Đêm trăng Mộc Châu, đón nắng vàng đầu thu trên cánh đồng Mường Chiến..
Đúng như lịch trình, 3h15 cả đoàn chúng tôi 6 xe xuất phát từ cổng trung tâm hội nghị quốc gia, mục tiêu là thẳng tiến Mộc Châu
5h30 chiều đi qua Mai Châu, hoàng hôn bắt đầu buông xuống đèo Thung Khe
Mộc Châu đón chúng tôi bằng những cơn gió lạnh, sương bay lãng đãng trên đỉnh núi, cơn gió đầu thu lùa qua làn áo mỏng, và để đáp lại bao nhiêu những chờ mong, vầng trăng rằm tháng 7 nhô lên chênh vênh trên đỉnh núi ở khúc cua cuối cùng khi đến ngã 3 rẽ vào thị trấn Nông Trường.
Trên những con đường tôi đã đi trong đêm, có lẽ thứ khiến lòng yên ổn nhất chính là những vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời, hoặc là ánh trăng trong vắt trên đỉnh núi, ánh trăng trải dài trên thung lũng cũng khiến những mỏi mệt và lo lắng trôi đi mất.
Nung nấu mãi ý định được biết tết độc lập của người Mông, lần thứ 3 tôi quay lại Mộc Châu vào chính giữa ngày tết, đường phố tấp nập và xập xòe những áo váy đủ màu sắc của người Mông, có lẽ là cả tết Âm Lịch ở vùng quê nơi tôi sinh ra cũng không được nhộn nhịp như thế. Người Mông đổ xuống thị trấn từ những đỉnh núi cao, những thung lũng rất sâu rất xa của các làng bản ở quanh Mộc Châu.
Sau khi nạp năng lượng bằng bữa tối no say với rượu chuối và thịt bê chao, đích đến của chúng tôi là Sân vận động thị trấn, đó là nơi tổ chức lễ hội chính. Người người tấp nập trong sân vận động, họ gặp nhau, trò chuyện với nhau, đàn ông uống rượu với nhau bên nồi thắng cố, phụ nữ tranh thủ đi mua sắm quần áo mới, đồ thổ cẩm, đồ trang sức bày bán khắp nơi, những đồ thủ cẩm thêu tay với họa tiết đơn giản, màu sắc sặc sỡ đúng với bản sắc của người Mông …
Trên sân khấu của sân vận động là chương trình ca nhạc với những điệu múa cổ truyền của người Mông, những điệu khèn da diết của những anh trai bản khiến chị em vùng đồng bằng cũng thấy xao xuyến ^^
Gái Mông giờ hiện đại lắm, cầm điện thoại nhắn tin chíu chít
Tôi thích cái màu sắc sặc sỡ trên váy áo của những cô gái Mông, thích dáng vẻ mềm mại sau những nếp váy xòe khi bước đi của những người phụ nữ ở Mộc Châu, thích những nụ cười, những ánh mắt lấp lánh niềm vui trong ngày hội tết của dân tộc mình. Họ mang niềm hạnh phúc của mình từ những bản làng xa xôi khi trở về thị trấn trong ngày hội, niềm vui nhỏ bé nhưng rất đỗi thiêng liêng ấy mà người dân tộc Kinh có lẽ phải thấy ghen tị khi nghĩ đến những ngày tết Âm lịch ở quê nhà của mình, để mỗi khi đến ngày ấy lại cuồng chân chỉ muốn chạy lên vùng Tây Bắc - được hưởng cái không khí Tết thật là Tết ấy, được uống rượu ngô thật say bên trái bếp nồng ấm của những người dân tộc không quen biết.
(Ghi chú: ảnh mượn của các thành viên trong đoàn: Linh vũ, Trần Thành, Anh Thư, Lan Dung)
Đúng như lịch trình, 3h15 cả đoàn chúng tôi 6 xe xuất phát từ cổng trung tâm hội nghị quốc gia, mục tiêu là thẳng tiến Mộc Châu
5h30 chiều đi qua Mai Châu, hoàng hôn bắt đầu buông xuống đèo Thung Khe
Mộc Châu đón chúng tôi bằng những cơn gió lạnh, sương bay lãng đãng trên đỉnh núi, cơn gió đầu thu lùa qua làn áo mỏng, và để đáp lại bao nhiêu những chờ mong, vầng trăng rằm tháng 7 nhô lên chênh vênh trên đỉnh núi ở khúc cua cuối cùng khi đến ngã 3 rẽ vào thị trấn Nông Trường.
Trên những con đường tôi đã đi trong đêm, có lẽ thứ khiến lòng yên ổn nhất chính là những vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời, hoặc là ánh trăng trong vắt trên đỉnh núi, ánh trăng trải dài trên thung lũng cũng khiến những mỏi mệt và lo lắng trôi đi mất.
Nung nấu mãi ý định được biết tết độc lập của người Mông, lần thứ 3 tôi quay lại Mộc Châu vào chính giữa ngày tết, đường phố tấp nập và xập xòe những áo váy đủ màu sắc của người Mông, có lẽ là cả tết Âm Lịch ở vùng quê nơi tôi sinh ra cũng không được nhộn nhịp như thế. Người Mông đổ xuống thị trấn từ những đỉnh núi cao, những thung lũng rất sâu rất xa của các làng bản ở quanh Mộc Châu.
Sau khi nạp năng lượng bằng bữa tối no say với rượu chuối và thịt bê chao, đích đến của chúng tôi là Sân vận động thị trấn, đó là nơi tổ chức lễ hội chính. Người người tấp nập trong sân vận động, họ gặp nhau, trò chuyện với nhau, đàn ông uống rượu với nhau bên nồi thắng cố, phụ nữ tranh thủ đi mua sắm quần áo mới, đồ thổ cẩm, đồ trang sức bày bán khắp nơi, những đồ thủ cẩm thêu tay với họa tiết đơn giản, màu sắc sặc sỡ đúng với bản sắc của người Mông …
Trên sân khấu của sân vận động là chương trình ca nhạc với những điệu múa cổ truyền của người Mông, những điệu khèn da diết của những anh trai bản khiến chị em vùng đồng bằng cũng thấy xao xuyến ^^
Gái Mông giờ hiện đại lắm, cầm điện thoại nhắn tin chíu chít
Tôi thích cái màu sắc sặc sỡ trên váy áo của những cô gái Mông, thích dáng vẻ mềm mại sau những nếp váy xòe khi bước đi của những người phụ nữ ở Mộc Châu, thích những nụ cười, những ánh mắt lấp lánh niềm vui trong ngày hội tết của dân tộc mình. Họ mang niềm hạnh phúc của mình từ những bản làng xa xôi khi trở về thị trấn trong ngày hội, niềm vui nhỏ bé nhưng rất đỗi thiêng liêng ấy mà người dân tộc Kinh có lẽ phải thấy ghen tị khi nghĩ đến những ngày tết Âm lịch ở quê nhà của mình, để mỗi khi đến ngày ấy lại cuồng chân chỉ muốn chạy lên vùng Tây Bắc - được hưởng cái không khí Tết thật là Tết ấy, được uống rượu ngô thật say bên trái bếp nồng ấm của những người dân tộc không quen biết.
(Ghi chú: ảnh mượn của các thành viên trong đoàn: Linh vũ, Trần Thành, Anh Thư, Lan Dung)
Last edited: