What's new

Đạo Mẫu ở Việt Nam

Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Nơi tôn trí Ngọc Xá lợi Phật

Chùa tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũ ở độ cao gần 200m, tương truyền được dựng vào thời Lý. Một số tài liệu ngày nay cho biết Thiền sư Nguyễn Minh Không đã vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Thiền sư đã phát hiện động Tối, động Sáng là những hang động đẹp và dựng chùa ở đây. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1997.

Dựa lưng vào núi Bái Đính, nhìn ra thung lũng chùa rộng khoảng 3 ha, Khu chùa Bái Đính mới đang được Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Xuân Trường đầu tư và thi công với quy mô hoành tráng trên diện tích 107 ha với nhiều công trình kiến trúc to lớn đạt kỷ lục quốc gia. Khu chùa nằm trong tổng thể dự án xây dựng Trung tâm du lịch văn hóa Tràng An rộng gần 2.000 ha do ông Nguyễn Xuân Trường làm chủ đầu tư.

Ngôi điện thờ Tam Thế Phật là công trình kiến trúc lớn đã được khánh thành vào ngày 17-5-2008. Trong buổi đại lễ khánh thành chùa giai đoạn 1, chùa vinh dự được đón tiếp nhiều đoàn đại biểu Phật giáo Quốc tế và đoàn đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước (đến Hà Nội dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2008) đến viếng chùa, lễ Phật, trồng cây Bồ đề (được đem về từ Ấn Độ) lưu niệm và dùng tiệc chay. Ngôi đại điện có 2 tầng với 12 mái. Tầng trên thờ Phật, bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng đúc nguyên khối, mỗi tượng có trọng lượng khoảng 50 tấn, được tôn trí trang nghiêm. Tầng dưới có nhà hàng Vạn Tâm Chay khai trương vào tháng 01 năm 2009 với hơn 100 món ăn chay và Trung tâm hàng lưu niệm Phật giáo Lộc Tài.

Dưới chân núi, giếng Ngọc có nước màu xanh ngọc, đã được tôn tạo và mở rộng năm 2006 với chu vi 97,3m, đường kính 30m, sâu 10m. Tương truyền ngày xưa, Thiền sư Nguyễn Minh Không thường lấy nước ở đây để sắc thuốc trị bệnh cho dân

Một số công trình lớn đang hoàn thiện, chưa khánh thành là:

Ngôi điện Thích Ca hay điện Pháp Chủ là ngôi điện lớn 8 mái tôn thở tượng đức Phật Thich Ca bằng đồng đúc nguyên khối có trọng lượng 100 tấn, cao 10m, được Công ty trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ Đoàn Kết do nghệ nhân chính Nguyễn Trọng Hạnh đúc thành công ở Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định. Trong điện còn có tôn thờ bộ tượng Bát Bộ Kim Cương bằng đồng và trang trí cặp Hạc bằng đồng lớn nhất nước.

Tháp chuông bát giác 3 tầng 24 mái treo quả đại hồng chung nặng 36 tấn đồng, cao 5,40m, đường kính 3,45m do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính ở phường Phường Đúc, thành phố Huế thực hiện. Ông Sính đã đúc thành công 2 đại hồng chung lớn nhất nước (27 tấn và 36 tấn) cho chùa Bái Đính, phá kỷ lục đại hồng chung chùa Cổ Lễ nặng 9 tấn.

Điện thờ và tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Điện được xây bằng những cột gỗ lim lớn với diện tích 800 m2 , đỉnh điện cao 15m, tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay được đúc bằng đồng cao 11m, nặng 70 tấn.

Tam quan nội được dựng bằng gỗ, trong đặt hai tượng Hộ Pháp bằng đồng, mỗi tượng nặng 12 tấn.

Hành lang La Hán tôn thờ bộ tượng 500 vị La Hán bằng đá do các nghệ nhân làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) thực hiện tại xưởng đá của nghệ nhân Phạm Ngọc Hoàn hơn 3 năm qua. Mỗi tượng cao từ 2m đến 2,5m, nặng khoảng 2 tấn đến 2,5 tấn.

Ghi nhận các thành quả đã đạt được trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập 5 kỷ lục chùa Bái Đính:
1. Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006).
2. Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
3. Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
4. Giếng nước lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
5. Lễ trồng cây Bồ Đề lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục naêm 2008).

Ngôi phạm vũ lớn nhất Việt Nam đang xây dựng giai đoạn 2. Nhiều công trình kế tiếp sẽ được xác lập kỷ lục hoặc phá kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Rất mong chùa có một số công trình được ghi vào sách Guinness thế giới.

Viện chủ ngôi chùa hiện nay là Hòa thượng Thích Thanh Tứ, đương nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hằng ngày, các đoàn chư vị Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và du khách gần xa không ngớt đến lễ Phật, viếng chùa, chiêm bái những công trình kiến trúc, điêu khắc và cảnh quan lớn đẹp của Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

Đặc biệt, vào ngày 06 tháng 6 năm 2009 tới đây, chùa sẽ tổ chức đại lễ cung nghinh 6 viên ngọc Xá Lợi Phật và 3 viên ngọc Xá Lợi Thánh Tăng từ Thái Lan và Tổ đình Giác Quang (TP. Hồ Chí Minh) về tôn thờ.

Chùa sẽ tổ chức đại lễ khánh thành vào lễ năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời Đô và quyết định chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Vào ngày 6-6-2009 nơi đây đã diễn ra lễ cung nghinh Ngọc Xá Lợi Phật do một vị Sư Thái Lan trao tặng GHPGVN. Hiện nay hàng nghìn tín đồ Phật tử thập phương từ mọi miền đất nước đã đến chiêm bái Xá Lợi Phật và tham quan quần thể chùa Bái Đính.
 
1. Đề nghị bạn ChauBe khi sử dụng bài không phải của mình viết PHẢI ghi rõ nguồn. Ít nhất cũng phải nói rõ đây là bài sưu tầm chứ không phải bài bạn viết.

2. Mục đích topic lập ra không rõ ràng: Từ bài đầu đến giờ toàn là bài viết về tín ngưỡng, trong khi đây là diễn đàn du lịch.

3. Những thông tin bạn đưa rất dễ để tìm kiếm trên mạng, không có tính cá nhân của bạn, chỉ đơn thuần là đưa những gì bạn đã đọc về một vấn đề.

4. Vì vậy, topic sẽ được chuyển sang phần "Chia sẻ và cảm nhận" cho phù hợp.
 
Chùa Lý Triều Quốc Sư

Chùa tọa lạc số nhà 50 phố Lý Quốc Sư , quận hoàn Kiếm – Hà Nội . Xưa kia đây vốn thuộc thôn Tiên Thị , tổng Tiên Túc , huyện Thọ Xương với tên gọi đền Lý Quốc Sư hay đền Tiên Thị . Đền được xây dựng thờ quốc sư Minh Không . Ngài họ Nguyễn húy Chí Thành sinh ngày 14 – 8 – năm Bính Ngọ , niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất triều Lý Thánh Tông ( 1066 ) tại làng Điềm Xá , phủ Trường Yên ( nay thuộc thôn Quốc Thanh , xã Gia Thắng , huyện Gia Viễn tỉnh Ninh bình ) .



Năm 11 tuổi ( 1077 , ngài từ biệt song thân dốc lòng xuất gia tu Phật , cầu đạo với thiền sư Từ Đạo Hạnh , được thầy khen là tài giỏi thông minh và ấn chứng sau sẽ trở thành bậc “ Pháp khí “ trong thiền môn , ban pháp danh Minh Không , đời thứ 13 dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi . . Qua thời gian dài theo thầy học đạo , chứng ngộ chân không Bát nhã , ngài về trụ trì chùa Giao Thủy – Nam Định .

Không chỉ là bậc Đại sư thông tuệ Phật Pháp , được giới tăng ni ngưỡng vọng , danh tiếng của ngài còn vang xa và được Quốc vương kính trọng, tháng 5 năm 1131 đích thân vua Lý Thần Tông sai dựng nhà cho Ngài ( Đại Việt sử ký toàn thư . Tập 1 – NXB KHXH . H,. 1983. tr 322 ) . Ngôi nhà là nơi Quốc sư thường nghỉ lại trong những lần về kinh chữa bệnh cho vua , quan và bách tính cũng chính là vị trí của ngôi đền Tiên Thị sau này .

… tháng 3 năm 1136 vua Lý Thần Tông bị bệnh nặng , lông lá mọc khắp cơ thể , gầm thết như hổ suốt ngày , các danh y tài giỏi được triệu đến chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm , chính Đại Sư Minh Không là người chữa khỏi bệnh cho vua . Sau khi khỏi bệnh , cảm phục tài năng , vua Lý Thần Tông phong Ngài làm Quốc sư , tha thuế dịch cho vài trăm hộ . Trong Quốc sử còn ghi rằng : “ Tục truyền khi sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác , trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao lại cho học trò là Nguyễn Chí Thành , tức Minh Không , dặn lại rằng 20 năm sau thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay , có lẽ là việc này ” .

Ngày 1/8 niên hiệu Đại Định thứ 2 – Tân Dậu ( 1141 ) , sau khi phó chúc môn đồ , Quốc sư an nhiên ngồi hóa tại chùa Giao Thủy, thọ 76 tuổi . Đễ ghi nhớ công ơn , vua Lý Anh tông và nhân dân đã lập đền thờ Ngài tại đền Tiên Thị . Không chỉ khi còn tại thế mà cả khi đã thác hóa ngài vẫn luôn luôn hộ quốc cứu dân , Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng : “ Quốc sư Minh Không rất linh ứng . Phàm khi có tai ương, hạn lụt, cầu đảo đều linh nghiệm cả ” trải qua gần 09 thế kỷ nhân dân vẫn hương khói phụng thờ , cầu đảo linh ứng “.



Năm 1930 Hòa thượng Thích Thanh Định tự Quang Huy trụ trì đã tôn trí thêm tượng Phật , bồ tát và đổi tên đền thành chùa Lý Triều Quốc Sư .



… Hiện còn thấy dấu vết của 2 lần trùng tu lớn đó là vào mùa xuân năm Giáp Dần niên hiệu Dương Đức thứ 3 ( 1674 ) thời Hậu Lê mà các di sản còn để lại là hệ thống tượng chân dung tiêu biểu được tạc bằng đá rất đẹp gồm tượng Phụ Mẫu Quốc sư Minh Không , tượng thiền sư Từ đạo Hạnh và thiền sư Giác Hải , cột trụ đá có niên hiệu thời hậu Lê , trên đỉnh nóc an trí tượng Quan Thế Âm Bồ Tát , Thiện tài , Long Nữ . Lần trùng tu lớn thứ 2 vào năm 1855 Lần này đền được xoay lại hướng Đông như cũ và mở rộng quy mo kiến trúc với 3 gian tiền tế 5 gian hậu cung , 2 dãy giải vũ mỗi dãy 3 gian , xây thêm tam quan phía trước và sơn thiếp các tượng thờ trong đền , tạc lại tượng Quốc sư Minh Không . Trong lần trùng tu này , để tưởng nhớ đến công lao của gia đình quan huyện Thọ Xương họ Phan – gia đình đã có nhiều công sức đóng góp trong việc sửa chữa đền nên đã tạc tượng thờ .

Trải qua 145 năm tồn tại ( tính từ năm 1855 đến nay ) các hạng mục công trình đã bị mối mọt , hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng . Từ năm 1992 được sự ủng hộ của các cấp chính quyền trung ương và địa phương , cùng với sự đóng góp của các Phật tử và nhân dân , chùa dần dần được sửa chữa các hạng mục như nhà Tàng kinh , điện Mẫu , Tổ đường ...

Ngày 5 – 6 – 2000 đã chính thức khởi công trùng tu Đại Hùng Bảo Điện . Lần trùng tu này những đặc điểm kiến trúc , trang trí kiến trúc … vốn có của chùa đều được giữ nguyên . Đặc biệt phần trang trí trên kiến trúc được chú ý , vẫn là các đề tài “ tứ linh “ , “ tứ quý “ nhưng đều được trạm khắc rất tỉ mỉ , công phu bởi những người thợ giỏi trong làng trạm khắc nổi tiếng vùng Nam Định .

Ngày 13 – 11 – 2000 ( tức ngày 18 -10 năm Canh Thìn ) , Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đương kim trụ trì cùng Thành Hội Phật Giáo TP Hà nội , chính quyền , nhân dân , Phật tử địa phương đã chính thức cắt băng khánh thành Đại hùng bảo điện chùa Lý Triều Quốc Sư . Đây là một trong những công trình được gắn biển “ Công trình chào mừng Kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà nội “
 
Một Vấn Hầu Mở Phủ

Phần 1: Hầu Khai Đàn Mở Phủ
Giá Hầu Quan Đệ Nhất
[YT]L9MUf65WNZI[/YT]
Giá Hầu Quan Đệ Nhị
[YT]zOymCcHZDKI[/YT]
[YT]q95dif6ThaE[/YT]
Giá Hầu Quan Đệ Tam
[YT]0ls4FYJH588[/YT]
Giá Hầu Quan Đệ Tứ
[YT]SzQb582HIwg[/YT]
Giá Hầu Quan Đệ Ngũ
[YT]5TenHWNyUA4[/YT]
[YT]VplsaoBKFQM[/YT]
[YT]n905b1DF5fA[/YT]
[YT]7LpCk-Bt0d0[/YT]
[YT]XtYAPVaDBVE[/YT]
Giá Hầu Chầu Đệ Nhị Đông Cuông Tuần Quán
[YT]TF9J4jFBCW8[/YT]
[YT]INL7VhjxSfo[/YT]
Giá Hầu Chầu Lục Cung Nương
[YT]9D0pXQvs3A8[/YT]
 
Cảm ơn bạn Chaube nhiều nhé. Bài viết của bạn công phu và chất lượng hơn cả wikipedia.org nữa.
Năm mới chúc bạn Chaube sức khỏe dồi dào để có thêm nhiều bài tương tự như vậy cho mọi người nhé
 
Cảm ơn bạn Chaube nhiều nhé. Bài viết của bạn công phu và chất lượng hơn cả wikipedia.org nữa.
Năm mới chúc bạn Chaube sức khỏe dồi dào để có thêm nhiều bài tương tự như vậy cho mọi người nhé

Dạ cảm ơn bác taydoc.Em cũng là nhờ Phật thánh để tâm xếp nếp mới được như thế đấy ạ. Nhân dịp năm mới Canh Dần em cũng chúc bác mạnh khỏe bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
 
Giá Hầu Chầu Bé Bắc Lệ

Thanh Đồng Đặng Văn Thành bắc ghế hầu thánh Giá Chầu Bé Bắc Lệ khai đàn mở phủ và sang khăn cho tân đồng Phạm Ánh Thủy nghệ vu Thượng Đoạn Linh Từ
[YT]dVLCqDU6UUI[/YT]
 
Các clip của bạn Chaube đưa lên có lẽ vẫn chỉ là các canh đồng chưa lớn và đầy đủ tiêu chuẩn.

Những canh đồng tôi đã xem ở Phủ Giày, Bảo Hà, Thác Bờ xung quanh đều có 4 cơ cánh, và cơ cánh còn phải mặc đồ giống nhau, hoạt động nhịp nhàng thứ tự rất chuyên nghiệp, không quay chụp lung tung (cái này đã có người bên ngoài làm rồi). Thanh đồng thì nghiêm chỉnh lạnh lùng, không làm các động tác thừa và nói riêng bên ngoài nhiều (trước khi phủ diện).

Trong hầu đồng cũng có đẳng cấp hơn kém, cao thấp... tuỳ vào nhiều yếu tố, trong đó có lẽ quan trọng là yếu tố có nhiều hay ít tiền để sắm trang phục, mời cung văn, cơ cánh...
 
Các clip của bạn Chaube đưa lên có lẽ vẫn chỉ là các canh đồng chưa lớn và đầy đủ tiêu chuẩn.

Những canh đồng tôi đã xem ở Phủ Giày, Bảo Hà, Thác Bờ xung quanh đều có 4 cơ cánh, và cơ cánh còn phải mặc đồ giống nhau, hoạt động nhịp nhàng thứ tự rất chuyên nghiệp, không quay chụp lung tung (cái này đã có người bên ngoài làm rồi). Thanh đồng thì nghiêm chỉnh lạnh lùng, không làm các động tác thừa và nói riêng bên ngoài nhiều (trước khi phủ diện).

Trong hầu đồng cũng có đẳng cấp hơn kém, cao thấp... tuỳ vào nhiều yếu tố, trong đó có lẽ quan trọng là yếu tố có nhiều hay ít tiền để sắm trang phục, mời cung văn, cơ cánh...

Cảm ơn bác chitto đã có những nhận xét chân thành và xác thực như vậy. Đây không phải em hầu nên có những khiếm khuyết nhưng em không sửa được

@chitto: em phải công nhận những video hầu bóng của em up lên còn nhiều khiếm khuyết. Bác dạy thế chí phải. Nhưng em quan niệm thế này:
-Không phải cứ nhiều tiền mua sắm lễ lạt vàng mã mâm cao cỗ đầy thì Mẫu mới thương cái chính là mình phải thành tâm.
"Nhất Thiết Duy Tâm Tạo"​
-Bây giờ nhiều thanh đồng mê tín quá mức (cuồng tín) thường nói với con nhang đệ tử những điều trái với tinh thần tín ngưỡng thờ Mẫu để chuộc lợi.Đó mới là những điều trái tai gai mắt nhức nhối trong hoạt động tín ngưỡng.Còn những thanh đồng còn đang trong tình trạng "đồng nghèo lính khó" chưa đủ tiềm lực kinh tế thì phải chịu hầu đơn giản gọn nhẹ chứ không thể với tới sự xa hoa phô trương được.
Trên đây là 1 vài suy nghĩ chủ quan của em, có gì chưa phải mong bác chít và mọi người chỉ dạy
 
Last edited by a moderator:
..cái chính là mình phải thành tâm.
...
Còn những thanh đồng còn đang trong tình trạng "đồng nghèo lính khó" chưa đủ tiềm lực kinh tế thì phải chịu hầu đơn giản gọn nhẹ chứ không thể với tới sự xa hoa phô trương được.

Không cần thiết phải xa hoa phô trương, nhưng có những điều rất đơn giản, nhưng chính Thanh đồng dễ dãi bỏ qua, thì rồi càng về sau càng tệ.

Ví dụ: xem clip cuối cùng bạn vừa post:

- Cơ cánh không nên ăn mặc quá tệ như thế: dù "lính khó" thì cũng không nên mặc áo cộc tay, áo phông, trông tự nhiên đã thấy thiếu hẳn sự tôn trọng, lễ nghi tối thiểu. Tốn hàng (chục) triệu sắm y, phục sức, mà không thể có hai tấm áo tràng cho cơ cánh, thì ít ra cũng nên bảo mặc cái áo dài tay cho tử tế.

- Thanh đồng đã bỏ khăn phủ diện rồi, tức là người nhà Thánh rồi, thế mà lại cứ thò tay sửa áo sửa quần, nói nhỏ với cơ cánh, thầm thì rất là chán. Việc đó là do cơ cánh, người hầu thánh làm, đã là giá của Thánh mà còn có những cử chỉ phàm tục thế thì có vẻ cái "thành tâm" cũng yếu quá.

Tôi cũng từng xem một canh đồng do một bà đồng già tóc bạc lên ở một đền nhỏ, xung quanh toàn người rất bình thường, nhưng rất vui, và thành kính, cử chỉ đoan chính, trang nghiêm, giá nào ra giá đó. (Nói thêm là lần đó tôi được phát lộc là một cái bánh chưng nhỏ, so với lần được mấy chục nghìn và hoa quả ở phủ Giày thì lại thấy thích hơn nhiều - dù cả hai lần đều chỉ là khách vãng lai đi qua).

Tôi không chê những canh đồng ít tiền, mà chê là cái cách Thanh đồng và cơ cánh thể hiện sự thành tâm của mình nhiều lúc thật là hời hợt giả tạo. Có nhiều người nghĩ rằng khoác tấm áo gấm lên người, tung khăn phủ diện là làm người nhà Thánh được rồi, thì chỉ càng làm cho tín ngưỡng hầu Thánh bị phàm tục đi. Đấy là không muốn nói đến chuyện ra khỏi cửa nhà Thánh là chửi tục văng bậy, hành xử tệ hại chợ búa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,302
Members
192,507
Latest member
khanhhuyen02
Back
Top