ù ù của máy
Người ta kể đời anh trong xóm ngoại ô
Trẻ nhỏ gọi anh qua tiếng bi bô
Mẹ già gọi anh cười rưng nước mắt
Anh ngã xuống niềm tin không tắt
Anh hiến toàn bộ giá máu mình viết sách cho đời sau
Anh ngã xuống lúc cờ đỏ nhất
Màu máu thuỷ chung phơi phới trên đầu
Anh ra đi - thành phố thì may cờ
Có người cắt mảnh vải dành may áo tết cho con nhuộm đỏ
Có người giặt vải khăn tang nhuộm đỏ
Màu đỏ này báo hiệu mùa xuân...

Nối bước anh. nối bước anh
Những con đường mở ra từ ngã Sáu
Xưởng thợ, bến tàu nổi hiệu còi tranh đấu
Truyền đơn như bướm trắng mùa hè
Bay sà xuống những chùm hoa đỏ
Báo Xi Moong đã về xóm thợ
Những dòng Li Tô trang trọng dưới đất
Anh đọc cho em
Vợ đọc cho chồng…
Từ đấy danh từ Cộng sản
Vang trong dân và ở lại trong dân
Giữa đêm dài vừa mọc hải đăng

Chói lói niềm tin muôn trùng biển thẳm
Có người như con thuyền sắp đắm
Sáng mai này buồm gióng hướng tương lai
Có người như ngọn đèn lẻ loi
Đốm lửa ấy từ nay thôi leo lét
Có người chỉ vùi đâu trong sách
Hôm nay thấy nghĩa của đời

Hai triệu người chết năm Ất Dậu
Giữa lúc tôi cất tiếng chào đời
Dòng sữa mẹ quý như dòng máu

Máu cha và sữa mẹ
Ké thù hút khô trong cơ thể héo mòn
Hai triệu người chết không có hoa và lời truy điệu
Chỉ còn bánh xe lăn rất yếu
Về nơi phần đất đau buồn

Ngày ấy Hải Phòng
Cái đói tràn phố phường
Cái rõ bao vây ngõ thợ
Không ai nỡ nhìn cành phượng nở
Những mùa hoa vô duyên.

Sóng đập triền miền sóng đập mãi triền miên
Xói mãi vào bờ đá
Xua đi thời gian buốt giá
Những xóm nghèo lui hết thương đau
Thời gian sóng hoá bạc đầu
Thời gian mùa xuân nõn lá
Muối mặn đằm trong biến cả
Mặn thêm vì máu mồ hôi
Sáng hôm nay ta gặp lại ta rồi
Gọi đúng tên mình: cách mạng
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Bác Ngố!
Chính xác thì em chưa bao giờ nghe bài thơ này. HÔm nay bác cho đọc nó thấy rõ ánh vàng đèn đường thời bao cấp chưa xa lắm, thấy cả những tháng ngày lê la tại bến xe ngày xưa, nhớ cả những tối cả phố thắp đèn dầu ra đường chờ có điện,...nhớ cái nắm xôi đựng trong lá bàng mỗi khi đông về, nhớ tiếng còi tan tầm ..và nhớ cả những ngày bão lội nước đi xem...cây đổ ...
Giờ thì đèn đường sáng trưng nhưng đọc bài thơ bác Post ...bỗng thấy rưng rưng ...ao ước cả phố thắp đèn dầu!!!! Cám ơn bác về bài thơ!
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Tình cờ thế, tuần trước em cũng vừa đọc lại Bỉ vỏ, xong rồi mất ngủ cả đêm, tại lâu này tuyền xem phim hài Hàn quốc với phim hành động Mỹ nên khi đọc lại thấy thực sự là choáng. Nguyên cái phần tự truyện của Nguyên Hồng (khi ấy mới có 16 tuổi) đã làm mình thắt hết cả lòng rồi. Không biết em Gạo và mọi người thế nào chứ riêng em thì đang tự nhủ lần tới sẽ không đọc những thứ kiểu như thế nữa (xin lỗi nhà văn Nguyên Hồng ạ), mặc dù thấy rất hay và giá trị, nhưng đọc xong thấy hơi ...ức chế và căng thẳng, có lẽ bây giờ cuộc sống vốn đã nhiều áp lực nên mình trở nên...kém chịu áp lực đi, cần những hình thức giải trí nhẹ nhàng để xả stress lấy sức tiếp tục chiến đấu, những cảnh đời quá đau thương trong truyện tự nhiên làm mình bị ám ảnh và hơi bi quan. Hà hà, hình như em dạo này "kém chịu nhiệt" rồi cả nhà ạ.
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Bài thơ của tác giả nào vậy bác Ngo1?

Cái Ngo1 này tìm trên net
“Vườn hoa đưa người” nằm giữa hai đường Quang Trung (người Pháp gọi là Chavassieux) và Trần Phú (Bonnal).

"Đại lộ Savatxiơ (Boulevard Chavassieux), hiện nay 1 nửa là Phố Trần Hưng Đạo"

boulevardchavassieux.jpg


Một nửa kia của đại lộ Chavassieux nữa nay là phố Quang Trung.
595001.jpg


Ngoài Chavassieux còn phải nhắc đến đại lộ Bonnal (nay là hai phố Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú nối liền). Cả hai đại lộ đối diện nhau qua con kênh Bonnal - sông Lấp (Chavassieux phía bên phải, Bonnal phía bên trái).

236002.jpg


Trích nguồn: http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?p=7751

Mấy cái ảnh bên trên chắc được chụp trước 1925.

trước khi sông Lấp bị lấp trở thành dải vườn hoa cây xanh bây giờ. :)

Trước đây có một lạch gọi là lạch Liên Khê, nối giữa sông Cửa Cấm (cảng Hải Phòng) với sông Tam Bạc (sau lưng bên xe Tam Bạc).
Năm 1885, Pháp cho mở rộng và nắn thẳng lạch Liên Khê đó thành kích thước dài 2.800 mét, rộng 74 mét, sâu 7 mét.
Đặt tên là sông đào Bonnal.
Đến năm 1925, Pháp lại cho lấp sông đào chỉ để lại khoảng 1/3 như bây giờ. Chỗ sông bị lấp đi bây giờ là dải vườn hoa công viên bao gồm nhà triển lãm, tượng đài Lê Chân, quán hoa, dải cây xanh, đài phun nước, vườn hoa Nguyễn Du, khu giải trí Kim Đồng, sân bóng đá, khu nhà hàng gần cảng...
Đến năm 1985, TP HP cho đắp đập ngăn sông để nối dài đường Trần Nguyên Hãn vào phố Quang Trung, đồng thời mở rộng thành bến xe Tam Bạc. Từ đó phần còn lại của sông đào xưa biến thành hồ.
Ngày nay người dân vẫn nôm na gọi hồ Tam Bạc là sông Lấp.

Nguồn: http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080619123801AAPAhQy
 
Re: Dân Hải Phòng buôn chuyện

Em hỏi riêng Xanh nhé: Khi nào Xanh mời em ăn sáng để em nói lời cảm ơn nhỉ? Xanh vẫn băn khoăn câu hỏi là không biết HP có chỗ nào ăn sáng ngon để mời mọi người mà!

Khụ, mình tưởng ai cảm ơn thì người đấy mời chứ nhể. (NO) Nhân tiện nhà mình cho em hỏi ăn bánh đa cua (sáng - trưa - tối) ở đâu thì ngon nhỉ. Em thỉnh thoảng ăn ở ngã ba Phù Đổng - Hoàng Văn Thụ vào buổi sáng, tạm được. :)
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,033
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top