What's new

Di tích đoàn tàu không số ở Bến Tre

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển 23/10/1961 - 23/10/2011. Mình xin giới thiệu với các bạn một tou đi trong ngày từ Sài Gòn về Bến Tre thăm di tích đoàn tàu không số ở Thạnh Phú . Lộ trình tầm 350km do đi cả 3 huyện miền biển của Bến Tre là Bình Đại , Ba Tri và Thạnh Phú . Quãng đường từ SG đi Long An mình sẽ đi từ sáng sớm và về tầm 9h đêm vì cũng chẳng có gì tham quan ở đoạn này , đi vầy cho nó mát.

Untitled-1-3.jpg


Di tích về Đường HCM trên biển thì có nhiều như Vàm Lũng (Cà Mau ) , cửa Sông Ray ở Vũng Tàu , Vũng Rô ở Khánh Hòa. Các bạn có thể tìm đọc thêm ở cuốn "Ký ức tàu không số " của tác giả Mã Thiện Đồng , hầu như các nhà sách ở SG đều có , cũng chỉ 35 ngàn thôi.
 
Chợ Mỹ Lồng quê hương bà Ba Định.

P1340805.jpg


Dân ở đây vẫn cất nhà từ cây dừa nên có nhiều xưởng cưa gỗ dừa ven đường.

P1340736.jpg


P1340735.jpg


P1340734.jpg


Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Cò gần với khu lưu niệm.

P1340799.jpg


P1340798.jpg
 
Lúc này cũng đã xế chiều nên mình phi thẳng một mạch về cầu Rạch Miễu , đi bằng đường tránh TP Bến Tre.

P1340823.jpg


P1340824.jpg


P1340833.jpg


Trên đoạn này có trường VHNT Bến Tre và đoàn cải lương Bến Tre chung tường rào .

P1340836.jpg


Đường tránh lại ra vòng xoáy và đi thẳng về Rạch Miễu.

P1340841.jpg


P1340843.jpg
 
Ghé khu du lịch Cồn Phụng trên sông Tiền , ở đây có ông Đạo Dừa nổi tiếng ( không những nổi mà nổi lềnh phềnh luôn).

Chiều muộn và ế ẩm nên một mình một thuyền to đùng với giá cực rẻ , khứ hồi luôn.

P1340850.jpg


P1340853.jpg


Nuôi cá bè trên sông Tiền.

P1340869.jpg


Một con tàu thăm Cồn Phụng về và cũng chỉ có 2 khách. Hình như Cồn Phụng ngày càng vắng khách do chặt chém và dịch vụ nhàm chán.

P1340873.jpg
 
Đạo Dừa
Người “sáng lập ” ra Ðạo Dừa này là Nguyễn Thành Nam, xuất thân trong một gia đình khá giả ở huyện Châu Thành, du học ở Pháp. Với tấm bằng kỹ sư hóa học, Nguyễn Thành Nam về nước, lúc đầu tổ chức sản xuất xà phòng, nhưng vì không cạnh tranh nổi, nên phải giải nghệ. Sau đó, ông bỏ lên núi tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một lần vào giờ ngọ bằng rau và hoa quả, uống nước dừa xiêm. Một năm sau, từ núi, ông về lại Bến Tre, dựng một túp lều ở mỏm cù lao Tân Long vào năm 1952. Sau mấy tháng hoạt động, thấy bất tiện, ông về quê ở ấp I, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, mua một xà lan nhỏ, đậu bên mé sông Ba Lai và dựng một lều cao trên một mẫu vườn dừa, rồi ngồi tu "tịnh khẩu". Bên cạnh đó, ông cất nhà cho một số tay chân phục vụ ở và cho khách vãng lai có chỗ trú ngụ. Kỹ sư Nguyễn Thành Nam bắt đầu xưng giáo chủ của một đạo lấy tên là "Đạo Dừa".

Để quảng bá đạo, ngoài một số tay chân phục dịch, ông còn có cô em họ Diệu Ứng và một số bà con bên vợ ở Gò Công. Mánh lới tuyên truyền của ông biết đánh vào tâm lý hiếu kỳ của nhiều người, nên đồng bào ở các tỉnh Mỹ Tho, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn đến tìm hiểu đạo này ngày một đông.

Thời gian sau, ông cho mua thêm hai tàu chở khách, đưa từ cầu Ba Lai đến địa điểm tu hành của ông, rồi trở về miễn phí. Khu vực của Nguyễn Thành Nam cư trú để hành đạo lúc bấy giờ thuộc vùng giải phóng, nên thường bị giặc bắn phá, bố ráp thường xuyên. Có điều là cơ sở của ông không bị địch bắn phá, hay khám xét. Cũng trong thời gian này, tại đây, ta đã bắt được một số gián điệp len lỏi, trà trộn trong số khách từ các nơi về đây.

Nhận thấy địa điểm này có nhiều bất lợi, ông đạo Nguyễn Thành Nam chuyển toàn bộ cơ sở về mũi Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch (nằm bên tuyến phà Rạch Miễu hiện nay) để có điều kiện mở rộng hoạt động. Tại đây, ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...

Đạo Dừa thực chất là một thứ "cây kiểng dân chủ" của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm mục đích lừa bịp về mặt chính trị hơn là hoạt động tôn giáo. Bởi vì, giáo lý của đạo này rất nghèo nàn chỉ gồm vài lý thuyết chắp vá rút từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo và vài tôn giáo khác, chắp vá, không đầu, không đũa và cũng không ai rõ hệ thống tổ chức của nó ra sao, số tín đồ là bao nhiêu.

Thế nhưng, đã có thời kỳ Nguyễn Thành Nam ra "tranh cử tổng thống", với tư cách là một "giáo chủ". Báo chí Sài Gòn từng quảng cáo rùm beng về việc này, đặc biệt là những hoạt động chính trị ráo riết của ông ta trong những thời kỳ diễn ra cuộc”Hội đàm bốn bên" tại Paris, để giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đã có hàng trăm thanh niên nhẹ dạ, cả tin chạy về đây ẩn trú, sống dưới sự che trở của ông ta trong chiếc xà lan đậu cố định ở cù lao Phụng để trốn “quân địch” của Nguyễn Văn Thiệu. Và cũng tại nơi đây, lính của Thiệu đã từng ập xuống vây bắt một lúc hàng trăm thanh niên, đưa về quân trường.

Ngay cái tên "Đạo Dừa" cũng mang tính chất huyền bí, lừa bịp rằng: "Giáo chủ vốn là bậc tiên thánh, chỉ uống nước dừa mà sống, chứ không ăn những thực phẩm khác của trần gian”. Như vậy, đạo này đặt tại trụ sở của nó tại đất Bến Tre - quê dừa - quả là hợp lý nhất (!).

Sau ngày giải phóng, vì những hoạt động chính trị lừa bịp, đạo dừa bị cấm, Nguyễn Thành Nam tìm đường vượt biên nhưng không thoát được, bị bắt đưa đi học tập. Vì tuổi cao, sức yếu nên ông được chính quyền cách mạng cho người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa. Những tín đồ của đạo Dừa về sau nhận ra thực chất của những trò lừa dối của người chủ xướng, đã tự nguyện bỏ đạo.

Ngày nay, khách qua lại bến phà Rạch Miễu vẫn còn thấy một số công trình xây cất bằng sắt thép "viện trợ" của Mỹ vươn lên giữa màu xanh của cây lá - vết tích còn lưu lại của đạo Dừa. Hiện nay, chiếc xà lan làm nơi hành đạo của Nguyễn Thành Nam được đưa về làm khách sạn nổi trên sông Bến Tre ở thị xã, còn cơ sở xây cất ở cù lao Phụng được biến thành nơi điều dưỡng và du lịch để phục vụ người lao động và khách du lịch.

Mình xin được trích cả bài viết trên trang của UBND tỉnh Bến Tre ngoài Bắc có thể có một số bạn không biết mà chỉ nghe nói Đạo Dừa , mình cũng biết về Đạo Dừa cách đây hơn chục năm qua bộ phim "Đất Phương Nam " . Ông Đạo Dừa trong phim lúc đầu là thầy giáo Bảy dạy học , sau mở đoàn hát theo ghe đi khắp Nam Kỳ lục tỉnh , thất thế lại quay ra lập Đạo Dừa và chết do bị Pháp bắn .
 
Khi chưa có cầu Rạch Miễu thì phà chạy gần với khu du lịch này , mình đã đi qua khúc sông này nhiều lần nhưng giờ mới ghé Cồn Phụng.

P1340882.jpg


Mô tô nước cũng nằm dài .

P1340879.jpg


Một số công trình của ông Đạo Dừa ngoài di tích này ra thì ở đây chẳng có gì cả.

P1340927.jpg


P1340911.jpg


Cây cột này khi xưa có gắn mô tơ điện , khi giảng đạo ông ấy ngồi vào một cái bục và mô tơ đưa lên tít trên cao ngồi giảng , thật là hiện đại quá hén.

P1340908.jpg
 
Ảnh ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam khi du học ở Pháp.

P1340928.jpg


Khi tự xưng là Phật Thích Ca.

P1340939.jpg


Và khi vận động tranh tổng thống ở Sài Gòn năm 1967, lực chưa .

P1340934.jpg


Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối-nghịch vẫn có thể "sống chung hòa-bình" và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.

Sau biến cố 1975, Đạo Dừa bị cấm, tài sản bị nhà nước trưng dụng, ông tìm cách vượt biên nhưng không thoát và bị bắt đưa đi học tập cải tạo . Về sau, ông được người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa.

Năm 1990, ông qua đời ở tuổi 81.(theo wikipedia ).

Chia tay Cồn Phụng đã sẩm tối , mình về SG lúc 9h đêm.

Trên Cồn Phụng cũng có hàng quán nhưng nghe đồn mắc lắm nên chẳng ghé.

P1340947.jpg


P1340948.jpg


Kết thúc 2 ngày ngang dọc Bến Tre , cảm ơn các bạn đã quan tâm cổ vũ , hẹn gặp lại vào những cung Miền Tây khác nhé , chúc các bạn vui khỏe !
 
Chà! phóng sự tỷ mỷ ghê thế này anh em đi sau chẳng còn gì mà viết nữa.:(
Ngồi đọc mà như đi phượt.:wheelchair:
 
Chà! phóng sự tỷ mỷ ghê thế này anh em đi sau chẳng còn gì mà viết nữa.:(
Ngồi đọc mà như đi phượt.:wheelchair:
Em cũng khoái đọc và xem như thế này, thích hơn nhiều một số "hồi ức" khác- chỉ toàn ảnh ọt kỷ niệm, đưa vào facebook hoặc G+ để chém gió hơn là đưa vào diễn đàn Phượt.
 
Thế là xong hồi ức rồi, khâm phục bác đấy. Đi tour một vòng Bến Tre mà chưa chắc người Bến Tre đã đi hết. Thêm những bức ảnh sống động nữa chứ.

Nhìn hồi ức hơi tiếc thêm chút xíu cho bác là đã ghé Ba Tri mà không chịu khó xuống biển Bảo Thuận + biển An Thạnh. Khi đó, bác sẽ có sự so sánh giữa biển Thạnh Phú với Ba Tri + Bình Đại. Đặc biệt ăn uống hải sản ở đây vừa ngon vừa rẻ.

Haha, ở biển Thừa Đức huyện Bình Đại, chổ cát lún mà bác đề cập ai kêu bác chạy vào làm gì cho lún bánh xe. Có chổ gởi xe bên ngoài đấy mà.

Nếu bác muốn qua khu du lịch đạo Dừa hay Thới Sơn, lại vừa bổ vừa rẻ thì nên phang xe máy xuống cồn luôn ngay trên cầu Rạch Miễu, chứ đi đò qua thì mình e là hơi đắt. Qua cồn Tân Long thì chịu khó hỏi mí anh xe ôm bến đò qua cồn.

Nếu có lần sau, bác đi thử cung đường từ Gò Công qua cồn Tân Phú - Tiền Giang, nên ghé thăm biển chút xíu, rồi qua Bến Tre cũng bằng đò luôn.

(Ý kiến cá nhân thui, mong bác đừng lụm đất sình chọi em :) ).
 
Cảm ơn những thông tin của bạn , chắc chắn mình sẽ còn quay lại Bến Tre nhiều lần vì gần , đi về trong ngày được . Mình mới chỉ đi Gò Công - Tân Thành - Mỹ Tho thôi .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,103
Members
192,602
Latest member
w88hat
Back
Top