What's new

Đèo Sa Mù sương giăng...,Tây Trường Sơn quạnh vắng.

Trường Sơn Đông,Trường Sơn Tây.
Bên nắng đốt ,bên mưa quây
Em dang tay,em xòe tay...a


attachment.php

Mồng 6 Tết,dưới miền xuôi vẫn còn không khí Xuân nhiều:)
Ra đường thấy ngựa xe như nêm,áo quần lòe loẹt,gã tự dưng nhớ về núi rừng Trường Sơn,nhớ quay quắt những cung đường quạnh vắng,nhớ những lúc 1 mình thả hồn theo tiếng gọi của gió ngàn.
Và gã tự hỏi mình Xuân có về trên non cao?

Những cơn say chếnh choáng của những bữa nhậu đầu năm càng thôi thúc gã lên rừng,gã móc điện thoại nhắn tin rủ vài người bạn phượt.Nhưng rồi người bận cái này,kẻ bận cái khác,không ai đi được.
Và rồi gã quyết định độc hành với 1 con ngựa rất cũ:)),con ngựa gã mua từ năm 1994.

attachment.php

Chuyến đi đầu năm gói gọn trong 3 ngày với hơn 1000km.

Gồm đường Hố Chí Minh từ Thạnh Mỹ Quảng Nam ra tới cầu Đak rông dài 319km.
Trọn con đường Tây Trường Sơn từ Khe Sanh Quảng Trị ta tới Khe Gát Quảng Bình dài 243km.

Đường Đông Trường Sơn từ Khe Gát về Cam Lộ Quảng Trị dài 141km.

Rồi gã lại lộn ngược ra Đồng Hới vòng vèo 1 chút và theo đường QL1 xuôi về.

Đường Trường Sơn thì gã cũng đã đi nhiều nhưng chưa bao giờ gã đi trọn con đường Tây Trường Sơn,con đường vắng nhất và cũng mang trên mình gánh nặng lịch sử nhiều nhất khu vực Miền Trung...

Lần này gã sẽ đi trọn cả 2 con đường cả Đông lẫn Tây trong 1 chuyến...

Được gửi đăng bởi 2Su (21/03/2011)
 
Last edited by a moderator:
.....Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn hai đứa ở hai đầu xa thẳm....​

Thấy mấy cái lán trại không có người trông coi gã lọ mọ dòm qua khe cửa vào trong nhà thử ,nhưng cũng chẳng có gì..
.
Các bác công nhân phải sống trong cảnh rừng rú như thế này thật là 1 sự hi sinh lớn lao,thảo nào cứ đường làm tới đâu là các cô sơn nữ mang bụng bầu tới đó:D

Đường Hồ chí Minh vẫn tuyệt đẹp ....Và nếu dăm năm sau nó vẫn cứ vắng vẻ như hiện nay thì biết đến bao giờ con đường mới xuống cấp:D
Chả bù cho dưới xuôi mấy ngày này ra đuờng cứ thấy toàn người với người lèn nhau cứ như cá mòi sắp lớp...


attachment.php

Ngã ba rẽ vào đèo Bà Lệch,chỗ này con đường chạy gần sát với biên giới Việt Lào,gã tò mò chạy vào 1 đoạn xem thử thì thấy cũng không có gì,định chạy vào tới sát biên giới nhưng gặp 1 anh đang chạy ̣ xe ra ngoắc lại bảo trong đó khu vực biên giới gặp mấy anh biên phòng rắc rối lắm nên gã quay ra.

attachment.php

Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại ngày xưa từ chỗ này sẽ chạy qua nước bạn Lào rồi vòng về chỗ gần cái hầm A roàng 1 gã chạy qua lúc sáng.

Ấy là gã đọc trên báo thấy thế,chứ bao nhiêu năm trôi qua,con đường xưa giờ chắc chẳng còn lại gì.
Ngay cả tấm bia mới dựng mà còn bạc màu năm tháng như thế này kia mà.


attachment.php

Đi mãi rồi cũng sắp tới A lưới,1 huyện vùng cao của Thừa Thiên Huế...
 
Last edited:
attachment.php

Quốc lộ 49 con đường ngang nối đường Hồ Chí Minh với Ql 1A rồi chạy miết xuống đến tận biển Đông.
Gã dừng ngay ngã 3 đường dòm lên tấm bảng báo tự dưng cơn làm biếng trỗi dậy,gã muốn rẽ quách xuống Ql rồi vòng về cho nó khoẻ cái thân xác:D,nhưng nhìn lại con ngựa già vẫn kiêu hãnh quay đầu về phương Bắc,về cái khe Gát còn những hơn 300km nữa,máu phượt lại nổi lên và gã tự nhủ :Đi thì đi sợ gì.

Trên con đường độc hành gã đến Alưới lần này là lần thứ 3 và cảm nhận Alưới đang đổi thay từng ngày.Đường sá thênh thang,2 bên đường những ngôi nhà cao tầng,biệt thự mọc lên rất nhiều.Xe tay ga đắt tiền chạy đầy đường,có cả mấy em tóc vàng hoe,áo 2 dây chạy loăng quăng ngoài đường nữa:D

attachment.php


Mới cách đây 1 năm lúc anh Lengkeng đi ngang thì Alưới mới chỉ có 1 nhà nghỉ và 1 cây xăng,nhưng giờ ,gã thấy có 2 cây xăng to đùng,nhưng vẫn còn nghỉ Tết và nhà nghỉ thì vô số.
Gã tự hỏi ở̉ trên này khách đâu mà nhà nghỉ lắm thế nhỉ?

attachment.php

Thật không còn hình dung được 1 A lưới của những năm chiến tranh,của những địa danh như đèo Mẹ Ơi,suối Máu,đồi A Bia mà người Mỹ gọi là Đồi Thịt băm (Hamburger Hill)..., nơi xảy ra trận chiến đẫm máu năm nào và có cả 1 bộ phim cùng tên nổi tiếng thế giới....
 
Em chào bác ạ em cũng dự định làm 1 chuyến đường mòn HCM bằng xe gắn máy nên muốn học hii kinh nghiệm của bác nếu bác ở TP Hồ Chí Minh thì mình gặp nhau được không ạ
 
@En-bac : Tôi ở Quảng Nam bạn à,rất tiếc không gặp bạn được.Nếu đã đam mê cung đường Trường Sơn thì cứ chinh phục đi bạn.Chỉ cần chú ý mang theo ít đồ sửa,vá xe thì chạy vô tư rồi,và chuẩn bị tư tưởng là có khi chạy cả trăm Km chả gặp ai.

Mà mình chỉ đi được đường Trường Sơn làm mới thôi,chứ đường mòn ngày xưa thì chỉ chạy được vài đoạn .

Bất đáo Trường Sơn phi hảo hán:D,bạn nhỉ?​
........................................................................................................................
Gã vẫn đặc biệt yêu thích cái dòng nhạc cũ rích,mặc kệ ai kêu là nhạc sến,nhạc vàng,trong điện thoại gã lúc nào cũng có vài Gi dòng nhạc đó...

Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành
Đem yêu thương đi đến nơi nào cách phương trời
Đường trăm nghìn lối ,tình trăm nghìn mối ,vương theo 1 bóng hình...​


Thấy bên đường có 1 căn nhà nằm trong khung cảnh điền viên rất thanh bình gã dừng lại ngắm chụp ,dù ngắm chán chê rồi gã vẵn chẳng biết đó là nhà gì.

attachment.php

Gã hay có thói quen lục tìm thông tin lịch sử về vùng đất gã sẽ phượt qua.Lần này cũng thế gã đọc ở đâu đó rằng ngày xưa ở A lưới có 1 cái sân bay cũng bự bự:D,Gã vòng vèo xung quanh thị trấn vài vòng nhưng không thấy dấu vết gì cả.

Gã tấp vô lề ngoắc cái cô tóc vàng hoe đang chạy loăng quăng trên chiếc xe Lead màu trắng còn rất mới=))(chắc là xe mượn vì nãy giờ gã thấy cô ấy lạng mấy vòng rồi với vẻ mặt hớn hở) lại hỏi thăm,dù gã biết chắc rằng cái bộ dạng kia 10 phần hết 9 là chẳng biết gì=)),y như rằng đúng ngay chóc,cô bé bảo chú hỏi quán nhậu ,karaoke,hay cà phê thì tui biết,chứ mấy cái chết tiệt đó tìm ai già già mà hỏi.

Nghe lời cô bé(gã vốn hay nghe lời con gái,dù tuổi cũng đã nhiều rồi:D,có lẽ là bản chất,hehe)hỏi thăm 1 cụ hơi già già thì nghe nói rằng,sân bay xưa giờ đã san ủi rồi xây lên cái trường cấp 2,cấp 3 gì đó hoành tráng lắm.

attachment.php

Dù biết rằng phải dẹp bỏ hết tàn tích của chiến tranh nhưng gã cũng thấy tiếc cho 1 chứng tích của 1 thời hào hùng để mai này con cháu còn hình dung...
 
Last edited:
Hay quá..tiếp đi bác...mồng 9 âm vừa rồi bọn em đi từ Bắc vào..đoàn 4 ôtô (năm nào mấy anh em cũng đầu năm đi viếng nghĩa trang liệt sỹ ở Quảng trị)..Trưa hôm đó, nghỉ ở Phong Nha, đầu giờ chiều lên hang tám cô, sau đó cả đoàn quay lại, đến ngã tư Tăng Ký- Xuân Sơn thì quyết định đi nhánh Tây để ra Khe Sanh. Lúc đó 4 giờ chiều, trời âm u, hỏi các anh bảo vệ khu hang 8 cô thì được khuyên: nhánh đó rất nguy hiểm giờ này, một số đoạn sạt lở không biết khắc phục được chưa. Sau, cả đoàn quyết định vẫn đi...Không thể quên được cảm giác khi đi vào Tây TS: rừng già âm u, có những đoạn vài km mà sương mù dày đặc, xe nọ nối xe kia, bật hết xin nhan lên dẫn đường..ngồi oto mà run lên vì xúc động khi hình dung lại cảnh cha ông vượt TS thuở trước..khoảng 7g tối, bọn em đến ngã 3 có cầu đề bản Zinzin, nhầm, đi thẳng...vài chục km, hỏi mới biết đường đó ra Đồng Hới...Cả đoàn quyết quay lại, để ra Khe Sanh...Lúc đó, 2 con Escape và Inova còn vạch rưỡi xăng...2 con còn lại chạy dầu thì nửa bình...Đêm, lạnh, hoang vu, không một bóng người...Đến đèo gì (sau đèo này là đèo Sa mù) thì bọn em phải dừng vì không thể đi được, sương mù dày đặc, bật đèn chỉ thấy một màu trắng trước xe...đã tính đến nước cả đoàn phải ngủ lại ở đây (vì không biết còn bao nhiêu km nữa mới hết sương, mới có xăng; 2 con xe kia đã phải dồn hết người sang 2 con máy dầu, chạy cầm chừng)...sau, 2 ông cầm đèn pin, đi dọc 2 mép, căn để cho cả đoàn..1 tiếng qua được đoạn ấy...cảm giác không thể quên được trong đời..qua đèo Sa Mù thì lại không gặp một chút mù nào..gần đến Khe Sanh, vào quán mua được của đòng bào 30 l xăng dự trữ..Về đến Khe Sanh, đúng 1g30 sáng..
Cảm phục bác chạy một ngựa 2 bánh qua tuyến mà bọn em mới đi được mẩu giữa..sang năm, nhất định phải bắt đầu từ khe Gát, để đến Thạch Mỹ...
Đợi bác chia sẻ tiếp đây....
 
@Bocubau:Không phải tự dưng mà người ta gọi là đèo Sa Mù bác nhỉ:)?Lúc tôi vượt đèo cũng tầm 9,10giờ sáng rồi mà con đềo vẫn mịt mờ trong sương,con đèo dài 19km mà phải mất trọn 1 tiếng mới qua khỏi.

Hay nhất là cái cảm giác đi giữa âm u mà biết chắc rằng trước mình và sau mình vài chục km hoàn toàn không có ai đồng hành.



.........................

Alưới...
Chiến trường ngày xưa giờ đã là những khoảng đồi yên ả,những vạt ruộng bậc thang lẩn khuất trong sương mù,đồi Thịt Băm giờ đã phủ xanh 1 màu xanh bát ngát,những kí ức kinh hoàng của quá khứ giờ chỉ còn đọng lại sau những nếp nhăn hằn sâu trên trán của những người lính cũ...

attachment.php

Những căn nhà nhỏ đơn sơ mà ấm cúng,nhìn lũ trẻ nô đùa mà gã chợt nhớ tới chuyến rong chơi của mình.

Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn
Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo.
Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm .
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình
. Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường.
Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ .
Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước.
Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù


attachment.php

Dõi mắt nhìn quanh thị trấn A lưới lần cuối..., gã biết rồi gã sẽ còn trở lại nơi này...Nhưng giờ gã phải còn đi,vì điểm đến gần nhất là Khe Sanh vẫn còn hơn 1 trăm km nữa...
 
@bác TS: bác "bón táo" lâu quá..sốt ruột, chờ ảnh....Đêm hôm vượt được đèo trước đèo Sa Mù, tiếp đến gặp biển đề "đèo Sa Mù", cả đoàn định quay lại vì hoảng..thật lạ là lại không có tí mù nào trong suốt đèo..Trường Sơn lạ thật..trưa hôm sau, từ Khe Sanh về Đông Hà, trong thị trấn, lại gặp cuồn cuộn lớp mây mù thổi từ khe núi qua đường 9, dừng, chờ..Quảng Trị là mảnh đất em sẽ còn phải đến rất..rất nhiều lần nữa..đến để thấy được sự bi hùng của lịch sử, sự hy sinh của Cha Ông..Bác TS thích nhạc xưa lắm đây..tặng bác: cao ngất Trường Sơn, ôm ấp tình thương hướng ra sông nguồn..."
Một bài báo về đèo Sa mù tìm được, gửi các bác:

Chuyện lạ dưới đèo Sa Mù
Giadinh.net - Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, nhắc đến địa danh đèo Sa Mù – Khe Sanh với địa thế hiểm trở, nhiều dốc đứng, thú dữ… ai cũng “rùng mình”. Không có cách gì để vượt đèo, các đơn vị bộ đội phải đi vòng hơn 30km để đến được bên kia chân đèo.

Đến tận năm 1997, Bộ Quốc phòng quyết định giao cho Đoàn công binh Lũng Lô thuộc Bộ tư lệnh Công binh phụ trách thi công khai thông phía nam đèo để tiện giao thông qua lại, cũng như cấp phát hậu cần cho các đồn biên phòng dọc trục biên giới Việt - Lào.

Trong quá trình mở đèo, các anh chị em của Đoàn công binh Lũng Lô đã chứng kiến rất nhiều chuyện lạ lùng mà hết sức cảm động về những liệt sĩ đã hy sinh nơi đây.


Vượt đèo phải vòng sang Lào

Thượng tá Nguyễn Văn Hùng – nay là Phó giám đốc Công ty xây dựng Lũng Lô, một người đã có rất nhiều năm gắn bó với Trường Sơn. Khi đất nước đang còn chiến tranh ông là một trong những người lính, người chỉ huy mở những tuyến đường Trường Sơn đầu tiên. Khi đất nước đã hòa bình, ông lại tiếp tục được cấp trên giao phó mở những tuyến đường mới góp phần hình thành nên đường Hồ Chí Minh sau này.

Gắn bó nhiều với Trường Sơn,Thượng tá Nguyễn Văn Hùng là người đã chứng kiến không biết bao nhiêu câu chuyện lạ lùng về đất và người nơi này. Duy có một câu chuyện làm ông thay đổi tư duy rất nhiều về cái chết, về vong linh của những người đã khuất. Đó là câu chuyện những ngày ông cùng đơn vị đảm trách thi công khai quang con đường ở phía nam chân đèo Sa Mù đến đỉnh đèo để hình thành tuyến giao thông mới.

Ông cho biết, đèo Sa Mù nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới Việt - Lào. Đèo có độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, với nhiều dốc đứng, quanh co, hiểm trở. Trong chiến tranh chống Mỹ, Sa Mù – Khe Sanh là những vùng đất gắn liền với nhiều trận chiến lịch sử và cũng là nơi chiến tranh ác liệt nhất.

Những năm 1964 – 1975, mỗi lần vận chuyển lương thực, vũ khí... từ miền Bắc vào, khi đi qua đèo U bò, Cù Đăng, sông Xê Băng Hiên (gần địa phận Cù Bai, Tà Rùng) đến phía bắc đèo Sa Mù bộ đội ta buộc phải hành quân vòng sang đi nhờ trên đất bạn Lào khoảng 30km rồi mới đi vòng trở lại chân đèo ở phía Nam vì đèo quá cao, nhiều dốc đứng, rất khó để đi qua.

Sau này, (từ 1995- 1996) để vận chuyển hậu cần cho các đồn biên phòng dọc tuyến đường này các chiến sĩ ta vẫn phải bám theo tuyến đường mòn cũ đi nhờ trên đất bạn Lào. Đến giữa năm 1997, Bộ Quốc phòng chính thức cho triển khai xây dựng tuyến vượt đèo Sa Mù dài 12km để thuận tiện cho việc đi lại. Đơn vị của ông được phân công thi công phía nam chân đèo lên đến đỉnh dài khoảng 7 km. Đoạn còn lại từ đỉnh đèo kéo xuống bắc chân đèo do đoàn 384 thuộc Binh đoàn 12 phụ trách.

Thượng tá Hùng cho biết: “Đoạn đường chúng tôi thi công gặp vô vàn khó khăn vì đèo cao, dốc đứng, dây gai và dây mây chằng chịt quấn quýt lấy nhau chặn hết cả lối đi. Trước đó còn được dân bản xứ cho biết, đường lên đỉnh đèo Sa Mù trước nay chưa hề có dấu chân người. Đêm đến, ngoài tiếng vượn hú còn có cả tiếng voi rống hổ gầm...”.

Không thể bạt đèo vì gặp hài cốt liệt sĩ

Thượng tá Hùng kể: “Khoảng 9h sáng một ngày trung tuần mùa hạ năm 2007, trời vừa tan sương mù, tôi đề nghị anh chị em nuôi quân cho anh em ăn cơm sớm để tranh thủ ra đường thi công, bù lại mấy hôm ảnh hưởng mưa bão. Tôi và đồng chí phụ lái đến gần doanh trại, xác định vị trí hố móng để chuẩn bị đào đường, lắp ống cấu tạo phi 75. Tuy nhiên, do đoạn đường này có quá nhiều lớp đá rắn nên Ban chỉ huy công trường đã phải quyết định điều chiếc máy ủi C100 mới toanh từ Hà Nội vào hỗ trợ. Cách đấy ba hôm, tôi đã cưỡi lên chiếc xe này để ủi thử, máy nổ êm ru, đi lại rất ngon lành, lưỡi ben sắc như dao phát rừng. Các loại cây có đường kính từ 30 – 40 li án ngữ trên tuyến đều ngã gục trước lưỡi ben này.


Sáng hôm đó, sau khi kiểm tra dầu mỡ, tay lái, tôi và mấy anh em quyết định chạy máy động thổ. Chúng tôi ngồi lên xe, nhằm mô đất trước mặt, nâng lưỡi ben lao tới. Khi lưỡi ben sắp chạm mô đất, tôi cho hạ cần ben để đẩy. Bỗng dưng xe rú ga ầm ầm, rồi tắt lịm. Cậu phụ lái hoảng hốt nhảy xuống kiểm tra rồi nói vọng lên: “Báo cáo chỉ huy, máy móc tốt ạ!”. Tôi lại cho xe rú ga nhưng lần này lại có những làn khói mờ đục nhả ra hòa vào trong sương sớm. Tôi cho xe lùi lại phía sau 5m rồi được đà tiến lên. Bánh xe xích ầm ầm lao tới với vận tốc khá đều và thuận lợi, nhưng khi lưỡi ben vừa đóng phập vào mô đất là xe bỗng gầm lên rồi tắt lịm.

Lúc này đích thân tôi và cậu phụ lái cùng nhảy xuống, kiểm tra lại máy móc, xem xét chướng ngại vật thì tất cả đều ổn. Sau khi xem xét xong tôi toan bước chân lên buồng lái thì bỗng dưng có một cảm giác rất lạ trỗi dậy. Một cảm giác bồn chồn, khó tả cứ xâm chiếm lấy tôi nhưng vì thời gian đang gấp gáp nên tôi không kịp nghĩ nhiều đến nó. Tôi lại ngồi lên xe rồi cho xe lùi lại 10m sau đó nhằm thẳng mô đất tiến tới. Lần này cũng như hai lần trước, máy chỉ gầm lên rồi lại tắt lịm. Chúng tôi nhìn nhau không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Khi bước ra khỏi buồng lái, dù tôi không nói gì nhưng cậu phụ lái như đã hiểu ý tôi, chạy vội vào doanh trại cầm ra một bó hương thắp lên rồi hướng về phía mô đất, chắp tay khấn rằng: “Anh em bộ đội công binh chúng tôi được lệnh vào mở con đường này. Nếu đây là nơi trú ngụ của các liệt sỹ từ những ngày tham gia chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh thì chúng tôi xin phép được dời các anh về an nghỉ tại Nghĩa trang Đường 9 để người thân, đồng đội tiện đi lại thăm viếng, khói hương”.

Khấn xong, chúng tôi vội vàng lên xe cho nổ máy tiếp tục hoạt động. Lúc này xe không còn bị tắt máy như lần trước nữa mà cắm phập vào mô đất và chém bạt từng mảng đất một cách dễ dàng. Được khoảng gần 1m đất thì trong lòng đất lộ ra rất nhiều túi ni- lông... Tôi nhảy xuống cùng đồng chí lái phụ nâng nhẹ từng túi một, đặt các túi đó lên một tấm ni- lông chúng tôi đã chuẩn bị sẵn. Có tất cả 5 túi trong đó có 1 túi bị bạc, lộ ra một chiếc mũ cối đã bạc màu, đôi dép cao su, chiếc bi đông bị méo mất một góc ở đáy và một khẩu súng ngắn K54 đã hoen rỉ.

Trong lúc chúng tôi đang sắp xếp lại các bộ hài cốt thì phát hiện ở trong túi này có một chiếc túi ni- lông nhỏ được cột chặt, nằm lẫn trong đó. Chúng tôi mạn phép mở ra xem thì thấy một tờ giấy đã nhòe màu mực, trên đó vẽ sơ lược nơi chôn cất, quê quán, ngày hy sinh của những liệt sỹ này. Lúc này, các anh chị em đang thi công ở đoạn đường gần đó biết chuyện chạy đến vây quanh. Bộ phận nuôi quân đã kịp chuẩn bị xong một mâm cơm cúng với một con gà trống choai, một bát xôi nếp và 5 quả trứng gà luộc. Một em gái liên lạc chạy vội vào rừng chặt được một cành phong lan rừng màu tím cắm vào chai nước suối đặt cạnh bát hương.

Tôi thắp thêm ba bó hương rồi chia đều cho mỗi anh chị em mỗi người một nén. Nhiều chị em nuôi quân và mấy chiến sĩ trẻ mới ở Hà Nội vào đã không cầm nổi nước mắt, cứ sụt sịt như chính các liệt sĩ là người thân của mình. Hôm đó chúng tôi một mặt cử người gác bảo vệ hài cốt, một mặt về huyện Hướng Hóa, Quảng Trị thông báo”. Được tin, huyện Hướng Hóa và bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã cử người về làm lễ di dời các liệt sĩ về an nghỉ tại nghĩa trang Đường 9.

Cũng từ đó, trước mỗi lần thi công làm những con đường mới trên tuyến đường Trường Sơn anh chị em đoàn công binh Lũng Lô lại thận trọng làm lễ trước khi động thổ. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng, đâu đó trong lòng đất mẹ vẫn còn những bộ hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong chiến tranh đang bị thất lạc, chưa thể tìm ra hết.

Hà Tùng Long
 
Rời Alưới gã lại tiếp tục lên đường sau khi đã vòng quanh thị trấn mà không có lấy 1 quán ăn nào mở cửa.
Gã lại lôi mì gói với bò húc ra mà chiến đấu tiếp,trong lúc gã lại trẹo trạo nhai thì ở dưới kia,nơi miền xuôi không khí Xuân còn nhiều bè bạn gã đang hò dô khí thế.

Cả đêm qua cũng thế nghe gã bỏ buổi họp mặt đầu năm mà bò lên đây,bè bạn gã can dữ lắm,nhưng rồi biết tính gã, nên lại soạn bia rượu ra để rồi:

...Chén tiễn ,chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước...​

attachment.php

Trường Sơn luôn thâm u dù đang là giữa trưa,cộng với gã chụp ảnh bằng cái máy còn nên,tấm hình nào cũng mờ mịt,nhưng có khi như thế mới toát lên vẻ quạnh vắng nơi này:))...

Quá một đoạn nữa thì tới con đèo này,cái tên nó ngộ ngộ,chẳng hiểu có mang ý nghĩa lịch sử nào không.

attachment.php
[​

Mà con đường này thật lạ, nhiều khi thấy cái bảng to đùng như thế này mà con đèo lại chả thấy dốc uổng công gã hồi hộp cho con ngựa già sợ nó không qua nổi.

Rồi lại có đoạn chả thấy bảng báo gì nhưng càng chạy con ngựa càng gào lên ầm ĩ,về số 2 cũng không nổi về số 1 thì nó rú đến sốt ruột,gã vội tấp vô đường dựng chống giữa lên xem thử thì thấy cũng không có vấn đề gì.

attachment.php

Đến khi ngoái nhìn lại thì Mẹ ơi...sau lưng gã là cái dốc sâu hun hút...:D,chả hiểu sao em nó không có tên...
 
Bác thienson này chạy trên phuot.com chậm hơn chạy trên đường Trường Sơn nhỉ. Lâu lâu bác mới ra một bài. Chờ phiêu du chặng tiếp với bác.

Thích nhất ở bác vì có 2 điều tôi hơi giông giống: con xe cũ và mì tôm khô nhắm bò húc! Bật mí: thử dùng A-One ăn khô xem sao, khác biệt với các loại khác lắm đó!
Gã lôi lương khô ra nạp năng lượng.Trên dặm đường gió bụi món ăn chính của gã thường là mì gói với bò húc,chắc là thói quen ăn mì của những năm tháng sinh viên nghèo đói đeo đuổi gã đến bây giờ.Dù bây giờ gã cũng nghèo chả khác ngày xưa...
 
@ Conlele:Cứ từ từ rồi cũng tới đích bác à.:),
.......................................................................................................................

Đoạn đường Hồ Chí Minh từ khi qua khỏi A lưới đến gần cầu Đakrông con đường cúa chạy cặp theo con sông rộng,có lẽ mùa mưa con sông này thật hung dữ.Nhưng vào mùa này nó chỉ như con suối cạn.

Hai bên bờ sông các em dân tộc mang đồ ra giặt giũ,còn lũ trẻ mục đồng thì chơi trò nhảy ngựa...Gã đứng nhìn say mê như xem lại đoạn phim quay chậm về 1 thời quá khứ đã xa...

attachment.php

...Hò.... ơ...
Sông quê nước chảy đôi bờ.
Để anh chín dại mười khờ thương em...
Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ .
Làng em bến lở, làng anh ở bến bồi .
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học .
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.
Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn.
Anh bao nhiêu chiều tan thơ thẩn qua sông...​

attachment.php

Lời bài hát "Sông quê" của nhạc sĩ xứ Quảng Đuynh Trầm Ca vang mãi bên tai gã...
Tuổi thơ trôi qua không bao giờ trở lại...
Có lẽ không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top