What's new

[Chia sẻ] Đến với Sóc Bom Bo.

Cắc cụp cum, cắc cụp cum cắc cum cụp cum... Ca từ và giai điệu tuyệt vời của bài hát Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo đã in đậm trong tôi từ hồi còn là học sinh cấp 1 thời chiến tranh chống Mỹ. Đã từ lâu tôi có ý định đến thăm mảnh đất nổi tiếng này, gặp gỡ trò chuyện với con người nơi đây.
Theo google maps từ tp HCM đến Sóc Bom Bo theo đường bộ chưa đầy 200km tôi chọn ngày nghỉ cuối tuần là thời gian vừa đủ cho chuyến đi này.
Trưa thứ 7 tuần cuối cùng của năm 2019 tự nhiên hứng lên thế là xách xe ra và đi.
14h xuất phát trực chỉ Đồng Xoài, từ ĐX đến tx Phước Long tôi chọn đi Bù Na để trải nghiệm DT759 đoạn này tôi chưa đi bao giờ.
Từ ngã 3 QL14 quẹo trái vào DT759 đường quá xấu toàn ổ gà ổ voi đường bụi mù mịt xe nhẩy tâng tâng đồng hồ chỉ không quá 20km/h. Mất đúng 1h30' cho 26km này.

DT759 lúc này là 17h30.
20191227_174632.jpg
20191227_174722.jpg


Screenshot_20191229-100826_Maps.jpg


Kỷ niệm với tx P. Long trước khi đến với Sóc Bom Bo.
20191228_114500.jpg
 
Đây là lần thứ 2 mình đến thị xã Phước Long, lần đầu vào dịp tết tây 2019 đi độc hành theo hướng SG - (QL13)ck Hoa Lư- (đường TTBG)VQGBGM - (DT741)Tx P.Long.
Đg TTBG đoạn này đã được beton hóa toàn tuyến xuyên qua rừng cao su, rừng nguyên sinh rất đẹp. Có điều suốt tuyến này dân cư thưa thớt và không thấy một hàng quán nào.

Vài hình ảnh trên đg TTBG từ ck Hoa Lư đến VQGBGM.
FB_IMG_1580907082190.jpg
FB_IMG_1580906940940.jpg

FB_IMG_1580906889389.jpg
FB_IMG_1580906900229.jpg
 
Last edited:
Từ tx Phước Long đi qua con đập trên cửa nhận nước của nhà máy tđ Thác Mơ để vào tỉnh lộ 760 đến Sóc Bom Bo. So với tỉnh lộ 759 con đường nhựa này dễ đi hơn nhưng mặt đg không bằng phẳng do ko đc thảm bằng công nghệ hiện đại. Tỉnh lộ759 cũng như tỉnh lộ 760 nằm khá xa mép hồ thủy điện lại bị những rừng cao su che khuất nên chạy trên 2 đường này không có cảm xúc gì nhiều, thật là thất vọng.
Đường từ tỉnh lộ vào Sóc Bom Bo rộng chừng 25-30m dài chừng 200m có dải phân cách cứng bằng cây xanh, vắng tanh. Trên cổng có dòng chữ KHU BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC S'TIÊNG, phía bên trái là nhà bảo tàng với các khu bảo tồn đang được phục dựng, bên phải các nhánh đường beton chạy dưới các vườn điều già cỗi một vài đàn bò đang thơ thẩn gặm cỏ bên đường.
20191228_100232.jpg
20191228_100232.jpg
20191228_091430.jpg
20191228_090238.jpg
20191228_090243.jpg
20191228_092335.jpg
20191228_091430.jpg
20191228_095840.jpg
20191228_095840.jpg
20191228_095840.jpg
 
Dừng xe bên đường tôi đến bắt chuyện với chị chăn đàn trâu bò bên đường. Chị là người dân tộc S'tiêng sinh ra ở Sóc Bom Bo nay đã ngoài 50 tuổi. Chị cho biết: Tất cả người dân trong sóc đã rời đến khu định cư mới nằm ven con đường nhựa. Đất của Sóc Bom Bo ngày ấy nay để lại cho cách mạng làm khu bảo tàng. Vừa nói chị vừa chỉ tay về phía bên kia đường có nhà bảo tàng lợp ngói đỏ.


20200210_171446.jpg
20191228_091031.jpg
20200210_173447.jpg
20200210_173419.jpg
 
Đang trò chuyện với người phụ nữ S'Tiêng thì có người đàn ông ngoài 50, tuổi, mặc bộ đồ cũ kỹ chạy xe máy tới ý chừng ổng quan tâm đến cuộc trò chuyện của chúng tôi. Tôi chủ động:
- Chào anh! Anh cũng đi chăn bò à?
Bằng giọng xứ Thanh ảnh trả lời:
- Không tôi là chủ đồi cây này
- À! Tôi ở SG ra muốn đến thăm Sóc Bom Bo, nơi mà hồi chiến tranh nổi tiếng với bài hát TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO.
Nghe đến đây người đàn ông tỏ vẻ thân thiện nhiệt tình chỉ dẫn:
- Sóc Bom Bo ở phía sau nhà bảo tàng kia kìa. Người ta đang xây dựng các khu vực tham quan bên đó. Anh đi theo con đường bên hông nhà bảo tàng dẫn lên.
Tôi tạm biệt chị dân tộc và anh chủ vườn chạy đến khu thăm quan Sóc Bom Bo hy vọng đc chứng kiến , tái hiện không khí hoạt động của dân tộc S'Tiêng xưa ở nơi đây.
Qua 100m đầu là các ngã rẽ với các biển báo các khu vực thăm quan được phục dựng theo các chuyên đề: Khu làng nghề truyền thống; Làng văn hóa truyền thống; Nhà dài; Khu lễ hội đâm trâu ... bằng các con đường beton nhỏ có đọ dốc và góc cua tương đối gắt.
Khu "bảo tồn" này đang được xây dựng tái tạo; khi tôi đến ngoài các con đg beton nhỏ đã làm xong còn có mô hình quân và dân giã gạo chày tay gần đó là mô hình lễ hội đâm trâu, một căn nhà dài dùng cho sinh hoạt cộng đồng. Để xây dựng hoàn thiện khu khu du lịch thăm quan lịch sử này tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đăng còn rất nhiều việc phải làm.
20191228_092916.jpg
20191228_092916.jpg
20191228_092335.jpg
20191228_092632.jpg
20191228_095840.jpg
20191228_094305.jpg
20200210_171446.jpg
 

Attachments

  • 20191228_093029.jpg
    20191228_093029.jpg
    572.3 KB · Views: 144
Sóc Bom Bo cách QL14 hơn 4km và đc nối với QL14 bằng tỉnh lộ 760 ở ngã 3 Minh Hưng. Có lẽ gần với trục lộ giao thông chính cộng với tư duy của nhà quản lý đã làm cho một Bom Bo văn hóa truyền thống mềm mại dần biến thành một Bom Bo với những mô hình nhân tạo bằng xi măng sắt thép khô cứng. Đến với Bom Bo tôi không đc nghe tiếng chày tay mà âm điệu đã thành tiếng nhạc, không thấy ngọn đuốc bập bùng bên bếp lửa...
Rời sóc Bom Bo tôi ngậm ngùi: Thật tiếc nếu như cảnh vật Sóc Bom Bo được bảo tồn nguyên vẹn vẫn căn nhà tranh mái lá đó sử dụng làm homestay, vẫn cối gỗ chày tay vẫn bếp lửa bập bùng với cô gái S'Tiêng có lẽ khách du lịch sẽ đến nhiều hơn và cảm xúc hơn nhiều khi ta đến nhìn mô hình cô gái S'Tiêng, anh bộ đội, cối gỗ chày tay, bếp lửa....đều bằng xi măng sắt thép.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,146
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top