5/ Tổ đình Phước Hậu (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long):
Mình xuôi về miệt Trà Ôn, để ghé thăm Chùa Phước Hậu (hay còn gọi Tổ đình Phước Hậu) tọa lạc tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, gần bến phà Trà Ôn cũ khoảng vài trăm mét.
Chùa Phước Hậu là một Tổ đình có tầm vóc, trong tỉnh Vĩnh Long nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung. Chùa đã – trực tiếp hay gián tiếp – sản sinh ra nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh Vĩnh Long, cho vài tỉnh bạn trong miền Nam đất Việt, và có thể là còn cho cả non nước Việt Nam.
Chùa án ngữ ở một vị trí địa lý đẹp. Trước mặt là dòng sông Hậu mênh mông, là kênh giao thông quan trọng của quốc gia, quanh năm thuyền tàu nườm nượp. Sau lưng là quốc lộ 54 (xưa là tỉnh lộ 37) nối liền ba tỉnh Vĩnh Long – Cần Thơ – Trà Vinh, xe cộ dập dìu. Cách chùa vài trăm mét là thị trấn Trà Ôn, nơi từng được người Pháp dùng làm thủ phủ cho tỉnh Cần Thơ (quận Phong Phú, 1872 ) và người Mỹ dùng làm thủ phủ cho tỉnh Tam Cần (1956), nơi thiện nam tín nữ giàu lòng mộ Đạo. Quanh chùa có một xóm dân cư từ xưa được gọi là Xóm Chùa, tuy làm nghề chài lưới (và làm ruộng) nhưng lại thuần là Phật tử, xưa nay đã cung cấp cho chùa một lượng không nhỏ Tăng ni.
Chùa Phước Hậu có phong cảnh khá đẹp. Chùa như con rồng nằm ưỡn ngực thong dong ngắm con nước sông Hậu miên man đi về. Ngày hai buổi, khi nước lớn (từ biển vào), sông Hậu rộng thênh thang, xa tít tắp; khi nước ròng, dòng chảy cuồn cuộn từ hướng thành phố Cần Thơ nhắm ngay vào cổng chính của chùa, song đến gần thì chợt hiền hoà lãng ra gần giữa sông. Không gian ở đây luôn thoáng đãng, gió mát từ biển theo sông tràn vào, mang theo hơi nước. Cứ mỗi chiều, nếu vào chùa, nghe tiếng chuông nhẹ lan trong gió, nhìn nắng vàng rụng rớt trên sông, ai không biết làm thơ tự nhiên cũng trở thành thi sĩ. Và nhất là ban đêm, những đêm trăng nơi đây thật là huyền diệu, sương thì giăng bàng bạc, trăng thì như người đẹp mộng du, nó đã là hồn thơ cho biết bao bậc tài hoa vùng này. Ta hãy tạm nghe bài thơ không đúng luật của một nhà Doanh nghiệp:
Quê tôi nếu có ai đi qua
Thấy cánh đồng xanh tốt mượt mà
Những rặng dừa xanh sai trĩu quả
Và dòng sông Hậu cuộn phù sa
Với chùa Phước Hậu thần tiên ấy
Văng vẳng chuông đưa tiếng ngân nga
Quê hương tôi đó. Ôi, đẹp quá!
Rất nên thơ những buổi chiều tà.
(Trần Minh Thuần)
Chùa Phước Hậu chính thức dựng nên năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu là Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây, tuy có xin phép quan chủ tỉnh nhưng chỉ là một ngôi chùa nhà. Khoảng năm 1910 trở đi, con gái ông Cả là bà Lê Thị Huỳnh mới cho phép có sự sinh hoạt tôn giáo nơi đây, chùa trở thành chùa làng Đông Hậu. Vị sư đầu tiên được bà Lê Thị Huỳnh và hương chức làng Đông Hậu cho phép ở (tạm gọi là trụ trì) là Hoà thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Nhờ hai vị trụ trì đời thứ 02 và thứ 03 là Hoà thượng Khánh Anh và Hoà thượng Thiện Hoa, Phước Hậu trở thành một Tổ đình có uy tín và là nơi lưu xuất ra nhiều vị tu hành có nhiệt tâm cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc.
Trước cổng chùa tổ đình Phước Hậu
03a by
Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
03b by
Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
04 by
Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
Mình thấy có 1 xe bán nước giải khát của 1 Bác gái lớn tuổi trước cổng chùa tổ đình Phước Hậu. Vậy là mình dẫn xe máy lại, gửi trông nhờ ...
40 by
Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr