What's new

Đi Đồng Văn nào 5 - 8 / 11 / 2010

Status
Not open for further replies.
Về nhà rồi, ngủ một đêm rồi mà thức dậy vẫn thấy thèm uốn éo theo từng cung đèo vùng cao.
Như đã bàn, điểm đến sắp tới sẽ là cao nguyên Đồng Văn, mình sẽ đi ít nhất 4 ngày. Phương tiện đi: Xe bus từ HN lên ĐV, xe máy cá nhân gửi theo xe bus, lên đó lôi ra lắc đèo. Lịch trình và lộ trình thì chưa có, nhưng máu đi thì có rồi. Ae bổ sung thêm nhé.
Thân mến, Rubiro.
 
Một chút thông tin về đèo Mã Pí Lèng:
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km [1] [2] vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. [4]
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một "Tượng đài Địa chất". Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời) [5]. Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn. [6]
Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.
Qua hơn 1.000 ngày đầu tiên con đường được thi công, cả vạn thanh niên xung phong và người dân các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên “đường công vụ” rộng khoảng 40cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là “Đội Cơ Dũng”) phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công [7]. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc. [7]
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất[4] ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam [8]. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo [9]. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
trích: wikipedia.org
 
@ all: Danh sách đoàn chính thức e đã email cho mọi người rồi (bạn hayvanlaem102 check mail thông tin đoàn nhé, đây là thông tin nội bộ, yêu cầu ko public nha). Many thanks

@lethuan: em đọc nhìu bài về Mã Pì Lèng rùi, và mún được đi đủ "Tây Bắc tứ đỉnh đèo cơ" ;)

@ Prs: Vụ quà tặng cho trẻ chị Prs phụ trách đấy nhá, chị liệu mà mang sao cho hợp lý ạ.

@ mauladi: thế mình chuẩn bị đồ ăn cho bao nhiêu bữa tất cả?
 
@gio:ngày thứ 3 ko nhàn đâu đường dài lại phải về kịp giờ để ăn liên hoan kết thúc chuyến đi.tốt nhất nên hỏi hùng chỗ nào ăn ở đồng văn,mèo vạc,hà giang(ăn gì các ôm tự quyết kể cả rau cho nhợn_hoa tam giác mạch miễn là có rượu cho bác phớt,bác sơn,rubiro(beer) ) còn ăn trưa bạn tính cho đoàn ăn trên đường hết
@sontaybac:nếu vào ngày nghỉ thì e xin đặt cục gạch,thêm một chân phụ lái nếu bác cần(cái này phải trả công à nghe)(NT)
 
@gio:ngày thứ 3 ko nhàn đâu đường dài lại phải về kịp giờ để ăn liên hoan kết thúc chuyến đi.tốt nhất nên hỏi hùng chỗ nào ăn ở đồng văn,mèo vạc,hà giang(ăn gì các ôm tự quyết kể cả rau cho nhợn_hoa tam giác mạch miễn là có rượu cho bác phớt,bác sơn,rubiro(beer) ) còn ăn trưa bạn tính cho đoàn ăn trên đường hết

Anh mún ăn gì cũng được nhưng cấm ăn tam giác mạch :Dam :LL

Thế là phải chuẩn bị đồ ăn cho 3 bữa trưa? Ngày 1 ăn bánh mỳ, 2 ngày sau chắc ăn mỳ tôm chứ sợ bánh mỳ ko để được lâu. Xúc xích, thịt nguội, sữa, nước quả, bơ, dưa chuột muối, bánh mỳ, mỳ tôm và coffee có được ko ạ? (các xế, ôm bổ sung cho e ná). Chị Prs mua bánh mỳ nhé!

Thế còn bữa sáng thì sao? Mà nếu ăn 3 trưa thì 1kg cồn khô e sợ ko đủ, mua thêm bao nhiêu đây?

Ặk, uống rượu xong chở mình á? Trèo Mã Pì Lèng nữa chứ! OMG
 
Thank cho a mấy phát rùi đấy, e cũng chả bít vạch xanh ấy là cái j nữa! :D
 
@gió:ngày đầu ăn trưa mì tôm,xúc xích,sữa cố gắng nhẹ thôi cho dễ mang,ngày thứ 2 mua xôi hay cái j đấy ở chơ đồng văn mang theo,ngày thứ 3 mua ở mèo vạc chứ vác đồ ăn dự trữ cho 3 ngày thì chắc bác phớt phải chịu khó gắn thêm cái xe bò vào sau xe để chở mất=)).hùng ơi cố vấn cho vụ mua đồ ăn trưa ở mèo vạc với:help.vạch xanh dưới chữ phượt thủ ấy
 
Gio' lo ko có đồ ăn thì chết. Lại giống như cái cảnh HSP ấy, xế ko ăn nhường ôm ---> đói run tay, máu lên não chậm--> xử lý tình huống chậm... Gio' mà là ôm sẽ ko ăn, 1 miếng đổi 2 mạng thì khiếp lắm.

@nhaquegoc: Lại cần được tư vấn của bạn rùi ^^!

Vạch xanh ấy để làm j mới được chứ? Chả care!
 
@gio:làm j có chuyện đấy,hôm đi Hsp đồ ăn đầy,vì xe chở nồi lên muộn nên nấu tạm ít nc nấu mì,củi hơi ẩm mãi có cồn mới nhóm dc,nên trong lúc chờ mọi ng ăn vặt xúc xích,bánh orion,sữa nên lúc nấu đc mì một số xế cũng lưng lửng dạ rồi nên ko ăn thêm mì nữa máu đi chụp ảnh hơn.ở chợ đồng văn kiểu j chả có thức ăn vặt.hôm đi hsp có buổi còn ăn sáng bằng bánh mì cho nhanh để lên đường cho nhanh,trưa hôm đấy ăn xôi chả hùng mua buổi sáng ở chợ hsp ngon phết.mình hôm thứ 3 về Hg chắc cũng phải ăn sáng bằng bánh mì cho nhanh.
@ôm:mà nhắc chị e chuẩn bị nhiều kẹo như kẹo cafe dùng tiết kiệm thôi để hôm về hà giang đường dài chạy kiêm trình,thời tiết đẹp,gió mát thổi dễ buồn ngủ lắm mà ko có cái ngậm cho tỉnh táo thì nguy hiểm lắm
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,086
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top