truonghuy1001
Phượt tử
Mình là thành viên trong đoàn đi bộ xuyên Việt, hôm nay lên đây thấy topic này cũng hơi bất ngờ, xin được chia sẻ trải nghiệm cùng với mọi người.
Cảm nhận của người trong cuộc thì như thế này: Hoàn toàn không giống những gì ta nghĩ.
Nói về tổ chức thì hành trình được cơ cấu khá bài bản với 16 ban chuyên trách như: hậu cần, an ninh, y tế, báo chí truyền thông, văn hóa, tài chính, lễ tân... Và mỗi thành viên đều được bố trí vào 1 ban mình thích. Vì thế nên ai cũng có nhiệm vụ trong suốt hành trình.
Phần lớn tình nguyện viên (TNV) đều là sinh viên (kể cả ban tổ chức), một số người thì đã đi làm (đa phần những người này phải bỏ việc để tham gia hành trình), ngoài ra còn có 4 cụ đã ngoài 60 tham gia cùng. Mặc dù TNV đến từ khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, thuộc các tầng lớp và ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung một tinh thần nhiệt huyết và khao khát được đặt chân đến mọi miền đất nước.
Trước khi tham gia hành trình, thành viên buộc phải tham gia huấn luyện thể lực trong 2 tháng. Những bài tập do các sinh viên có kinh nghiệm và cựu sinh viên đến từ trường ĐH Thể Dục Thể Thao đề xuất. Đến trước ngày khởi hành TNV phải vượt qua ải cuối cùng là những bài test cường độ nặng diễn ra trong 2 ngày. Một số bài test như đứng lên ngồi xuống 500 cái, chạy bền 3km, chạy tốc độ 100m, bật cóc 100m, bật cao 300 cái, đứng tấn 30'... Hầu hết TNV đều không đạt nổi chỉ tiêu về thời gian nhưng không ai bỏ cuộc giữa chừng. Nhiều bạn nữ sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng thực hiện hết các bài test và dĩ nhiên là xỉu ngay sau đó. Bài học đầu tiên mà các TNV được nếm trải là chiến đấu bằng NIỀM TIN.
Một kỷ niệm đáng nhớ của thành viên ở HCM là trong ngày tổng kết trước XV tại chân cầu Thủ Thiêm (Q.2) có nhiều bạn không qua được bài test hôm trước (quá kém so với yêu cầu) nhưng vẫn khao khát được thử sức. Do bạn bè của những người bị loại tha thiết xin giúp nên BTC đã cho cơ hội cuối cùng là đi bộ từ cầu Thủ Thiêm về chùa Phước Tường (Q.9) hốt 1 nắm cát ở chùa xong đi bộ về lại Thủ Thiêm, bạn bè xin giúp thì phải ở lại đợi cho đến khi đồng đội mình trở về để cổ vũ tinh thần cho họ. Kết quả là hôm đó gần 50 người đội sương ngồi trong đêm dõi theo đồng đội đến tận 2h sáng, đã vậy còn bị công an chở 2 xe lính tới hỏi thăm. Trong những phút như thế mới thấy bạn bè quý biết bao.
Trước ngày 2/7/2011, tất cả TNV phải tập trung về Hà Nội để làm lễ khai mạc. Lễ KM được diễn ra ở Cung Xuân, sau đó TNV vào Lăng viếng Bác rồi lên ôtô vào Nam Đàn (Chương trình chính diễn ra từ Làng Sen - Nam Đàn, Nghệ An - đến Bến Nhà Rồng - TP.HCM). Vì tính chất đi tình nguyện nên trong suốt hành trình, TNV phải lưu trú tại các trường học và KTX của các trường Đại Học, Cao Đẳng (Do số lượng TNV thường trực lên đến gần 400 người). Thế nên mọi việc sướng - khổ của TNV đều trông vào tài ngoại giao của các bạn trong đội tiền trạm.
Trong khung chương trình thì cứ cách vài ngày hành quân sẽ có 1 ngày TNV ở lại hoạt động tại các thành phồ lớn. Nội dung hoạt động thì xoay quanh thăm hỏi trao quà cho các trung tâm mồ côi, người khuyết tật, người già, phổ cập tin học, sửa sang trường lớp, biểu diễn văn nghệ, vận động tin nhắn ủng hộ nạn nhân chất độc da cam...Chi phí hoạt động do nhà tài trợ (Intel, Dell, Yahoo...) cung cấp.
Sinh Viên, cơm áo gạo tiền và những khó khăn về vật chất luôn là một vấn đề khó. Để thỏa ước ao xuyên Việt thì các bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ chỉ để phải chi một khoảng phí thấp nhất. Vì thế tiện nghi ăn uống và sinh hoạt chỉ ở mức "tồn tại được" (Tuy nhiên cũng vì thế mà có nhiều điều thú vị khác thường). Nói sơ vài điều thú vị trong sinh hoạt như 5h chiều ăn cơm trưa, 10h đêm ăn cơm tối. Đi tắm thì đi một lúc 5 7 người trong...nhà vệ sinh, có khi còn được tắm tiên ngoài trời bên các giếng nước. Hoặc bạn nào khá ăn nói thì có thể "dân vận" xin vào tắm nhờ nhà người dân địa phương. Vì số lượng quá đông nên thường xuyên gặp cảnh thiếu nước. Thế nên đòi hỏi TNV phải luôn luôn tư duy sáng tạo và thích nghi trong mọi tình huống. Hành quân đêm cũng là một trong những trải nghiệm khó quên, đường quốc lộ ban đêm không đèn, xung quanh trùng điệp núi non, trên đầu là ánh trăng sáng chói. Những lúc mệt mỏi ngả lưng xuống đường nằm ngắm trăng và nghe gió thổi bỗng thấy yêu cuộc đời này hơn.
Chặng đường đầu tiên bao giờ cũng là chặng gian nan nhất, từ Vinh đến Quảng Trị cả đoàn phải đi liên tục 5 ngày trời trong cái nắng chói chang (Nghe mấy bác tài xe tải nói khoảng thời gian đó là đỉnh điểm nắng nóng). Nắng, không một tí gió nào, nhựa đường cũng chảy ra kêu lẹp xẹp theo tiếng bánh xe, người thì ngất như sung rụng. Chặng đường này dạy mọi người một điều nghe chừng như vô lý: càng uống nước nhiều càng...chết. Thật, uống nước nhiều làm rã cơ, cơ thể uể oải, mồ hôi chảy như suối, thậm chí có người uống nước nhiều đến nỗi tay chân phồng lên như thú nhồi bông. Càng về sau thì TNV càng dai sức hơn, không còn tình trạng ngất xỉu thường xuyên nữa, đến lúc này mọi người mới thực sự nhập cuộc. Mình còn nhớ đêm đi bộ đến Hương Trà - TT Huế có lúc trong 1 giờ đoàn đi được đến 7-8 km.
Chưa bao giờ mình thấy được gần gũi người dân như trong chuyến đi vừa rồi. Trên đường hành quân không ít người mang trái cây, quà bánh cho đoàn. Có lần mình thực sự xúc động khi một cô nông dân vừa hỏi han mình vừa rưng rưng nước mắt. Có lẽ những người lao động nghèo thấm thía cái khổ nên họ thấy thương xót cho những chàng trai cô gái sinh viên trói gà không chặt đang ngày ngày đội nắng trong cuộc trường chinh này. Cá nhân mình rất lấy làm ấn tượng với tấm lòng của những con người đất Quảng Trị. Ngay khi vừa bước chân vào địa phận huyện Vĩnh Linh thì đoàn đã nhận được sự tiếp đón rất nồng hậu của chính quyền nơi đây. Có thể nói những ngày ở Quảng Trị là những ngày mà đoàn được ăn ngon và sinh hoạt thoải mái nhất. Có một vài nơi chính quyền địa phương không cho phép hoạt động của chúng mình, thậm chí là không cho cả hành quân qua. Tuy nhiên đa phần mọi người đều rất ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình. Mình còn nhớ chặng qua đèo Ngang các chú CSGT ở Quảng Bình đã chờ đoàn trên đỉnh đèo từ 12h trưa đến tận 5h chiều (Vì nắng nóng nên đoàn đi chậm hơn kế hoạch) để chào đón chúng mình. Và không ít lần các chú CSGT phải theo hộ tống đoàn đến tận khuya.
Thật sự đối với Sinh Viên mà nói thì chuyến đi này đem lại không ít kiến thức. Lần đầu tiên chúng mình được tận mắt chứng kiến sự phát triển của các vùng miền, các thành phố mà từ xưa giờ chỉ được biết qua sách vở. Những khu kinh tế mới, các cảng biển, khu công nghiệp và các đô thị mở ra trước mắt hoàn toàn không như những gì mà mình tưởng tượng. Một điều thú vị không kém là bọn mình thưởng thức đặc sản và rong chơi phố phường theo đúng cái cách mà ngày xưa ai ai cũng từng làm: trốn đi chơi. Do số lượng quá đông khó quản lý và lịch hoạt động dày đặc nên BTC hạn chế việc mọi người rong chơi tự do. Thế là muốn đi chơi thì phải tính toán trước sau với cả qua mặt cách anh chàng an ninh luôn hăm he kỷ luật. Mình nhớ lần ở Hội An vui ơi là vui, sau khi diễn văn nghệ xong thì đã gần 10h đêm, BTC quy định 11h phải có mặt ở nơi tập kết. Thế là cả đám nháo nhào đi săn lùng các quán Mì Quảng, Cao Lầu hay bất cứ cái gì lạ mà có thể gọi là món ăn. Ngặt nỗi ở Hội An mọi người đi ngủ sớm quá, giờ đó hầu hết hàng quán đều đóng cửa. Thế là bọn mình được một đêm lùng sục ko sót một xó xỉnh nào ở Hội An. Đến lúc gần 11h thì không khí trở về cũng rất náo nhiệt. Trên cùng 1 con đường mà hàng đoàn người chạy bộ nối đuôi nhau, có bọn được giao xe đạp đi làm nhiệm vụ cũng trưng dụng cho công tác truy tìm đặc sản, rồi có nhiều tốp đi quá xa không đủ thời gian về phải gọi cả taxi. Thế đấy, người ngựa với cả xế hộp chen chúc nhau trên con đường bé tẹo.
Quả thật phải nói là Đất Nước ta quá là xinh đẹp. Ngàn dặm đường chúng mình đi qua mỗi nơi một vẻ nhưng đều có một điểm chung là làm say đắm lòng người. Từ đèo Ngang thơ mộng đến Hải Vân hùng vĩ hay những bãi cát trắng xóa và biển cả mênh mông xanh rì suốt chiều dài con đường. Mình như bị mê hoặc bởi những núi đá vôi kỳ thú ở Quảng Bình, như bị cuộn xoáy trong con nước của dòng sông Lam Hung Hãn. Mình bị cuốn hút ngay từ phút đầu tiên bởi cái vẻ dịu dàng thơ mộng của xứ Huế, của dòng sông Hương êm đềm. Món ăn và con gái Huế là điều mà bất cứ chàng trai nào cũng vấn vương không muốn rời xa để rồi ngậm ngùi chia tay với lời thề...kiểu gì cũng phải quay lại đây!. Tâm hồn mình bị thả trôi theo những đám mây phiêu du trên đỉnh Hải Vân hùng vỹ, và bơi trong mênh mông biển nước xanh như ngọc của Đà Nẵng kiêu sa. Cái nắng Phan Rang đã phủ cho mình một lớp da sô cô la mà phải cả tháng sau hành trình nó mới trở lại bình thường.
Thật sự là những cảm nhận trên suốt chặng đường không sao mà kể hết được, vui có, buồn có, háo hức, hy vọng và cả sợ hãi. Mặc dù tổ chức có thể còn yếu kém và không chuyên nghiệp, nhiều người mình gặp trên đường cho rằng hành động này là điên khùng, nhưng với một hành trình để đời vào đúng cái tuổi 20 của nhiều người thì mình thấy không có gì phải hối tiếc cả. Đối với một người trưởng thành đã ổn định về tài chính thì xuyên Việt chẳng là cái đinh gì cả, nhưng đối với Sinh Viên mà nói thì là cả một nỗ lực phi thường vượt qua khó khăn và quan trọng nhất là chiến thắng bản thân mình.
Trên đây chỉ là những cảm nhận và chi tiết rất nhỏ so với những gì mình trải qua trong cuộc hành trình. Muốn kể cũng không thể nào kể hết được. Muốn hiểu thì chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu hết. Nếu muốn biết thêm về hành trình này thì các bạn cứ vào trang web mà xem.
Cảm nhận của người trong cuộc thì như thế này: Hoàn toàn không giống những gì ta nghĩ.
Nói về tổ chức thì hành trình được cơ cấu khá bài bản với 16 ban chuyên trách như: hậu cần, an ninh, y tế, báo chí truyền thông, văn hóa, tài chính, lễ tân... Và mỗi thành viên đều được bố trí vào 1 ban mình thích. Vì thế nên ai cũng có nhiệm vụ trong suốt hành trình.
Phần lớn tình nguyện viên (TNV) đều là sinh viên (kể cả ban tổ chức), một số người thì đã đi làm (đa phần những người này phải bỏ việc để tham gia hành trình), ngoài ra còn có 4 cụ đã ngoài 60 tham gia cùng. Mặc dù TNV đến từ khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, thuộc các tầng lớp và ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung một tinh thần nhiệt huyết và khao khát được đặt chân đến mọi miền đất nước.
Trước khi tham gia hành trình, thành viên buộc phải tham gia huấn luyện thể lực trong 2 tháng. Những bài tập do các sinh viên có kinh nghiệm và cựu sinh viên đến từ trường ĐH Thể Dục Thể Thao đề xuất. Đến trước ngày khởi hành TNV phải vượt qua ải cuối cùng là những bài test cường độ nặng diễn ra trong 2 ngày. Một số bài test như đứng lên ngồi xuống 500 cái, chạy bền 3km, chạy tốc độ 100m, bật cóc 100m, bật cao 300 cái, đứng tấn 30'... Hầu hết TNV đều không đạt nổi chỉ tiêu về thời gian nhưng không ai bỏ cuộc giữa chừng. Nhiều bạn nữ sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng thực hiện hết các bài test và dĩ nhiên là xỉu ngay sau đó. Bài học đầu tiên mà các TNV được nếm trải là chiến đấu bằng NIỀM TIN.
Một kỷ niệm đáng nhớ của thành viên ở HCM là trong ngày tổng kết trước XV tại chân cầu Thủ Thiêm (Q.2) có nhiều bạn không qua được bài test hôm trước (quá kém so với yêu cầu) nhưng vẫn khao khát được thử sức. Do bạn bè của những người bị loại tha thiết xin giúp nên BTC đã cho cơ hội cuối cùng là đi bộ từ cầu Thủ Thiêm về chùa Phước Tường (Q.9) hốt 1 nắm cát ở chùa xong đi bộ về lại Thủ Thiêm, bạn bè xin giúp thì phải ở lại đợi cho đến khi đồng đội mình trở về để cổ vũ tinh thần cho họ. Kết quả là hôm đó gần 50 người đội sương ngồi trong đêm dõi theo đồng đội đến tận 2h sáng, đã vậy còn bị công an chở 2 xe lính tới hỏi thăm. Trong những phút như thế mới thấy bạn bè quý biết bao.
Trước ngày 2/7/2011, tất cả TNV phải tập trung về Hà Nội để làm lễ khai mạc. Lễ KM được diễn ra ở Cung Xuân, sau đó TNV vào Lăng viếng Bác rồi lên ôtô vào Nam Đàn (Chương trình chính diễn ra từ Làng Sen - Nam Đàn, Nghệ An - đến Bến Nhà Rồng - TP.HCM). Vì tính chất đi tình nguyện nên trong suốt hành trình, TNV phải lưu trú tại các trường học và KTX của các trường Đại Học, Cao Đẳng (Do số lượng TNV thường trực lên đến gần 400 người). Thế nên mọi việc sướng - khổ của TNV đều trông vào tài ngoại giao của các bạn trong đội tiền trạm.
Trong khung chương trình thì cứ cách vài ngày hành quân sẽ có 1 ngày TNV ở lại hoạt động tại các thành phồ lớn. Nội dung hoạt động thì xoay quanh thăm hỏi trao quà cho các trung tâm mồ côi, người khuyết tật, người già, phổ cập tin học, sửa sang trường lớp, biểu diễn văn nghệ, vận động tin nhắn ủng hộ nạn nhân chất độc da cam...Chi phí hoạt động do nhà tài trợ (Intel, Dell, Yahoo...) cung cấp.
Sinh Viên, cơm áo gạo tiền và những khó khăn về vật chất luôn là một vấn đề khó. Để thỏa ước ao xuyên Việt thì các bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ chỉ để phải chi một khoảng phí thấp nhất. Vì thế tiện nghi ăn uống và sinh hoạt chỉ ở mức "tồn tại được" (Tuy nhiên cũng vì thế mà có nhiều điều thú vị khác thường). Nói sơ vài điều thú vị trong sinh hoạt như 5h chiều ăn cơm trưa, 10h đêm ăn cơm tối. Đi tắm thì đi một lúc 5 7 người trong...nhà vệ sinh, có khi còn được tắm tiên ngoài trời bên các giếng nước. Hoặc bạn nào khá ăn nói thì có thể "dân vận" xin vào tắm nhờ nhà người dân địa phương. Vì số lượng quá đông nên thường xuyên gặp cảnh thiếu nước. Thế nên đòi hỏi TNV phải luôn luôn tư duy sáng tạo và thích nghi trong mọi tình huống. Hành quân đêm cũng là một trong những trải nghiệm khó quên, đường quốc lộ ban đêm không đèn, xung quanh trùng điệp núi non, trên đầu là ánh trăng sáng chói. Những lúc mệt mỏi ngả lưng xuống đường nằm ngắm trăng và nghe gió thổi bỗng thấy yêu cuộc đời này hơn.
Chặng đường đầu tiên bao giờ cũng là chặng gian nan nhất, từ Vinh đến Quảng Trị cả đoàn phải đi liên tục 5 ngày trời trong cái nắng chói chang (Nghe mấy bác tài xe tải nói khoảng thời gian đó là đỉnh điểm nắng nóng). Nắng, không một tí gió nào, nhựa đường cũng chảy ra kêu lẹp xẹp theo tiếng bánh xe, người thì ngất như sung rụng. Chặng đường này dạy mọi người một điều nghe chừng như vô lý: càng uống nước nhiều càng...chết. Thật, uống nước nhiều làm rã cơ, cơ thể uể oải, mồ hôi chảy như suối, thậm chí có người uống nước nhiều đến nỗi tay chân phồng lên như thú nhồi bông. Càng về sau thì TNV càng dai sức hơn, không còn tình trạng ngất xỉu thường xuyên nữa, đến lúc này mọi người mới thực sự nhập cuộc. Mình còn nhớ đêm đi bộ đến Hương Trà - TT Huế có lúc trong 1 giờ đoàn đi được đến 7-8 km.
Chưa bao giờ mình thấy được gần gũi người dân như trong chuyến đi vừa rồi. Trên đường hành quân không ít người mang trái cây, quà bánh cho đoàn. Có lần mình thực sự xúc động khi một cô nông dân vừa hỏi han mình vừa rưng rưng nước mắt. Có lẽ những người lao động nghèo thấm thía cái khổ nên họ thấy thương xót cho những chàng trai cô gái sinh viên trói gà không chặt đang ngày ngày đội nắng trong cuộc trường chinh này. Cá nhân mình rất lấy làm ấn tượng với tấm lòng của những con người đất Quảng Trị. Ngay khi vừa bước chân vào địa phận huyện Vĩnh Linh thì đoàn đã nhận được sự tiếp đón rất nồng hậu của chính quyền nơi đây. Có thể nói những ngày ở Quảng Trị là những ngày mà đoàn được ăn ngon và sinh hoạt thoải mái nhất. Có một vài nơi chính quyền địa phương không cho phép hoạt động của chúng mình, thậm chí là không cho cả hành quân qua. Tuy nhiên đa phần mọi người đều rất ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình. Mình còn nhớ chặng qua đèo Ngang các chú CSGT ở Quảng Bình đã chờ đoàn trên đỉnh đèo từ 12h trưa đến tận 5h chiều (Vì nắng nóng nên đoàn đi chậm hơn kế hoạch) để chào đón chúng mình. Và không ít lần các chú CSGT phải theo hộ tống đoàn đến tận khuya.
Thật sự đối với Sinh Viên mà nói thì chuyến đi này đem lại không ít kiến thức. Lần đầu tiên chúng mình được tận mắt chứng kiến sự phát triển của các vùng miền, các thành phố mà từ xưa giờ chỉ được biết qua sách vở. Những khu kinh tế mới, các cảng biển, khu công nghiệp và các đô thị mở ra trước mắt hoàn toàn không như những gì mà mình tưởng tượng. Một điều thú vị không kém là bọn mình thưởng thức đặc sản và rong chơi phố phường theo đúng cái cách mà ngày xưa ai ai cũng từng làm: trốn đi chơi. Do số lượng quá đông khó quản lý và lịch hoạt động dày đặc nên BTC hạn chế việc mọi người rong chơi tự do. Thế là muốn đi chơi thì phải tính toán trước sau với cả qua mặt cách anh chàng an ninh luôn hăm he kỷ luật. Mình nhớ lần ở Hội An vui ơi là vui, sau khi diễn văn nghệ xong thì đã gần 10h đêm, BTC quy định 11h phải có mặt ở nơi tập kết. Thế là cả đám nháo nhào đi săn lùng các quán Mì Quảng, Cao Lầu hay bất cứ cái gì lạ mà có thể gọi là món ăn. Ngặt nỗi ở Hội An mọi người đi ngủ sớm quá, giờ đó hầu hết hàng quán đều đóng cửa. Thế là bọn mình được một đêm lùng sục ko sót một xó xỉnh nào ở Hội An. Đến lúc gần 11h thì không khí trở về cũng rất náo nhiệt. Trên cùng 1 con đường mà hàng đoàn người chạy bộ nối đuôi nhau, có bọn được giao xe đạp đi làm nhiệm vụ cũng trưng dụng cho công tác truy tìm đặc sản, rồi có nhiều tốp đi quá xa không đủ thời gian về phải gọi cả taxi. Thế đấy, người ngựa với cả xế hộp chen chúc nhau trên con đường bé tẹo.
Quả thật phải nói là Đất Nước ta quá là xinh đẹp. Ngàn dặm đường chúng mình đi qua mỗi nơi một vẻ nhưng đều có một điểm chung là làm say đắm lòng người. Từ đèo Ngang thơ mộng đến Hải Vân hùng vĩ hay những bãi cát trắng xóa và biển cả mênh mông xanh rì suốt chiều dài con đường. Mình như bị mê hoặc bởi những núi đá vôi kỳ thú ở Quảng Bình, như bị cuộn xoáy trong con nước của dòng sông Lam Hung Hãn. Mình bị cuốn hút ngay từ phút đầu tiên bởi cái vẻ dịu dàng thơ mộng của xứ Huế, của dòng sông Hương êm đềm. Món ăn và con gái Huế là điều mà bất cứ chàng trai nào cũng vấn vương không muốn rời xa để rồi ngậm ngùi chia tay với lời thề...kiểu gì cũng phải quay lại đây!. Tâm hồn mình bị thả trôi theo những đám mây phiêu du trên đỉnh Hải Vân hùng vỹ, và bơi trong mênh mông biển nước xanh như ngọc của Đà Nẵng kiêu sa. Cái nắng Phan Rang đã phủ cho mình một lớp da sô cô la mà phải cả tháng sau hành trình nó mới trở lại bình thường.
Thật sự là những cảm nhận trên suốt chặng đường không sao mà kể hết được, vui có, buồn có, háo hức, hy vọng và cả sợ hãi. Mặc dù tổ chức có thể còn yếu kém và không chuyên nghiệp, nhiều người mình gặp trên đường cho rằng hành động này là điên khùng, nhưng với một hành trình để đời vào đúng cái tuổi 20 của nhiều người thì mình thấy không có gì phải hối tiếc cả. Đối với một người trưởng thành đã ổn định về tài chính thì xuyên Việt chẳng là cái đinh gì cả, nhưng đối với Sinh Viên mà nói thì là cả một nỗ lực phi thường vượt qua khó khăn và quan trọng nhất là chiến thắng bản thân mình.
Trên đây chỉ là những cảm nhận và chi tiết rất nhỏ so với những gì mình trải qua trong cuộc hành trình. Muốn kể cũng không thể nào kể hết được. Muốn hiểu thì chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu hết. Nếu muốn biết thêm về hành trình này thì các bạn cứ vào trang web mà xem.