What's new

Đất rừng phương nam - Dấu chân đất mũi

Như một lời hò hẹn, nhà em trở lại với miền tây thân yêu. Với em, miền tây vẫn còn rất nhiều bí ấn sau chuyến đi 10 ngày lần trước. Lần này theo lệnh của bu nó, em chọn thời điểm đi là lúc mọi người du xuân sau một cái tết đầm ấm - mùng 5 tết. Kế hoạch là vượt qua 9 cửa sông rồng, và tâm điểm là đất mũi Cà Mau, mà theo lời thằng bạn em là không vào nhanh là hỏng bét (em cũng chưa hiểu cụ thể ý nó khi bắt đầu cho kế hoạch).

Như một sự tiếp sức, chuyến đi lần này có thêm một cặp xế ôm già bị em dụ dỗ đi theo: nhà soncoi. Cùng là đồng nghiệp, hắn, soncoi thì đi cùng em đã nhiều, những chuyến đi làm - đi phượt theo kiểu bất chiến tự nhiên thảnh, nhưng từ cuối năm ngoái khi bị em dụ dỗ làm con ống kính rời (em quên mất kiểu viết tắt theo kiểu chuyên môn, khổ thế cơ, nên đành viết dài ngoẵng thế vậy), gọi nôm na của con máy ảnh nghiệp dư nên cũng máu me theo nhà em cái món phượt. Lại thêm cho xem topic "Đất rừng phương nam" nên phục lăn nhà em và bu nó. Thế là hắn ta cũng mất đứt mấy tuần (theo hắn là có một đêm dài thôi, em chả tin...heheeheh...) nịnh vợ để học đòi món xe máy miền tây với xế ôm nhà em. Nói chung là cũng nhiều duyên nợ....Lên chương trình sơ bộ cũng khá lâu (so với em và bu nó thôi, khoảng tháng trước khi đi) nhưng thực sự chốt thì đúng hôm nghỉ tết luôn. Em nhớ không nhầm thì đúng trưa thứ 6 (28Al) em mới fix lịch bay vào với em Trinh xinh đẹp của phòng vé, sau bị hai mợ cằn nhằn mãi, hehehehhe...

Nói chung, bao giờ cũng vậy, lên lịch là để thay đổi..., ban đầu em gửi cho soncoi cái lịch có được 2 ngày:
Ngày 1: Hà Nội - Sài Gòn - Cần Giuộc - Gò Công......Mắm còng, ba khía...
Ngày 2: Gò Công - Bến Tre (sẽ có vụ thăm Giồng Trôm của Thinhduyquach)...
Em chém với bu nó và vợ chồng soncoi là đã nghiên cứu rất kỹ địa hình, địa vật... của khu vực, đã tham khảo các topic của các bậc cao nhân đi trước ví như Tessuarai, haianh....vì mong muốn của bu cháu lần này là được vượt qua vài cửa (thực ra ban đầu là 9 cửa cơ đấy, hehehehehe..) sông MK và thăm thú Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Thế nhưng, thực ra....
 
Last edited by a moderator:
Đến ngang thị xã Vĩnh châu thấy tấm biển chỉ đường: Biển 3km. Hehehehehe, đang trên đường chạy ra biển Nhà mát, dưng mà cũng tò mò muốn biết biển khu này thế nào, vậy thì ta ra biển tẹo nào...
Đường ra biển đây...

attachment.php


attachment.php


Em với bu cháu đã chạy xe ra sát rặng cây: sú hay vẹt gì đó và định đi bộ ra mép nước, khoảng 4-500m gì đó, dưng vợ chồng lão Sơn cứ can ngăn mãi...Tại bu cháu thấy có mấy đôi trẻ lang thang ngoài mép nước nên cũng húng, hehehehee...

Phía sau rặng cây là biển (xanh hay không thì em đếch biết)...

attachment.php


Đấy, có hai bạn trẻ đang lang thang ra ngoài biển, em là muốn đú lắm rồi...dưng bu cháu lại can, heheheee...

attachment.php

Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu chẳng biết đi đâu
Đi đâu chẳng biết cứ lên hàng đầu

attachment.php


attachment.php


Mấy hôm nay bận quá ông chạy chậm lại tý để úp bộ ảnh đêm Bạc Liêu tặng langtulangdu và mọi người đã. heeeeeeeeee
 
Khi đến Hồ nam - một khu phức hợp ăn uống ngủ nghỉ...lúc đó khá vắng thì Langtulangdu đã chờ ở đó, nhìn thì cũng đoán ra nhưng để ăn chắc em cứ móc điện thoại ra bấm, thấy ku cậu nhấc máy lên định alo thì mới tiến tới bắt tay:
- Bạn là langtulangdu?
- Vâng. Anh là tamdao?
- Yes.
Vậy là vào bàn, kiểu chòi ăn bên hồ nước, khá thơ mộng nhưng mỗi tội nhiều muỗi. Bữa ăn không kéo dài như dự kiến được một phần cũng bởi quá nhiều muỗi. Giới thiệu abc lằng nhằng (vì cũng ít người nên màn này ngắn không à) rồi tới tiết mục chính là gọi đồ và nhậu thôi. Ông bạn mới này cẩn thận nên cứ chờ anh em chả gọi tạm món gì, rượu thì có Xuân thạnh hay gì đó hình như là rượu trắng đặc sản của vùng. Chiều theo đứa con vùng núi nên hôm nay ta chơi toàn thủy sản (mà nói chung em cũng đã chia sẻ với vợ chồng lão Sơn là vào đây - vùng sông nước - thì cố mà chén thủy sản chứ đừng giở chứng đòi gà qué với lợn bản thú rừng gì đó nhé, chim cò thì còn có lý. Có một món đặc trưng sông nước mà do em đợt này không chén được nên dấu biệt, về đến Hà nội mới kể cho lão nghe, hehehhee....đó là món Rắn: rắn trun, hổ hành, hổ đất...nướng, chiên mỡ, chả ....thôi thì đủ cả..).
Nói chung đủ các yếu tố để say: Rượu ngon, chỗ ngồi tương đối (phong thủy đẹp, khá tĩnh, mỗi tội nhiều muỗi), bạn hiền (uống như thuồng luồng - theo kiểu quê em thì gọi thế đấy) cả bạn cũ lẫn bạn mới, mồi tốt, có cả ôm xinh (mỗi tội hay phanh, chỉ một chai này nữa thôi nhé, tối còn phải chạy mấy chục cây nữa đấy....hơ hơ hơ...tối thì chạy đi đâu nhỉ??)..
Sau chầu nhậu, nghe chừng anh em đã hiểu về nhau rõ hơn, hẹn sáng mai đi ăn sáng rồi lòng vòng tí chút trước khi sang Cà mau...

Lấy phòng Đạt Ngọc mọi nhà đc 1h để hồi sức sau đó xuống lễ tân bàn bạc quyết định cho 2 chú ngựa chiến có 4 đuôi nghỉ ngơi.

attachment.php


Nghe 2 xế đình công gọi taxi các mợ vui ra mặt. cả tuần giời các mợ phải ngồi xếp lá chuối chắc cũng oải roaj..... kaka

attachment.php


Ngồi trên taxi mới thấy xế và ôm cũng có nhiều cái hay.......... đêm TP Bạc Liêu cờ hoa đèn hiệu giăng khắp lung linh rực rỡ mà chẳng chụp choẹt đc gì, vớt mãi đc 2 soht ở một ngã tư trung tâm. đúng là chơi loại ít lốp vẫn NGON,BỔ,RẺ hehe

attachment.php


attachment.php


Hồ Nam đã tới...........

Khá ngợp khi bước tới cổng Hồ Nam

attachment.php


2pizi, 1 chivat, 1 Blura đen trông cũng ngầu..........ăc..

attachment.php


Và đây Langtulangdu người nhà nên nhận ra nhau ngay...hehe

attachment.php
 
Last edited:
Sao hôm qua không xuống em?
Mai xuống nhé, em ở nhà, sốt gần chết? Điện thoại để im lặng vứt đâu tìm mãi không thấy. Mai xuống có việc cần bàn đây.
Bây h cứ up có sao đâu, tớ chờ.
 
Ba Khía Cà Mau
Phan Trung Nghĩa
Tôi có ông anh ruột là đại úy quân đội. Năm đó vì đời lính không nuôi nổi một vợ bốn con nên anh đành xin phục vụ viên. Về quê, dưới đáy ba lô rủng rẻn hơn 10 triệu đồng tiền chính sách, anh đem gởi tín dụng phường 2 Bạc Liêu để lấy lãi hàng tháng nuôi con. Thế rồi tín dụng bể, chủ nhiệm ở tù, không còn ai chịu trách nhiệm cái khoản tiền của anh. Nghe ai hở là anh nổi cáo lên rồi chưỡi đỏng: "Mẹ, nó làm tiêu cái sản nghiệp 20 năm cầm súng của tao rồi." Buồn đời, anh dắt vợ con ra mép biển Bạc Liêu hoang vu và lãng mạn, nhưng đó chính là cái vùng đất mặn tới cỡ trừ mắm, cóc đước...thuộc hệ sinh thái ngập nước thì không còn cây gì có thể sống nổi. Thế nên nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình anh là vào vạt rừng chồi bắt ba khía đem bán, nuôi thân.

Một bận tôi vào thăm, nhìn anh tôi cứ cay cay sóng mũi. Bao nhiêu phong độ mất hết. Trước mắt tôi là một con người đen cháy, khô như que củi, râu tóc tua tủa sùm sụp như đảng cướp rừng xanh. Gia cảnh thật tệ, nhà cửa trống hoác, gió lùa từ trước tới sau. Hai đứa nhỏ bỏ học, hai thằng lớn thì theo anh đêm đêm đi bắt ba khía. Còn vợ anh ở nhà muối ba khía và đưa ra chợ bán. Chị làm mắm ba khía rất ngon. Nghe nói có tiếng ở chợ Bạc Liêu. Chị làm cơm đãi em chồng toàn là đặc sản của gia đình chị: Ba khía chiên mỡ hành, ba khía luộc, mắm ba khía...Tôi khóai nhất là món mắm ba khía, ăn vào cứ thấy ở đầu lưởi có vị beo béo, mặn mặn, bùi bùi...gợi cảm lạ thường. Trong các loại đặc sản của miền Nam bộ mắm ba khía không sang trọng như mắm lòng cá lóc xứ U Minh, mắm cua gạch son mà mấy tay" khách trú" đem chưng cách thủy với thịt bầm, hột vịt...Nhưng hương vị của nó đặm đà, đã ăn rồi thì khó quên lắm. Nhắc mới nhớ, hồi cố vấn Võ Văn Kiệt lúc còn là Thủ Tướng Chính phủ một lần về chợ và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, trong bửa cơm ông muốn có món mắm ba khía. Đã thế, ông còn cho người mua mang về tận Sài Gòn. Mắm ba khía là món mắm bình dân, thuở tôi còn nhỏ, gia cảnh rất ngèo, nhà tôi bao giờ cũng có một hủ mắm ba khía dùng để ăn cơm thay thế cho các món ăn khác khi con "nước kém" hoặc mưa già, nước trên đồng lểnh lõang, không bắt tôm cá được. Nhớ những buổi trưa đi làm đồng về, bụng đói rung, bới một tô cơm nguội, bỏ vào đấy con ba khía cái, rồi xé ba khía và bóc cơm ăn bằng tay... vậy mà ngon như chưa bao giờ được ăn, ngon như thế. Những năm lớn khôn đi xa, có một chút danh vị với đời, thường được ngồi trước những bữa tiệc cao lương mỹ vị, vậy mà rồi chỉ nhớ hoài món ăn thời tấm mẳn. Món mắm ba khía mà nông dân thường chế biến là xé ra chộn với tỏi, ớt, dấm đường. Mai ba khía đầy gạch son, cho cơm vào chộn ăn béo ngậy. Có lẽ món mắm ba khía cũng giống như các loại mắm đồng, ăn ngon nhất là vào mùa cấy, ăn chung với bí rợ hầm dừa. Mắm ba khía có tự lúc nào chắc chẳng ai còn nhớ. Tôi trộm nghĩ: Khi người Hoa từ Hà Tiên, người Việt từ miệt Tiền Giang - Bạc Liêu khai khẩn họ đã tiếp nhận văn hóa ẩm thực (mắm) của người Khơme Nam bộ rồi sáng tạo ra một loại mắm từ ba khía-đặc sản của địa phương, của biển.

Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu xưa có những cánh rừng ngập mặn-ven biển bạt ngàn vốn là vương quốc của loài ba khía. Nếu Ba Khía vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh thì ba khia Rạch Góc, Tân Ân, quê hương của Phan Ngọc Hiển khởi nghĩa Hòn Khoai, lại nổi tiếng khắp vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá. Vào thập niên 1980 trở về trước, giá của ba khía Rạch Góc mắc gần gấp đôi ba khía vùng khác và bán về Sài Gòn chạy như tôm tươi. Ba khía Rạch Góc thịt dày chắc và gạch son cứng mai. Trong khi ba khía của Bạc Liêu, Rạch Giá chỉ có "Gạch dá" (nửa đen nửa đỏ). Nhưng người già ở Rạch Góc, rành về ba khía nói rằng sở dĩ bà khía Rạch Góc ngon là vì đất Rạch Góc là đất phù sa không có pha cát. Rừng Rạch Góc lại có loài mấm đen và trái của nó làm thức ăn cho ba khía có rất nhiều đạm ...Xưa người ta nhận ra ba khía Rạch Róc qua chiếc nghe chở ba khía bao giờ cũng có chiếc gàu tát nước được bện từ lá dừa nước cắm trên đầu ngọn sào. Sau này do ba khía Rạch Góc giá cao nên dân buôn ba khía ở Bạc Liêu, Rạch Giá cũng bày đặt máng chiếc gàu trên ngọn sào để đánh lừa thiên hạ.

Vụ ba khía bắt đầu vào mùa sa mưa và kết thúc khi mưa dứt hạt. Mùa nắng cũng có ba khía nhưng thịt không chắc và ăn không ngon. Mấy ông già ở Cà Mau kể rằng, ngày xưa ba khía nhiều đến cỡ nói ra tưởng Bác Ba Phi ở xứ U Minh kể chuyện tếu rằng vào những con nước rong ba khía “hội” chúng bu đặc trên trang đước, gốc mấm, nhìn vào không thể thấy gốc cây. Người đi bắt ba khía là cứ bắt đòn dài lên bờ rừng là ba khía lũ lượt bò xuống ghe.

Ba khía “hội” vào những con nước 30 âm lịch tối trời, chúng cũng bu đen đặc gốc cây để thực hiện việc duy trì nòi giống, nhưng ba khía còn có một tập quán sinh học khác hơn các loài khác là nó còn một ngày “hội” lớn hơn, thường là vào 30 tháng tám hoặc tháng chín âm lịch. Ngày hội này ba khía nhiều hơn các ngày hội khác và đặc điểm là toàn giống cái. Cũng không phải giao phối mà là đẻ trứng. Dân nghề ba khía gọi là mùa ba khía ba khía rửa trứng. Họ còn kể rằng khi đó ba khía mắc đẻ, đau bụng nên chúng hoàn toàn mất đi bản năng cảnh giới mà ôm đùm, ôm cục ở các gốc cây. Dân bắt ba khía có thể dùng tay gạt một cái là ba khía rớt xuống đầy một thúng táo.

Vào mùa ba khía, đặc biệt là những ngày ba khía “hội”, những khu rừng đìu hiu âm u bổng trở nên rộn rịp. 5-3 nhân công chiều là lên những chiếc xuồng ba lá luồng lách trong các mương xẻo của rừng, trên mình họ là bao tay, đèn khí đá...Họ bắt chừng nào đầy xuồng con là đem ra xuồng mẹ đổ ba khía vào những lu mái đầm có chứa sẵn nước muối. trong một đêm như thế ghe mẹ nặng 5-10 tấn đã “ khẩm đừ” . Sau đó ghe mẹ chạy ra Cà Mau, Bạc Liêu để sang cho khách thương hồ từ vùng Tiền Giang xuống mà chở về Sài Gòn hoặc theo dòng MêKông qua biển hồ bán cho CamPuChia.

Nảy giờ lo xa đà chuyện ba khía xin được trở lại chuyện làm ăn của ong anh khốn khổ của tôi. Anh bảo làm ăn hồi nầy vất vả lắm, hai thằng con lớn của anh, vì nghề bắt ba khía sống không đủ, nên ban ngày chúng đốn rừng làm củi đem đi bán đổi gạo, ban đêm mới đi bắt ba khía phụ anh. Chúng đốn củi cật lực suốt ngày mà cũng chỉ kiếm được mỗi đứa 7-8 ngàn đồng. Nghề đốn củi ngày một khó khăn thêm vì dân các nơi khác cũng vào đây phá vạt rừng chồi ven biển. dạo anh mới về, xung quanh nhà anh bước ra là tới rừng, giờ chúng đã lùi xa về phía biển hàng cây số. Nên nghề đốn củi trở nên “trần ai khoai củ”.

Theo đó nghề bắt ba khía cũng vô cùng khó khăn. Nếu trước đây anh ra khỏi nhà là có thể soi đèn bắt ba khía được ngay, còn bây giờ thì phải lội xa hàng cây số. Và do rừng ngày càng thu hẹp nên ba khía không còn bao nhiêu. Ba cha con anh bắt suốt đêm cũng chỉ được 10-20 ký, bán được 2-3 chục ngàn. Mà phải ngày nào cũng bắt được ba khía, phải chờ mùa mưa, chờ nước rong...cuộc sống của anh giờ rơi vào bé tắc.

Thân phận của ông anh tôi giống như thân phậ nhiều người ở vùng “rừng vàng” ven biển nổi tiếng của bán đảo Cà Mau. ở đó con người đã từng thừa hưởng sản vật vô cùng giàu có của rừng, của biển. Và họ cũng đã từng tàn phá không thương tiếc cái vốn quý của rừng, của biển. Để rồi giờ đây rừng, biển đối xử với họ như một tên keo kiệt, bủn xỉn.
Phan Trung Nghĩa
 
Khách Thương Hồ

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có một tập quán làm ăn hình thành từ thời khẩn hoang :vào khoảng tháng 9 âm lịch người nông dân từ miệt Tiền Giang hay còn gọi là miệt vườn (Cần Thơ, Cửu Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long Xuyên...) rảnh rỗi việc mùa màng, rũ nhau năm ba nhân công nhân xuống xuồng ghe xuôi theo con nước lũ về miệt Hậu Giang ( Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá...) để bán hàng bông và gặt lúa mướn, sau đó thì trở về quê khi tết nhứt gần kề. Người Hậu Giang gọi họ là bà con miệt vườn, nhưng những người sính dùng chữ nghĩa thì đặt tên cho những cuộc đời lênh đênh sông nước ấy một cái tên mỹ miều: Khách thương hồ!
Quê tôi nằm dọc con sông Bạc Liêu, vì thế mà thuở nhỏ năm nào tôi cũng được tắm mình trong cái không khí rộn ràng của mùa gặt mướn . Thời điểm bắt đầu là khi gió chướng về. Đó là một ngọn gió rất lạ, nó tiềm ẩn những huyền dịu của thiên nhiên. Đầu tiên là những ngọn gió giao mùa, sau đó là gió chướng "sòng" xuất hiện, nó cùng phóng khoáng nó mang tất cả những mát mẻ của đất trời thổi tràn vào đồng ruộng xóm làng và tràn ngập lòng ta. Nó làm không gian dậy lên cái hương lúa mới nồng đợm. Chính vì thế mà lòng ta rạo rực về một mùa màng no ấm đã về, về một cái Tết có áo mới, pháo nổ gần kề. Bổng nghe dưới bến sông có ai hò:"Bớ ghe sau chèo mau tôi đợi, khúc sông này bờ bụi khó qua". Mới hay đã bắt đầu mùa bà con miệt vườn về miệt sông Hậu Giang làm ăn. Trên dòng sông Bạc Liêu trăng tháng mười bàng bạc, từng đoàn ghe xuồng nối đuôi nhau lũ lượt kéo về, tiếng quẩy nước, tiếng khua chèo tiếng hát hò hòa lẫn với tiếng những bầy vạt ăn đêm đánh thức những dòng sông lạnh vắng. Tiếng hò của ai đó cất lên:" Đạo nào vui cho bằng đạo đi buôn, xuống bể lên nguồn gạo chợ nước sông". Khách thương hồ cứ theo dòng nước lũ của Sông Tiền, qua Sông Hậu rồi xuống Ngã Năm, Ngã Bảy để vào Bãy Xàu, Cổ Cò mà về Bạc Liêu, Cà Mau... Những vùng đất miệt Hậu Giang nổi tiếng phèn chua nước mặn với câu ca:"Chèo ghe sợ sấu cắn chưng, xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma", nhà cửa thưa thớt, đìu hiu bổng trở nên đông vui nhộn nhịp. Tại các vàm sông như Ngã Năm, Ngã Bảy nơi đầu mối thủy lộ tỏa ra nhiều vùng-các hàng quán bán bánh dừa, bánh tét, cháo gà...mở ra. Khách thương hồ mua rồi bán lại một ít trái cây miệt vườn. Riết rồi hình thành nếp sinh hoạt mua bán ngày một sầm uất, trở thành chợ nổi trên sông đặt biệt của miền Hậu Giang.
Còn tại các xóm làng của Bạc Liêu, Cà Mau như xóm tôi chẳng hạn thì ghe xuồng ken dày ở các bến sông, các đầu kinh thủy lợi...đó là một thứ xuồng ghe đủ loại: tam bản, ghe cui, ghe lường...các xuồng ghe đều có mui được trầm từ lá dừa nước. Khi tìm được bến đậu người ta khiêng mui ghe lên bờ để làm một thứ nhà di động mà trú mưa, nắng. Một tốp ghe 5-3 nhân công trai tráng, tốp khác lại là những cặp vợ chồng với con nhỏ nheo nhóc. Họ còn nuôi gà, heo trên những chiếc xuồng ghe nhỏ xíu. Sáng sớm ở đầu các vàm kinh đã thấy ánh lửa bập bùn rồi khói đốt rơm nghi ngút dâng cao. Đó là những người gặt mướn nấu cơm ăn sớm để đi làm sớm. Họ là những thợ gặt chuyên nghiệp với năng suất gấp đôi người địa phương, trời đứng bóng đã thấy gặt xong một công lúa. Và họ luôn đi tiên phong trong kỹ thuật gặt lúa. Chính kỹ thuật cắt lúa thấp bằng lưỡi hái trên ruộng lúa ngắn ngày ( trái với kỹ thuật thu hoạch lúa của người địa phương đã được người miệt vườn du nhập vào miền Hậu Giang.

Phan Trung Nghĩa
 
Khách Thương hồ (tiếp)
Ký của Phan Trung Nghĩa (em chỉ sưu tầm thôi nhá)
@: Sơn còi: Muốn đi miệt vườn - Tiền giang thì lại chờ tới tháng 10 nhé.

Khách thương hồ cất lên vọng hò lan dài theo dòng sông:" Ngồi buồn vọc nước giỡn trăng, nước sao trăng dợn biết rằng về đâu". Hát thế là hát cho kẻ mới đi gặt. Đi buôn xuống miền Hậu Giang lần đầu hoặc tình cảnh của dân thương hồ ngày nay, chứ ngày xưa đa phần khách thương hồ đều có bến đậu. Ở làng tôi vào mùa gặt là gần như 100% gia đình trong xóm đều chứa 5-10 người miệt vườn đến trú ngụ. Là người quen cả đó thôi. Năm ngoái họ từ giả về vườn ăn tết thì năm nay họ lại xuống làm ăn. Nhà tôi là bến đậu của cậu Út, người miệt Cửu Long. Ba tôi kể rằng, đời ông già cậu Út cũng đã ở nhà ông nội tôi để đi gặt rồi. Thế cho nên tình cảm gắn bó như bà con ruột rà. cậu Út xuống với mợ Út cùng thằng Cảnh và con Út Mén. Họ đến thì cả gia đình tôi mừng, lũ trẻ sẽ được ăn trái cây miệt vườn và có bạn chơi. Còn người lớn thì lâu ngày gặp lại. Ghe cậu Út năm nào cũng chở một số trái cây gồm: Mít, Xoài, Mận... vừa có cái tặng bà con miền Hậu Giang vừa bán để kiếm một ít lời làm sở phí đi đường. Cũng chẳng biết vì sao ba má tôi lại quý họ như thế. Má tôi bán dùm hàng cho mợ Út, ba tôi thì "dằn" điểm công gặt có giá cao cho cậu Út. Sau một công gặt còn thời gian rảnh, ba tôi dẫn cậu Út đi bắt cá cạn, hay xin một ít cá lóc, cá rô loại nhỏ của láng giềng tát đìa để cậu Út xẻ khô làm mắm mang về quê khi cuối mùa gặt. Lúc đó xóm tôi cứ nhộn nhịp, nhất là về đêm. Má tôi đốt đèn Mang Song sau sàn lãn để làm cá mắm với mợ Út. Còn tôi cùng với thằng Cảnh và Út Mén thì dẫn trâu đạp rơm giữa khoảng trăng rộng, trăng tháng mười vằn vặt, lũ trẻ chúng tôi mặc sức nô đùa. Con Út Mén sợ ma bị chúng tôi nắp trong cổ lúa nhát ma đến khóc xanh mặt. Gọi con Út Mén là thuở 11-12 tuổi, sau này 18 tuổi tôi vụn về gọi nhỏ nó bằng cô Út Lan. Năm đó Út Lan về quê tôi đứng nơi giang đầu dõi mắt thăm thẳm về cuối dòng sông mà ngọng ngệu cất lên câu hò Sông Hậu: "Em về Giồng Dứa Qua Truông, gió đưa bông sậy dạ buồn nhớ ai".
Đời của khách thương hồ là đời lênh đênh sông nước, rài đây mai đó và tha phương cầu thực nên có những niềm sướng khổ rất riêng. Là đời của những kẻ hải hồ lang bạt, mượn bốn phương làm nhà nếm trải nhiều món ngon vật lạ, thuộc làu trăm nẻo xa xôi. Nhưng cũng là đời của những người con cái không được học hành, tay ương hoạn nạn xảy ra thiếu một quê hương đao đáo, thiếu những người thân an ủi, đỡ đầng. Cái cảnh mà thuở nhỏ thường xảy ra ở xóm tôi là dân gặt mướn, tới nơi thì đỗ bờ, không làm mướn được cho nên tết gần kề mà klhông có tiền về xứ. Nhớ đến cái bàn thờ gia tiên lạnh lẽo khói hương, nơi miền Tiền Giang xa xôi mà chạnh lòng, họ đi ngêu ngao rồi hò rằng:"Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy, Sài Gòn xa chợ Mỹ cũng xa, gởi thơ thăm hết mọi nhà, trước là phụ mẫu sau là thăm em".
Trước tình cảnh ấy bà con xóm tôi thường xử sự mời họ lên bờ, vô nhà cùng ăn tết cũng bánh trái, cũng nhậu nhẹt thỏa thê ba ngày tết, để an ủi một phần những kiếp đời tha phương.
Lớn lên tôi cứ thắt mắc mãi không biết vì sao và từ bao giờ mà có tập quán làm ăn của khách thương hồ, và vì sao dân miệt Hậu Giang như má tôi lại đùm bọc, thương yêu bà con miệt vườn như tình ruột thịt? (Nó giống như một mối duyên tiền định giữa miệt Tiền Giang và Hậu Giang mà khách thương hồ là kiếp thôi đưa chuyên chở những tình cảm ấy). Phải mãi sau này nghe những người lớn tuổi kể và tìm hiểu đôi chút lịch sử khai phá Nam bộ tôi mới sáng mắt ra.
Người từ miệt Tiền Giang đỗ về Hậu Giang làm ăn thì đã có quá trình hàng ba trăm năm nay rồi nhưng có ba làn sóng di dân lớn. Làn sóng thứ nhất là khi giặc Pháp chiếm ba tỉnh Nam Kỳ. Thành quả xây dựng nền văn minh miệt vườn qua một trăm năm của miệt Tiền Giang bị tàn phá nặng nề. Nguyễn Đình Chiểu viết: "Bến nghé, Cửa Tiền tan bọt nước, Đồng Nai trăng ngói nhướm màu mây".
Những làng quê trù phú, những ruộng vườn thành khoảnh...bị gót giầy xâm lược giậm nát. Dân miệt Tiền Giang phải bồng bế nhau lên những chiếc ghe cui, ghe bầu về miệt Hậu Giang chạy loạn. Làn sóng thứ hai là cơn bão năm Thìn và sau đó là nạn càu càu tàn phá hoa màu vào đầu thế kỷ 20 đã đẩy dân miệt Tiền Giang vào nạn đói khổ và họ cũng lại bồng chống nhau về miệt Hậu Giang.
Làn sóng sau cùng là hạn hán năm 1978-1979 làm cho vùng Gò Công, Bến Tre, Cửu Long mùa màng bị thất bát nặng nề liên tiếp 2-3 năm. Thế là họ cũng lại bồng bế nhau về miền Hậu Giang chạy đói. Chính người viết bài này đã chứng kiến cảnh di dân thứ ba này. Trên sông Bạc Liêu năm đó cứ dày đặc ghe xuồng, bất kể đêm lẫn ngày. Số lượng đông đúc đến cỡ phải liệt vào cấp "binh đoàn". Các xóm làng vùng Hậu Giang tràn ngập dân Tiền Giang. Họ đến nhận làm mướn bất kể nghề nghiệp gì. Người có một chút của cải thì chở tủ, bàn, đồng hồ, ghe, xuồng xuống đổi gạo, đổi khoai. Thậm chí người ta đổi một cô gái để lấy vài táo gạo. Chính vì thế mà xứ Bạc Liêu bây giờ có rất nhiều nàng dâu miệt Tiền Giang được gả về vào cái dịp "khốn khổ khốn nạn" ấy. Ông nội tôi vốn cũng là dân Tiền Giang lưu lạc về đây, thuở sinh tiền, trong những buổi độc ẩm, ông khề khà giải thích cái lý do vì sau khi có hoạn nạn mà người dân miệt Tiền Giang hay về Hậu Giang: Là vì ở đó đất rộng người thưa, dồi dào sản vật, rất dễ kiếm sống. Vào nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, nếp nhà của người Hậu Giang là những căn nhà gỗ dầu ba căn, trước nhà bao giờ cũng có 2-3 bộ ngựa gỏ dầy 1 tấc, dùng để tiếp khách. Khách đến nhà bất luận thân sợ lạ đều được gia chủ têm trầu mời dùng, cơm rượu ngày 3 bữa. Đã thế còn có chỉ chỗ đất tốt cho khai phá, cho mượn trâu để cày bừa. Việc chứa khách trong nhà 2-3 năm là chuyện bình thường, trở thành tập quán sinh hoạt của người Hậu Giang ngày xưa. Tất nhiên tính cách phóng khoáng, hào hiệp ấy vốn có căn nguyên của nó. Vùng Hậu Giang xưa ruộng đồng cò bay thẳng cánh, tôm cá trên sông rạch hằng hà, việc chứa khách trong nhà bao lâu không có ý nghĩa vật chất.
Giữa người mới đến khẩn hoang, lập nghiệp không có mâu thuẫn với quyền lợi của người cũ, mà ngược lại còn hỗ trợ nhau làm ăn. Ví như cấy một công ruộng thì chim chuột cắn phá hết, nhưng cấy 100 công thì sự phá hoại phân tán thiệt hại cho mỗi gia đình không đáng kể. Xóm làng càng đông thì thú rừng và bọn trộm cướp không dám bén mãng. Chính vì thế mà hình thành tập quán hiếu khách, lối sống phóng khoáng hào hiệp đặc biệt của người Hậu Giang.
Ông nội tôi kể đời làm khách thương hồ của ông cực mà vui lắm. Trong những đêm trăng thanh gió mát đậu ở các vàm sông đợi nước, khách thương hồ cất lên những điệu hò tự sự về cuộc đời tha phương cầu thực của mình. Cảm được nổi lòng ấy, trên bờ có ai đó ra bờ sông hò đáp lại. Sau đó thì các ghe xuồng đậu lại một nhiều thêm, trên bờ sông, người trong xóm làng heo hút kéo ra đông hơn, hình thành hai phường hò đối đáp nhau. Sau những trận "Hò chiến" như thế có khi khách hồ tìm được bến đau rồi nên nghĩa vợ chồng, nên tình thủ túc.Quá trình di chuyển của khách thương hồ từ miệt Tiền Giang về Hậu Giang là quá trình hai "miệt" "cấy người" vào nhau. Ông nội bảo khi gặt mướn cho nhà ông cố tôi, thấy ông nội tôi giỏi giắn mà thật thà thì ông cố tôi kêu vào ở rể. Khi ông nội tôi ra riêng, trở thành địa chủ manh (ruộng nhỏ, manh mún) năm nào cũng đón bà con ở quê Tiền Giang về nhà ở để gặt mướn. Trong nhóm người đó có má tôi sau nầy. Người Hậu Giang cũng chẳng chê người Tiền Giang nà họ hò rằng: "Mẹ mong gả thiết về vườn, ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh." Theo câu hát đó cô Út tôi được gả theo dượng Út về miệt Tiền Giang.
Chính vì thế mà giữa miệt Tiền Giang và Hậu Giang hồi đầu chỉ có mối quan hệ làm ăn, dần có thêm mối quan hệ máu mủ. Người ta đi làm ăn cũng là để thăm nôm nhau rồi nghiễm nhiên biến thành khách thương hồ!

Khi tôi kết thúc bài viết này cũng là lúc gió bất rao ngọn, tại các vàm sông, các đầu kênh thủy lợi của Bạc Lợi khách thương hồ đang tất bật khiêng mui nghe xuống để hồi cố thổ cho kịp đón tết. Giờ đây kinh tế của miệt Tiền Giang vẫn phát triển nhưng không biết vì sau vẫn còn nhiều kiếp đời trôi nổi tha phương cầu thực?

Giải thích cho ý nghĩ này của tôi, một ông lão bới tóc củ tỏi, mặc áo Cao Đài, người Tiền Giang bảo: "Kinh tế gia đình của Qua bây giờ không cần phải đi làm mướn. Nhưng hễ tới mùa gió chướng là cái máu lang bạt kỳ hồ nó nổi lên, nôn nao xuống xuồng rong rũi về miền Hậu Giang. Gặt mướn là cái cớ để đi chơi, để thăm người cũ, chốn cũ ấy mà". Nghe ông lão nhắc cái máu lang bạt kỳ hồ tôi mới nhớ, dân Châu Thổ sông Cửu Long chằng chịt sông ngòi chúng tôi bảy đến tám tuổi đã nhảy ùm xuống sông, áp lòng ngực chồm lên ngọn sống gọi là giỡn sóng, nào có hay đâu chính lúc ấy cái hồn sông nước đã nhập vào hồn người, làm nên cái máu lang bạt trên sông nước của con người. Những kiếp đời khách thương hồ ra đời từ dòng máu ấy, nó nối liền hai miệt Tiền Giang và Hậu Giang mến yêu. Nó làm nên cái thẳm sâu của nền văn minh sông nước Nam bộ.

Phan Trung Nghĩa
 
Thế là bác Tamdao cũng chịu khó tìm hiểu món ba khía, từ đó qua tác phẩm " Khách thuơng hồ" của Phan Trung Nghĩa bác cũng biết được thêm 1 ít lịch sử của vùng miền tây sông nước quê của mình đó, người miền tây sông nước hào sản, hiếu khách,thật thà, chơn chất.Có lẽ bác sẽ còn tìm hiểu nhiều nữa về họ "từ thưở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long".Bác pm cho mình địa chỉ mình sẽ mua Ba khía ở Sài gòn gửi chuyển phát nhanh cho bác nhưng mình không biết nguồn gốc xứ nào đâu nhé.
 
Và đây Langtulangdu người nhà nên nhận ra nhau ngay...hehe

Màn giới thiệu sơ sơ nhưng mọi người rất gần gũi và cởi mở.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Vụ nhậu này do langtulangdu bố trí nên chú giới thiệu với mọi người về các món nhậu này cho đúng nhể..........

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,731
Bài viết
1,136,558
Members
192,533
Latest member
68vipwincom
Back
Top