What's new

Dinh thự Vua Mèo, Đồng Văn, Hà Giang

Nhà Vương là dinh thự - pháo đài của hai đời "Vua Mèo" xưa - Vương Chính Đức và Vương Chí Sình. Dinh thự cũng là "Tử cấm thành", có tường đá dày bao quanh, có cổng đá, có "Tiền dinh", "Trung dinh" và "Hậu dinh", với lô cốt bảo vệ trổ nhiều lỗ châu mai nhìn suốt thung lũng Xà Phìn.
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=249Image30.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=591Image2.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=604Image3.gif][/URL]
 
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=276Image9.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=326Image10.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=399Image11.gif][/URL]

Hà Giang, nếu xét theo lịch sử địa giới hành chính thời chống Pháp, thì thuộc Việt Bắc: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà (Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang). Trên bản đồ, Hà Giang ở chính Bắc, cao nhất về vĩ độ, có Lũng Cú - "Đỉnh đầu Tổ quốc". Tuy vậy, về mặt phong thổ, phong cảnh, cư dân, thì giống với Tây Bắc hơn: Càng đi càng thấy đá nhiều hơn đất. Đá nhiều hơn cây. Núi càng ngày càng cao càng nhọn. Người Mông càng ngày càng đông. Tại Đồng Văn, Mèo Vạc, thì họ chiếm tuyệt đại đa số.
 
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=964Image12.gif][/URL]"][URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=964Image12.gif][/URL][/URL]

Đồng Văn bây giờ được gọi bằng một cái tên rất tượng hình: "Cao nguyên đá", "Công viên địa chất" quốc tế. "Cao nguyên đá" Đồng Văn, chiếm cả huyện, bây giờ là khu bảo tồn địa chất của ta, của thế giới, nằm trong danh mục những khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo của Liên hợp quốc, có cả tiêu bản hóa thạch của bọ ba thùy thời tiền sử.
Để vào trung tâm "Cao nguyên đá", phải đi qua "cổng trời" Quản Bạ. Đó là một khe hẹp, kẹp giữa hai đỉnh núi, ngay giữa đỉnh đèo cao vời vợi. Nghe nói, ngày xưa "Vua Mèo" cho lắp ở đây một bộ cánh cửa bằng lim dày, nẹp thép, tán đinh ri-vê vô cùng chắc chắn. Lối đi hẹp, độc đạo, cánh cửa chắc, lại có lính bảo vệ, "một người giữ, ngàn người khó qua".
Muốn thấy "nước dưới khe sâu", thì dưới chân "cổng trời" chưa thấy được. Phải vài ngày nữa, về qua Mã Pì Lèng (đèo *** Ngựa) dài dằng dặc, vắt va vắt vẻo như cái tên của nó, ngó xuống sâu hút, mới thấy dòng Nho Quế nằm như một dải thủy ngân, bất động dưới ấy. "Bất động", vì xa quá, không nhìn thấy nước chảy, không nghe thấy "nước dội ầm ầm trăm khe sâu".
 
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=767Image13.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=138Image14.gif][/URL]
Từ Sủng Là, hơn chục cây số nữa là đến Nhà Vương. Nhà Vương là dinh thự - pháo đài của hai đời "Vua Mèo" xưa - Vương Chính Đức và Vương Chí Sình. Dinh thự cũng là "Tử cấm thành", có tường đá dày bao quanh, có cổng đá, có "Tiền dinh", "Trung dinh" và "Hậu dinh", với lô cốt bảo vệ trổ nhiều lỗ châu mai nhìn suốt thung lũng Xà Phìn. Toàn bộ dinh thự, dài 64 mét, rộng 22 mét, cao 10 mét, có 4 nhà ngang và 6 nhà dọc, 2 tầng, tổng cộng 64 buồng. Tường nhà trình đất dày, móng xây bằng đá hộc, cột kèo bằng gỗ nghiến, sàn gỗ, mái lợp ngói âm - dương. Riêng mái các hàng hiên thì dùng ngói ống Tàu màu lưu ly. Dinh
 
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=164Image15.gif][/URL]
[URL=http://up.ssc.vn/view.php?filename=185Image16.gif][/URL]

thự là sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp, kiến trúc Tàu và kiến trúc Mông truyền thống. Tổ hợp này được thiết kế theo hình chữ "Mục" (Mắt), nằm trên quả đồi có hình mai rùa, tựa lưng vào Bắc, cửa nhìn về Nam.
Nghe nói khi đi tìm đất cùng thầy địa lý, Vương Chính Đức bảo: "Đây là mảnh đất có địa thế tuyệt hảo. Giữa thung lũng có khu đất mai rùa nổi lên, dựng cơ nghiệp trên lưng thần Kim Quy sẽ bền vững đời đời. Trước mặt có hai ngọn núi hình mâm xôi cho ta nuôi sống con cái, thần dân. Phía sau có dãy núi như bức trường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, tựa vào đó, nghìn năm không đổ".
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,547
Members
192,533
Latest member
68vipwincom
Back
Top