What's new

[Chia sẻ] Đến với Sóc Bom Bo.

Cắc cụp cum, cắc cụp cum cắc cum cụp cum... Ca từ và giai điệu tuyệt vời của bài hát Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo đã in đậm trong tôi từ hồi còn là học sinh cấp 1 thời chiến tranh chống Mỹ. Đã từ lâu tôi có ý định đến thăm mảnh đất nổi tiếng này, gặp gỡ trò chuyện với con người nơi đây.
Theo google maps từ tp HCM đến Sóc Bom Bo theo đường bộ chưa đầy 200km tôi chọn ngày nghỉ cuối tuần là thời gian vừa đủ cho chuyến đi này.
Trưa thứ 7 tuần cuối cùng của năm 2019 tự nhiên hứng lên thế là xách xe ra và đi.
14h xuất phát trực chỉ Đồng Xoài, từ ĐX đến tx Phước Long tôi chọn đi Bù Na để trải nghiệm DT759 đoạn này tôi chưa đi bao giờ.
Từ ngã 3 QL14 quẹo trái vào DT759 đường quá xấu toàn ổ gà ổ voi đường bụi mù mịt xe nhẩy tâng tâng đồng hồ chỉ không quá 20km/h. Mất đúng 1h30' cho 26km này.

DT759 lúc này là 17h30.
20191227_174632.jpg
20191227_174722.jpg


Screenshot_20191229-100826_Maps.jpg


Kỷ niệm với tx P. Long trước khi đến với Sóc Bom Bo.
20191228_114500.jpg
 
Sóc Bom Bo cách QL14 hơn 4km và đc nối với QL14 bằng tỉnh lộ 760 ở ngã 3 Minh Hưng. Có lẽ gần với trục lộ giao thông chính cộng với tư duy của nhà quản lý đã làm cho một Bom Bo văn hóa truyền thống mềm mại dần biến thành một Bom Bo với những mô hình nhân tạo bằng xi măng sắt thép khô cứng. Đến với Bom Bo tôi không đc nghe tiếng chày tay mà âm điệu đã thành tiếng nhạc, không thấy ngọn đuốc bập bùng bên bếp lửa...
Rời sóc Bom Bo tôi ngậm ngùi: Thật tiếc nếu như cảnh vật Sóc Bom Bo được bảo tồn nguyên vẹn vẫn căn nhà tranh mái lá đó sử dụng làm homestay, vẫn cối gỗ chày tay vẫn bếp lửa bập bùng với cô gái S'Tiêng có lẽ khách du lịch sẽ đến nhiều hơn và cảm xúc hơn nhiều khi ta đến nhìn mô hình cô gái S'Tiêng, anh bộ đội, cối gỗ chày tay, bếp lửa....đều bằng xi măng sắt thép.
--vắng vẻ và nhìn hình người mô hình thấy chán thật anh à.
 
Đây là lần thứ 2 mình đến thị xã Phước Long, lần đầu vào dịp tết tây 2019 đi độc hành theo hướng SG - (QL13)ck Hoa Lư- (đường TTBG)VQGBGM - (DT741)Tx P.Long.
Đg TTBG đoạn này đã được beton hóa toàn tuyến xuyên qua rừng cao su, rừng nguyên sinh rất đẹp. Có điều suốt tuyến này dân cư thưa thớt và không thấy một hàng quán nào.

Vài hình ảnh trên đg TTBG từ ck Hoa Lư đến VQGBGM.
View attachment 175257View attachment 175258
View attachment 175259View attachment 175261
Sóc Bom Bo cách QL14 hơn 4km và đc nối với QL14 bằng tỉnh lộ 760 ở ngã 3 Minh Hưng. Có lẽ gần với trục lộ giao thông chính cộng với tư duy của nhà quản lý đã làm cho một Bom Bo văn hóa truyền thống mềm mại dần biến thành một Bom Bo với những mô hình nhân tạo bằng xi măng sắt thép khô cứng. Đến với Bom Bo tôi không đc nghe tiếng chày tay mà âm điệu đã thành tiếng nhạc, không thấy ngọn đuốc bập bùng bên bếp lửa...
Rời sóc Bom Bo tôi ngậm ngùi: Thật tiếc nếu như cảnh vật Sóc Bom Bo được bảo tồn nguyên vẹn vẫn căn nhà tranh mái lá đó sử dụng làm homestay, vẫn cối gỗ chày tay vẫn bếp lửa bập bùng với cô gái S'Tiêng có lẽ khách du lịch sẽ đến nhiều hơn và cảm xúc hơn nhiều khi ta đến nhìn mô hình cô gái S'Tiêng, anh bộ đội, cối gỗ chày tay, bếp lửa....đều bằng xi măng sắt thép.
Xem lại topic Anh tự nhiên thấy buồn & nhớ rừng, từ 1987 -1993 tôi khai thác gỗ ở kv này ( lâm tặc ) khi đó từ ngã 3 lộc Tấn - Đoạn gần bv, qua khỏi trảng khoảng 2km là tới bìa rừng, dọc đường từ bìa rừng lên đến cửa khẩu Hoa lư ( đi qua đồn biên phòng ) khoảng 4,5 km 2 bên đường là rừng già dày đặc, có những cây cổ thụ vài người ôm mới xuể, dây leo, le ( tre) mọc chằng chịt, bây giờ đi ngang qua đây như vùng đất chết, ko thấy bóng cây , ngọn cỏ
6777B5AF-8C72-449E-B2AD-7095096B91B9.jpeg
 
Last edited:
Xem lại topic Anh tự nhiên thấy buồn & nhớ rừng, từ 1987 -1993 tôi khai thác gỗ ở kv này ( lâm tặc ) khi đó từ ngã 3 lộc Tấn - Đoạn gần bv, qua khỏi trảng khoảng 2km là tới bìa rừng, dọc đường từ bìa rừng lên đến cửa khẩu Hoa lư ( đi qua đồn biên phòng ) khoảng 4,5 km 2 bên đường là rừng già dày đặc, có những cây cổ thụ vài người ôm mới xuể, dây leo, le ( tre) mọc chằng chịt, bây giờ đi ngang qua đây như vùng đất chết, ko thấy bóng cây , ngọn cỏ

Đọc bình luận của anh mình phải bật cười, không có ý gì đâu anh mà vì lâu lắm mới có người chịu nhận mình là lâm tặc, dù sao anh cũng đã có cơ hội tận hưởng rừng :)
 
Đọc bình luận của anh mình phải bật cười, không có ý gì đâu anh mà vì lâu lắm mới có người chịu nhận mình là lâm tặc, dù sao anh cũng đã có cơ hội tận hưởng rừng :)
Mình nghĩ những gì đã qua dù là hồi ức đều phải được mô tả với sự chân thực nhất, năm ấy, mình cậu sv năm thứ 2 ĐHSPKT vừa chia tay giảng đường vì nghèo quá không thể tiếp tục đèn sách để dấn thân vào con đường hạ bạc này, những ký ức đau khổ , bệnh tật, thăng trầm với vùng đất này luôn vọng về mỗi khi có dịp. Nhưng kỷ niệm thì luôn phải có sự buồn vui lẫn tủi hờn....phải không quý vị?
 
Last edited:
Mình nghĩ những gì đã qua dù là hồi ức đều phải được mô tả với sự chân thực nhất, năm ấy, mình cậu sv năm thứ 2 ĐHSPKT vừa chia tay giảng đường vì nghèo quá không thể tiếp tục đèn sách để dấn thân vào con đường hạ bạc này, những ký ức đau khổ , bệnh tật, thăng trầm với vùng đất này luôn vọng về mỗi khi có dịp. Nhưng kỷ niệm thì luôn phải có sự buồn vui lẫn tủi hờn....phải không quý vị?

Ồ, chúng ta ngoài cùng gặp trên phượt còn cùng chung một trường đó :LOL: SPKT, và còn chung điểm nữa là đều không nhận bằng :p
 
Xem lại topic Anh tự nhiên thấy buồn & nhớ rừng, từ 1987 -1993 tôi khai thác gỗ ở kv này ( lâm tặc ) khi đó từ ngã 3 lộc Tấn - Đoạn gần bv, qua khỏi trảng khoảng 2km là tới bìa rừng, dọc đường từ bìa rừng lên đến cửa khẩu Hoa lư ( đi qua đồn biên phòng ) khoảng 4,5 km 2 bên đường là rừng già dày đặc, có những cây cổ thụ vài người ôm mới xuể, dây leo, le ( tre) mọc chằng chịt, bây giờ đi ngang qua đây như vùng đất chết, ko thấy bóng cây , ngọn cỏView attachment 177123
Hihi rừng không còn phần nào cũng có công trạng của anh mà.
 
Hihi rừng không còn phần nào cũng có công trạng của anh mà.
Lúc đó khổ quá,cũng chỉ làm manh mún, cò con thôi , sd cưa tay, nhưng cũng chỉ khai thác 2 loại gỗ là căm xe & cà chất bán cho dân trồng tiêu làm trụ, nhiều khi đi cả h xuyên rừng già vẫn ko chọn được cây như ý , đến khi xe cẩu & xe ủi tiến vào rừng hợp pháp thì mới thấy sự hủy diệt kinh hoàng, họ đi đến đâu là sạch trắng đến đó.
 
Lúc đó khổ quá,cũng chỉ làm manh mún, cò con thôi , sd cưa tay, nhưng cũng chỉ khai thác 2 loại gỗ là căm xe & cà chất bán cho dân trồng tiêu làm trụ, nhiều khi đi cả h xuyên rừng già vẫn ko chọn được cây như ý , đến khi xe cẩu & xe ủi tiến vào rừng hợp pháp thì mới thấy sự hủy diệt kinh hoàng, họ đi đến đâu là sạch trắng đến đó.
Mình cũng SPKT khóa 83, anh là lâm tặc nhỏ lẻ kiếm cơm còn mấy cái xe ủi, cuốc là tập đoàn kiếm $ bạc triệu. Thời đó có ai nghỉ đến du lịch kể cả bụi như bây giờ khi mà xe gắn máy chỉ dân giàu mới có .
Tks chủ thớt đã cho biết thêm về Sóc Bom Bo .
 
Mình cũng SPKT khóa 83, anh là lâm tặc nhỏ lẻ kiếm cơm còn mấy cái xe ủi, cuốc là tập đoàn kiếm $ bạc triệu. Thời đó có ai nghỉ đến du lịch kể cả bụi như bây giờ khi mà xe gắn máy chỉ dân giàu mới có .
Tks chủ thớt đã cho biết thêm về Sóc Bom Bo .
Năm 83 thì khổ thôi rồi. Khi đó mình làm công chức đã đc 5 năm mà lương kỹ sư mà chỉ đủ báo bếp ăn tập thể CQ 30xu/suất; còn lại chỉ đủ đãi bạn gái nc rau má, kem chuối, chè thập cẩm.... Cả phòng tập thể 4 đứa chung 1 bộ quần áo mới thay nhau mặc khi đi chơi với bạn gái...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,405
Members
192,519
Latest member
Son_Au
Back
Top