để minh op vai tam hinh Miền Tây cho thêm phần hấp dẫn các bạn nhé !
1. Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang
Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng đã vận động tín đồ góp công, góp của xây dựng chùa theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà (chùa Giác Lâm có 98 cột, 1 sân thiên tỉnh, 3 lớp nhà). Năm 1907, hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện. Năm 1930, hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay. Lúc đầu, chùa có tên là Vĩnh Trường, xuất phát từ hai câu đối do chính hòa thượng sáng tác: “Vĩnh cửu đối sơn hà, Trường tồn tề thiên địa”. Nhưng về sau, chùa được gọi là Vĩnh Tràng.
2. Cù Lao An Bình - Vĩnh Long- Nghe đàn ca tài tử, ăn trái cây.
Là cù lao nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, nơi tập trung nhiều điểm du lịch. Cù lao rộng khoảng 60 km2, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú. Ðất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê..
3.Cần Thơ - Chợ nỗi Cái Răng.
Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền
4 Chùa Dơi Sóc Trăng.
Gần đây, nhiều đàn dơi (loại dơi ngựa, dơi quạ) lớn đã tìm về bến đậu tại chùa Dơi (phường 3, TP Sóc Trăng) làm nơi trú ngụ. Không chỉ có dơi, một số chim như: cò trắng, cò quắm, chim cu, bồ câu cũng về đậu trong khuôn viên chùa khá nhiều. Theo sư phó trụ trì chùa Dơi – Lâm Tú Linh, riêng về đàn dơi mới chỉ tăng về số lượng trong một đến hai tháng nay, tuy không đếm được, nhưng ước tăng khoảng 20% so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt, dơi về nhiều chủ yếu là dơi lớn, loại trên dưới 1kg/con. Nhiều dơi lạ về đã làm xáo trộn nơi cư trú của đàn dơi trước đó, nên ngay cả ban ngày, đôi khi đàn dơi cũng bay lượn khá nhiều trong khuôn viên chùa vì dơi thường ngủ ban ngày, chỉ ban đêm mới đi kiếm ăn cách xa chùa hàng chục km. Hiện tượng dơi về nhiều trở lại chùa Dơi, nguyên nhân chính là do môi trường khu vực chùa Dơi đã được cải thiện, việc chọc phá dơi, săn bắt dơi đã hạn chế, khách du lịch đến thăm chùa Dơi cũng ý thức hơn, nên dơi ít bị động phải bỏ đi
5. Làng Cá bè - An Giang.
Làng cá bè ở An Giang từng một thời được mệnh danh là "thành phố nổi" trên sông Tiền, sông Hậu bởi quy mô và sự tiện nghi. Trên cái "thành phố nổi" ấy, đã từng có những chuyện làm giàu như huyền thoại. Thế nhưng, bây giờ, dù đang là mùa thu hoạch cá, nơi ấy vẫn như chìm trong giấc ngủ. Các "đại gia" cá tra, cá ba sa ráo riết bán đổ bán tháo những "biệt thự nổi" trên sông để cố mình thoát khỏi cơn lốc phá sản đang đến gần...
6.Làng Chăm- An GiangVề thăm vùng đất An Giang còn là dịp để bạn khám phá những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Chăm Islam sinh sống tại đây.
Ở An Giang có tất cả 7 làng Chăm Châu Đốc là Koh Taboong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với các địa danh tiếng Việt là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tường, Bún Lớn, Bún Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ. Hiện nay, có khoảng 13.700 người Chăm Islam tại đây với khoảng 2.100 hộ dân.
7. Chùa Tây An - Núi Sam
Chùa Tây An còn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km.
Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.